Hành Trình Của Bầy Ong Lớp 5 [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Hành Trình Của Bầy Ong Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅Giới Thiệu Tác Phẩm, Chia Sẻ Bố Cục, Hướng Dẫn Cách Soạn Bài.

Nội Dung Bài Thơ Hành Trình Của Bầy Ong

Nội dung bài thơ Hành trình của bầy ong không chỉ là một bài tập đọc đơn thuần về những chú ong. Nó còn mang đến cho bạn đọc bài học bổ ích, trân trọng phẩm chất đáng quý của bầy ong lấy hương vị ngọt cho đời.

Hành trình của bầy ong
Tác giả: Nguyễn Đức Mậu

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Xem thêm văn mẫu ❤️️Bài Thơ Tiếng Vọng Lớp 5 ❤️️Hay nhất

Giới Thiệu Bài Thơ Hành Trình Của Bầy Ong

Giới thiệu thêm cho bạn đọc một số thông tin về bài thơ Hành trình của bầy ong.

  • Thể loại: Thơ lục bát
  • Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
  • Giá trị nội dung: Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, với hành trình âm thầm mà ý nghĩa làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời: Nối các mùa hoa, lưu giữ những mùa hoa đã tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi người nghệ sĩ cũng giống như loài ong chăm chỉ trên chặng đường sáng tạo nghệ thuật.
  • Giá trị nghệ thuật: Nhiều hình ảnh ẩn dụ, kết hợp biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc,… cùng các từ láy, dấu câu sinh động, linh hoạt.

Bố Cục Bài Thơ Hành Trình Của Bầy Ong

Bố cục bài thơ Hành trình của bầy ong được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Khổ 1:  Sự kiên nhẫn của bầy ong trong cuộc hành trình vô tận của mình.
  • Phần 2: Khổ 2+3: Những nẻo đường và những miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.
  • Phần 3: Khổ 4: Ý nghĩa công việc của bầy ong. Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.

Chia sẻ thêm ❤️️Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Hành Trình Của Bầy Ong

Thohay.vn hướng dẫn cách tập đọc bài thơ Hành trình của bầy ong hay nhất:

  • Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ
  • Diễn cảm giọng trải dài tha thiết, cảm hứng, ngợi ca những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (đẫm, trọn đời, rong ruổi, giữ hộ, tàn phai…)

Lưu ý các từ khó:

  • Đẫm: Ướt sũng (đẫm nắng trời: ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời).
  • Rong ruổi: Đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định.
  • Nối liền mùa hoa: Bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau.
  • Men: Chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu; chất gây say.

Ý Nghĩa Bài Thơ Hành Trình Của Bầy Ong

Ý nghĩa bài thơ Hành trình của bầy ong là gì? Xem ngay gợi ý dưới đây nhé!

Từ hình ảnh những con ong, gợi lên những suy nghĩ về sự chăm chỉ, cần cù, cống hiến hết mình trong cuộc sống. Nhắn nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực chăm chỉ học tập mỗi ngày để có thể góp sức mình đưa đất nước sóng vai cùng bè bạn năm châu như Bác Hồ kì vọng.

Đón đọc văn bản 🌼 Một Chuyên Gia Máy Xúc 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Hành Trình Của Bầy Ong

Đừng nên bỏ qua phần chia sẻ nội dung đọc hiểu tác phẩm Hành trình của bầy ong sau đây bạn nhé!

👉Câu 1: Bài thơ Hành trình của bầy ong được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ tự do

👉Câu 2: Công việc của những con ong trong bài là gì?

A. Tìm hoa để lấy mật

B. Tìm hoa để chăm sóc cho hoa

C. Tìm hoa để ngắm vẻ đẹp của nó

D. Tìm hoa để lấy hạt về gieo trồng

👉Câu 3: Trong khổ thơ thứ 2, tác giả đã không nhắc đến loài hoa nào?

A. Hoa chuối

B. Hoa ban

C. Hoa của hàng cây chắn bão

D. Hoa bàng vuông

👉Câu 4: Cặp quan hệ từ trong câu thơ sau biểu thị quan hệ gì?

Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm

A. Quan hệ tăng tiến

B. Quan hệ nguyên nhân – kết quả

C. Quan hệ điều kiện – kết quả

D. Quan hệ tương phản

👉Câu 5: Đoạn thơ sau có bao nhiêu từ láy?

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

A. 2 từ láy

B. 3 từ láy

C. 4 từ láy

D. 5 từ láy

👉Câu 6: Con hãy nối phần lí giải ở cột bên phải với từ tương ứng ở cột bên trái:

1. Đẫma. Chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu; chất gây say.
2. Rong ruổib. Đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định.
3. Nối liền mùa hoac. Ướt sũng (đẫm nắng trời: ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời).
4. Mend. Bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau.

Kết quả:

1 – c2 – b3 – d4 – a

👉Câu 7. Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? (chọn nhiều đáp án)

  • Đôi cánh đẫm nắng trời
  • Đôi mắt mỏi rời vì đi xa
  • Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
  • Không gian là nẻo đường xa
  • Đôi cánh chao liệng vì bay suốt ngày đêm
  • Thời gian vô tận

👉Câu 8. Em hãy điền các từ sau vào chỗ trống thích hợp: bờ biển, rừng sâu, quần đảo

Tìm nơi thăm thẳm (a)…….
Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban.
Tìm nơi (b)……. sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi (c)…….khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Kết quả:

a. rừng sâub. bờ biểnc. quần đảo

👉Câu 9. Theo em nhận định sau đúng hay sai?

Bầy ong đến tìm mật ở khắp mọi nơi, rong ruổi trăm miền để tìm kiếm: nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa… giá như hoa có ở trời cao thì loài ong cũng sẽ chăm chỉ và cần mẫn để tìm kiếm.

  • Đúng
  • Sai

👉Câu 10. Theo em nhận định sau đúng hay sai?Câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” có nghĩa là đến nơi đâu bầy ong cũng chỉ tìm kiếm những thứ có vị ngọt ngào để ăn. 

  • Đúng
  • Sai

👉Câu 11. Qua hai dòng thơ sau, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong? (chọn nhiều đáp án)

Bầy ong giữ hộ cho đời
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày…

  • Công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp và lớn lao.
  • Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy.
  • Bầy ong giúp cho hoa tươi lâu hơn, hoa tàn phai cũng có thể tươi tốt lại nhờ có ong.
  • Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại, không phai tàn.

👉Câu 12. Ý nghĩa của bài thơ Hành trình của bầy ong?

A. Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời là:
Nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai.

B. Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ chuyên đi tìm hoa hút mật.

C. Bài thơ giải thích cho mọi người hiểu rõ công việc thường ngày của bầy ong. Con hãy chọn đáp án đúng nhất

D. Bài thơ giải thích cho mọi người hiểu vì sao hoa có thể xanh tươi lâu như vậy là vì có những chú ong chăm chỉ.

Soạn Bài Hành Trình Của Bầy Ong Lớp 5

Gợi ý cách soạn bài Hành trình của bầy ong lớp 5 chi tiết nhất.

👉Câu 1 trang 119 sgk Tiếng Việt 5 tập 1: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

Đáp án: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong là:

  • Đôi cánh của loài ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
  • Bầy ong bay đến trọn đời và thời gian là vô tận.

👉Câu 2 trang 119 sgk Tiếng Việt 5 tập 1: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?

Đáp án:

Bầy ong đến tìm mật rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các nhị hoa, nối rừng hoang với đảo xa. Ong chăm chỉ, cần mẫn: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang về mật thơm.

Nơi ong đến: Nơi rừng sâu bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban, biển xa (có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa), và nơi quần đảo (có loài hoa nở như là không tên).

👉Câu 3 trang 119 sgk Tiếng Việt 5 tập 1: Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?

Đáp án: Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.

👉Câu 4 trang 119 sgk Tiếng Việt 5 tập 1: Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?

Đáp án: Nhà thơ muốn ca ngợi bầy ong; bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt. Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời.

Cảm thụ tác phẩm🌱 Bài Ca Về Trái Đất 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Hành Trình Của Bầy Ong Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần các thông tin trong mẫu giáo án Hành trình của bầy ong lớp 5 sau đây.

I. MỤC  TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
  • Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài.

2. Kĩ năng:   

  • Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. 
  • HS(M3,4)thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài. 

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cần cù ,nhẫn nại trong mọi công việc .

4. Năng lực: 

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ: 

1. Đồ dùng  

  • Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
  • Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
– Cho HS tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Mùa thảo quả
– Giáo viên nhận xét. 
– Giới thiệu bài và tựa bài: Hành trình của bầy ong.
– 2 học sinh thực hiện.
– Lắng nghe.
– Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
– Rèn đọc đúng từ khó trong bài
 Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành:  
– HS( M3,4) đọc toàn bài
– Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm
– Giáo viên nhận xét và sửa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho học sinh.
– Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ (đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men)
– Luyện đọc theo cặp
– Gọi HS đọc toàn bài
– Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
– 1 hoặc 2 học sinh (M3,4) nối tiếp nhau đọc.
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài:
– Từng tốp 4 HS nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
+ Lần 1: Đọc + luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ chú giải.
– Học sinh luyện đọc theo cặp.
– 1 đến 2 học sinh đọc cả bài.
– HS nghe
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
*Cách tiến hành: 
– Giao nhiệm vụ cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK:
1. Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
2. Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
3. Nơi ong đến có vẻ đẹp gì biệt?
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Thể hiện sự vô cùng  của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đ­ường xa.
+ Thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian về vô tận.
– Học sinh đọc thầm khổ thơ 2 và 3.
– Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển xa. Ong chăm chỉ giỏi giang: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang vào mật thơm.
– Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
4. Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
5. Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
– Giáo viên tóm tắt nội dung chính: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
– Cho HS đọc lại
– GV đọc
– Nơi biển xa: Có hàng cây chắn bão …
– Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên.
– Học sinh đọc khổ thơ 3.
– Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại h­ương vị ngọt ngào cho đời.
– Học sinh đọc thầm khổ thơ 4.
– HS nêu
– HS nghe
– Học sinh đọc lại.
– HS nghe
4. HĐ Luyện diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
– Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
– HS học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
*Cách tiến hành:  
– Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
– Hư­ớng dẫn các em đọc đúng giọng bài thơ.
Lưu ý:
 – Đọc đúng: M1, M2
– Đọc hay: M3, M4
– 4 học sinh nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
– Học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đến 2 khổ thơ tiêu biểu trong bài.
– Học sinh nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối và thi đọc thuộc lòng..
5. HĐ ứng dụng: (2 phút)
– Em học tập được phẩm chất gì từ các phẩm chất trên của bầy ong ?– Học sinh trả lời.
6. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
– Từ bài thơ trên em hãy viết một bài văn miêu tả hành trình tìm mật của loài ong.– HS nghe và thực hiện

3 Mẫu Cảm Thụ Hành Trình Của Bầy Ong Hay Nhất

Sưu tầm một số mẫu văn cảm thụ Hành trình của bầy ong hay nhất:

Mẫu Cảm Thụ Hành Trình Của Bầy Ong Hay – Mẫu 1

Bài thơ nói lên hành trình của bầy ong đã cần mẫn bay khắp mọi nẻo đường xa để tìm hoa gây mật, đem lại ngọt ngào cho đời.

Trong khổ thơ đầu có nhiều chi tiết nói lên hành trình của bầy ong: “đôi cánh đàn thắng trời”, “bay đến trọn đời tình hoa”, “neo đường xa”, “thời gian vô tận.

Bầy ong bay đến nhiều nơi: rừng sâu, bờ biển, quần đảo, khơi xa, rừng, hoang, biển xa… Đó là những nơi có vẻ đẹp rất đặc biệt là nhiều hoa thơm. Là nơi rừng sâu “Bập bùng hoa chuối, trắng nhiều hoa ban”. Là nơi bờ biển sóng tràn có “làng cây cắt bão, chịu làng tù hoa”. Là nơi quần đảo “có loài hoa nở như là không tên”, nghĩa là loài hoa lạ, hoa quý. ”.

 Đoạn thơ trên cho thấy sự cần cù, siêng năng giúp ong vượt qua mọi khó khăn. Công việc của những chú ong mang rất nhiều ý nghĩa và vẻ đẹp. Vì vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa héo theo thời gian. Người ta vẫn cảm nhận được màu sắc của hoa vẫn được “giữ lại” trong hương thơm và vị ngọt của mật.

Có thể nói, loài ong giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên, ban tặng cho con người, giúp cuộc sống của con người trở nên hạnh phúc hơn. Tác giả cũng muốn con người như là con ong chăm chỉ vậy

Câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” ca ngợi sự cần mẫn, sáng tạo, tích lũy của bầy ong tìm hoa, tìm phấn, làm ra từng giọt mật. Lại câu cuối bài thơ, tác giả nói về công việc tìm hoa làm mất của bây ong. Đó là một hành trình vô tận, gian lao, đầy sáng tạo:

“Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”.

Quan đoạn thơ này, tác giả muốn ca ngợi đức tính tốt đẹp của bầy ong. Bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa phai tàn. Ong chắc được mật từ trong những cánh hoa rất lạ và xa xôi với hành trình vô tận. Ong luôn kiên trì để tìm kiếm đem lại cho con người mật ngọt. Chúng mang lại hương vị tinh túy nhất cho đời.

Mẫu Cảm Thụ Hành Trình Của Bầy Ong Chọn Lọc – Mẫu 2

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
……
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Tác giả đã miêu tả hành trình của bầy ong: “đôi cánh đàn thắng trời”, “bay đến trọn đời tình hoa”, “nẻo đường xa”. Bầy ong bay đến nhiều nơi: rừng sâu, bờ biển, quần đảo, khơi xa, rừng. hoang, biển xa… đó là những nơi mang vẻ đẹp nguyên sơ, đặc biệt nhiều hoa thơm.

Là nơi rừng sâu “Bập bùng hoa chuối, trắng nhiều hoa ban”. Là nơi bờ biển sóng tràn có “làng cây cắt bão, chịu làng tù hoa”. Là nơi quần đảo “có loài hoa nở như là không tên”, nghĩa là loài hoa lạ, hoa quý. Lời thơ giúp chúng ta cảm nhận được sự cần cù, siêng năng của những chú ong. Từ đó tác giả cũng nhắn nhủ với con người trên hành trình cuộc đời, hãy luôn cố gắng, bản lĩnh, dũng cảm vươn tới những mơ ước tốt đẹp.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
…….
Men trời đất đủ làm say đất trời.

Bầy ong lao động cần cù, thầm lặng qua ngày tháng để chắt trong “vị ngọt”, “mùi hương” của các loài hoa, làm nên giọt mật thơm ngon. Trải qua gian lao vất vả (mưa nắng vơi đầy), bầy ong làm nên thứ “men” của trời đất để làm “say” cả đất trời.

Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Nhờ có những giọt mật ong tinh tuý, bầy ong đã giữ lại được cho con người cả thời gian và vẻ đẹp (thời gian có những mùa hoa đẹp của thiên nhiên), đó là điều kì diệu không ai làm nổi!

Qua đó, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút mật, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm, vị ngọt của những bông hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những mùa hoa như còn được gìn giữ nguyên lành trong hương thơm vị ngọt của mật ong.

Có thể nói: Bầy ong đã giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng cho con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

Mẫu Cảm Thụ Hành Trình Của Bầy Ong Hay Đặc Sắc – Mẫu 3

“Hành trình của bầy ong” là bài thơ của tác giả Nguyễn Đức Mậu được giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Bài thơ giản dị trong câu từ nhưng chất chứa bao nỗi niềm suy tưởng.

Từ “hành trình” thường được dùng cho con người để chỉ những chuyến đi ẩn chứa sự gian khổ đòi hỏi sự quyết tâm lớn mới dành được thành công. Vậy mà ngay tên bài thơ tác giả đã viết: Hành trình của bầy ong. Từ “hành trình” được dùng cho loài vật nhỏ bé, loài vật luôn được gắn liền với đặc điểm chăm chỉ : con ong.

“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.”

Bước vào hành trình của mình bầy ong mang theo hành lý rất đơn giản, chỉ với đôi cánh đẫm nắng trời. Vậy nhưng hành trình đó xuyên suốt cuộc đời trải rộng ra cả không gian và thời gian. Bầy ong đi khắp các vùng miền tới mọi nẻo đường để tìm kiếm mật ngọt dâng đời .

 Cảnh đẹp hùng vĩ của non sông hiện ra trong hành trình cùng tầm cánh bay của ong.

“Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Cảnh rừng sâu thăm thẳm với hình ảnh “ bập bùng hoa chuối” lại xen với màu trắng của hoa ban. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt. Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời

“Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
 Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)”

Hành trình của bầy ong không chỉ kết tinh mật ngọt cho đời mà còn kết nối thời gian đó là mùa nối mùa “ nối liền mùa hoa”, kết nối không gian: rừng với biển. Đặc biệt một điều giả tưởng cũng được tác giả viết: Nếu trên trời cao kia có hoa thì bầy ong cũng mang vào mật thơm. Thời gian, không gian như ngừng lại đọng lại trên đôi cánh bé nhỏ củả bầy ong.

 “Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”

Trong khổ thơ cuối bài ý thơ được nâng lên khái quát ở tầm cao, công việc tìm mật ngọt dâng đời đó diễn ra âm thầm lặng lẽ. Bài thơ khép lại nhưng mở ra cho mỗi người một sự liên tưởng về hành trình của bầy ong

“Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày .”

Giới thiệu bài đọc🔰 Mùa Thảo Quả Lớp 5 🔰 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Viết một bình luận