Bài Thơ Tiếng Vọng Lớp 5 [Nội Dung + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Bài Thơ Tiếng Vọng Lớp 5 ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Cách Soạn Bài.

Nội Dung Bài Thơ Tiếng Vọng

Bài thơ Tiếng vọng là tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. Dưới đây là nội dung bài thơ:

Tiếng vọng
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về,
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Tìm hiểu thêm về ❤️️Bài Ca Về Trái Đất ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Thơ Tiếng Vọng

Thohay.vn giới thiệu cho bạn một số thông tin về bài thơ Tiếng vọng:

  • Tiếng vọng là một trong số những tác phẩm, nổi tiếng, tiêu biểu của Nguyễn Quang Thiều được in trong sách giáo khoa. “Tiếng vọng” không chỉ là nỗi lòng, tình cảm trong thơ mà trong cuộc đời cầm bút của Nguyễn Quang Thiều vẫn còn những “tiếng vọng” chưa bao giờ ngừng nghỉ.
  • Bài thơ Tiếng vọng của tác giả Nguyễn Quang Thiều hiện nay được in trong trang 108 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
  • Nội dung: Bài thơ nói về sự ân hận của nhân vật. Trong đêm bão, bạn đã ngủ say, không muốn mở cửa cho chim sẻ. Sáng ra, chim đã chết, trong tổ những quả trứng không thể nở. Bạn ân hận mãi về sau.

Bố Cục Bài Thơ Tiếng Vọng

Bố cục bài thơ Tiếng vọng gồm 2 khổ, mỗi đoạn là một khổ:

  • Khổ 1: cái chết vô cùng đáng thương của chú chim sẻ
  • Khổ 2: Sự ân hận, day dứt của tác giả về cái chết của chú chim

Gợi ý đọc hiểu bài 💚 Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai 💚 Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Kể Chuyện

Hướng Dẫn Tập Đọc Tiếng Vọng

Hướng dẫn tập đọc bài thơ Tiếng vọng sao cho hay nhất

  • Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ.
  • Nhấn mạnh vào một số từ ngữ như: chết rồi, giữ chặt, lạnh ngắt, mãi mãi, rung lên, lăn,…

Ý Nghĩa Bài Thơ Tiếng Vọng

Qua những cảm xúc đầy cảm thông và nuối tiếc của tác giả, bài thơ Tiếng vọng mang ý nghĩa muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp đó là đừng bao giờ thờ ơ với những sinh linh bé nhỏ ở quanh ta.

Hãy biết yêu thương, giúp đỡ và bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh ta, những loài vật xung quanh mình. Không nên làm tổn thương hay bỏ mặc chúng khi chúng cần giúp đỡ. Lan tỏa tình yêu thương chính là hành động đẹp và ý nghĩa. Bởi tất cả chúng ta đều đang cùng chung sống trong ngôi nhà chung Trái Đất

Xem thêm tác phẩm 💚 Việt Nam Thân Yêu 💚Tìm hiểu chi tiết

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tiếng Vọng

Chia sẻ thêm nội dung phần đọc hiểu tác phẩm Tiếng vọng cho các em học sinh tham khảo.

👉Câu 1. Con hãy hoàn thiện câu thơ sau:

“Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong ………………..”

A. ngày nắng nóng rồi mưa dông.

B. đêm cơn bão về gần sáng.

C. chiều khắc khoải nỗi đau thương.

D. đêm bão dông mưa bập bùng.

Đáp án: B.

👉Câu 2: Con hãy hoàn thiện khổ thơ sau:

Hoàn thiện khổ thơ
Hoàn thiện khổ thơ

Đáp án:

“Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.”

👉Câu 3: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào? 

A. Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt, lại bị mèo tha đi.Sẻ chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.

B. Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó bị trôi đi trong dòng nước xoáy. Những đứa con của chim sẻ cũng chết lạnh ngắt trong tổ.

C. Chim sẻ chết trong cơn bão. Tổ của nó bị bão cuốn trôi mất, cả mẹ và con đều chết trôi trong dòng nước lũ.

D. Chim sẻ chết khi đang cố cứu các con bị mưa cuốn trôi trong cơn nước xoáy.

Đáp án: A

👉Câu 4: Con hãy hoàn thiện đoạn thơ sau:

Hoàn thiện đoạn thơ
Hoàn thiện đoạn thơ

Đáp án:

“Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về,
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.”

👉Câu 5: Hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tác giả chính là hình ảnh những quả trứng không có mẹ ủ ấp, khiến tác giả thấy chúng như lăn cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: Đúng.

👉Câu 6: Con hãy đặt tên khác cho bài thơ Tiếng vọng?

☐ Cái chết của con chim sẻ nhỏ

☐ Sự ân hận muộn màng

☐ Con chim sẻ trong khu vườn nhỏ

☐ Khu vườn nhỏ

☐ Cánh chim đập cửa.

Đáp án: Tiếng Vọng có thể được đặt bằng những cái tên khác như:

  • Cái chết của con chim sẻ nhỏ
  • Sự ân hận muộn màng
  • Cánh chim đập cửa

👉Câu 7: Ý nghĩa của bài thơ Tiếng vọng là gì?

A. Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. Từ đó tác giả muốn nói đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.

B. Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ.

C. Tác giả muốn viết bài thơ để giải tỏa tâm trạng, để tiếng lăn của những quả trứng không còn vọng về trong những giấc mơ nữa.

D. Tác giả muốn cứu sống chú chim sẻ và cả những quả trứng mà chú chim ấy đang ấp.

Đáp án: A

👉Câu 8: Con hãy gạch chân dưới những câu thơ nói tới cái chết đáng thương của chim sẻ?

Đáp án: Những câu thơ nói tới cái chết đáng thương của chú chim sẻ là:

Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng

Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời

👉Câu 9: Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ? 

A. Vì trong đêm mưa bão hôm ấy, tác giả đi công tác nên không thể trở về nhà cứu chim sẻ và những đứa con của chúng.

B. Vì trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa cho chim sẻ tránh mưa. Tác giả ân hận vì đã ích kỉ, vô tình gây nên hậu quả đau lòng.

C. Vì trong đêm mưa bão, nằm trong chăn ấm, tác giả ngủ say quá, không biết có bão hay nên không dậy mở cửa cho chim sẻ tránh mưa. Tác giả ân hận vì đã ngủ say tới như thế.  

D. Vì trong đêm mưa bão, nhà tác giả bị hỏng, tác giả không thể mở cửa cho chim sẻ tránh bão được. Tác giả ân hận vì không sửa cửa từ trước.

Đáp án: B

👉Câu 10: Con hãy hoàn thiện khổ thơ sau:

Hãy hoàn thiện khổ thơ
Hãy hoàn thiện khổ thơ

Đáp án:

“Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
 Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”

Soạn Bài Tiếng Vọng Lớp 5

Dựa vào gợi ý dưới đây, các em học sinh có thể soạn bài Tiếng vọng lớp 5 nhanh chóng.

👉Câu 1 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?

Đáp án: Trong bài thơ, ta thấy được con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Đó là trong chết cơn bão về gần sáng. Nó chết ở ngay cửa nhà nhân vật, người nó lạnh ngắt lại bị mèo hàng xóm tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng nho nhỏ. Trứng không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.

👉Câu 2 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?

Đáp án: Tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ vì khi bão tố ập đến, “cánh chim đập cửa” như kêu cứu, nhưng nhà thơ đã vô tình và dửng dưng nằm ngủ:

“Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc cơn bão vơi”.

👉Câu 3 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?

Đáp án: Những hình ảnh đã để lại ám ảnh sâu sắc trong tâm trí tác giả là: “cánh chim đập cửa” trong cơn bão, con chim chết lạnh ngắt bị con mèo tha đi, không còn được nghe “tiếng cánh chim về”, tiếng hót trong tổ những quả trứng mà “những con chim non mãi mãi chẳng ra đời”. Hình ảnh những quả trứng của chim mẹ sau khi chết để lại nỗi ám ảnh nhất, thương xót nhất.

👉Câu 4 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hãy đặt một tên khác cho bài thơ.

Đáp án: Tên khác của bài thơ: Sự ân hận muộn màng, cánh chim đập cửa, cái chết của con chim sẻ nhỏ…

Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Những Con Sếu Bằng Giấy 🌻 Đọc hiểu chi tiết

Giáo Án Tiếng Vọng Lớp 5

Các thầy cô giáo nhất định không nên bỏ lỡ mẫu giáo án Tiếng vọng lớp 5 chi tiết sau đây.

I. Mục đích yêu cầu:

  • HS tự rút ra được nghĩa một số từ khó rong bài.
  • HS tự rút ra nội dung bài: Tâm trạng băn khoăn day dứt của tác giả trước cái chết thương tâm của con chim sẻ nhỏ.
  • Bước đầu lưu loát diễn cảm bài thơ. Bộc lộ được cảm xúc phù hợp qua giọng đọc.
  • Đọc diễn cảm với giọng đọc vừa phải, biết ngắt nhịp thơ hợp lý trong bài thơ viết theo thể thơ tự do, biết nhấn giọng những từ gợi tả gợi cảm.
  • Cảm nhận được tâm trạng băn khoăn của tác giả về cái chết của con chim sẻ nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

  • GV: Tranh SGK phóng to.
  • HS: Vở, SGK.
  • Cá nhân, nhóm, lớp

III. Các hoạt động

Nội dungHOẠT ĐỘNG
HĐ1: Cá nhân
Chuyện khu vườn nhỏ.
– Đọc đoạn 1 và cho biết. Mỗi loại cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
– Đọc đoạn 2. Em hiểu thế nào là “Đất lành chim đậu”.
– Nêu nội dung bài
– Giáo viên nhận xét ghi điểm.
* HĐ 2: Luyện đọc
– Yc HS đọc nối tiếp đoạn (3l) GV sửa cách phát âm, ngắt câu -> Giúp học sinh giải nghĩa từ khó -> Gọi học sinh đọc.
– Giáo viên đọc mẫu.
HĐ 3: Tìm hiểu bài. GQMT 1.2,3
– Yc HS đọc thầm trao đổi với nhau để TLCH
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hồn cảnh đáng thương như thế nào?
– Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 1.
+ Vì sao tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của con chim sẻ?Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 2.
+ Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của tác giả?Giáo viên giảng: “Như đá lở trên ngàn”: sự ân hận, day dứt của tác giả trước hành động vô tình đã gây nên tội ác của chính mình.
– Nêu ý khổ 3.
+ Tác giả muốn nói với các em điều gì qua bài thơ?
– Yêu cầu học sinh nêu nội dung.
HĐ 4: Đọc diễn cảm. GQMT 2.2
– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.Giáo viên đọc mẫu.Cho học sinh đọc diễn cảm.
– Nhạn xét, bình chọn
5. Củng cố- dặn dò:
Thương yêu, bảo vệ loài vật.
– Chuẩn bị: “Mùa thảo quả”
– Nhận xét tiết học.
– Hát
– Học sinh đọc và trả lời.
– Nhận xét- Học sinh nhận xét.
– Đọc theo ycầu
Đ1: Từ đầu…chẳng ra đời
Đ2: Phần còn lại
1 học sinh đọc khổ thơ 1
.…trong cơn bão – lúc gần sáng – bị mèo tha đi ăn thịt – để lại những quả trứng mãi mãi chim con không ra đời.
Con chim sẻ nhỏ chết trong đêm mưa bão.
– Trong đêm mưa bão, nằm trong chăn ấm => Tác giả không mở cửa cho chim sẻ tránh mưa => Ích kỷ …cái chết đau lòng.
Con chim sẻ nhỏ chết để lại những quả trứng nhỏ.
– …tưởng tượng như nghe thấy cánh cửa rung lên => Tiếng chim đập cánh những quả trứng không nở.
– Lăn vào giấc ngủ với những tiếng động lớn
.Sự day dứt ân hận của tác giả về cái chết của con chim sẻ nhỏ.
– Yêu thương loài vật, đừng vô tình khi gặp chúng bị nạn.
* Nội dung: Tâm trạng băn khoăn day dứt của tác giả trước cái chết thương tâm của con chim sẻ nhỏ.
– Nêu cách đọc: giọng nhẹ nhàng – đau xót.
– Nhấn từ: chợp mắt, rung lên, chết trước cửa nhà – lạnh ngắt…
– Lần lượt học sinh đọc khổ 3 – giọng ân hận.
– Nhấn: như đá lở trên ngàn.
Thi đua đọc diễn cảm.
– Học sinh nhận xét.

5 Mẫu Cảm Thụ Tiếng Vọng Hay Nhất

Thohay.vn sưu tầm 5 mẫu văn cảm thụ tác phẩm Tiếng vọng hay nhất, mời bạn cùng tham khảo.

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Vọng Hay – Mẫu 1

“Tiếng vọng” là bài thơ thể hiện rõ thái độ, cách nhìn nhận, quan điểm của tác giả về sự lãnh đạm, vô cảm của con người trước những sự vật, sự việc nhỏ bé trong cuộc sống.

Mở đầu bài thơ, tác giả dùng hình ảnh chân thực, giản đơn, gần gũi: “Con chim sẻ nhỏ” thường các tác giả khác mở đầu bài thơ để nói về sự sống, những điều vui tươi, tốt đẹp, còn Nguyễn Quang Thiều thì ngược lại, ông mở đầu câu thơ nói về cái chết của con chim sẻ hết sức tội nghiệp, đáng thương: “Chết trong đêm cơn bão về gần sáng” để từ đó phê phán sự vô tâm, thờ ơ, ích kỷ, nhỏ nhen của con người:

“Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.”

Trước cái chết đau đớn của con chim chim sẻ, con người ở trong chăn ấm, nệm êm mặc kệ, chẳng màng tiếng kêu đầy thương tâm của chú chim sẻ nhỏ: “Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi” .Sự thản nhiên, vô tâm đó đã dẫn đến cái chết của con chim sẻ: “Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.”

Chính cái đêm, ông nghe thấy tiếng kêu cầu cứu của chim sẻ, nhưng vì sự ấm áp của gối chăn khiến ông chìm vào giấc ngủ ngon. Tác giả sử dụng hình ảnh: “Chim sẻ nhỏ” tượng trưng cho những con người vô danh, thân phận nhỏ bé trong xã hội. Khi chú chim bé nhỏ chết, ông đã hối hận, tự dằn vặt bản thân trong đau khổ vì đáng lẽ ra ngay lúc đó ông có thể cứu vớt được sự sống, nhưng chính ông lại cự tuyệt, hủy diệt đi sự sống:

Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt

Tác giả dùng chi tiết, hình ảnh: “Chiếc tổ cũ trong ống tre” gợi hình, gợi cảm để nói về sự trống vắng, lạnh lẽo, mọi thứ bỗng trở nên vắng lặng, im lìm khi không còn nghe thấy tiếng chim hót hàng ngày. Nỗi đau đớn, nấc nghẹn khi tác giả thể hiện thông qua các câu thơ giàu tự sự để nói lên niềm thương, nỗi lòng xót xa trước cái chết của con chim sẻ nhỏ:

Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

Cảnh tượng đầy ám ảnh, nỗi đau đớn khôn nguôi khi nhân vật tôi để cho chú chim sẻ nhỏ chết. Còn đâu âm thanh quen thuộc hàng ngày, còn đâu hình ảnh thân thương thuở nào. Tất cả như chìm vào kí ức, chỉ còn nỗi ức hận, hối tiếc cứ dai dẳng.

Nó ra đi để lại tổ những quả trứng, những con chim non chẳng ra đời. Cái chết của chú chim sẻ đồng nghĩa với nhiều sinh linh bé nhỏ khác chẳng thể ra đời. Nếu chú chim sẻ được cứu sống thì mọi chuyện đã khác đi. Nhân vật tôi vì sự mải miết tận hưởng cho bản thân mà bán rẻ đi sự sống của chú chim sẻ.

Đêm đến, âm thanh hãi hùng, đầy đớn đau của chú chim sẻ lại ùa về trong tâm trí của nhân vật tôi. Tiếng đập cánh đầy khẩn cầu, xin cứu vớt, cái lạnh tái tê, giá buốt tâm hồn. Cái lạnh từ sự vô tâm của con người mới thực sự đáng sợ hơn cái lạnh của thời tiết. Tiếng đập cánh trở nên yếu ớt, nhỏ dần, nhưng nỗi đau để lại thì càng nhiều hơn gấp bội. Những tiếng gọi mẹ thảm thiết, cứ thế vang vọng, tiếp diễn, không có điểm dừng trong tâm trí của nhân vật tôi.

Nguyễn Quang Thiều sử dụng ngôn từ, lối kể chuyện gần gũi, chân thực, giúp người đọc liên tưởng đến những con người có số phận bất hạnh trong xã hội. Tác giả sử dụng hình ảnh chú chim sẻ nhỏ để nói lên ước muốn, hy vọng nhỏ bé của những con người có số phận hẩm hiu.

Qua hình ảnh chú chim sẻ nhỏ, tác giả phê phán những người vô tâm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. “Tiếng vọng” chính là tiếng kêu khẩn thiết, báo động sự vô tâm đang ngày càng làm phai mờ đi phẩm chất cao quý, giá trị tốt đẹp của con người.

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Vọng Chọn Lọc – Mẫu 2

Nằm trong chủ điểm “ Hãy giữ lấy màu xanh”, sách Tiếng Việt 5 tập 1, bài thơ Tiếng vọng là một bài thơ hay, đầy cảm xúc, để lại trong lòng người đọc những suy tư sâu lắng.  Những dòng đầu tiên của bài thơ như để lại trong lòng người đọc một cảm giác man mác buồn:

Con chim sẻ nhỏ chết rồi                              
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

Không hề có một từ nào mang sắc thái cảm xúc nhưng nó lại gợi ra cả một thế giới tâm trạng nnỗi buồn trước cái chết của con sẻ nhỏ. Chứng tỏ nhà thơ có tâm hồn đa cảm. Trong cuộc sống thường ngày, cái chết của một con vật nào đó có gì lạ đâu? Hôm nay con mèo con lạc mẹ chết, ngày kia một con chim nhỏ chết vì gặp nạn. Thế nhưng cái chết của con sẻ ấy làm cho nhà thơ luôn tự trách mình:  

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa                            
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi                           
Và tôi ngũ ngon lành trong lúc bão rơi.

Phải chăng trong tâm hồn nhà thơ lúc này là một nỗi dằn vặt. Nỗi dằn vặt như càng lớn dần lên trong sự trống trải mỗi sớm mai thứ dậy:  

Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú                             
Không còn nghe tiếng cánh chim về                             
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

 Niềm vui khi mỗi sớm mai thức dậy được tiếng cánh chim về, được nghe tiếng hót trong vắt nay không còn nữa. Cái đẹp- tiếng chim hót- đã không còn tồn tại nữa, đã mất đi mà không bao giờ lấy lại được.   Sự đối lập này làm cho tác giả đau đớn vô cùng và nó càng dày vò tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Và nỗi đau như càng được nhân lên:

Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt                           
Một con mèo hàng xóm lại tha đi                            
Nó để lại trong tổ những quả trứng 

Lời thơ mang đậm chất tự sự. Việc một con chim chết đi, rồi lại một con mèo nào đó lại tha đi là một việc làm hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng sự việc bình thường này làm nhà thơ đau đớn tột cùng.

Mới hôm qua thôi tiếng hót của nó “ trong vắt”, thế mà hôm nay nó chết “lạnh ngắt” trước cửa nhà thơ. Sự điệp vần “ắt” ở đây như lưỡi dao cắt vào da thịt nhà thơ. Cái đẹp của tiếng chim hót giờ đây không còn nữa mà thay vào đó là cái xác chim lạnh ngắt.

Có lẽ trước khi giã từ cuộc sống vì cái giá rét, lạnh lẽo. Con sẻ nhỏ như cảm nhận được cái “lạnh” trong tâm hồn mình lạnh vì cô đơn giữa cơn bão dữ. Nỗi đau có lẽ sẽ chẳng được nhân lên nhiều hơn nếu không có câu thơ: “Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.”

Những quả trứng kia sẽ chẳng bao giờ nở ra thành những chú chim non nữa, bởi thiếu đi hơi ấm, sự ấp ủ của chim mẹ, đó là điều kiện cần và đủ để cho những chú chim non ra đời và cũng từ đây, tác giả vĩnh viễn không còn được nghe tiếng hót lung linh huyền diệu của những chú chim nữa.

Với thế giới tự nhiên, sự mất mát này chỉ như là hạt bụi, nhưng với một tâm hồn đa sầu, đa cảm kia nó là một nỗi đau quá lớn, là nỗi đau day dứt khôn nguôi. Và nỗi day dứt đó được đẩy lên cao hơn qua khổ thơ cuối

Sự đau đớn, nỗi day dứt, xót xa, ân hận cứ mãi dày vò tâm trí người viết. Nó đi theo người viết vào trong cả giấc ngủ.Tâm trạng đau xót của tác giả được đẩy lên tột đỉnh bởi những hình ảnh “lăn vào giấc ngủ” và tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Đó là âm thanh vang vọng của tiếng gọi mẹ, tìm hơi ấm của mẹ , tiếng gọi đó như đang gặm nhấm tâm hồm tác giả.

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Vọng Tiêu Biểu – Mẫu 3

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được biết đến không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà viết kịch nổi tiếng. Ông sở hữu nhiều bài thơ đặc sắc cho thiếu nhi. Trong đó có bài thơ Tiếng Vọng mang tính giáo dục cao và dạy các em nhỏ cách sống biết yêu thương mọi người và con vật xung quanh ta.

Sau khi đọc xong bài thơ, các bạn chắc đã biết hình ảnh chú chim nhỏ luôn xuyên suốt trong bài thơ Tiếng Vọng. Nhờ hình ảnh này mà tác giả mới có thể gửi gắm thông điệp của mình đến các bạn nhỏ về vấn đề tình yêu thương giữa con người và những loài vật xung quanh ta.

Tình cảm yêu thương giữa con người với loài vật nuôi trung thành dường như đã trở thành nguồn cảm hứng đối với nhiều tác giả. Với tác phẩm Tiếng Vọng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tác giả không chỉ tình yêu ấy như bình thường mà là với loài chim thân yêu vừa mới lìa đời bằng lời tự sự đầy dằn vặt và đầy thương xót.

Bài thơ chia thành 2 đoạn, mỗi đoạn chứa một nội dung cốt yếu, bao trùm mạch thơ là lời than thương đầy bi ai với hoàn cảnh tội nghiệp của chú chim nhỏ.

Bài thơ miêu tả hình ảnh con chim sẻ mẹ bị chết tàn khốc trước sự dữ dội của cơn bão để lại những hệ lụy đáng thương tấm thân thì lạnh ngắt, bị mèo tha đi, để lại những quả trứng còn không được ấp để có một ngày nhìn thấy ánh nắng mai.

Kèm theo miêu tả, cảm xúc của tác giả cũng tăng lên đến cao trào với nỗi niềm day dứt bởi sự thờ ơ trước sự sống còn của chú chim trước chăn ấm đệm êm, gió mưa bão bùng đã kìm hãm chân tác giả không thể ra để cứu vớt chú chim tội nghiệp, tội lỗi ấy cứ dằn vặt tác giả khộng yên.

Ông nghĩ mình là người không có trách nhiệm gây nên cái chết oan cho chú chim, vì sống thiếu sự quan tâm, sống vô tình nên hậu quả tác giả phải chịu cũng không hề nhỏ mất đi một sinh linh cận kề,mất đi thú vui bình dị như được nghe tiếng chim hót bình dị mỗi sáng, hay ngắm nhìn chiếc tổ ấm, những chú chim non chào đời.

Để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả là hình ảnh những quả trứng không có mẹ ủ. Tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở ở trên ngàn. Tất cả những điều đó trở thành nỗi ám ảnh với tác giả.

Qua bài thơ, tác giả đã bộc bạch hết nỗi niềm qua những vần thơ điều đó giúp ông nhẹ lòng đi phần nào, ông suy nghĩ về hành động của mình trong quá khứ để dằn vặt hối hận nhưng vẫn hướng đến tương lai và nhắn gửi một bài học sâu sắc với những người bạn đọc thông điệp sống trên đời phải giàu lòng nhân ái với bất kỳ hành động gì.

Và càng biết ý thức bảo vệ, giúp đỡ cho những loài vật bé nhỏ như loài chim trong thế giới chúng ta vì nó vẫn xứng đáng được hưởng quyền sống.

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Vọng Hay Đặc Sắc – Mẫu 4

Cái chết trong đêm mưa bão của chú sẻ nhỏ, tiếng gõ cửa cầu cứu, sự ấm áp của gối chăn, những ban mai vắng tiếng hót trong lành, những quả trứng bỏ lại bơ vơ, những con chim non mãi mãi không được sinh ra… là hình ảnh trong bài thơ Tiếng vọng, bài thơ nói về sự vô tâm của con người trước lời khẩn cầu được cứu vớt.

 Ngày ấy, khi cô giáo lớp Năm đọc bài thơ này trước cả lớp, tôi không cảm nhận được gì. Một cô bé tiểu học mới chỉ biết về thơ năm chữ, thơ bốn chữ với những lối gieo vần quen thuộc không thể thấy được cái hay của lối thơ tự do mà Nguyễn Quang Thiều dùng trong bài thơ “Tiếng vọng”.

Ấy thế mà, khi đã lớn và hiểu biết hơn, chợt một ngày tìm lại những trang sách cũ, tôi không khỏi giật mình và ám ảnh khi lật đến bài thơ ấy. Bài thơ về một đêm mưa bão. Bài thơ về cái chết lạnh ngắt của một chú chim. Bài thơ về ý nghĩa của tình người.

Mở đầu bài thơ là cái chết của một con chim sẻ nhỏ:
“Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.”

Nghe qua thì chẳng có gì đặc sắc, bởi mỗi một ngày, thế gian mất đi bao sinh mạng. Số phận của một con chim vô danh và nhỏ bé chẳng thấm vào đâu với sự luân hồi của cuộc sống, nhưng đủ để gợi ra trong lòng người đọc một nỗi buồn man mác.

Nỗi buồn ấy tựa giọt màu được ai nhỏ vào nước, nó đột ngột, hiện hữu, loang dần, và ám ảnh. Không một từ ngữ biểu cảm, không một hình ảnh minh họa, chỉ là những câu chữ tự sự lại có thể truyền đạt được những xúc cảm ấy, chứng tỏ khi viết bài thơ này, nhà thơ đã đặt vào đó bao nỗi niềm, bao tâm tư với một trái tim đa sầu đa cảm.

Ông không ngừng dằn vặt vì sự ích kỉ với niềm vui riêng mà thờ ơ với một sinh mạng sống – hay ít ra, là đã từng sống:

“Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.”

Đúng ra, chú chim đã có thể được cứu. Và ông cũng không phải mang trên mình sự hối hận đau đớn như bây giờ. Vì lẽ đó, ông tự trừng phạt bản thân bằng nỗi dằn vặt. Ngày qua, nỗi dằn vặt ấy dần được thay thế bằng sự trống rỗng trong tâm hồn mỗi sớm mai thức dậy.

Đã không còn đó tiếng cánh chim về, đã không còn đó tiếng hót trong vắt, chiếc tổ chim trống trải nay tiếng gió lùa qua lại càng thêm heo hút. Hình ảnh chiếc tổ chim nhỏ bé, xác xơ nằm trơ trọi giữa bốn bề gió hú như xát muối vào nỗi đau âm ỉ trong lòng tác giả, gợi cho ông nhớ đến “tội ác” ngày nào. Để rồi, khi không thể dồn nén, cảm xúc trong ông vỡ òa giữa tột đỉnh đớn đau:

“Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.”

Lời thơ đậm chất tự sự. Một sự việc rất đỗi bình thường trong đời sống, nhưng lại khiến nhà thơ day dứt đến vô cùng. Mới ngày nào chim còn hót lên “trong vắt”, nay đã chết “lạnh ngắt” trước của nhà thơ. Vần “ắt” đầy sắc nhọn như nhát dao cắt sâu vào trái tim nhạy cảm của tác giả, khiến ông thấy tội lỗi hơn bao giờ hết. Chú sẻ chết là lỗi của ông, phải không?

Sự mất mát ấy, chẳng thấm gì với quy luật tự nhiên, nhưng cũng đủ để dày vò nhà thơ kể cả trong giấc ngủ. Có lẽ đó là sự trừng phạt cho sự ích kỉ, thờ ơ mà con chim phải chịu đựng trước khi chết. Hơn cả cái lạnh của cơn bão, cái “lạnh” đưa nó về cõi chết là cái lạnh của lòng người.

Tiếng đập cánh tuyệt vọng ngày một nhỏ dần của chú sẻ nhỏ cũng là nỗi đau đớn ngày một lớn dần của nhà thơ. Để rồi, nỗi đau khiến ông nghe được cả tiếng quả trứng lăn, như âm thanh gọi mẹ đầy thảm thiết của những chú chim non. Và sự dằn vặt cứ tiếp diễn mãi, mãi không có điểm dừng…

Qua bài thơ trên, đặt hoàn cảnh là cái chết của con chim nhỏ trong đêm giông bão, tác giả Nguyễn Quang Thiều muốn nói về một thực trạng đáng phê phán đang tàn phá dần mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Từ đó, ông gửi đến mỗi chúng ta những tiếng vọng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Thực chất, bài thơ “Tiếng vọng” được tác giả Nguyễn Quang Thiều sáng tác dành cho thiếu nhi. Nhưng âm hưởng của nó lại sâu sắc hơn thế, chạm đến nhận thức và trái tim của không chỉ những đứa trẻ mà cả bạn đọc thanh thiếu niên và người lớn.

Không đơn thuần chỉ là câu chuyện về cái chết của chú chim nhỏ trong một đêm mưa bão, mà xa hơn, nó gợi liên tưởng đến thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện nay, và ý nghĩa của tình yêu thương giữa người với người trong cuộc sống. Qua đó, ta sẽ tự thức tỉnh bản thân, soi lại chính mình, từ đó lan tỏa tình yêu thương để đánh tan lối sống vô cảm và ích kỉ.

Một cuộc sống hạnh phúc khi làm người có ích, hay một cuộc sống ích kỉ và vô cảm để rồi bị dằn vặt bởi lương tâm chính mình, tất cả đều do bạn quyết định. Hãy đặt tay lên ngực trái, và nghe xem, trái tim bạn đang mong muốn điều gì?

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Vọng Ngắn Gọn – Mẫu 5

Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong cơn bão về gần sáng.
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
……
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

Đây là một bài thơ trong Sách giáo khoa lớp 5, tập một. Ngày đó, đọc “Tiếng vọng” cảm thấy vô cùng khô và khó bởi âm điệu, vần luật tự do của bài thơ. Mãi đến sau này mới hiểu ra nó là một bài thơ buồn đến nhường nào, mới cảm nhận được hết sự thiêng liêng của mỗi sinh mệnh trong cõi đời này.

Tiếng vọng là một bài thơ cho học sinh tiểu học đương nhiên câu từ sẽ không có nhiều lớp nghĩa mà bộc lộ trực tiếp luôn câu chuyện, đúng hơn đây là một bài thơ để kể về cái chết của con chim sẻ vì sự vô tâm của con người.

Hình ảnh ” tiếng đập cánh ” của con chim sẻ mẹ , ” tiếng lăn vào giấc ngủ ” của những chú chim mất mẹ cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc nhất . Chim mẹ đã chết rồi , để lại trong tổ những chú chim đáng thương mãi mãi không được ra đời, không được ngắm ánh bình minh dù chỉ là một lần mà đã phải ra đi .

Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa , tác giả đã so sánh ” tiếng lăn ” của những chú chim nhỏ với ” tiếng lăn nặng nề của đã lở trên ngàn “. Nhờ hình ảnh so sánh đó cho ta thấy sự hối hận , day dứt của tác giả 

Cũng qua bài thơ này, tác giả thể hiện tình yêu, tình thương, sự nâng niu mỗi mầm sống xuất hiện, hiểu một cách đơn giản nhất chính là lên án, tố cáo sự lạnh lùng của con người, ích kỉ của con người. Tác giả cũng muốn nhắc nhở chúng ta rằng ” Đừng vì tính ích kỉ, sự hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mà mắc phải một sai lầm như tác giả. Phải biết giúp đỡ , quan tâm mọi sự vật xung quanh mình. “

Đừng bỏ lỡ bài 🌟 Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận