Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Thohay.vn Biên Soạn Chi Tiết Bài Đọc Bửa Cơm Gia Đình Cho Các Bạn Tham Khảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đọc Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1
Nội Dung Bài Đọc Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1.
Thấy mẹ đi chợ về, Chi hỏi:
– Sao mẹ mua nhiều đồ ăn thế ạ?
– Đố con hôm nay là ngày gì?
Chi chạy lại xem lịch:
– A, ngày 28 tháng 6, Ngày Gia đình Việt Nam.
– Đúng rồi. Vì thế, hôm nay nhà mình liên hoan con ạ.
Chi vui lắm. Em nhặt rau giúp mẹ. Bố dọn nhà, rửa xoong nồi, cốc chén. Ông bà trông em bé để mẹ nấu ăn. Cả nhà quây quần bên nhau. Bữa cơm thật tuyệt. Chi thích ngày nào cũng là ngày Gia đình Việt Nam.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Cỏ Và Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án
Hình Ảnh Bài Đọc Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1
Soạn Bài Tập Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1
Thohay.vn chia sẽ thêm nội dung soạn Bài Tập Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1 mời các bạn cùng xem nhé.
Câu 1. (trang 36 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Nói những gì em quan sát được trong tranh:
Hướng dẫn trả lời:
Bức tranh vẽ cảnh bên trong ngôi nhà của một gia đình. Gồm có ông bà, bố mẹ, chị gái, em trai và một chú cún nhỏ. Ông ngồi uống trà. Bố rửa bát. Mẹ và chị nhặt rau. Em đang chơi với chú cún nhỏ. Bà thì trông em.
Câu 2. (trang 36 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Đọc: Bữa cơm gia đình
– Đố con hôm nay là ngày gì?
Chi chạy lại xem lịch:
– A, ngày 28 tháng 6, Ngày Gia đình Việt Nam.
– Đúng rồi. Vì thế, hôm nay nhà mình liên hoan con ạ.
Chi vui lắm. Em nhặt rau giúp mẹ. Bố dọn nhà, rửa xoong nồi, cốc chén. Ông bà trông em bé để mẹ nấu ăn. Cả nhà quây quần bên nhau. Bữa cơm thật tuyệt. Chi thích ngày nào cũng là ngày Gia đình Việt Nam.
(Châu Anh)
Vần: oong
Từ ngữ: liên hoan, quây quần
Câu 3. (trang 37 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Trả lời câu hỏi:
a. Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào?
b. Vào ngày này, gia đình Chi làm gì?
c. Theo em, vì sao Chi rất vui?
Hướng dẫn trả lời:
a. Ngày Gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng 6.
b. Vào ngày này, gia đình Chi liên hoan.
c. Theo em, Chi rất vui vì cả gia đình được quây quần bên bữa tiệc.
Câu 4. (trang 37 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3.
Vào ngày này, gia đình Chi (…)
Hướng dẫn trả lời:
Vào ngày này, gia đình Chi liên hoan.
Câu 5. (trang 38 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:
liên hoan, quây quần, gặp
Buổi tối, gia đình em thường (…) bên nhau.
Hướng dẫn trả lời:
Buổi tối, gia đình em thường quây quần bên nhau.
Câu 6. (trang 38 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong tranh để nói theo khung: đọc, tập xe đạp, cùng
Hướng dẫn trả lời:
– Bức tranh 1:
Ông đọc sách cùng với em.
Em cùng ông đọc sách.
– Bức tranh 2:
Bố tập xe đạp cùng em.
Em cùng bố tập xe đạp.
Câu 7. (trang 38 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Nghe viết: Ngày nghỉ lễ, gia đình Chi quay quần bên nhau……..
HS viết vào vở như sau:
Ngày nghỉ lễ, gia đình Chi quay quần bên nhau. Chi thích ngày nào cũng vậy
Câu 8. (trang 39 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa:
a. gi hay d ? + đôi …ày, + nuôi …ưỡng, + tờ …ấy
b. ng hay ngh ? + …ày lễ, + …e nhạc, + …ỉ …ơi
Hướng dẫn trả lời:
a. gi hay d ? + đôi giày, + nuôi dưỡng, + tờ giấy
b. ng hay ngh ? + ngày lễ, + nghe nhạc, + nghỉ ngơi
Câu 9. (trang 36 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Trò chơi: Cây gia đình
Gắn thẻ từ chỉ người thân trong gia đình lên “Cây gia đình”.
HS chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Gợi ý các từ chỉ người thân trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, cô, chú, anh, chị, em, cậu, dì, thím, bác, mợ, cụ…
Giáo Án Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1
Giáo Án Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1
I. Mục tiêu
Giúp HS :
– Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; đọc đúng vẫn công và tiếng , từ ngữ có vấn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .
– Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .
– Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .
– Phát triển phẩm chất và năng lực chung : yêu thương , gắn bó với gia đình , người thân ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm .
II CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
– GV nắm được đặc điểm của VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ; nội dung của VB Bữa cơm gia đình ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện
– GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vần ông ; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( liên hoan , quây quấn ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .
2. Kiến thức đời sống
– GV nắm được ngày 4/5/2001 , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 / 2001 / QĐ – TTg về Ngày Gia đình Việt Nam ( ngày 28 tháng 6 hằng năm ) . Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam , là dịp để các gia đình giao lưu , chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa , hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá và hội nhập quốc tế .
3. Phương tiện dạy học
– Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh .
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1.Ôn và khởi động
– Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó .
– Khởi động :
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh .
+ Một số ( 2 – 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của LÀM Sủi tri
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn HS nhắc lại
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh
2. Đọc
– GV đọc mẫu toàn VB . Giáo viên hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vấn mới
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong VB ( xoong ) .
+ GV đưa từ xoong lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu vần oang và từ xoong , HS đọc theo đồng thanh .
– Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS : liên hoan , quây quan , tuyer .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Ông bà trông em bé / để mẹ nấu ăn ; Chỉ thích ngày nào cũng là Ngày Gia đình Việt Nam . )
– HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến nhà mình liên hoan con ạ , đoạn 2 : phần còn lại ) .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài ( liên hoa : cuộc vui chung có nhiều người tham gia nhận một dịp gì đó , quây quất : tụ tập lại trong một không khí thân mật , đầm ấm ) .
+ HS đọc đoạn theo nhóm . HS và GV đọc toàn VB
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi . HS luyện phát âm từ ngữ có vấn mới
– HS đọc câu
– HS đọc đoạn
+ 1 – 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi
a . Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào ?
b . Vào ngày này , gia đình Chỉ làm gì ?
c . Theo em , vì sao Chỉ rất vui ?
– GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Ngày Gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng 6 ; b . Vào ngày này , gia đình Chi liên hoan ; c . Câu trả lời mở , VD : Bữa cơm thật tuyệt , cả nhà quây quần bên nhau . ) HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi
– HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi . GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét , đánh giá .
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3
– GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b ( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Vào ngày này , gia đình Chi liên hoan ) .
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Chi ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
+ HS quan sát và viết câu trả lời
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu , GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả , các bạn nhận xét đánh giá . GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh . ( Buổi tối , gia đình em thường quây quần bên nhau . )
– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
– GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý . GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh .
– HS và GV nhận xét .
– HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
TIẾT 4
7. Nghe viết
– GV đọc to cả hai câu ( Ngày nghỉ lễ , gia đình Chi quây quần bên nhau . Chỉ thích ngày nào cũng vậy . )
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết .
+ Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Chi , kết thúc câu có dấu chấm
+ Chữ dễ viết sai chính tả : quây quần , ngày – GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .
Đọc và viết chính tả :
+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Ngày nghỉ lễ / gia đình Chi quây quần bên nhau . Chi thích ngày nào cũng vậy : ) . Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .
+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi .
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
– HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .
– HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .
8. Chọn chữ phù hợp thay bông hoa
GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ .
Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . HS thực hiện yêu cầu
HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp . Một số ( 2 – 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của tử ngữ được ghi trên bảng )
9. Trò chơi : Cây gia đình
– Chuẩn bị cho trò chơi : Hai bảng phụ , mỗi bảng có vẽ một cây xanh . Treo trên cây là những quả chín , HS có nhiệm vụ gắn thẻ tử chỉ các thành viên trong gia đình vào những quả đó ( không yêu cầu sắp xếp theo cấp bậc thân tộc ) . Một số thẻ tử ; ông nội ,
bà nội , ông ngoại , bà ngoại , bố , mẹ , anh , chị , em trai , em gái , tôi và một số thẻ từ gây nhiễu : bạn , chúng tớ , họ , bác sĩ , hoạ sĩ , ca sĩ , giáo viên , đầu bếp .
– Cách chơi : GV gắn hại bảng phụ lên bảng lớp . Hai đội tham gia chơi . Mỗi đội có 10 người ( theo thứ tự 1 , 2 , 3 … ) . GV phát hộp thẻ từ cho mỗi đội . Khi nghe hiệu lệnh , HS số 1 của mỗi đội lên gắn thẻ từ vào bảng của đội mình . HS số 1 về chỗ . HS số 2 tiếp tục lên bảng gắn thẻ . Cứ thế cho đến hết . Đội chiến thắng là đội gắn thẻ từ nhanh , đúng và đẹp . Số HS còn lại chú ý quan sát kết quả của hai đội để nhận xét . HS tham gia trò chơi
10. Củng cố
– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học .
– GV tóm tắt lại những nội dung chinh .
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Các Bạn Của Mèo Con ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án