Gửi Hương Cho Gió Của Xuân Diệu [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]

Gửi Hương Cho Gió [Xuân Diệu] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Gửi Đến Bạn Đọc Bố Cục, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió.

Nội Dung Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió Của Xuân Diệu

Bài thơ Gửi hương cho gió nằm trong tập thơ cùng tên là một trong số bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về thi phẩm này nhé!

Gửi hương cho gió
Tác giả: Xuân Diệu

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang!

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi:
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

Tản mác phương ngàn lạc gió câm,
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;
Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

Tình yêu muôn thủa vẫn là hương;
Biết mấy dòng thơm mở giữa đường,
Đã mất tình yêu trong gió rủi,
Không người thấu rõ đến nguồn thương!

Thiên hạ vô tình nhận ước mơ,
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ…
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!

Xem thêm ❤️️Bài Thơ Yêu Của Xuân Diệu ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió

Bài thơ Gửi hương cho gió nằm trong tập thơ cùng tên được xuất bản năm 1945, đây là tập thơ thứ hai của Xuân Diệu. Cùng với Thơ thơ, cho đến nay vẫn là hai thi phẩm nổi bật nhất của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu.

Ý Nghĩa Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió

Bài thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu viết về chút hương tình gửi cho gió. Là một chút hương tình mượn gió gửi tin thắm gọi tình yêu, nhưng hoa đợi lại thêm tủi, gió mặc hồn hương nhạt trong chiều. Đây chính là sự si tình của những người yêu đơn phương, không được đáp trả. Qua đó thể hiện sự tinh tế của Xuân Diệu trong việc đặc tả cảm xúc của người đang yêu.

Tìm hiểu tác phẩm 🌿Nụ Cười Xuân Xuân Diệu 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận

Bố Cục Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió

Bố cục bài thơ Gửi hương cho gió có thể được chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “hương nhạt với chiều”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “hoàng hôn phủ bước thầm.”
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “thấu rõ đến nguồn thương!”
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Nghệ Thuật Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió

Cùng điểm qua các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu:

  • Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ.
  • Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo, lôi cuốn.
  • Xuân Diệu sử dụng nhiều từ ngữ đặc sắc và đầy chất gợi trong bài thơ.
  • Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ về hoa và gió để chỉ về con người trong tình yêu.

Tìm hiểu thêm bài thơ ❤️️ Đây Mùa Thu Tới ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Gửi Hương Cho Gió Hay Nhất

Cùng đọc mẫu cảm nhận về bài thơ Gửi hương cho gió hay nhất được Thohay.vn sưu tầm sau đây để hiểu hơn về thi phẩm này.

Trong thơ Xuân Diệu, vấn đề về không gian nghệ thuật là một đề tài hấp dẫn và thú vị. Từ trước đến nay, nói đến thơ Xuân Diệu người ta thường nghĩ ngay đến cảm hứng thời gian, nỗi ám ảnh thời gian, những âu lo, hãi hùng, phiền muộn của nhà thơ trước những bước đi không gì chống lại được của thời gian kéo theo bao nhiêu là tàn phai, úa héo, phôi pha,….

Có thể nói sự than vãn về sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám và điều đó đã thể hiện trong tập thơ Gửi hương cho gió và bài thơ cùng tên.

Gửi hương cho gió là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Diệu. Những vần thơ đầy ngọt ngào chất chứa nỗi niềm sâu sắc về tình yêu sẽ khiến trái tim bạn tan chảy. Nếu bạn là một người yêu thơ thì chắc chắn không thể bỏ lỡ bài thơ hay như vậy.

Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn bị trói buộc bởi những sự lo lắng, mặc cảm, sợ hãi… dù cất tiếng gọi tìm tình yêu một cách hối hả, tâm hồn ấy vẫn mang một trái tim tuyệt vọng, sẵn sàng chịu đựng nỗi đau.

Với đề tài là “Gửi hương cho gió”, thi sĩ ví tình yêu là hương, là hoa đẹp, nhưng người yêu là cơn gió vô tình:

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng

Lúc nào, con người mới bắt đầu yêu ấy cũng triền miên sống trong cảm xúc nhớ mong, thổn thức, mong mỏi cho tình yêu có ngày được trọn vẹn. Đó cũng là sự mong mỏi, đợi chờ về những lần gặp gỡ được chuyện trò, thủ thỉ cho đối phương nghe những cảm xúc đứng ngồi không yên mà bản thân kẻ si tình phải trải qua, liệu rằng người kia đáp lại.

Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang!

Thật tiếc, “bông hoa ấy” mất một đời gieo yêu thương với gió nhưng gió lại chẳng đáp lời khiến bông hoa phải thui thủi một mình trong kẻ đá cả một đời không ai ghé thăm.

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi:
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

Khi yêu, bông hoa cứ ngỡ trao hết tình yêu, sự chờ mong cho cơn gió thì sẽ nhận lại câu trả lời xứng đáng. Ấy vậy mà hoa càng đợi lại càng thấy tủi thân thêm, hoa cứ yêu và gió cứ phũ phàng. Hoa gửi hương vào gió cũng giống như ta yêu đơn phương vậy, trao hết tin yêu nhưng đối phương vẫn cứ vô tình mặc kệ cảm xúc của ta, họ nghĩ rằng tình cảm đó rồi sẽ nhạt dần theo thời gian, không cần phải bận tâm.

Nhưng tình yêu mà, nó không hẹp hòi với bất cứ người nào, nên dù là tương tư, dù là phải sống trong cảm giác của một thứ tình cảm mập mờ, không rõ ràng, đơn phương thì tình yêu vẫn có một sức sống dồi dào trong con người và cũng khiến cho con người ấy trở nên mãnh liệt.

Tản mác phương ngàn lạc gió câm,
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;
Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

Khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu, người đọc cũng nhận ra chân lý tình yêu luôn đồng hành cùng với con người, là lẽ sống của con người. Tình yêu hiện hữu cùng với sự có mặt của con người và đến khi hết đời, tình yêu ấy vẫn khôn nguôi tha thiết.

Tình yêu muôn thủa vẫn là hương;
Biết mấy dòng thơm mở giữa đường,
Đã mất tình yêu trong gió rủi,
Không người thấu rõ đến nguồn thương!

Dành hết tình cảm cho người mình yêu thương và cố gắng xây đắp cho tình cảm ấy, thậm chí hi sinh tất cả vì nó nhưng không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, có khi nhận lại sự vô tình, hờ hững với sự chân thành của kẻ đang yêu. Dường như có chân thành, có tha thiết đến đâu thì không phải lúc nào cũng được đáp lại.

Biết là sẽ khổ nhưng lại càng muốn cố gắng để có thể níu được tình cảm, nhưng càng cố gắng thì những khổ đau càng tăng lên gấp bội. Nỗi đau khổ đến một thời điểm nào đó chạm đến giới hạn chịu đựng của con người thì chẳng khác gì như ai đó lấy lưỡi cưa khiến người ta vụn vỡ thành trăm vạn mảnh đau thương:

Thiên hạ vô tình nhận ước mơ,
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ…
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!

Một khi đã tan vỡ mà không thể cứu vãn gì nữa, tình yêu hóa thành một tiếng khóc uất nghẹn: “Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!”

Khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu để thấy nhà thơ luôn có sự linh hoạt trong việc sử dụng các thể thơ để thể hiện những cảm xúc dào dạt trong tình yêu. Bên cạnh đó, nhà thơ còn phối hợp sử dụng những hình ảnh độc đáo, mới mẻ và ngôn ngữ phong phú, điều đó góp phần tạo nên sự cách tân mới mẻ, đầy ấn tượng của thơ ông với người đọc. Điều này đã thể hiện khá rõ trong bài “Gửi hương cho gió”.

Với những thiện cảm dành cho tình yêu của con người với con người, thi sĩ Xuân Diệu đã thay người ta nói lên những cảm xúc rất đỗi chân thực trong tình yêu. Đó không chỉ là những thiết tha, nồng nàn và mãnh liệt mà nhiều lúc chất chứa những đổ vỡ, tổn thương và mất mát. Nhưng dẫu sao để con tim có cơ hội trải nghiệm rất nhiều những cung bậc cảm xúc nói trên, đời sống tâm hồn của con người mới trở nên phong phú và trưởng thành, chín chắn hơn từng ngày.

Nhất định không nên bỏ qua thi phẩm🌿 Vội Vàng [Xuân Diệu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật

1 bình luận về “Gửi Hương Cho Gió Của Xuân Diệu [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]”

Viết một bình luận