Tôi Đi Học Lớp 1 ❤️️ Nội Dung , Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Nội Dung Soạn Bài Tôi Đi Học Tại Thohay.vn Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Tôi Đi Học Lớp 1
Cùng Thohay.vn xem nội dung bài học tôi đi học lớp 1 bên dưới nhé.
Một buổi mai, mẹ âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi. Hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Thầy giáo trẻ, gương mặt hiền từ, đón chúng tôi vào lớp.
Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rồi nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn bạn ngồi bên, người bạn chưa quen biết, nhưng không thấy xa lạ chút nào.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Cỏ Và Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án
Hình Ảnh Bài Đọc Tôi Đi Học Lớp 1
Soạn Bài Tập Tôi Đi Học Lớp 1
Soạn Bài Tập Tôi Đi Học Lớp 1.
Câu 1. (trang 44 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Quan sát hình ảnh các bạn trong ngày đầu đi học.
a. Hình ảnh bạn nào giống với em trong ngày đầu đi học?
b. Ngày đầu đi học của em có gì đáng nhớ?
Hướng dẫn trả lời:
Đây là những câu hỏi mở, mỗi học sinh sẽ có những câu trả lời khác nhau. Các em tham khảo các câu trả lời sau:
a. Hình ảnh của em trong ngày đầu đi học giống:Bạn nhỏ thấp thỏm, e ngại đứng núp bên cổng trường.
Bạn nhỏ xông xáo, thích thú khám phá trường học.
Bạn nhỏ khóc nhè, không muốn xa bố mẹ.
Bạn nhỏ dũng cảm tự mình đến trường cùng bạn bè.
b. Ngày đầu đi học của em có kỉ niệm đáng nhớ là:Em dậy từ sớm để sửa soạn đến lớp.
Em tự xếp đồ đạc vào cặp để đi học.
Lúc đến trường em đã khóc nhè, không dám tự vào lớp học.
Câu 2. (trang 45 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Đọc “Tôi đi học”
Một buổi mai, mẹ âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi. Hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Thầy giáo trẻ, gương mặt hiền từ, đón chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rồi nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn bạn ngồi bên, người bạn chưa quen biết, nhưng không thấy xa lạ chút nào.
(Theo Thanh Tịnh)Vần: yêm
Từ ngữ: buổi mai, âu yếm, bỡ ngỡ, nép
Câu 3. (trang 45 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Trả lời câu hỏi:
a. Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao?
b. Những học trò mới đã làm gì khi còn bỡ ngỡ?
c. Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a. Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. (Hoặc Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi, tự nhiên thấy lạ.)
b. Những học trò mời đứng nép bên người thân khi còn bỡ ngỡ.
c. Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên không xa lạ chút nào.
Câu 4. (trang 46 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3:
Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh (…).
Hướng dẫn trả lời:
Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi.
Câu 5. (trang 46 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết vào vở: buổi mai, âu yếm, xa lạ
Cô giáo (…) nhìn các bạn chơi ở sân trường.
Hướng dẫn trả lời:
Cô giáo âu yếm nhìn các bạn chơi ở sân trường.
Câu 6. (trang 46 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh:đông vui, thân thiện, sôi nổi
Hướng dẫn trả lời:
HS tham khảo các câu sau: Cả lớp thân thiện vỗ tay khen ngợi tiết mục của bạn Nam.
Cả lớp sôi nổi bàn tán về bộ phim đang chiếu trên VTV3.
Giờ ra chơi, cả lớp đông vui cùng nhau chơi trò chơi.
Câu 7. (trang 47 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Nghe viết:
Hướng dẫn trình bày:
Câu 8. (trang 47 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chứa vần ương, ươn, ươi, ươu.
Hướng dẫn trả lời:
– Trong bài đọc Tôi đi học:Từ ngữ có tiếng chứa vần ương: đường, gương,
Từ ngữ có tiếng chứa vần ươn: không có
Từ ngữ có tiếng chứa vần ươi: người
Từ ngữ có tiếng chứa vần ươu: không có
– Ngoài bài đọc:Từ ngữ có tiếng chứa vần ương: xương, giường, tướng vương, mương, thương, trưởng…
Từ ngữ có tiếng chứa vần ươn: vườn, lươn, sườn, rướn…
Từ ngữ có tiếng chứa vần ươi: bưởi, lưỡi, rươi, mười, lười, tưới…
Từ ngữ có tiếng chứa vần ươu: bướu, hươu…
Câu 9. (trang 47 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
– Hát một bài hát về ngày đầu đi học.
– HS tham khảo các bài hát sau:
Giáo Án Tôi Đi Học Lớp 1
Giáo Án Tôi Đi Học Lớp 1.
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
– Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất : đọc đúng vần yểm và tiếng , từ ngữ có văn này hiểu và trả lời các câu hỏi có biển quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .
– Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đủng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .
– Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .
– Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình cảm đối với bạn bè , thầy cô , trường lớp : khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân ; khả năng làm việc nhóm .
II. CHUẨN BỊ
1 , Kiến thức ngữ văn
– GV nắm được đặc điểm VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất ; nắm được nội dung VB Tôi đi học , cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB .
– GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo vần yểm ; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( buổi mai , âu yếm , bỡ ngỡ , tép ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .
2. Kiến thức đời sống
– Hiểu tâm lí chung của HS lớp 1 trong ngày đầu đến trường . Nắm được những hoạt động diễn ra ở trường lớp và xác định những hoạt động nào thường khiến HS thấy vui , thấy thân thiết với thầy cô , bạn bè ,. ..
3. Phương tiện dạy học
– Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động
– GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
a , Hình ảnh bạn nào giống với em trong ngày đầu đi học ?
b . Ngày đầu đi học của em có gì đáng nhớ ?
– GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Tôi đi học . ( Gợi ý : Chỉ rõ một bạn trong tranh và nêu điểm giống ( VD : khóc nhè , đến trường cùng các bạn khác , bố mẹ chở đi , vui vẻ chào bố mẹ ) . Kể lại một kỉ niệm trong ngày đầu đi học . ) HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
– Một số ( 2 – 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác
2. Đọc
– GV đọc mẫu toàn VB . Chú ý đọc đúng lời người kể ( nhân vật “ tôi ” ) , ngắt giọng nhấn giọng đúng chỗ . GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới
+ GV đưa từ âu yếm lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu vần yêm và từ âu yếm , HS đọc theo đồng thanh
+ Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó , cả lớp đọc đồng thanh một số lần . HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lẫn 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số tiếng khói quanh , nhiên , hiên , riêng .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Một buổi mai , mẹ âu yếm nắm tay tôi , dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ; Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần , nhưng lần này tự nhiên thấy lạ ; Tội nhin bat ngôi bên , người bạn chưa quen biết , nhưng không thấy xa lạ chút nào . )
– HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến tôi đi học , đoạn 2 : phần còn lại ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt .
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB ( buổi mai : buổi sáng sớm , âu yếm : biểu lộ tình yêu thương bằng dáng điệu , cử chỉ , giọng nói ; bỡ ngỡ ngơ ngác , lúng túng vị chưa quen thuộc ; nép : thu người lại và áp sát vào người , vật khác để trình hoặc để được che chở ) ,
+ HS đọc đoạn theo nhóm
+ GV đọc lại toản VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .
+ HS làm việc nhóm đối để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc ( âu yếm ) .
– HS đọc câu
– HS đọc đoạn
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB ,
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
a . Ngày đầu đi học , bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao ?
b . Những học trò tôi đã làm gì khi còn bỡ ngỡ ?
c . Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên thế nào ?
GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét , tinh giản , GV và HS thống nhất câu trả lời ( a . Ngày đầu đi học , bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi hoặc Ngày đầu đi học , bạn nhỏ thấy tất cả cảnh vật xung quanh đều thay đổi , con đường đang rất quen bỗng thành lạ ; b . Những học trò mới đúng tiếp bên người thân ; c . Bạn nhỏ cảm nhận người bạn ngồi bên không xa lạ chút nào ) . Lưu ý : GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS ( nếu cần ) . HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
– HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi bức tran minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi .
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
– GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi ( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở .
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . HS viết câu trả lời vào vở . ( a . Ngày đầu đi học , bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi . )
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu .
– GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả .
– GV và HS thống nhất cầu hoàn chỉnh . ( Cô giáo âu yếm nhìn các bạn chơi ở sân trường . )
– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở .
+ 1 tra và nhận xét bài của một số HS .
+ HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
+ HS thống nhất cầu hoàn chỉnh
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
– GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . Yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý
– GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh , HS và GV nhận xét . HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý
TIẾT 4
7. Nghe viết
– GV đọc to cả hai câu ( Mẹ dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp . Con đường này tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ . )
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết .
+ Viết lùi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu câu , kết thúc câu có dấu chấm .
+ Chữ dễ viết sai chính tả : đường , nhiều , … GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách , Đọc và viết chính tả :
+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Mẹ đãn tối đi . trên con đường làng dài và đẹp . Con đường tôi đã đi lại nhiều mà sao thãy lạ . ) . Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS . + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà Soát lỗi
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
+ HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách
+ HS đối vở cho nhau để rà soát lối
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chửa vần ương , ươn , ươi , ươu
– GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài . HS làm việc nhóm dội để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ương , ương , ươi , ươu.
– Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần , đọc trơn ; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Lớp đọc đồng thanh một số lần . – HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng .
9. Hát một bài hát về ngày đầu đi học
– GV đưa ra một vài câu hỏi giúp HS hiểu lời bài hát . HS nói một câu về ngày đầu đi học – HS nghe bài hát qua băng đĩa , youtube hoặc qua sự thể hiện của một HS trong lớp .
10. Củng cố
– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học .
– GV tóm tắt lại những nội dung chính .
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Các Bạn Của Mèo Con ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án