Truyện Cỏ Và Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Nếu Bạn Chưa Biết Đọc Mẫu Chuyện Gì Cho Bé Nghe Trước Khi Đi Ngủ Vậy Thì Có Thể Tham Khảo Truyện Sau Nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Truyện Cỏ Và Lúa
Cùng Thohay.vn xem ngay câu chuyện Cỏ Và Lúa dưới đây và kể lại cho các bé nhé.
Ngày xưa cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.
Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.
Còn cỏ thì lười nhát, chỉ thích ăn chơi lêu lỏng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho con người. Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau.
Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, hay xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh nó mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần. Nhưng cỏ chứng nào tật nấy.
Nó vẫn lười nhát như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì. Khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say xưa đến lúc ông mặy trời mọc.
Rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy. Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhát, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa.
Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở. Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để ăn hại, ăn bám. Nó lại sang cả hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, hễ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhát, ăn bám, phá hại của cỏ
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt
Ý Nghĩa Câu Chuyện Cỏ Và Lúa
Câu chuyện mang tính chất giáo dục chúng ta sống phải biết chăm chỉ siêng năng, có làm mới có ăn còn không nếu chỉ có lười nhác, thích ăn chơi lêu lỏng, ỷ lại thì sống không còn ý nghĩa và sẽ bị nhiều người ghét bỏ.
Giáo Án Kể Chuyện Cỏ Và Lúa
Giáo Án Kể Chuyện Cỏ Và Lúa
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết tên truyện và nhớ tên các nhân vật trong truyện.
– Trẻ nắm được trình tự của câu truyện, trả lời được các câu hỏi theo nội dung truyện. “Cỏ và Lúa”.
2. Kỹ năng:
– Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, thể hiện cảm xúc theo nội dung truyện.
– Phát triển ngôn ngữ mạnh lạc, khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định. Rèn cách trả lời nói đủ câu thông qua nội dung truyện.
3. Giáo dục:
– Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ chăm chỉ, chịu khó, đi học đều, không lười biếng dựa vào người khác.
II. Chuẩn bị:
– Cô thuộc truyện, thể hiện giọng điệu, tính cách nhân vật.
– Hình ảnh nội dung câu chuyện, máy tính, máy chiếu, sa bàn.
– Nhạc bài hát “ Hạt Lúa vàng”
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú: – Cô cho trẻ chơi trò chơi “Cây cao, cỏ thấp” – Vừa rồi cô thấy các bạn chơi trò chơi rất giỏi. Cô có hộp quà tặng cho lớp mình đấy. Không biết hộp quà ở bên trong có gì, ai giúp cô lên mở hộp quà. – Mời trẻ mở hộp quà (cây cỏ và cây Lúa) – Cô cùng lớp đọc cây Lúa, cây Cỏ => Các con ạ! Ngày xưa Cỏ và Lúa là con cùng một mẹ, mẹ rất yêu thương bạn, khi lớn lên mẹ cho Cỏ và Lúa ra ở giêng mỗi người một cánh đồng. Muốn biết cuộc sống của 2 bạn sau khi được mẹ cho ở giêng ra sao? xin mời các bạn chú ý nghe cô kể câu chuyện “Cỏ và Lúa”. 2. Bài mới: Truyện “Cỏ và Lúa” * Cô kể truyện: – Cô kể lần 1: Thể hiện cử chỉ điệu bộ minh họa + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “ Cỏ và Lúa” do chú Nguyễn Văn Chương sáng tác. – Cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa nội dung truyện. * Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn, giúp trẻ hiểu nội dung truyện: – Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Do ai sáng tác? – Trong truyện có những ai?( Hỏi 2-3 trẻ,) + Cô khẳng định lại: Đúng rồi đấy câu chuyện các con vừa được nghe là câu chuyện “Cỏ và lúa”, câu truyện do chú Nguyễn Văn Chương sang tác, trong truyện có Mẹ, Cỏ và Lúa. – Khi Cỏ và Lúa lớn lên mẹ đã làm gì với 2 bạn?( Hỏi 2-3 trẻ) + Cô trích dẫn làm rõ ý: Ngày xưa…………… Mẹ đã cho Cỏ và Lúa ra ở giêng mỗi người một cánh đồng”. – Lúa là người như thế nào? ( Hỏi 2-3 trẻ )+ Cô trích dẫn: “Lúa là người chăm chỉ làm việc…………… căng như hạt chanh. + Giải thích từ : “chăm chỉ” có nghĩa là chịu khó làm việc suốt cả ngày không thấy mệt các bạn ạ – Còn bạn Cỏ thì sao? + Cô trích dẫn: “Cỏ thì lười nhát …………………. Đã vậy Cỏ còn có tính xấu nữa chứ” + Giải thích từ “lười nhát”: Không chịu khó làm việc, chỉ ăn chơi đấy các cọn ạ – Tính xấu của cỏ là gì?( Gọi 2-3 trẻ) + Cô khẳng định lại: Tính xấu của cỏ là sự lười biếng, không chịu làm ăn, thường lén đến chơi nhà Lúa ban đêm để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của Lúa. – Tại sao Lúa không trách mắng Cỏ? – Cô khẳng định lại: + Lúa thương cỏ, không trách mắng Cỏ mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần. Nhưng cỏ vẫn không hề thay đổi mà vẫn lười nhát như xưa. – Vì sao mà cỏ lại xin ở lại nhà Lúa?( gọi 2-3 trẻ) – Cô trích dẫn: “Hôm Lúa mở tiệc mừng sinh nhật ………….Từ đấy Cỏ thích sống chung với lúa để ăn hại, ăn bám đấy các con ạ. – Nếu là bạn Lúa con làm gì?Cô Khẳng định: Đúng rồi là bạn Lúa phải luôn luôn chăm chỉ, thường xuyên đi học đều, thương yêu giúp đỡ mọi người. – Cô kể lại truyện lần 3: Để giúp các con hiểu sâu sắc hơn về câu truyện “Cỏ và Lúa” các con cùng chú ý và nghe cô kể lại câu truyện nhé. – Qua câu chuyện con học tập ai? => Qua câu truyện các con hãy học tập bạn Lúa luôn chăm chỉ, thường xuyên đi học đều, thương yêu và chơi đoàn kết với các bạn trong lớp. – Các bạn ạ để tỏ lòng biết ơn bạn Lúa đã làm ra những hạt thóc căng tròn cho con người, bây giờ cô cùng các bạn đứng dậy múa, hát bài “ Hạt Lúa vàng” để chúc mừng sinh nhật cho bạn lúa nhé. 3. Kết thúc: Cô cùng trẻ hát vận động bài “ Hạt Lúa Vàng” và chuyển hoạt động. | – Trẻ trò chơi – Trẻ mở hộp quà. Đọc kết quả – Trẻ đọc cùng cô – Trẻ lắng nghe. – Trẻ chú ý nghe. -Trẻ trả lời – Trẻ chú ý nghe – Trẻ trả lời – Trẻ chú ý nghe – Trẻ trả lời Cỏ lười nhát. – Trẻ trả lời(Hay xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa…) – Trẻ trả lời. – Trẻ chú ý nghe – Trẻ trả lời – Trẻ chý ý nghe truyện. – Học tập bạn Lúa ạ -Trẻ vận động cùng cô và chuyển hoạt động. |
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Chàng Rùa ❤️️ Nội Dung , Ý Nghĩa, Giáo Án