Thơ Nguyễn Bính ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tổng Hợp Những Thông Tin Quan Trọng Về Sự Nghiệp Sáng Tác Thơ Của Nguyễn Bính.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Những tác phẩm của ông luôn gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi sự gần gũi, mộc mạc và thân thương. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Bính nhé!
- Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Cha của ông tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả.
- 1945 – 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
- Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.
- Ông mất đột ngột 20/01/1966.
- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chia sẻ thêm về 🌿Thơ Nguyễn Trãi 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Bính
Tìm hiểu chi tiết về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính ngay dưới đây.
- Những nghệ sĩ đương thời đều chọn hướng sáng tác thơ tự do,phóng khoáng, ảnh hưởng của phương Tây thì Nguyễn Bính lại chọn cho mình một con đường riêng khác biệt. Thơ của ông như tiếng đàn bầu du dương, da diết cất lên những giai điệu dân tộc giữa một giàn nhạc giao hưởng hiện đại thời bấy giờ.
- Nguyễn Bính làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi). Trong suốt 30 năm, ông dành thời gian sáng tác rất nhiều thể loại có thể kể đến như thơ, kịch, truyện thơ…Nguyễn Bính sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca, được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.
- Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Ông cống hiến cho nền Văn Học Việt Nam với một khối lượng tác phẩm khổng lồ có thể kể đến những tác phẩm nổi bật như: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)…
- Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê).
- Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới.
- Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê. Chính vì nét mộc mạc ấy mà thơ của ông được nhiều người đọc, được nhiều người yêu thích. Cái hồn thơ lãng mạn ấy đi vào lòng độc giả khắp các vùng miền từ nông thôn đến thành thị.
Phong Cách Thơ Nguyễn Bính
Nói về phong cách thơ của Nguyễn Bính thì ông chính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê, cụ thể như sau:
- Khi nhắc đến Nguyễn Bính là nhắc đến nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Các tác phẩm của ông rất đa dạng và phong phú với khối lượng tác phẩm đồ sộ chúng ta có thể chia ra làm hai dòng đó là “lãng mạn” và “cách mạng”.
- Cái tình, cái lãng mạn luôn xuất hiện trong thơ của ông. Nét đằm thắm, dung dị, thiết tha mà đậm sắc hồn dân tộc mang lại sự gần gũi với người đọc
- Đặc trưng trong thơ Nguyễn Bính là sự giản dị, ông vận dụng thể thơ lục bát truyền thống kết hợp với những hình ảnh mộc mạc của làng quê để tạo ra những bài thơ bất hủ.
=>Thơ Nguyễn Bính hội tụ tất cả những tinh hoa của “chân quê” ,của “hương đồng gió nội”. Nhớ về Nguyễn Bính, chúng ta nhớ tới những hoa cau vườn trầu,nhớ bờ đê lộng gió,nhớ tới những hội chèo. Những gánh hát giao duyên của những chàng trai cô gái và cả nỗi tương tư trải dài nhung nhớ.
Đọc thêm về ❤️️Thơ Nguyễn Du ❤️️Những bài thơ hay nhất
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Bính
Hãy cùng khám phá tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính dưới đây.
*Thơ lẻ in trước 1945
- Cô dâu
- Dù rằng…
- Đường rừng chiều
- Ga đơn ga kép
- Nhớ (II)
- Nhớ Oanh
- Oanh5
- Phố chợ đường rừng
*Lỡ bước sang ngang (1940)
- Lỡ bước sang ngang
- Quán lạnh
- Thoi tơ
- Đôi nhạn
- Tơ trắng
- Bước đi bước nữa
- Ngược xuôi
- Dòng dư lệ
- Giọt nến hồng
- Khăn hồng
- Hôn nhau lần cuối
- Người mẹ Lòng mẹ
- Chờ mong
- Viếng hồn trinh nữ
- Rượu xuân
- Giối giăng
- Ghen
- Thôi nàng ở lại
- Nhặt nắng
- Tương tư
- Hai lòng Em với anh
- Hà Nội ba mươi sáu phố phường
- Không đề (II)
- Thư cho chị (I)
- Cô lái đò
- Thời trước
- Vẩn vơ
- Vâng
- Mưa xuân (I)
- Cô hái mơ
- Lá thư về Bắc
- Lòng nào dám tưởng…
- Chuyến tàu đêm
- Đàn tôi
*Tâm hồn tôi (1940)
- Chân quê
- Cây bàng cuối thu
- Vườn hoang
- Nhớ (I)
- Hoa rụng hai lần
- Mơ chuyện thần tiên
- Vô tình
- Hoa cỏ may
- Vớt hoa
- Bến nước
- Nhớ thương ai…
- Nàng thành thiếu phụ
- Đêm cuối cùng
- Qua nhà (Gần, xa)
- Những bóng người trên sân ga
- Tình tôi (I) (Oan uổng)
- Gió lạnh
- Thẹn
- Lơ đãng
- Mong thư
- Vô duyên
- Khách lạ đường rừng
- Rừng
- Giấc mơ anh lái đò
- Chùa vắng
- Bạc tình
- Xóm cũ
- Bên sông
- Thư gửi thày mẹ
- Môi người phóng đãng
- Chờ nhau Lẳng lơ
- Quan Trạng
- Cưới vợ Nàng đi lấy chồng
- Lá mùa thu
- Vài nét rừng: Nhà em Xa cách
- Người hàng xóm
- Hai buổi chiều (I)
- Hai buổi chiều (II)
- Thi vị
- Nhầm Nhà tôi
*Hương cố nhân (1941)
- Nhạc xuân
- Vu quy
- Hết bướm vàng
- Giở rét Trời trở gió
- Xa xôi
- Mùa đông nhớ cố nhân
- Trường huyện Bươm bướm ngày xưa
- Mùa đông gửi cố nhân
- Cái quạt
- Nhớ người trong nắng
- Tây Thi
- Thư lá vàng
- Thư cho chị (II)
- Hương cố nhân
- Nước mấy lần xanh
- Tôi còn nhớ lắm
- Chim với người
- Tình tôi (II)
- Cho tôi được khóc
- Những trang nhật ký
- Xuôi đò
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Trông sao
- Đề tặng ảnh
- Người tiên
- Em về
- Hoa gạo
- Nhầm Nhà tôi
- Không ngủ
- Vũng nước
- Nhỡ nhàng
- Một thân đàn
- Mưa
- Đêm mưa
- Cuối tháng ba
*Một nghìn cửa sổ và tập thơ Bướm (1941)
- Bướm đi chợ
- Một nghìn cửa sổ
- Xây lại cuộc đời
*Người con gái lầu hoa (1941)
- Người con gái ở lầu hoa
- Nàng Tú Uyên
- Mơ tiên
- Dối lòng
- Lạy trời cấm cửa rừng mai
- Diệu vợi
- Khép cánh sương
- Một lần
- Một mình
- Mỵ Nương
- Người cách sông rồi… tôi cách sông
- Cầu nguyện
- Thanh đạm
- Mai tàn
- Một đêm ly biệt
- Phơi áo
- Giả cách
- Trong vườn cúc
- Lòng yêu đương
- Quán trọ
- Trưa hè (I)
- Không hẹn ngày về6
- Lòng kỹ nữ
- Bến mơ
- Áo đẹp
- Chùa Hương xa lắm
*Mây tần (1942)
- Cảm tác
- Chiều
- Giữa đường
- Làm dâu
- Nhà cô thôn nữ
- Tạ từ
- Tạnh mưa
- Tết biên thuỳ
- Xây hồ bán nguyệt
*Mười hai bến nước (1942)
- Bao nhiêu đau khổ của trần gian, trời đã dành riêng để tặng nàng
- Gió mưa
- Giời mưa ở Huế
- Hoa với rượu
- Một chiều say
- Một con sông lạnh
- Mười hai bến nước
- Nữ sinh
- Thu rơi từng cánh
- Truyện cổ tích
- Xóm Ngự Viên
- Xuân tha hương
*Tỳ bà truyện (1942)
- Thái sinh gặp Ngũ nương
- Thái sinh cưới Ngũ nương
- Ngũ nương khuyên chồng đi thi
- Thái sinh lên kinh ứng thí, Ngũ nương ở nhà
- Thái sinh đỗ Trạng nguyên và cưới con gái Thái sư
- Ngũ nương chờ đợi và phụng dưỡng cha mẹ chồng
- Cha mẹ chồng lần lượt qua đời, Ngũ nương quyết định tìm chồng
- Nỗi gian truân trên đường lên Trường An tìm chồng
- Ngũ nương gặp Thái sinh rồi bỏ đi
*Nước giếng thơi (1957)
- Áo anh
- Bảy chữ
- Bên sông
- Cảm tác
- Đêm cuối cùng
- Đường rừng chiều
- Giấc mơ anh lái đò
- Giọt nến hồng
- Giời mưa ở Huế
- Hai lòng Em với anh
- Hoa với rượu
- Không đề (I)
- Không đề (II)
- Không đề (IV)
- Lỡ bước sang ngang
- Một trời quan tái
- Mùa xuân xanh
- Người mẹ Lòng mẹ
- Nhớ (I)
- Những bóng người trên sân ga
- Oan nghiệt
- Phơi áo
- Qua nhà Gần, xa
- Quan Trạng
- Thời trước
- Tình tôi (I) Oan uổng
- Truyện cổ tích
- Trường huyện Bươm bướm ngày xưa
- Tựu trường
- Vài nét Huế
- Vài nét rừng: Giữa đường
- Vài nét rừng: Nhà em Xa cách
- Vài nét rừng: Vì ai?
- Vài nét rừng: Xanh
- Viếng hồn trinh nữ
- Xóm Ngự Viên
- Xuân tha hương
- Xuân về
*Đêm sao sáng (1962)
- Con tằm
- Trưa hè (II)
- Chim thêu
- Chiếc nón
- Lá thư
- Đêm sao sáng
- Chỉ về phía đó
- Nhớ kỹ tên con nhé!
- Cầu
- Phẫn nộ
- Chuyện tiếng sáo diều
- Tay người
- Xóm làng xanh
- Chiều thu
- Nửa đêm
- Xây nhà máy
- Làng tôi
*Một số tác phẩm khác
- Ái khanh hành
- Anh về quê cũ
- Bạch đào
- Bài thơ quê hương
- Bài thơ vần Rẫy
- Bắt gặp mùa thu
- Bên hồ
- Bóng bướm
- Bướm nói điêu
- Câu đối Tết
- Chẳng biết yêu nhau phải những gì
- Chờ
- Chú rể là anh
- Chuông ngọ
- Đề thơ trên mảnh quạt vàng
- Đêm mưa đất khách
- Đêm mưa nhớ bạn
- Đêm Phúc Am
- Ông lão mài gươm
- Chiến dịch mùa xuân
- Trả ta về
- Trong bóng cờ bay
- Cô Son
- Đoá hoa hồng
- Đôi khuyên bạc
- Người lái đò sông Vỹ
- Đôi mắt
- Đồng Tháp Mười
- Gái xuân
- Gặp nhau
- Gửi cố nhân
- Gửi người vợ miền Nam (II)
- Hái mồng tơi
- Hành phương Nam
- Hết tháng ba
- Khóc Nguyễn Nhược Pháp
- Lại đi
- Lỡ duyên
- Lửa đò
- Màu tím Huế
- Mắt nhung
- Một chiến công
- Mưa xuân (II)
- Nam Kỳ cũng gió cũng mưa
- Nghĩ làm gì nữa
- Nhà ga
- Nhiều
- Những người của ngày mai
- Nuôi bướm
- Quê tôi
- Rắc bướm lên hoa
- Sao chẳng về đây?
- Tặng Kiên Giang
- Tâm hồn tôi
- Tết của mẹ tôi
- Tháng ba
- Thơ gửi Trần Huyền Trân
- Thơ tôi
- Thơ xuân
- Tiếng trống đêm xuân
- Tỉnh giấc chiêm bao
- Trách mình
- Trải bao nhiêu núi sông rồi
- Trắng
- Trở về quê cũ
- Túi ba gang
- Tuyệt tác
- Từ đó về đây
- Vì ai
- Vì em
- Vịnh cụ Tiên Điền
- Vô đề (I)
- Vô đề (II)
- Vườn xuân
- Xuân mới gửi bạn cũ
- Xuân nhớ
- Xuân thương nhớ
- Xuân vẫn tha hương
- Xuân về nhớ cố hương
- Bóng giai nhân
- Tình nghĩa đôi ta
Tuyển tập 🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿Hay đặc sắc
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Bính
Thưởng thức ngay 15 bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính vừa được sưu tầm sau đây nhé!
Tương Tư
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Chân Quê
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Bài Thơ Quê Hương
Trải nghìn dặm trời mây bạn tới.
Thăm quê tôi, tôi rất đỗi vui mừng!
Bạn nán lại cùng tôi thêm buổi nữa.
Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương.
…Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.
Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có hồ Tây, hồ Kiếm.
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.
Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc,
Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
Có cây lim đóng cả một thân tầu.
Quê hương tôi có những người con gái
“Một ngày hai bữa cơm đèn…”
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.
Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát;
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng,
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.
Khi có giặc những tre làng khắp nước,
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông,
Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng…
Quê tôi đó – bạn ơi! – là thế đó.
Mà nghìn năm rặt những tiếng kêu thương
Sung sướng làm sao! Bỗng một ngày: có Đảng
Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương.
Đánh Nhật, đuổi Tây cứu dân, dựng nước
Hai mươi năm kể biết mấy công trình!
Và từ đây, núi sông và cuộc sống.
Và quê hương mới thực sự của minh.
Cuộc đời mới con người cũng mới,
Khắp bốn phương lộng lẫy ánh sao cờ,
“Đoàn quân Việt Nam đi… chung lòng cứu quốc…”
Đầu ngẩng cao từ cách mạng mùa thu.
Những xiềng xích nghìn năm đều bẻ gãy.
Những bài ca điệu múa lại vui tươi.
Những trận khóc đêm dài không có nữa.
Thành thị nông thôn rộn rã tiếng cười.
Trong luỹ tre xanh vui mùa hợp tác,
Mái ngói nhô lên như những nụ hoa hồng.
Chung ruộng, chung trâu, chung lòng, chung sức
Chung con đường gặt lấy ấm no chung.
Trong xưởng máy tưng bừng như đám hội.
Những chủ nhân là chính những công nhân.
Tiếng máy reo chen tiếng cười tiếng hát,
Chẳng còn đâu tiếng chủ thét, cai gầm!
Những nhà thơ được tự do ca ngợi,
Quê hương. Tổ quốc, con người…
Và đời sống khỏi túng, nghèo, đói, khổ.
Khỏi bị ai khinh rẻ, dập vùi!
Đời trước thường mơ chuyện tiên, chuyện Phật,
Truyện thiên đường trong những cõi hư vô…
Đời nay dựng thiên đường trên mặt đất,
Dựng mùa xuân trong tất cả bốn mùa.
Khi con người được tự do giải phóng.
Đất rộng hơn mà trời cũng xanh hơn.
Quả trên cành cũng thêm ngon, thêm ngọt,
Hoa trong vườn cũng thêm sắc, thêm hương.
Và ý nghĩa những ca dao, tục ngữ
Ngày càng thêm thắm thiết, ngọt ngào.
Và “Truyện Kiều” mới có chân giá trị,
Và Nguyễn Du mới thành đại thi hào.
Thửa ruộng cũ cấy thêm mùa lúa mới,
Khung trời quê mọc những nóc lò cao.
Dây “cao thế” đã chăng dài khắp nẻo,
(Xóm làng tôi điện sẽ át trăng sao).
Những gỗ tốt đã dựng câu lạc bộ,
Gạo tám xoan thơm bếp lửa nhân dân.
Những cô Tấm tự tay xây hạnh phúc
Chẳng phải gian nan hoá kiếp mấy lần.
Và lớp lớp những anh hùng xuất hiện.
Sức thanh niên: sức Phù Đổng là đây!
Đẩy biển lùi ra, ngăn sông đứng lại,
Khẩu súng trường cũng hạ nổi máy bay.
Hội Diên Hồng thôn xã nào cũng mở,
Chuyện “kháng chiến trường kỳ” ai cũng nhớ nhập tâm.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Câu ấy giờ đây đã đúng cả trăm phần.
Đảng cùng dân đã viết thêm lịch sử,
Lửa Điện Biên sáng dậy cả trăm năm.
Lửa Ấp Bắc, Chu Lai cũng bừng rực rỡ,
Lửa chiến công đang chói lọi miền Nam.
Khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo;
Có truyền thống cha ông để lại tự bao đời.
Thì đánh Mỹ nhất định là phải thắng
Chuyện ấy, quê tôi, thành chuyện dĩ nhiên rồi.
Câu chuyện quê tôi, sơ sài mấy nét.
Bạn trở về xin kể mọi người hay.
Riêng phần tôi có thơ này tặng bạn,
Tặng quê mình, nhân dịp tết năm nay.
Quê Tôi
Quê tôi có gió bốn mùa
Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, giăng rằm:
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.
Tôi về đây, đã lâu rồi,
Nằm trong cô tịch nhớ người phồn hoa
Tóc tơ, mình liễu da ngà,
Một người càng nhớ, càng xa một người
Ngày trông mây trắng bay hoài,
Đêm mơ áo trắng bay dài năm canh
Lòng vàng lạc cánh chim xanh,
Lạc từ cái ý chung tình lạc đi.
Chẳng điên chẳng dại là gì.
Bổng dưng mà biệt mà ly mọi người.
Chưa xa đã nhớ nhau rồi.
Nữa là hơn một tháng giời xa nhau.
Người đi nghỉ mát những đâu,
Đồ Sơn, Tam Đảo, nhà lầu xe hơi:
Ở đây, tôi chỉ đợi giời,
Mưa vàng một trận là tôi lên đường.
Sông ngang, núi trái bất thường,
Buồng the chẳng xót dậm trường thì thôi.
Mai ngày tôi bỏ quê tôi,
Bỏ giăng, bỏ gió, chao ôi! bỏ chùa.
Đem thân đi với giang hồ,
Sân ga phẳng lặng, bến đò lênh đênh.
Quê hương chẳng nhớ cũng đành,
Cũng xin dâng cả chân tình cho ai.
Năm năm mây trắng bay hoài,
Hồn tôi áo trắng tang dài đêm đêm.
Cô Lái Đò
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã nặng thề.
Nhưng rồi người khách tình, xuân ấy,
Đi biệt không về với… bến sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi,
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông.
Xuân này đến nữa đã ba xuân,
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần.
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi,
Cô đành lỗi ước với tình quân.
Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong,
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông…
Hôn Nhau Lần Cuối
Cầm tay anh khẽ nói:
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi.
Rồi một hai ba năm,
Danh thành, anh trở lại.
Với em, anh chăn tằm,
Với em, anh dệt vải.
Ta sẽ là vợ chồng,
Sẽ yêu nhau mãi mãi.
Sẽ xe sợi chỉ hồng,
Sẽ hát câu ân ái.
Anh và em sẽ sống
Trong một mái nhà gianh.
Lấy trúc thưa làm cổng,
Lấy tơ liễu làm mành.
Nghe lời anh, em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi! anh đi.
Anh Về Quê Cũ
Anh về quê cũ: thôn Vân
Sau khi đã biết phong trần ra sao.
Từ nay lại tắm ao đào
Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi.
Giang hồ sót lại mình tôi
Quê người đắng khói, quê người cay men.
Nam Kỳ rồi lại Cao Miên
Tắm trong một cái biển tiền người ta…
Biển tiền, ôi biển bao la
Mình không bẩn được vẫn là tay không…
Thôn Vân có biếc, có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều.
Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay.
Quả lành nặng trĩu từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.
Hiu hiu gió quạt, trăng đèn
Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi.
Ăn gỏi cá, đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.
Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Phương nào kết dải mây Tần cho ta
Từ nay, khi nhớ quê nhà
Thấy mây Tần biết đó là thôn Vân.
Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Anh em ly tán, lầu dần thành ra,
Không còn ai ở lại nhà,
Hỏi còn ai nữa? Để hoa đầy vườn,
Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn,
Anh về quê cũ có buồn không anh?
Người Mẹ
Gái lớn ai không phải lấy chồng!
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi! mặc áo ra chào họ,
Rõ quý con tôi! Các chị trông!
Ương ương dở dở quá đi thôi!
Cô có còn thương đến chúng tôi,
Thì đứng lên nào! Lau nước mắt,
Mình cô làm khổ mấy mươi người!
Này áo đồng lầm, quần lĩnh tía,
Này gương, này lược, này hoa tai,
Muốn gì, tôi sắm cho cô đủ,
Nào đã thua ai, đã kém ai?
Tôi già, tôi chết… khiến cô thương!
Nuôi dạy em cô, tôi đảm đương.
Nhà cửa tôi ở, nợ tôi giả,
Ai nhờ gái hoá việc quân vương!
Đưa con ra đến cửa buồng thôi,
Mẹ phải xa con khổ mấy mươi!
Con ạ, đêm nay mình mẹ khóc.
Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi…
Hành Phương Nam
Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu không ai may
Người giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây
Ai biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ thế chưa trả tròn một món
Sòng đời thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc, xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi hãy hay
Ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay
Hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây
Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giày cỏ gươm cùn ta đi đây
Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã đẩy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi!
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại,
Hát rằng phương Nam ta với ngươi.
Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh,
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi…
Từ Đó Về Đây
Từ đó về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng đến
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
Cô Hái Mơ
Thơ thẩn đường chiều một khách thơ,
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ,
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo,
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.
Hỡi cô con gái hái mơ già!
Cô chửa về ư? Đường thì xa,
Mà ánh trời hôm dần một tắt,
Hay cô ở lại về cùng ta?
Nhà ta ở dưới gốc cây dương,
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường,
Có suối nước trong tuôn róc rách,
Có hoa bên suối ngát đưa hương.
Cô hái mơ ơi!
Chả giả lời nhau lấy một lời,
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng,
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
Những Bóng Người Trên Sân Ga
Những cuộc chia lìa khởi tự đây,
Cây đàn sum họp đứt từng dây.
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày…
Có lần tôi thấy hai cô bé,
Sát má vào nhau khóc sụt sùi.
Hai bóng chung lưng thành một bóng,
“- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”
Có lần tôi thấy một người yêu,
Tiễn một người yêu một buổi chiều,
Ở một ga nào xa vắng lắm!
Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.
Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
Kẻ ở sân toa, kẻ dưới tàu,
Họ giục nhau về ba bốn bận,
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.
Có lần tôi thấy vợ chồng ai,
Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài,
Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
“- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”
Có lần tôi thấy một bà già,
Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.
Có lần tôi thấy một người đi,
Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.
Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
Những bàn tay vẫy những bàn tay,
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Tôi đã từng chờ những chuyến xe,
Đã từng đưa đón kẻ đi về.
Sao nhà ga ấy, sân ga ấy,
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?
Tâm Hồn Tôi
Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ
Rót lần rót mãi xuống nàng Oanh
Không xua tay nhưng nàng đã vô tình
Hất ly rượu hồn tôi qua cửa sổ…
Ghen
Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi, và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai,
Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi.
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ,
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa,
Mà cô thường xức, chẳng bay xa,
Chẳng làm ngây ngất người qua lại,
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh,
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô,
Bằng không, tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ,
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi,
Chẳng bước chân nào được giẵm lên.
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi,
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi,
Và nghĩa là cô và tất cả,
Cô, là tất cả của riêng tôi.
Mưa Xuân
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.
Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem.
Em xin phép mẹ vội vàng đi,
Mẹ bảo: xem về kể mẹ nghe.
Mưa nhỏ nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay đường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chả sang,
Thế mà hôm nọ hát bên làng.
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.
Mình em lầm lụi trên đường về,
Có ngắn gì đâu môt dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt,
Lạnh lùng em tủi với đêm khuya.
Em giận hờn anh cho đến sáng,
Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì.
“- Thưa u họ hát…” Rồi em thấy
Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,
Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ,
Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày.
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng hát tối nay?
Đừng bỏ lỡ các thông tin về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰Tác giả, tác phẩm