Thơ Nguyễn Du: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Thơ Nguyễn Du ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Tổng Hợp Các Thông Tin Quan Trọng Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Du.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Du

Nguyễn Du là một thiên tài văn học, nhà nhân đạo, chủ nghĩa, danh nhân văn hoá nổi tiếng. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Sau đây hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về Nguyễn Du thông qua phần khái quát tiểu sử cuộc đời dưới đây nhé!

  • Nguyễn Du (3/1/1766 – 18/8/1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. 
  •  Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.
  • Ông quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long.
  • Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). 
  • Mùa Đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh, nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. Sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. 
  • Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.
  • Năm 1805, ông được thăng Đông các học sĩ, tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân.
  • Năm 1807, ông được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808, ông xin về quê nghỉ.
  • Năm 1809, ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình.
  • Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ (chính Tam phẩm) và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh.
  • Năm 1814, ông đi sứ về, được thăng Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).
  • Năm 1816, anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.
  • Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820) thọ 54 tuổi. 

Chia sẻ thêm về 🌿Thơ Chính Hữu 🌿Ngoài Thơ Nguyễn Du

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Du

Nguyễn Du là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam. Có nhiều năm cầm bút, Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.

  • Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
  • Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén.

Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến với cái tên đơn giản là Truyện Kiều là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.

Tác phẩm Truyện Kiều có thể nói là đỉnh cao của ngôn từ Việt, sự kết tinh từ những tinh hoa nhất của văn học Việt Nam. Người ta vẫn thường nói truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn. Bởi vậy Nguyễn Du là đại diện xuất sắc cho nên văn học nước nhà.

Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Du

Các tác phẩm của Nguyễn Du đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của chính ông. Dưới đây là phần tổng quát về phong cách sáng tác của Nguyễn Du.

  • Sống trong cuộc đại chiến khi đất nước hoạn nạn và gặp nhiều khó khăn, thơ văn Nguyễn Du phản ánh khái quát được bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc bén ông đã vẽ ra cho chúng ta thấy sự bất công, chà đạp lên người lao động, quyền sống của con người.
  • Là một người có đủ nghề cầm, kỳ, thi, họa ông đã khắc lên một bức tranh đầy cảm xúc cho người đọc bằng tình thương, đề cao quyền sống, quyền tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam của triều đại ngày ấy.
  • Ngoài ra, Nguyễn Du cũng là người đầu tiên trong thời trung đại có thể nhìn thấu được thân phận người phụ nữ có sắc, có tài mà bạc phận khi phải sống trong cuộc sống đầy sự mưu mô toan tính.

=>Sáng tác của Nguyễn Du chủ yếu bao quát về nhân sinh – thế sự, ít có bài nào nói về quốc gia.

Tổng hợp các thông tin về 🌿Thơ Lê Quý Đôn 🌿 Ngoài Những Bài Thơ Nguyễn Du

Nguyễn Du Được Mệnh Danh Là Gì

Nguyễn Du được mệnh danh là gì? Là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Nguyễn Du được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc” và được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”, được cả thế giới biết đến và công nhận.

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Du

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Du mà bạn đọc không nên bỏ qua.

*Thanh Hiên thi tập

+Mười năm gió bụi (1786-1795)

  • Sơn cư mạn hứng
  • U cư kỳ 1
  • U cư kỳ 2
  • Tự thán kỳ 1
  • Tự thán kỳ 2
  • Bất mị
  • Quỳnh Hải nguyên tiêu 1
  • Xuân nhật ngẫu hứng
  • Tạp ngâm (I)
  • Khất thực
  • Xuân dạ
  • Thu chí (II)
  • Thu dạ kỳ 1
  • Thu dạ kỳ 2
  • Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam quy
  • Lưu biệt Nguyễn đại lang
  • Hoạ Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn “Giáp Dần phụng mệnh nhập Phú Xuân kinh, đăng trình lưu biệt bắc thành chư hữu” chi tác
  • Bát muộn
  • Trệ khách
  • Mạn hứng kỳ 1
  • Mạn hứng kỳ 2
  • Đại nhân hí bút
  • Vị Hoàng doanh
  • Độ Phú Nông giang cảm tác
  • Hoàng Mai kiều vãn diểu
  • Dao vọng Càn Hải từ
  • Ký mộng
  • Tái du Tam Điệp sơn
  • Giang đình hữu cảm
  • Ức gia huynh

+Dưới chân núi Hồng (1796-1802)

  • My trung mạn hứng
  • Tặng Thực Đình
  • Phúc Thực Đình
  • Hành lạc từ kỳ 1
  • Hành lạc từ kỳ 2
  • Độ Long Vĩ giang
  • Tạp thi kỳ 1
  • Tạp thi kỳ 2
  • Ký Huyền Hư tử
  • Ký giang bắc Huyền Hư tử
  • Ký hữu (I)
  • Khai song
  • Biệt Nguyễn đại lang kỳ 1
  • Biệt Nguyễn đại lang kỳ 2
  • Biệt Nguyễn đại lang kỳ 3
  • Ngoạ bệnh kỳ 1
  • Ngoạ bệnh kỳ 2
  • Đối tửu
  • Lam giang
  • Liệp
  • Sơn thôn
  • Thôn dạ
  • Tạp ngâm kỳ 1
  • Tạp ngâm kỳ 2
  • Tạp ngâm kỳ 3
  • Mạn hứng
  • Dạ hành
  • Đạo ý
  • Điếu La Thành ca giả
  • Ninh Công thành

+Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804)

  • Ký hữu (II)
  • Sơ nguyệt
  • La Phù giang thuỷ các độc toạ
  • Ngẫu hứng kỳ 1
  • Ngẫu hứng kỳ 2
  • Thanh minh ngẫu hứng
  • Mộ xuân mạn hứng
  • Thanh Quyết giang vãn diểu
  • Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn
  • Đồng Lung giang
  • Lạng Sơn đạo trung
  • Quỷ Môn đạo trung
  • Đề Nhị Thanh động
  • Vọng Phu thạch
  • Xuân tiêu lữ thứ
  • Điệp tử thư trung
  • Khổng tước vũ
  • Độc Tiểu Thanh ký

*Nam trung tạp ngâm

+Làm quan ở kinh đô Huế (1805-1808)

  • Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành
  • Mộng đắc thái liên kỳ 1
  • Mộng đắc thái liên kỳ 2
  • Mộng đắc thái liên kỳ 3
  • Mộng đắc thái liên kỳ 4
  • Mộng đắc thái liên kỳ 5
  • Thu chí (I)
  • Điệu khuyển
  • Ngẫu thư công quán bích
  • Ngẫu đề công quán bích kỳ 1
  • Ngẫu đề công quán bích kỳ 2
  • Tống nhân
  • Ngẫu hứng kỳ 1
  • Ngẫu hứng kỳ 2
  • Ngẫu hứng kỳ 3
  • Ngẫu hứng kỳ 4
  • Ngẫu hứng kỳ 5
  • Ngẫu đề
  • Thuỷ Liên đạo trung tảo hành

+Làm quan ở Quảng Bình (1809-1812)

  • Tân thu ngẫu hứng
  • Dạ toạ
  • Tặng nhân
  • Tái thứ nguyên vận
  • Tạp ngâm (II)
  • Giang đầu tản bộ kỳ 1
  • Giang đầu tản bộ kỳ 2
  • Ngẫu đắc
  • Pháo đài
  • Thành hạ khí mã
  • Vọng Thiên Thai tự
  • Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 1
  • Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 2
  • Thu nhật ký hứng
  • Sơn trung tức sự
  • Độ Linh giang
  • Nễ giang khẩu hương vọng
  • Y nguyên vận ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên
  • Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất Nghệ An
  • Đại tác cửu thú tư quy kỳ 1
  • Đại tác cửu thú tư quy kỳ 2

*Bắc hành tạp lục

  • Long thành cầm giả ca
  • Thăng Long kỳ 1
  • Thăng Long kỳ 2
  • Ngộ gia đệ cựu ca cơ
  • Quỷ Môn quan
  • Lạng thành đạo trung
  • Lưu biệt cựu khế Hoàng
  • Trấn Nam Quan
  • Nam Quan đạo trung
  • Mạc phủ tức sự
  • Giáp Thành Mã Phục Ba miếu
  • Minh giang chu phát
  • Ninh Minh giang chu hành
  • Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu
  • Hoàng Sào binh mã
  • Vọng Quan Âm miếu
  • Tam Giang khẩu đường dạ bạc
  • Vãn há Đại Than, tân lạo bao trướng, chư hiểm câu thất
  • Há than hỷ phú
  • Thái Bình thành hạ văn xuy địch
  • Thái Bình mại ca giả
  • Chu hành tức sự
  • Sơn Đường dạ bạc
  • Thương Ngô tức sự
  • Thương Ngô mộ vũ
  • Ngũ nguyệt quan cạnh độ
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 01
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 02
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 03
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 04
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 05
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 06
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 07
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 08
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 09
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 10
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 11
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 12
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 13
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 14
  • Thương Ngô Trúc chi ca kỳ 15
  • Dương Phi cố lý
  • Triệu Vũ Đế cố cảnh
  • Bất tiến hành
  • Tam Liệt miếu
  • Quế Lâm Cù Các Bộ
  • Quế Lâm công quán
  • Đề Vi, Lư tập hậu
  • Quá Thiên Bình
  • Vọng Tương Sơn tự
  • Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch
  • Tương giang dạ bạc
  • Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu kỳ 1
  • Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu kỳ 2
  • Phản chiêu hồn
  • Biện Giả
  • Trường Sa Giả thái phó
  • Sơ thu cảm hứng kỳ 1
  • Sơ thu cảm hứng kỳ 2
  • Sở vọng
  • Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 1
  • Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 2
  • Tương Âm dạ
  • Đăng Nhạc Dương lâu
  • Hoàng Hạc lâu
  • Hán Dương vãn diểu
  • Nhiếp Khẩu đạo trung
  • Lý gia trại tảo phát
  • Vũ Thắng quan
  • Tín Dương tức sự
  • Ngẫu hứng
  • Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm hầu tác
  • Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tướng
  • Hà Nam đạo trung khốc thử
  • Cựu Hứa Đô
  • Âu Dương Văn Trung Công mộ
  • Bùi Tấn Công mộ
  • Hoàng hà
  • Hoàng Hà trở lạo
  • Tỉ Can mộ
  • Trở binh hành
  • Kê thị trung từ
  • Nhạc Vũ Mục mộ
  • Tần Cối tượng kỳ 1
  • Tần Cối tượng kỳ 2
  • Vương thị tượng kỳ 1
  • Vương thị tượng kỳ 2
  • Đồng Tước đài
  • Thất thập nhị nghi trủng
  • Lạn Tương Như cố lý
  • Hàm Đan tức sự
  • Hàn Tín giảng binh xứ
  • Liêm Pha bi
  • Tô Tần đình kỳ 1
  • Tô Tần đình kỳ 2
  • Dự Nhượng kiều chuỷ thủ hành
  • Dự Nhượng kiều
  • Kinh Kha cố lý
  • Đế Nghiêu miếu
  • Lưu Linh mộ
  • Kỳ lân mộ
  • Yển Thành Nhạc Vũ Mục ban sư xứ
  • Đông lộ
  • Quản Trọng Tam Quy đài
  • Kê Khang cầm đài
  • Đông A sơn lộ hành
  • Sở Bá Vương mộ kỳ 1
  • Sở Bá Vương mộ kỳ 2
  • Liễu Hạ Huệ mộ
  • Từ Châu đạo trung
  • Nhị Sơ cố lý
  • Từ Châu đê thượng vọng
  • An Huy đạo trung
  • Á Phụ mộ
  • Chu Lang mộ
  • Tổ Sơn đạo trung
  • Quảng Tế ký thắng
  • Đồ trung ngẫu hứng
  • Hoàng Châu trúc lâu
  • Vinh Khải Kỳ thập tuệ xứ
  • Mạnh Tử từ cổ liễu
  • Từ Châu dạ
  • Tiềm Sơn đạo trung
  • Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
  • Đào Hoa dịch đạo trung kỳ 1
  • Đào Hoa dịch đạo trung kỳ 2
  • Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài
  • Tây Hà dịch
  • Sở kiến hành
  • Hoàng Mai sơn thượng thôn
  • Hoàng Mai đạo trung
  • Chu phát

*Truyện Kiều

  • Hồi 01
  • Hồi 02
  • Hồi 03
  • Hồi 04
  • Hồi 05
  • Hồi 06
  • Hồi 07
  • Hồi 08
  • Hồi 09
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22

*Một số tác phẩm khác

  • Thác lời trai phường nón
  • Văn tế thập loại chúng sinh
  • Văn tế Trường Lưu nhị nữ

Giới thiệu tuyển tập🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿 Các bài thơ hay nhất

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Du

Sưu tầm 15 bài thơ hay nhất của Nguyễn Du cho bạn đọc cùng tham khảo.

Độc Tiểu Thanh Ký

讀小青記

西湖花苑盡成墟,
獨吊窗前一紙書。
脂粉有神憐死後,
文章無命累焚餘。
古今恨事天難問,
風韻奇冤我自居。
不知三百餘年後,
天下何人泣素如。

Phiên âm:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch thơ:

Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Ngẫu Thư Công Quán Bích

偶書公館壁

朝餐一盂飯,
暮浴一盆水。
閉門謝知交,
開窗見荊杞。
窗外荊杞蔓且長,
美人悠悠隔高牆。
杜宇一聲春去矣,
魂兮歸來悲故鄉。

Phiên âm:

Triêu xan nhất vu phạn,
Mộ dục nhất bồn thuỷ.
Bế môn tạ tri giao,
Khai song kiến kinh kỷ.
Song ngoại kinh kỷ mạn thả trường,
Mĩ nhân du du cách cao tường.
Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ,
Hồn hề quy lai bi cố hương.

Dịch thơ:

Sớm ăn một bát cơm
Chiều tắm một bồn nước
Đóng cửa tạ người quen
Hé song thấy gai góc
Gai góc ngoài song mọc ngổn ngang
Mỹ nhân vòi vọi cách cao tường
Cuốc kêu một tiếng xuân đi mất
Hồn hỡi! Về đi… thương cố hương

Sơn Cư Mạn Hứng

山居漫興

南去長安千里餘,
群峰深處野人居。
柴門晝靜山雲閉,
藥圃春寒隴竹疏。
一片鄉心蟾影下,
經年別淚雁聲初。
故鄉弟妹音耗絕,
不見平安一紙書。

Phiên âm:

Nam khứ Trường An thiên lý dư,
Quần phong thâm xứ dã nhân cư.
Sài môn trú tĩnh sơn vân bế,
Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ.
Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ,
Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ.
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.

Dịch thơ:

Kinh đô khuất nẻo dặm ngàn xa,
Giữa chốn non xanh một túp nhà.
Ngày lặng cửa sài mây phủ kín,
Trời xuân vườn thuốc trúc lơ thơ.
Lòng quê lai láng gương thiềm rọi,
Lệ cũ đầm đìa tiếng nhạn thưa
Xa cách các em tin tức bặt
Bình yên mấy chữ thấy đâu mà.

U Cư Kỳ 1

幽居其一

桃花桃葉落紛紛,
門掩斜扉一院貧。
住久頓忘身是客,
年深更覺老隨身。
異鄉養拙初防俗,
亂世全生久畏人。
流落白頭成底事,
西風吹倒小烏巾。

Phiên âm:

Đào hoa, đào diệp lạc phân phân,
Môn yểm tà phi nhất viện bần.
Trú cửu đốn vong thân thị khách,
Niên thâm cánh giác lão tuỳ thân.
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,
Loạn thế toàn sinh cửu uý nhân.
Lưu lạc bạch đầu thành để sự,
Tây phong xuy đảo tiểu ô cân.

Dịch thơ:

Hoa lá vườn đào rụng tả tơi,
Một nhà bần bạc cổng xiên cài.
Ở lâu quên bẵng mình dân ngụ,
Sống mãi hay đâu tuổi lão rồi!
Đất khách giả ngây phòng kẻ tục,
Giữ mình thời loạn sợ lòng người.
Linh đinh đầu bạc không nên chuyện,
Ngọn gió tây thổi chiếc khăn rơi.

U Cư Kỳ 2

幽居其二

十載風塵去國賒,
蕭蕭白髮寄人家。
長途日暮新遊少,
一室春寒舊病多。
壞壁月明蟠蜥蜴,
荒池水涸出蝦蟆。
行人莫誦登樓賦,
強半春光在海涯。

Phiên âm:

Thập tải phong trần khứ quốc xa,
Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia.
Trường đồ nhật mộ tân du thiểu,
Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa.
Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch,
Hoang trì thuỷ hạc xuất hà ma.
Hành nhân mạc tụng “Đăng lâu phú”,
Cưỡng bán xuân quang tại hải nha (nhai).

Dịch thơ:

Gió bụi mười năm biệt cố hương
Bơ phờ đầu bạc, đất người nương
Bệnh nhiều, xuân lạnh, nhà đơn chiếc
Bạn ít, chiều sang, bước dặm trường.
Trăng sáng, thạch sùng leo vách nát,
Nước khô, ếch nhái nhảy đầm hoang.
Khách đường chớ đọc Đăng lâu phú
Quá nửa đời người giạt một phương.

Dạ Toạ

夜坐

四壁蛩聲鬧夜眠,
矮床移向曲欄邊。
微風不動霜垂地,
斜月無光星滿天。
今古閒愁來醉後,
蓴鱸鄉思在秋先。
白頭所計惟衣食,
何得狂歌似少年?

Phiên âm:

Tứ bích cùng thanh náo dạ miên,
Ải sàng di hướng khúc lan biên.
Vi phong bất động sương thuỳ địa,
Tà nguyệt vô quang tinh mãn thiên.
Kim cổ nhàn sầu lai tuý hậu,
Thuần lô hương tứ tại thu tiên.
Bạch đầu sở kế duy y thực,
Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên!

Dịch thơ:

Đêm trường bốn vách dế kêu than
Kéo lại gần hiên chiếc chõng nan
Sương phủ đất mờ cơn gió thoảng
Sao đầy nguyệt xế bóng đêm tàn
Xưa nay cạn chén sầu khơi dậy
Lau, ngót nhớ mùi thu chửa sang
Cơm áo mãi lo đầu đã bạc
Đâu thời niên thiếu hát ca vang!

Biện Giả

辯賈

不涉湖南道,
安知湘水深。
不讀懷沙賦,
安識屈原心。
屈原心湘江水,
千秋萬秋清見底。
古今安得同心人,
賈生一賦徒為耳。
烈女從來不二夫,
何得栖栖相九州。
未必古人知有我,
眼中湘水空悠悠。

Phiên âm:

Bất thiệp Hồ Nam đạo,
An tri Tương Thuỷ thâm?
Bất độc Hoài sa phú
An thức Khuất Nguyên tâm?
Khuất Nguyên tâm, Tương giang thuỷ,
Thiên thu vạn thu thanh kiến để.
Cổ kim an đắc đồng tâm nhân,
Giả sinh nhất phú đồ vi nhĩ.
Liệt nữ tòng lai bất nhị phu,
Hà đắc thê thê “tướng cửu châu”.
Vị tất cổ nhân tri hữu ngã,
Nhãn trung Tương Thuỷ, không du du!

Dịch thơ:

Hồ Nam chưa đi tới
Sao biết sông Tương sâu
Phú Hoài Sa chưa đọc
Lòng Khuất Nguyên biết đâu.
Khuất Nguyên đau, sông Tương chảy
Trong vắt muôn đời nhìn thấy đáy
Mấy ai có được bạn đồng tâm
Bài phú Giả sinh vô nghĩa ấy!
Liệt nữ xưa nay chỉ một chồng
Chín châu hà tất kiếm long đong
Có ta chưa hẳn người xưa biết
Lờ lững sông Tương trong mắt trong.

Há Than Hỷ Phú

下灘喜賦

心香拜禱將軍祠,
一掉中流肆所之。
到處江山如識趣,
喜人蛇虎不施威。
萬株松樹僧人屋,
一帶寒煙燕子磯。
寂寂船窗無箇事,
漁歌江上看斜暉。

Phiên âm:

Tâm hương bái đảo tướng quân tỳ (từ),
Nhất trạo trung lưu tứ sở chi.
Ðáo xứ giang sơn như thức thú,
Hỷ nhân xà hổ bất thi uy.
Vạn châu tùng thụ tăng nhân ốc,
Nhất đới hàn yên Yến Tử ky (cơ).
Tịch tịch thuyền song vô cá sự,
Ngư ca giang thượng khán tà huy.

Dịch thơ:

Thành khẩn dâng hương vái trước đền
Một thuyền theo nước cứ lênh đênh
Mừng người rắn cọp không làm dữ
Thích cảnh non sông như đã quen
Muôn cụm tùng xanh sư trú ngụ
Một Hòn Én lạnh khói dâng lên
Bên song lặng lẽ không gì bận
Nghe khúc chài ca, ngó nắng nghiêng.

Vị Hoàng Doanh

渭潢營

渭潢江上渭潢營,
樓櫓參差接太青。
古渡斜陽看飲馬,
荒郊靜夜亂飛螢。
古今未見千年國,
形勢空留百戰名。
莫向清華村口望,
疊山不改舊時青。

Phiên âm:

Vị Hoàng giang thượng Vị Hoàng doanh,
Lâu lỗ sâm si tiếp thái thanh.
Cổ độ tà dương khan ẩm mã,
Hoang giao tĩnh dạ loạn phi huỳnh.
Cổ kim vị kiến thiên niên quốc,
Hình thế không lưu bách chiến danh.
Mạc hướng Thanh Hoa thôn khẩu vọng,
Điệp Sơn bất cải cựu thì thanh.

Dịch thơ:

Doanh trại Vị Hoàng bên mé sông,
Nhấp nhô lầu gác ngất tầng không.
Chiều tà ngựa uống ran ngoài bến,
Đêm vắng, huỳnh bay rợp nẻo đồng.
Triều đại ngàn năm xưa vẫn hiếm,
Thế hình trăm trận vẫn còn hùng.
Nhìn về phía xóm Thanh Hoa ấy,
Tam Điệp xanh xanh núi trập trùng.

My Trung Mạn Hứng

縻中漫興

鐘子援琴操南音,
莊錫病中猶越吟。
四海風塵家國淚,
十旬牢獄死生心。
平章遺恨何時了,
孤竹高風不可尋。
我有寸心無與語,
鴻山山下桂江深。

Phiên âm:

Chung Tử viên cầm tháo nam âm,
Trang Tích bệnh chung do Việt ngâm.
Tứ hải phong trần gia quốc lệ,
Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.
Bình Chương di hận hà thì liễu,
Cô Trúc cao phong bất khả tầm.
Ngã hữu thốn tâm vô ngữ dữ,
Hồng Sơn sơn hạ Quế giang thâm.

Dịch thơ:

Chung Tử so đàn gảy khúc Nam,
Chàng Trang tiếng Việt ốm còn ngâm.
Phong trần bốn biển non sông khóc,
Lao ngục mười tuần sống thác cam.
Mối hận Bình Chương bao thưở hết?
Tấm gương Cô Trúc khó nơi tìm.
Tấc lòng ta biết cùng ai tỏ
Hồng Quế cao sâu phỏng mấy tầm.

Đối Tửu

對酒

趺坐閒窗醉眼開,
落花無數下蒼苔。
生前不盡樽中酒,
死後誰澆墓上杯。
春色漸遷黃鳥去,
年光暗逐白頭來。
百期但得終朝醉,
世事浮雲真可哀。

Phiên âm:

Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.

Dịch thơ:

Ngồi bên cửa sổ mắt đờ say,
Trên thảm rêu xanh hoa rụng đầy.
Sống đã không vơi bầu rượu được,
Chết rồi ai rưới mộ mình đây?
Sắc xuân dần đổi, chim vàng lánh,
Năm tháng ngầm xui tóc bạc dày.
Ước được trăm năm say khướt mãi,
Việc đời mấy nỗi, nghĩ buồn thay!

Sơn Thôn

山村

萬山深處絕風塵,
錯落柴門閉暮雲。
長者衣冠猶是漢,
山中甲子迥非秦。
牧兒角搥荒郊暮,
汲女筒連玉井春。
那得跳離浮世外,
長松樹下最宜人。

Phiên âm:

Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần,
Thác lạc sài môn bế mộ vân.
Trưởng giả y quan do thị Hán,
Sơn trung giáp tí quýnh phi Tần.
Mục nhi giác chuỷ hoang giao mộ,
Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân.
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại,
Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân.

Dịch thơ:

Tuyệt không gió bụi chốn rừng sâu,
Rải rác mây chiều khép cửa lau.
Áo mũ người sang còn Hán nhỉ,
Tháng năm trong núi phải Tần đâu?
Đồng hoang chú mục sừng khua gõ,
Giếng ngọc cô em nước múc gàu.
Sao dược thoát ra ngoài cõi tục,
Bóng tùng hóng mát thú dường bao!

Khổng Tước Vũ

孔雀舞

孔雀腑懷毒,
誤服不可醫。
外露文章體,
中藏殺罰機。
人誇容指善,
我惜羽毛奇。
鶴海亦會舞,
不與世人知。

Phiên âm:

Khổng tước phủ hoài độc,
Ngộ phục bất khả y.
Ngoại lộ văn chương thể,
Trung tàng sát phạt ky.
Nhân khoa dung chỉ thiện,
Ngã tích vũ mao kỳ.
Hạc hải diệc hội vũ,
Bất dữ thế nhân tri.

Dịch thơ:

Không thuốc nào chữa được,
Khi ngộ độc gan công.
Vẻ đẹp lộ ngoài mã,
Chất độc giấu trong lòng.
Người thường khen cái dáng,
Ta chỉ tiếc bộ lông.
Hạc bể cũng biết múa,
Không cho người đời trông.

Chu Lang Mộ

周郎墓

燒盡曹家百萬兵,
丈夫差得慰平生。
同年交誼聯孫策,
一世知音得孔明。
瓦礫吳宮荒帝業,
荊蓁古墓上雄名。
二喬香骨藏何所,
眼見銅臺半已傾。

Phiên âm:

Thiêu tận Tào gia bách vạn binh,
Trượng phu sai đắc uý bình sinh.
Đồng niên giao nghị liên Tôn Sách,
Nhất thế tri âm đắc Khổng Minh.
Ngoã lịch Ngô cung hoang đế nghiệp,
Kinh trăn cổ mộ thượng hùng danh.
Nhị Kiều hương cốt tàng hà sở,
Nhãn kiến Đồng đài bán dĩ khuynh.

Dịch thơ:

Đốt sạch quân Tào trăm vạn binh
Trượng phu đủ thỏa chí bình sinh
Đồng niên bạn rể cùng Tôn Sách
Một thuở tri âm có Khổng Minh
Ngói vụn cung Ngô tàn nghiệp đế
Gai tràn mộ cổ nức hùng danh
Hai Kiều hương cốt vùi đâu mất
Mắt thấy Đồng đài đã nửa nghiêng

Truyện Kiều – Hồi 01

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh,

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung,
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc vẫn là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Tìm hiểu chi tiết về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰Bên Cạnh Thơ Nguyễn Du

Viết một bình luận