Thơ Lê Quý Đôn: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Thơ Lê Quý Đôn ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Các Thông Tin Về Cuộc Đời Và Phong Cách Sáng Tác Của Lê Quý Đôn.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê trung hưng. Ngoài ra ông cũng là một nhà thơ, và được mệnh danh là ” nhà bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến. Dưới đây là tổng quan về tiểu sử cuộc đời tác giả Lê Quý Đôn.

  • Lê Quý Đôn ( 1726 – 1784 ). Tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu , hiệu Quế Đường.
  • Lê Quý Đôn sinh ra trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà ( nay là thôn Phú Hiếu, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ). Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh, chăm học. 
  • Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia.
  • Vào năm 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên.
  • Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Ông từng mở trường dạy học, phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài.
  • Năm 1752, ông 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn. Sau khi đã đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê – Trịnh.
    • Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán (năm 1754)
    • Hàn lâm viện thị giảng (năm 1757)
    • Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764)
    • Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1767)
    • Tán lý quân vụ, Thị phó đô ngự sử (năm 1768)
    • Công bộ hữu thị lang (năm 1769)
    • Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773)
    • Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc sử quán (năm 1775)
    • Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776)
    • Hiệp trấn Nghệ An (năm 1783)
    • Công bộ thượng thư (năm 1784)…
  • Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,… Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11/6/ 1784) lúc 58 tuổi

Chia sẻ thêm về🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Bác Học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người “tổng hợp” mọi tri thức của thời đại. Hãy cùng xem qua những nét nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của nhà bác học Lê Quý Đôn sau đây nhé!

  • Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.
  • Lê Quý Đôn đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế chính trị, văn hoá, địa lý, nông học… Trong đó đặc biệt phải kể tới các công trình biên khảo về văn học và sử học. Ở lĩnh vực nào, Lê Quý Đôn cũng nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo và ý thức tự tôn – tự cường dân tộc.
  • Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn còn giữ được có thể kể ra như sau:
    • Về văn học: Có bộ sưu tầm: Toàn việt thi lục , lựa chọn và giới thiệu 2391 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý. Ông là tác giả của tập thơ:  Quế đường thi tập – rất nổi tiếng.
    • Về sử học: Có: “ Đại việt thông sử”, “ Phủ biên tạp lục”, “ Kiến văn tiểu lục”, “ Bắc sử thông lục”.
    • Về triết học:Có: “ Thư kinh diễn nghĩa”, “ Dịch kinh phu thuyết”, “Xuân thu lược luận”, “ Quần thư khảo biện”
    • Về kinh tế và nông học: Có bộ:  “Vân đài loại ngữ”  rất đồ sộ khiến người đời sau muốn tra cứu nhiều lĩnh vực khoa học – đời sống từ mấy trăm năm về trước nhất thiết phải tìm đọc.

Phong Cách Sáng Tác Của Lê Quý Đôn

Phong cách sáng tác của Lê Quý Đôn là gì? Cùng xem ngay phần chia sẻ sau đây nhé!

Nhận xét tổng quát về thơ Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú viết: “Ông là người học vấn rộng, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng, lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”.

=> Quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn được tổng hợp lại như sau: “Làm thơ có 3 điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ mà chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần… đại để không ngoài ba điểm ấy”

Đọc thêm các thông tin về 🌿Thơ Phạm Tiến Duật 🌿Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Những Lời Tiên Tri Của Lê Quý Đôn

Thực tế Lê Quý Đôn là nhà bác học lừng danh vào khoảng thế kỷ 17, không phải nhà tiên tri. Người đương thời khuyên nhau: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”, tức là: Có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn!

Thiên tài bậc nhất trong lịch sử Việt Nam đầu tiên phải kể đến đó là nhà bác học Lê Quý Đôn. Ông được người đương thời gọi là “túi khôn của thời đại”. Những điều ông nói ra đều dựa trên sự nghiên cứu và tổng hợp của bản thân, không phải là tiên tri.

Ham hiểu biết, thích sưu tầm, ưa khám phá, lại có một trí nhớ siêu việt… đó chính là những tố chất để ông trở thành một vị danh nhân, một nhà bác học lớn. Lê Quý Đôn sở hữu một gia tài tri thức đồ sộ mà bất cứ ai nhìn vào cũng khâm phục và ngưỡng mộ. Ông có những cống hiến trên nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điển học…

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Lê Quý Đôn

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Lê Quý Đôn, mời bạn đọc tham khảo.

Thơ Văn

*Quế Đường thi tập

  • Bắc Trấn hỷ vũ
  • Cổ Lộng thành
  • Do bản quốc phụ nữ phiêu bạt nội địa hữu cảm, thứ Huệ Hiên vận
  • Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 1
  • Du độ Kiển thiệp tiểu giản đắc bình địa kỳ 2
  • Dũng Liệt giang thượng
  • Đại Đăng xuyên
  • Đăng Xuyên Sơn nham
  • Đề Chích Trợ sơn
  • Để Dương Châu đăng chu
  • Đề Từ Thức động
  • Độ Lương Phúc tiểu giang
  • Độ Thiên Đức giang
  • Đông Cứu sơn
  • Giản Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung
  • Khách trung nguyên đán – Tân Tỵ minh niên
  • Kinh Quán Nẫm thiệp tiểu giản thuỷ đăng sơn lộ
  • Liên nhật âm vũ ngẫu thư
  • Phụng chỉ Nam hoàn chú Thông Châu
  • Quan Đại Bi tự
  • Tảo độ Hà Kiều ngọ, tại Cảnh Châu Đông Quang dịch mạn đề bích gian
  • Thị Hạ Dã ngâm khoáng hữu cảm
  • Thị Xuân Lai đê hựu túc Phổ Lộng
  • Thôn xá dạ toạ
  • Thứ Kiệm Đường phụng chỉ nghinh sứ thần tứ chương
  • Trú Đằng huyện
  • Trú Hoà Lạc
  • Trú Hoài An phỏng Hoài Âm hầu điếu đài
  • Vọng Thanh Hoa nhất đới duyên sơn ngẫu thành

*Một số tác phẩm khác

  • Du Bích Đào động
  • Đề Yên Tử sơn
  • Gia Cát Lượng
  • Mẹ ơi con muốn lấy chồng
  • Rắn đầu rắn cổ (Tự trách mình)
  • Tống Triều Tiên quốc sứ kỳ 1
  • Tống Triều Tiên quốc sứ kỳ 2
  • Trương Lương
  • Vãng chi nhữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử
  • Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công tô điểm má hồng răn đen
  • Liên châu thi tập
  • Quế Đường văn tập (tập văn Quế Đường), gồm 3 quyển.

Các Sách Bàn Giảng Về Kinh, Truyện

  • Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn nông nổi về Kinh Dịch), gồm 6 quyển.
  • Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa Kinh Thư), gồm 3 quyển, đã được khắc in, có tựa của tác giả đề năm 1772.
  • Xuân thu lược luận (Bàn tóm lược về Kinh Xuân Thu).

Các Sách Khảo Cứu Về Cổ Thư

  • Quần thư khảo biện
  • Thánh mô hiền phạm lục
  • Vân Đài loại ngữ

Các Sách Sưu Tập Thi Văn

  • Toàn Việt thi lục
  • Hoàng Việt văn hải

Các Sách Khảo Về Sử Ký Địa Lý

  • Đại Việt thông sử
  • Đại Việt sử ký tục biên
  • Bắc sứ thông lục
  • Phủ biên tạp lục
  • Kiến văn tiểu lục
  • Âm chất văn chú
  • Lịch đại danh thần ngôn hành lục

Gửi đến bạn đọc các thông tin về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰 Ngoài Chùm Thơ Lê Quý Đôn

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Lê Quý Đôn

Sưu tầm 15 bài thơ hay nhất của Lê Quý Đôn, tham khảo ngay nhé!

Du Bích Đào Động

遊碧桃洞

海上群仙事渺茫,
碧桃洞口久荒涼。
乾坤一褐窮徐式,
雲水雙娥老絳香。
石古有聲敲曉月,
沙鹽無味濕秋霜。
世人苦作天台夢,
不想天台亦戲場。

Phiên âm:

Hải thượng quần tiên sự diểu mang,
Bích Đào động khẩu cửu hoang lương.
Kiền khôn nhất hạt cùng Từ Thức,
Vân thuỷ song nga lão Giáng Hương.
Thạch cổ hữu thanh xao hiểu nguyệt,
Sa diêm vô vị thấp thu sương.
Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng,
Bất tưởng Thiên Thai diệc hý trường.

Dịch thơ:

Trên biển quần tiên mờ mịt dấu,
Bích Đào động cổ đã hoang lương.
Đất trời mảnh áo thương Từ Thức,
Mây nước đôi mày sạm Giáng Hương.
Trống đá còn vang khua dưới nguyệt,
Mối còn vô vị thấm trong sương.
Người đời mơ cảnh Thiên Thai ấy,
Nào biết Thiên Thai cũng kịch trường.

Gia Cát Lượng

Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao,
Vì cảm ơn sâu biết tính sao!
Hai biểu ra quân lòng đã tỏ,
Tám đồ bày trận giá càng cao.
Tam phân gặp buổi đương tranh vạc,
Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao.
Miếu cũ ngày nay qua tới đó,
Tấc lòng khởi kính biết là bao!

Tống Triều Tiên Quốc Sứ Kỳ 1

送朝鮮國使其一

異邦合志亦同方,
學術本從先素王。
完福共欣歌五善,
逸才偏愧乏三長。
側釐白錘交投贈,
端委洪疇覓表章。
信筆書黃終歉歉,
粲花清論過揄揚。

Phiên âm:

Dị bang hợp chí diệc đồng phương,
Học thuật bản tòng Tiên Tố Vương.
Hoàn phúc cộng hân ca ngũ thiện,
Dật tài thiên quý phạp tam trường.
Trắc ly, bạch truỵ giao đầu tặng,
Đoan uỷ, hồng trù mịch biểu chương.
Tín bút thư hoàng chung khiểm khiểm,
Xán hoa thanh luận quá du dương.

Dịch nghĩa:

Khác bang nhưng hợp chí, cũng cùng một hướng,
Học thuật vốn cùng theo Tiên Tố Vương.
Cùng vui với cái phúc được trọn vẹn, ca lên bài ca ngũ thiện,
Riêng thẹn cho mình đem khoe tài năng mà lại không đủ tam trường.
Giấy trắc ly và giấy bạch truỵ trao tặng lẫn nhau,
Phép đoan uỷ và phép hồng trù tìm thấy ở biểu chương.
Thả sức viết văn sửa chữ, thật uyển chuyển,
Miệng tươi như hoa luận bàn, rõ ràng lại quá đề cao.

Cổ Lộng Thành

過古弄城

荒壘頹垣四百秋,
瓜藤豆蔓放春柔。
碧波已洗陳王恨,
青草難遮沐晟羞。
黃犢雨餘耕古劍,
寒禽月下噪殘樓。
封彊何用勤開闢,
堯舜當年只九州。

Phiên âm:

Hoang luỹ đồi viên tứ bách thu,
Qua đằng đậu mạn phóng xuân nhu.
Bích ba dĩ tẩy Trần vương hận,
Thanh thảo nan già Mộc Thạnh tu.
Hoàng độc vũ dư canh cổ kiếm,
Hàn cầm nguyệt hạ táo tàn lâu.
Phong cương hà dụng cần khai tịch?
Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu!

Dịch thơ:

Hơn bốn trăm năm cuộc bể dâu:
Đậu, dưa, tươi tốt lấn bên nhau…
Sóng tràn lâng sạch hờn Trần đế,
Cỏ rậm khôn che thẹn Mộc hầu!
Trâu kéo ruộng mưa tròi cổ kiếm,
Chim run bóng nguyệt nép tàn lâu.
Ai về nhắn lũ xâm lăng nọ:
Tiếng dậy Đường Ngu chỉ chín châu!

Tống Triều Tiên Quốc Sứ Kỳ 2

送朝鮮國使其二

偉才端的讓東方,
義理淵源貫百王。
尚友四旬梅信重,
相思二月柳條長。
猥因文字成佳好,
還借兼從寄短章。
欲寫風情嫌莫肖,
丹臺段段想清揚。

Phiên âm:

Vĩ tài đoan đích nhượng Đông phương,
Nghĩa lý uyên nguyên quán bách vương.
Thượng hữu tứ tuần mai tín trọng,
Tương tư nhị nguyệt liễu điều trường.
Ổi nhân văn tự thành giai hảo,
Hoàn tá kiêm tòng ký đoản chương.
Dục tả phong tình hiềm mạc tiếu,
Đan đài đoạn đoạn tưởng thanh dương.

Dịch nghĩa:

[Bác là] bậc tài năng lớn, quả nhiên phương Đông phải nhường,
[Hiểu] nghĩa lý đến ngọn nguồn, biết rõ hàng trăm bậc quân vương.
Yêu bạn, cả bốn tuần đều coi trọng tin mai,
Nhớ nhau, mới hai tháng thấy dài như tơ liễu.
Nhân có việc chữ nghĩa, văn chương mà trở thành bạn tốt,
Lại mượn chuyện được sai đi sứ mà gửi gắm chút văn chương.
Muốn viết cho ý vị, nhưng hiềm vì chưa đủ tài,
Tại đài son từng đoạn, từng đoạn, nghĩ đã rõ ràng.

Đề Yên Tử Sơn

題安子山

安山山上最高峰,
纔五更初日已紅。
眺望目窮滄海外,
笑談身在碧雲中。

Phiên âm:

Yên sơn sơn thượng tối cao phong,
Tài ngũ canh sơ nhật dĩ hồng.
Diểu vọng mục cùng thương hải ngoại,
Tiếu đàm thân tại bích vân trung.

Dịch thơ:

Ngồi ở Yên sơn đệ nhất phong,
Canh năm đã thấy rực vầng hồng.
Bể khơi, phóng rộng tầm con mắt,
Mây biếc, nô cười bóng lẫn trong.

Rắn Đầu Rắn Cổ

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn, hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm, rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ rày Châu, Lỗ chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

Bắc Trấn Hỷ Vũ 

北鎮喜雨

歸坼堪驚土氣亢,
如今四野並汪洋。
分開日影牛耕草,
踏破雲光女插秧。
省却勤勞爭鼓舞,
享茲豐足共平康。
坻京崇積人人慶,
應識神功聖澤長。

Phiên âm:

Quy sách kham kinh thổ khí cang,
Như kim tứ dã tịnh uông dương.
Phân khai nhật ảnh ngưu canh thảo,
Đạp phá vân quang nữ sáp ương.
Tỉnh khước cần lao tranh cổ vũ,
Hưởng tư phong túc cộng bình khang.
Trì kinh sùng tích nhân nhân khánh,
Ưng chí thần công thánh trạch tràng.

Dịch thơ:

Khô cằn nứt nẻ ruộng bờ căng
Đồng nội mưa tuôn xiết nỗi mừng
Tối đất đi bừa khen chú nghé
Dẫm mây cấy lúa khéo tay nàng
Bớt phần khó nhọc bao niềm nở
Hưởng thú phong đăng khắp rộn ràng
Lương thực rồi đây nhiều chất núi
Công ơn thần thánh đáng phô trương.

Vọng Thanh Hoa Nhất Đới Duyên Sơn Ngẫu Thành

望清華一帶緣山偶成

關河城郭屹參天
不盡春雲斷复連
九十九峰形勢遠
一時翠色到征船

Phiên âm:

Quan hà thành quách ngật tham thiên
Bất tận xuân vân đoạn phục liên
Cửu thập cửu phong hình thế viễn
Nhất thời thuý sắc đáo chinh thuyền

Dịch thơ:

Quan hà thành quách ngất trời
Mây xuân đậm nhạt bời bời bay lên
Xa xa chín chín ngọn lèn
Màu xanh xuống tận con thuyền đang đi

Trú Hoà Lạc

住和樂

遙遙指遠村
出險得平原
驛道多茅屋
人家半竹藩
疏林還倦鳥
峭壁下寒猿
郵遞年年苦
民情不忍言

Phiên âm:

Dao dao chỉ viễn thôn
Xuất hiểm đắc bình nguyên
Dịch đạo đa mao ốc
Nhân gia bán trúc phiên
Sơ lâm hoàn quyện điểu
Tiễu bích há hàn viên
Bưu đệ niên niên khổ
Dân tình bất nhẫn ngôn

Dịch thơ:

Xa xa chỉ nẻo thôn xa
Thoát nơi hiểm trở, bước ra đồng bằng
Nhà tranh san sát dọc đường
Dân cư phân nửa rào bằng dậu tre
Rừng thưa chim mỏi bay về
Cheo leo vách đá vượn kia xuống ghềnh
Hằng năm khổ nỗi dân tình
Chuyển đưa bưu trạm chẳng đành kêu ca.

Trú Hoài An Phỏng Hoài Âm Hầu Điếu Đài

駐淮安訪淮陰侯釣臺

聞說韓侯舊釣灘 ,
蕭然感古問淮安 。
乾坤空闊英雄遠 ,
山水微忙信誓寒 。
遊子無情歌擊筑 ,
將軍有恨悔登壇 。
南昌泗上皆亭長 ,
厭薄空嗟總一般 。

Phiên âm:

Văn thuyết Hàn hầu cựu điếu than,
Tiêu nhiên cảm cổ vấn Hoài An.
Kiền khôn không khoát anh hùng viễn,
Sơn thuỷ vi mang tín thệ hàn.
Du tử vô tình ca kích trúc,
Tướng quân hữu hận hối đăng đàn.
Nam Xương, Tứ Thượng giai đình trưởng,
Yếm bạc không ta tổng nhất ban.

Dịch thơ:

Nghe nói đài câu dấu tướng Hàn
Ngậm ngùi chuyện cũ đến Hoài An
Đất trời man mác anh hùng vắng
Sông núi lờ mờ ước thệ tan
Du tử hát chi bài kích trúc
Tướng quân hận mãi thuở đăng đàn
Nam Xương, Tứ Thượng đều đình trưởng
Bạc bẽo chao ôi vẫn một đoàn

Đại Đăng Xuyên

大燈川

新景留紅樹,
斜陽下翠微。
雞鳴江月上,
蟬噪海雲歸。
潮水有朝夕,
漁翁無是非。

Phiên âm:

Tân cảnh lưu hồng thụ,
Tà dương há thuý vi.
Kê minh giang nguyệt thướng,
Thiền táo hải vân quy.
Trào thuỷ hữu triêu tịch,
Ngư ông vô thị phi.

Dịch thơ:

Cây hồng, cảnh mới còn lưu
Núi giăng trước mặt bóng chiều còn vương
Tiếng gà gáy gọi trăng sông
Ve kêu, mây biển thong dong trở về
Thuỷ triều sớm tối vẫn kia
Ông chài, phải trái, có bề dửng dưng

Quan Đại Bi Tự

觀大悲寺

蓮臺頹弊草蒙茸,
法像無言證色空。
香炷映殘松葉月,
禪關吹飽荻花風。
竹林師第留神外,
即墨江山夢醒中。
六百年來流水過,
利名何事苦匆匆。

Phiên âm:

Liên đài đồi tệ thảo mông nhung,
Pháp tượng vô ngôn chứng sắc không.
Hương chú ánh tàn tùng diệp nguyệt,
Thiền quan xuy bão địch hoa phong.
Trúc Lâm sư đệ lưu thần ngoại,
Tức Mặc giang sơn mộng tỉnh trung.
Lục bách niên lai lưu thuỷ quá,
Lợi danh hà sự khổ thông thông.

Dịch thơ:

Đài sen nghiêng đổ, cỏ mông lung
Tượng Phật không lời chứng sắc không
Gió lộng hoa lau qua cửa bụt
Hương tàn ánh nguyệt rọi hàng tùng
Trúc Lâm sư đệ tinh thần đó
Tức Mặc mơ tan sông núi chung
Hơn sáu trăm năm như nước chảy
Lợi danh, sao tất bật không cùng

Đề Chích Trợ Sơn

題隻箸山

紫府應移在此閒,
屹然一柱嶂宭灘。
遠覘正似蓮花座,
何事呼為隻筯山?

Phiên âm:

Tử phủ ưng di tại thử gian,
Ngật nhiên nhất trụ chướng quần than.
Viễn chiêm chính tự liên hoa toạ,
Hà sự hô vi Chích Trợ san?

Dịch thơ:

Phủ tía nên đưa đến chốn này,
Sững cao một cột chắn ròng xoay.
Xa trông đúng hệt toà sen đó,
Sao gọi tên là Chiếc Đũa đây?

Trương Lương

Khôn thay rất mực bác Lưu hầu,
Lui tới thong dong tự trước sau!
Vì giận không thành mưu Bác Lãng,
Nên đành phải bội ước Hồng Câu.
Suy tiêu khiển giặc lòng sinh chán,
Tịch cốc theo tiên, kế rất mầu.
Sách cũ một pho, ba tấc lưỡi,
Nhà nho như thế thực phong lưu…

Tổng hợp thông tin đầy đủ về 🌿 Thơ Nguyễn Lãm Thắng 🌿Bên Cạnh Thơ Lê Quý Đôn

Viết một bình luận