Thơ Nguyễn Khuyến: Tác Giả, Tác Phẩm, Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Nguyễn Khuyến ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tìm Hiểu Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Khuyến.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân của nền văn học Việt Nam.

  • Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835, có tên thật là Nguyễn Văn Thắng, tự Miễn Chi, hiệu Quế Sơn, là một nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm viết theo thể thơ Nôm thất ngôn bát cú đến Đường luật.
  • Quê ngoại của ông ở làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 
  • Thuở nhỏ, ông theo học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, ham học.
  • Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân trường Hà Nội.
  • Năm 1865, ông trượt thi Hội nên ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, nhằm tự nhủ phải luôn cố gắng hơn nữa.
  • Năm 1871, ông thi đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp).
  • Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, sau đó được thăng lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa.
  • Năm 1877, Nguyễn Khuyến được thăng chức lên làm Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán.
  • Nhà thơ Nguyễn Khuyến qua đời ngày 05/02/1909, hưởng thọ 75 tuổi.

Tìm hiểu thêm về 🌿Thơ Lê Quý Đôn 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Khuyến

Điểm qua các nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

  • Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại. Ông được mệnh danh là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam. Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
  • Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan. Ông quyết định về quê ở ẩn. Ở thời bấy giờ Nguyễn Khuyến không chỉ được coi là nhân cách tiêu biểu Việt Nam thời bấy giờ, mà ông còn là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho cái sự nghèo đói, ông đau đớn khi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan.
  • Nội dung thơ của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp. Và bên cạnh đó, tình yêu với thiên nhiên, đất nước, tình bạn, tình cảm gia đình cũng đều là chất liệu được ông đem vào thơ ca.
  • Tập thơ “Quế sơn thi tập” gồm 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ nôm với nhiều thể thơ khác nhau, được xem là một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
  • Một số tác phẩm khác của nhà thơ Nguyễn Khuyến như: Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, “Bạn đến chơi nhà”… đặc biệt là ba bài thơ về mùa thu là Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

=>Đóng góp nổi bật của nhà thơ Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. 

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Khuyến

Chia sẻ thêm cho bạn đọc về phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

  • Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.
  • Bên cạnh đó, thơ ông còn phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

=> Trong bộ phận thơ Nôm, nhà thơ Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

Đừng bỏ lỡ 🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Khuyến

Thơ của Nguyễn Khuyến chia thành hai thể loại đó là thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán. Dưới đây là tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến, cùng xem ngay nhé!

Thơ Chữ Hán

  • Ái quất
  • Bài muộn kỳ 1
  • Bài muộn kỳ 2
  • Bắc quy lưu giản tại kinh chư đồng chí kỳ 1
  • Bắc quy lưu giản tại kinh chư đồng chí kỳ 2
  • Bệnh trung
  • Bố Vệ kiều hoài cổ
  • Bùi viên biệt thự hỉ thành
  • Bùi viên cựu trạch ca [Bùi viên ca]
  • Bùi viên đối ẩm trích cú ca [Bùi viên đối ẩm ca; Tuý ông ca]
  • Ca tịch
  • Cảm sự
  • Cảm tác
  • Canh Dần thanh minh
  • Canh Tý xuân
  • Châu Giang Bùi thượng thư kinh hồi, dục phỏng bất quả thi dĩ ký kỳ 1
  • Châu Giang Bùi thượng thư kinh hồi, dục phỏng bất quả thi dĩ ký kỳ 2
  • Chế giang chu hành
  • Chỉ trảo kỳ 1
  • Cô ngư
  • Cơ thử
  • Dạ sơn miếu
  • Di chúc văn
  • Dục Thuý sơn
  • Dữ bản huyện doãn Nguyễn, nguyên doãn Trần đồng ẩm, tức tịch thư tiễn
  • Dữ hữu nhân Đồng Tốn dạ thoại
  • Dữ tử Hoan lai kinh đình thí
  • Đại mạo sơ
  • Đạo thất đạo
  • Đảo vũ
  • Đăng Ngũ Hành sơn lưu đề
  • Đấu xảo ký văn
  • Đề ảnh
  • Đề liệt phụ miếu
  • Đề Lương trạng nguyên từ
  • Đề Mị Ê từ
  • Đề Tống Trân mộ
  • Đề Trung Liệt miếu
  • Đề Vũ Thị từ
  • Điền gia tự thuật
  • Điền gia tức sự ngâm
  • Điền tẩu
  • Điếu Đặng Tất
  • Điệu lạc dăng
  • Điệu nội
  • Điệu quyên
  • Độc dịch
  • Độc Kiếm Nam thi tập
  • Độc La Ngạn Đỗ đình nguyên từ Bắc phiên thư
  • Độc thán
  • Đối liên điếu Bùi Viện
  • Đối trướng phát khách
  • Đông chí
  • Giả sơn ngâm
  • Giả sơn thuỷ
  • Giác tự thần chung
  • Giáp giang
  • Giáp Thân trung thu ngụ Hà Nội hữu cảm ký đồng niên cử nhân Ngô (Kim Cổ nhân)
  • Giới viên
  • Hạ nhật
  • Hạ nhật hàn vũ
  • Hạ nhật hữu cảm kỳ 1
  • Hạ nhật hữu cảm kỳ 2
  • Hạ nhật ngẫu hứng
  • Hạ nhật ngẫu thành kỳ 1
  • Hạ nhật ngẫu thành kỳ 2
  • Hạ nhật phỏng biểu huynh Đặng thai quy tác
  • Hạ nhật tân tình
  • Hạ nhật vãn diểu
  • Hạ nhật văn cô ác thanh
  • Hà Nội Văn Miếu hữu cảm
  • Hạ Thượng thôn biểu thất thập thọ
  • Hàm giang xuân thuỷ
  • Hí tặng song khế Lê Xá tú tài
  • Hí thuỷ thanh đình
  • Hỉ vũ kỳ 1
  • Hỉ vũ kỳ 2
  • Hoạ đáp Hoàng tham tri tặng hồi nguyên vận
  • Hoàn gia tác
  • Hoàn Kiếm hồ
  • Hoàng cử nhân bị tương ngưu tửu lai yết
  • Hồng cận hoa
  • Hung niên hỉ vũ
  • Hung niên kỳ 1
  • Hung niên kỳ 2
  • Hung niên kỳ 3
  • Hung niên kỳ 4
  • Hung niên kỳ 5
  • Hữu cảm kỳ 1
  • Hữu cảm kỳ 2
  • Khách xá nguyên đán
  • Khổ nhiệt
  • Khổng Lộ cẩu khẩu
  • Kiến lại
  • Kính
  • Kinh để sơ phát
  • Ký Bài Nhiễm Vũ niên ông
  • Ký Châu Giang Bùi Ân Niên
  • Ký Duy Tiên án sát sứ
  • Ký Hà Nội Khiếu tiên sinh
  • Ký hữu
  • Ký Khắc Niệm Dương niên ông
  • Ký môn đệ Mai Khê tú tài Hoàng Mạnh Trí
  • Ký phỏng Dương thượng thư
  • Ký song hữu Lang Xá Lê ông
  • Kỷ Sửu cửu nguyệt liên dạ phong vũ độc toạ vô liêu dẫn mãn bất chỉ hựu văn đồng ấp nhất lão tồ lạc nhân cảm tác vân
  • Kỷ Sửu trùng dương kỳ 1
  • Kỷ Sửu trùng dương kỳ 2
  • Ký Vân Trì Dương đại nhân
  • Lão sơn
  • Lão thái
  • Lữ tấn khốc nội
  • Lưu giản thị môn đệ
  • Lý Bạch điếu ngao
  • Ly phụ hành
  • Mai vũ kỳ 1
  • Mai vũ kỳ 2
  • Mạn hứng
  • Mạn ngâm
  • Miễn nông phu
  • Mộ xuân cảm thán
  • Mông Sơn tịch trú
  • Ngẫu tác
  • Ngẫu thành kỳ 1
  • Ngẫu thành kỳ 2
  • Ngẫu thành kỳ 3
  • Ngẫu thành kỳ 4
  • Ngọc Nữ sơn
  • Ngộ danh Nhiễm phu thê cảm tác
  • Ngô huyện Lão sơn
  • Nhàn vịnh kỳ 01
  • Nhàn vịnh kỳ 02
  • Nhàn vịnh kỳ 03
  • Nhàn vịnh kỳ 04
  • Nhàn vịnh kỳ 05
  • Nhàn vịnh kỳ 08
  • Nhàn vịnh kỳ 09
  • Nhàn vịnh kỳ 10
  • Nhâm Dần hạ nhật
  • Nhân tặng nhục
  • Nhật mộ Thái giang hành chu
  • Oa cổ
  • Phạm Lãi du Ngũ Hồ
  • Phong Doanh lộ thượng ngộ vũ
  • Phong tranh
  • Phụng uý nguyên Nam Xang doãn Hoàng thúc
  • Quá Châu Giang
  • Quá Hoành Sơn
  • Quá Linh giang
  • Quá lưỡng trạng nguyên từ
  • Quá quán Giốc
  • Quá Quảng Bình quan
  • Quá quận công Nguyễn Hữu Độ sinh từ hữu cảm
  • Quan hoạch
  • Quặc ngư
  • Sẩn thuỷ tiên
  • Sất xỉ
  • Sơ chí Đà tấn phụng tống đương sự chư quân
  • Sơ hạ
  • Sơn trà
  • Tái vị nhân đại nghĩ kỷ công bi văn cánh vô sở đắc nhân phú dĩ thị
  • Tam Điệp sơn
  • Tặng đồng hương Lê tú tài nguyên Nho Quan bang biện tái vãng Nam Định tuỳ phái
  • Tặng song khế Chi Long Sĩ Nhân Lê đài
  • Tặng thạch lão ông
  • Tây kỹ
  • Thạch Hãn giang
  • Thái viên
  • Thanh Giang tự tị thử
  • Thập nguyệt thập cửu nhật vãng bái Vụ Bản Trần tiên sinh kỵ nhật
  • Thất tam tam
  • Thất tịch ô
  • Thị tử Hoan
  • Thiền cầm
  • Thiền sư
  • Thoại cựu
  • Thoại tăng
  • Thu dạ châm thanh
  • Thu dạ cùng thanh
  • Thu dạ hữu cảm
  • Thu nhiệt
  • Thu sơn tiêu vọng
  • Thu tứ kỳ 1
  • Thu tứ kỳ 2
  • Thu ưng
  • Thuỷ tiên
  • Thứ Dương Khuê tiễn tặng nguyên vận
  • Thư đường cảm thị
  • Tiễn môn đệ Nghĩa Định sứ quân Lê Như Bạch, nhân ký kinh thành chư môn đệ kỳ 1
  • Tiễn môn đệ Nghĩa Định sứ quân Lê Như Bạch, nhân ký kinh thành chư môn đệ kỳ 2
  • Tiên phát thảo
  • Tiểu cảnh
  • Tiểu hàn
  • Tiểu thán
  • Tiểu viên kỳ 1
  • Tiểu viên kỳ 2
  • Trạm phu
  • Trùng dương bất vũ
  • Trung thu tiền nhất nhật dữ huyện doãn Dương dân Nam bang vũ quân chu trung xướng ca
  • Trung thu vô nguyệt, tam nhật hậu hốt nhiên tình, cảm tác
  • Trừ tịch kỳ 1
  • Trừ tịch kỳ 2
  • Trừ tịch kỳ 3
  • Trừ tịch kỳ 4
  • Tuý hậu
  • Tuý ngâm
  • Tử Hoan lai kinh hội thí phú thi hoạ nguyên vận dĩ tặng
  • Tự thán
  • Tự thuật kỳ 1
  • Tự thuật kỳ 2
  • Tứ tử Hoan hội thí trúng phó bảng
  • Tức mục
  • Tức sự
  • Tửu
  • U sầu kỳ 1
  • U sầu kỳ 2
  • Uý thạch lão ông
  • Ức gia nhi
  • Ức Long Đội sơn kỳ 1
  • Ức Long Đội sơn kỳ 2
  • Ưu phụ từ
  • Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư
  • Vãn phố quy phàm
  • Vãn thiếp Phạm thị
  • Văn
  • Văn Tống quận công phó hữu cảm
  • Vân ngoại bằng đoàn
  • Vị Giang đình
  • Vịnh An Lão sơn
  • Vịnh Chu Văn An
  • Vịnh cúc kỳ 1
  • Vịnh cúc kỳ 2
  • Vịnh Đổng Thiên Vương
  • Vịnh Lương Vũ Đế
  • Vịnh Lý Thiên Vương
  • Vịnh Mạc trạng nguyên
  • Vịnh mai
  • Vịnh Nguyễn hành khiển
  • Vịnh Nhạc Vũ Mục
  • Vịnh Tô Hiến Thành
  • Vịnh Trần Hậu Chủ
  • Vịnh Trần Hưng Đạo vương
  • Vịnh Trưng Nữ Vương
  • Vịnh Trương Hán Siêu
  • Vọng Đội sơn
  • Vọng Lão sơn
  • Vũ hậu xuân tuý cảm thành
  • Vũ phu đôi Đống ông Cuội
  • Vu sử
  • Xuân bệnh kỳ
  • Xuân dạ liên nga
  • Xuân hàn cảm thành
  • Xuân khê hoa ảnh
  • Xuân nguyên hữu cảm kỳ 1
  • Xuân nguyên hữu cảm kỳ 2
  • Xuân nhật hữu cảm kỳ 1
  • Xuân nhật hữu cảm kỳ 2
  • Xuân nhật kỳ 1
  • Xuân nhật kỳ 2
  • Xuân nhật kỳ 3
  • Xuân nhật thị chư nhi kỳ 1
  • Xuân nhật thị chư nhi kỳ 2
  • Xuân nhật thị gia nhi
  • Xuân nhật thị tử Hoan

Chia sẽ bạn bài thơ hay của Nguyễn Khuyến⚡Khóc Dương Khuê

Thơ Chữ Nôm

  • Anh Giả Điếc
  • Ăn mày
  • Bài hát ru em
  • Bạn Đến Chơi Nhà (Gặp bạn ngồi chơi suông • Suông tình )
  • Bóng đè cô đầu (Câu hát bóng đè bóng)
  • Bồ tiên thi
  • Bỡn cô tiểu ngủ ngày
  • Cá chép vượt đăng (Lý ngư bạt hỗ)
  • Cảm hứng tuổi già (Tự thuật • Vọng tưởng hý tác)
  • Cảnh già
  • Cảnh Tết
  • Châu chấu đá voi
  • Chế Học Trò Ngủ Gật
  • Chợ Đồng (Thập nhị nguyệt nhị thập tứ nhật thị
  • Chơi chợ trời Hương Tích)
  • Chơi núi Non Nước
  • Chơi Tây Hồ
  • Chúc thọ (Chúc bản thôn bát thập thọ)
  • Chừa rượu
  • Cò mổ trai
  • Cua chơi trăng
  • Cuốc Kêu Cảm Hứng
  • Duyên nợ
  • Đám công danh – Nhờ phúc ấm
  • Đề ảnh tố nữ
  • Đêm đông cảm hoài
  • Đêm Mùa Hạ (Than mùa hè)
  • Đĩ cầu Nôm
  • Đùa ông đồ Cự Lộc
  • Đưa người làm mối
  • Gái goá than lụt (Than lụt • Ngộ lạo thiệp nữ tự thán)
  • Gái rửa đít bờ sông (Gái đái bờ sông • Hỏi đá • Thơ hòn đá • Thiếu phụ nhân phóng uế tại hà bạn, hỉ vịnh)
  • Gặp sư ni (Đồng trung ngộ nỉ hỉ tác)
  • Giễu mình chưa đỗ (Vị đệ tự trào)
  • Gửi bác Châu Cầu (Gửi cho ông Châu Cầu)
  • Gửi ban tu thư
  • Gửi người con gái xóm Đông bài 1
  • Gửi người con gái xóm Đông bài 2
  • Gửi ông đốc học Ngũ Sơn (Ký bản tỉnh đề học Ngũ Sơn • Mừng đốc học Hà Nam • Mừng ông Ngũ Sơn ra làm đốc học • Tặng đốc học Nguyễn công)
  • Hoài cổ (Trường thành hoài cổ)
  • Học trò phụ công thầy
  • Hỏi đá
  • Hỏi thăm quan tuần mất cướp
  • Hội Tây
  • Khai bút
  • Không chồng trông bông lông (Muốn lấy chồng)
  • Khuyên người làm lẽ
  • Khuyên Từ Hải hàng
  • Khuyên vợ cả
  • Kiếm một cơi giàu – Xin đôi câu đối
  • Kiều bán mình chuộc cha (Bán mình chuộc cha • Nạn bán mình)
  • Kiều chơi tết thanh minh
  • Lấy Tây
  • Lên lão Năm mươi thọ
  • Lụt chèo thuyền đi chơi
  • Mắc tay Hoạn Thư Hoạn Thư ghen
  • Mậu Thân tự thọ Cảm hứng • Đại thọ
  • Mẹ Mốc
  • Mua quan tài
  • Mục hạ vô nhân
  • Mừng anh vợ
  • Mừng đốc học Hà Nam (Di Hà Nội đốc học Liên Bạt Nguyễn Nhã Sĩ công)
  • Mừng ông lão hàng thịt
  • Mừng ông nghè mới đỗ
  • Ngán đời
  • Nghìn năm bia đá – Trăm tuổi răng long
  • Nguyên đán ngẫu vịnh (Mừng con dựng được nhà • Tặng tử Hoan lạc thành tân gia • Ngẫu thành)
  • Nhà chỉn rất nghèo thay – Bà đi đâu vội mấy
  • Nhân sinh thích chí
  • Nhất cận thị – Sống ở làng
  • Nhất vợ, nhì giời
  • Nước lụt Hà Nam
  • Nước lụt hỏi thăm bạn (Thăm bạn • Thăm quan Bùi Châu Cầu)
  • Ông phỗng đá bài 1 (Ông tượng sành đứng trên núi non bộ)
  • Ông phỗng đá bài 2 (Hỏi phỗng đá • Vịnh ông lão đá • Thạch lão nhân ca)
  • Phú đắc
  • Phú ông đồ ngông
  • Tặng bà Hậu Cẩm
  • Tặng bạn mở ti rượu
  • Tặng cô đào Lựu
  • Tặng đốc học Hà Nam
  • Than già Thân già
  • Than nghèo
  • Than nợ
  • Thầy đồ mắc lừa gái
  • Thiên hạ dại – Ông nay khôn
  • Thơ khuyên học
  • Thu ẩm (Uống rượu mùa thu • Mùa thu ngồi mát uống rượu • Dạ toạ ngẫu tác)
  • Thu điếu (Câu cá mùa thu • Mùa thu ngồi mát câu cá • Thu dạ điếu đĩnh)
  • Thú quê
    • Điền gia tự thán
    • Điền gia ngữ
    • Thuật đồ gian phụ nữ tương thoại điền gia kế
    • Chốn Quê
    • Làm Ruộng
  • Thu vịnh (Vịnh mùa thu • Mùa thu ngồi mát ngâm thơ )
  • Tổng vịnh Kiều
  • Trọc đầu
  • Trời nói (I)
  • Trời nói (II)
  • Tự thuật (Hí tác • Ngẫu hứng • Vọng tưởng hí tác)
  • Tự trào (Cảm hứng • Đề ảnh)
  • Văn tế mẹ làm hộ người cùng xã
  • Văn Tế Ngạc Nhi
  • Về hay ở (Chim chích choè)
  • Vịnh núi An Lão
  • Vịnh nước lụt
  • Vịnh sư (Vịnh sư chùa Long Hội)
  • Vịnh tiến sĩ giấy bài 1 (Vịnh ông tiến sĩ giấy)
  • Vịnh tiến sĩ giấy bài 2 (Ông nghè tháng tám)

Xem thêm chùm 👉 Thơ Trào Phúng Nguyễn Khuyến

Những Bài Thơ Trào Phúng, Châm Biếm Của Nguyễn Khuyến

Tổng hợp các bài thơ trào phúng, châm biếm hay nhất của Nguyễn Khuyến.

Thú Quê

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Cua Chơi Trăng

Vằng vặc đêm thu ánh xế chừng,
Ham thanh, cua mới muốn chơi trăng.
Nghiêng mai lách ngược qua dòng biếc,
Ghé yếm bò ngang nhởn bóng hằng.
Cung quế chờn vờn hương mới bén,
Vườn đào thoang thoảng gió như nâng.
Một mai cá nước cua vui phận,
Trăng muốn tìm cua, dễ được chăng?

Chừa Rượu

Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.

Cò Mổ Trai

Trai sao chẳng biết tính con cò?
Mày hở hang chi nó mổ cho!
Trai cậy dày mu không khép kín,
Cò khoe dài mỏ chực ăn to.
Thôi về bãi bể cho êm ái,
Để mặc bên sông nó gật gù.
Cò trắng dẫu khôn đành gác mỏ,
Trai già chờ lúc lại phơi mu.

Gái Goá Than Lụt

Con tạo ghen chi gái má hồng,
Mà đem nước đến vỗ tầm vông.
Gió lùa cửa cống bèo man mác,
Trăng xỏ buồng trai bóng phập phồng.
Những sợ anh kình rình rưới rốn,
Lại lo chú chuối lẩn bên hông.
Quản chi điểm phấn trang hồng nữa,
Chỉ biết nơi sâu với chốn nông.

Than Nghèo

Chẳng khôn cũng biết một hai điều
Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo.
Danh giá dường này không nhẽ bán,
Nhân duyên đến thế hãy còn theo.
Tấm lòng nhi nữ không là mấy,
Bực chí anh hùng lúc túng tiêu.
Có lẽ phong trần đâu thế mãi,
Chốn này tình phụ, chốn kia yêu.

Anh Giả Điếc

Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Toạ trung đàm tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à!

Hoài Cổ

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.

Chế Học Trò Ngủ Gật

Trò trẹt chi bay học cạnh thầy,
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi đâu đây la liệt đảo,
Ma men chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.

Đùa Ông Đồ Cự Lộc

Mưỡu:
Văn hay chữ tốt ra tuồng,
Văn dai như chão, chữ vuông như hòm.
Vẻ thầy như vẻ con tôm,
Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương.

Nói:
Lịch sự ai bằng thầy Cự Lộc,
Gặp cô đầu nói mộc một vài câu:
Anh chẳng sang mà cũng chẳng giầu,
Hồ bao ních, rận bâu quanh chiếu.
Khăn nhuộm lờ lờ mùi nước điếu,
Nón chóp sơn vừa méo vừa tròn.
Quần vải to ngại giặt ngả màu son,
Giầy cóc gặm nhặt dây đàn khâu lấy.
Phong lưu ấy mà tình tính ấy,
Đến cô đầu vẫn thấy lả lơi bông,
Xinh thay diện mạo anh hùng!

Giới thiệu thêm về 🌿Thơ Phạm Tiến Duật 🌿Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Nguyễn Khuyến Về Thiên Nhiên

Dưới đây là danh sách các bài thơ của Nguyễn Khuyến về thiên nhiên hay nhất, cùng thưởng thức nhé!

Đêm Mùa Hạ

Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thực oi ả,
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Nỗi ấy biết cùng ai,
Cảnh này buồn cả dạ.
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đà sớm giục giã.

Thu Ẩm

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.

Đêm Đông Cảm Hoài

Nỗi nọ, đường kia xiết nói năng!
Chẳng nằm, chẳng nhắp, biết mần răng?
Đầu cành, mấy tiếng chim kêu tuyết.
Trước điếm, năm canh chó sủa trăng.
Bảng lảng lòng quê khôn chợp được.
Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng.
Canh gà eo óc đêm thanh thả,
Tâm sự này ai có biết chăng?

Trung Thu Tiền Nhất Nhật Dữ Huyện Doãn Dương Dân Nam Bang Vũ Quân Chu Trung Xướng Ca

中秋前一日與縣尹楊君南幫武君舟中唱歌

入夜煙波未十分,
孤舟蕩漾一風薰。
半空篙櫓侵江月,
滿坐琴歌遏白雲。
劇興未應愁此老,
幽懷聊為慰諸君。
近來只欲南窗臥,
瀟瑟胡笳不忍聞。

Phiên âm:

Nhập dạ yên ba vị thập phân,
Cô chu đãng dạng nhất phong huân.
Bán không cao lỗ xâm giang nguyệt,
Mãn toạ cầm ca át bạch vân.
Kịch hứng vị ưng sầu thử lão,
U hoài liêu vị uý chư quân.
Cận lai chỉ dục nam song ngoạ,
Tiêu sắt hồ già bất nhẫn văn.

Dịch thơ:

Chập tối mặt sông khói sóng nhen
Một cơn gió nhẹ lướt con thuyền
Lưng trời sào mái trăng sông lấn
Đàn sáo đầy thuyền mây lắng yên
Cao hứng chớ lo phiền dạ lão
Lòng riêng những muốn thoả anh em
Lâu nay chỉ muốn nằm chơi khểnh
Những thứ kèn hồ chẳng thích xem

Trung Thu Vô Nguyệt, Tam Nhật Hậu Hốt Nhiên Tình, Cảm Tác

中秋無月三日後忽然晴感作

平野已無山水遊,
兼之瑟瑟西風愁。
不知何處隱明月,
乃使此翁搔白頭。
唾罵文章成變雅,
蕭條景色入聲秋。
忽然晚見陰雲散,
竹影橫竿一小舟。

Phiên âm:

Bình dã dĩ vô sơn thuỷ du,
Kiêm chi sắt sắt tây phong sầu.
Bất tri hà xứ ẩn minh nguyệt,
Nãi sử thử ông tao bạch đầu.
Thoá mạ văn chương thành biến nhã,
Tiêu điều cảnh sắc nhập thanh thu.
Hốt nhiên vãn kiến âm vân tán,
Trúc ảnh hoành can nhất tiểu chu.

Dịch thơ:

Đồng quê sông núi có gì dâu,
Heo hắt hơi may lại gợi sầu.
Chẳng biết dì trăng đâu nấp bóng,
Để cho ông lão những vò đầu.
Văn chương mai mỉa đều thay giọng,
Phong cảnh đìu hiu đã nhuốm thu.
Bỗng thấy mây tan trời lại sáng,
Bóng tre thấp thoáng chiếc thuyền câu.

Canh Dần Thanh Minh

庚寅清明

積雨連朝今始晴,
不知此日是清明。
陰雲淡淡未全散,
喬木欣欣初向榮。
人過伊川悲野祭,
客從東洛感山傾。
北窗許久凄涼甚,
潤筆含杯意未平。

Phiên âm:

Tích vũ liên triêu kim thuỷ thanh,
Bất tri thử nhật thị thanh minh.
Âm vân đạm đạm vị toàn tán,
Cao mộc hân hân sơ hướng vinh.
Nhân quá Y Xuyên bi dã tế,
Khách túng Đông Lạc cảm sơn khuynh.
Bắc song hứa cửu thê lương thậm,
Nhuận bút hàm bôi ý vị bình.

Dịch thơ:

Sau mấy ngày mưa ló măt trời,
Nào hay đã đến thanh minh rồi.
Mây đen lảng vảng chưa tan hết,
Cây cối xanh xanh đã nảy chồi.
Qua đất Y Xuyên người đứng tế,
Về miền Đông Lạc tiếng chuông hồi.
Bấy lâu cửa bắc ngồi buồn bã,
Uống rượu làm thơ dạ chẳng nguôi.

Canh Tý Xuân

庚子春

吾年六十六之年,
歲月侵尋亦可憐。
疎闊齒牙如二甲,
蓬菘毛髮亦更番。
三朝夕後酒將罄,
萬綠叢中花欲然。
老病近來吟興少,
春寒無事抱爐眠。

Phiên âm:

Ngô niên lục thập lục chi niên,
Tuế nguyệt xâm tầm diệc khả liên.
Sơ khoát xỉ nha như nhị giáp,
Bồng tùng mao phát diệc canh phiên.
Tam triêu tịch hậu tửu tương khánh,
Vạn lục tùng trung hoa dục nhiên.
Lão bệnh cận lai ngâm hứng thiểu,
Xuân hàn vô sự bão lô miên

Dịch thơ:

Năm nay sáu sáu tuổi trời
Mỏi mòn năm tháng chẩy trôi mà buồn
Lợi răng lục đục đôi phương
Rối bời râu tóc nhuốm sương trên đầu
Qua ba ngày tết vơi bầu
Hoa trong chậu cảnh như hầu muốn rơi
Bệnh già thơ hứng cũng vơi
Rét đài sưởi ấm ngủ vùi mừng xuân

Hoàn Kiếm Hồ

還劍湖

不到劍湖三十年,
當時景色已茫然。
衡茅何處起樓閣,
笳礮但聲無管絃。
玄鳥歸來迷舊徑,
白鷗暮下宿寒煙。
可憐五百文章地,
尚有孤山石一拳。

Phiên âm:

Bất đáo Kiếm hồ tam thập niên,
Đương thì cảnh sắc dĩ mang nhiên.
Hành mao hà xứ khởi lâu các,
Già pháo đãn thanh vô quản huyền.
Huyền điểu quy lai mê cựu kính,
Bạch âu mộ hạ túc hàn yên.
Khả liên ngũ bách văn chương địa,
Thượng hữu cô sơn thạch nhất quyền.

Dịch thơ:

Ba chục năm trời cảnh vắng ta,
Hồ Gươm dấu cũ đã phai nhoà.
Tranh tre khắp chốn thành lầu gác,
Kèn súng thâu đêm, bặt trúc tơ.
Chiếc én tìm về quên lối cũ,
Đàn cò tối đậu lẫn sương mờ.
Năm trăm năm cũ nơi văn vật,
Còn sót hòn non một nắm trơ!

Chơi Núi Non Nước

Chom chỏm trên sông đá một hòn,
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn?
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ,
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con.
Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch,
Hòn câu Thái phó tảng rêu tròn.
Trải bao trăng gió xuân già giặn,
Trời dẫu già, nhưng núi vẫn non.

Chơi Chợ Trời Hương Tích

Ai đi Hương Tích chợ trời đi!
Chợ họp quanh năm cả bốn thì.
Đổi chác người tiên cùng khách bụt,
Bán buôn gió chị lại trăng dì.
Yến anh chào khách nhà mây toả,
Hoa quả bày hàng điếm cỏ che.
Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ,
Bán mua mặc ý muốn chi chi.

10+ Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Khuyến

Cuối cùng là 10+ bài thơ hay nhất của Nguyễn Khuyến, mời bạn đọc thưởng thức.

Thu Vịnh 

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Tổng Vịnh Kiều

Kiều nhi giấc mộng khéo như cười,
Tỉnh dậy xuân xanh quá nửa rồi,
Số kiếp bởi đâu mà lận đận?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi!
Cành hoa vườn Thuý duyên còn bén,
Giọt nước sông Tiền nợ chửa xuôi.
Chẳng trách chàng Kim đeo đẳng mãi,
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi.

Thu Điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Bạn Đến Chơi Nhà

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.

Ăn Mày

Gõ cửa làm chi quấy cả ngày,
Hỏi ra mới biết lão ăn mày.
Ăn mày chớ có ăn tao nhé,
Gạo kém, đồng khô thế mới rầy.

Cảm Tác

感作

墨綬銅章十二年,
此身日望聖朝憐。
病因多事且休矣,
腹有一餐猶果然。
去國豈無朋輩在,
歸家未必子孫賢。
曚曨把盞從今事,
祇恐遺洿到簡編!

Phiên âm:

Mặc thụ đồng chương thập nhị niên,
Thử thân nhật vọng thánh triều liên.
Bệnh nhân đa sự thả hưu hĩ,
Phúc hữu nhất xan do quả nhiên.
Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
Quy gia vị tất tử tôn hiền.
Mông lung bả trản tòng kim sự,
Chỉ khủng di ô đáo giản biên!

Dịch thơ:

Mười mấy năm qua, ấn với thao,
Thân này mong được đức vua yêu.
Việc nhiều hay ốm, đành hưu vậy,
Ngày một lần ăn, chửa nỗi nào.
Giúp nước, bạn bè còn lại đó,
Về nhà, con cháu chắc hiền đâu?
Từ đây ngất ngưởng ngồi nâng chén,
Lại sợ làm nhơ sử sách sao?

Đề Ảnh

題影

吾研吾面皮,
吾心吾弗知。
日月鬚添白,
風塵色漸緇。
百杯形贈影,
千歲我為誰。
俯仰一何想,
煙波無盡奇。

Phiên âm:

Ngô nghiên ngô diện bì,
Ngô tâm ngô phất tri.
Nhật nguyệt tu thiêm bạch,
Phong trần sắc tiệm truy.
Bách bôi hình tặng ảnh,
Thiên tuế ngã vi thuỳ.
Phủ ngưỡng nhất hà tưởng,
Yên ba vô tận kỳ.

Dịch thơ:

Nhìn ngoài chỉ thấy da ta
Lòng ta thì đến chính ta chẳng tường
Tháng ngày râu tóc điểm sương
Xạm đen gió bụi dặm trường mầu da
Nhìn hình trăm chén chuốc ta
Ngàn sau chẳng biết ta là ai đây
Trông lên nhìn xuống cao dầy
Tân kỳ sóng nước khói mây mịt mùng.

Cảm Hứng Tuổi Già

Tháng ngày thấm thoắt tựa chim bay,
Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay.
Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ!
Răng long ngày trước hãy còn đây.
Câu thơ được chửa? Thưa rằng được.
Chén rượu say rồi. Nói chửa say.
Kẻ ở trên đời lo lắng cả,
Nghĩ ra ông sợ cái ông này.

Duyên Nợ

Mưỡu:
Cái duyên hay cái nợ nần,
Khi xa xa lắc, khi gần gần ghê.
Dấu hồng còn gửi tuyết nê,
Khi bay nào biết đông tê bóng hồng.

Nói:
Giai nhân nan tái đắc,
Mười ba năm một giấc bâng khuâng.
Động hơi thu chợt nhớ đến vầng trăng,
Chén non nước tưởng chừng đâu bữa nọ.
Quá nhãn quang âm quân dĩ ngộ,
Thiếu thời phong độ ngã do liên.
Lại may mà gió mát đưa duyên,
Mượn thơ thánh, đàn tiên khuây chuyện cũ.
Đối tửu mạc đề ly biệt cú,
Chốn non Vu vân vũ hãy đi về.
 Cánh hồng nào biết đông tê.

Than Nợ

Quản chi công nợ có là bao!
Nay đã nên to đến thế nào?
Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi,
Chục năm chục bảy tính nhiều sao?
Ra đường kẻ cả dừng chân hỏi,
Vào cửa người sang ngửa mặt chào.
Quyết chí phen này trang trải sạch,
Cho đời rõ mặt cái thằng tao.

Tự Trào

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Khai Bút

Ình ịch đêm qua trống các làng,
Ai ai mà chẳng rước xuân sang.
Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén,
Bút mới vui tay thử một hàng.
Ngoài luỹ cắp cô cò cụ Tổng,
Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang.
Một năm một tuổi, trời cho tớ,
Tuổi tớ trời cho, tớ lại càng…

Đừng bỏ lỡ các thông tin thú vị về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰 Tuyển tập thơ hay

Viết một bình luận