Thohay.vn tổng hợp cho các bạn đọc đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến và những bài thơ trào phúng Nguyễn Khuyến hay nhất sau đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Đôi Nét Về Nhà Thơ Nguyễn Khuyến
Nội dung đầu tiên, các bạn hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến tại bài viết sau đây nhé.
Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.
Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan, nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.
Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).
Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất tốt đẹp cần học hỏi trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Xem ngay nội dung bài 👉 Chợ Đồng Của Nguyễn Khuyến
Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Khuyến
Gửi đến các bạn đọc về phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến tại bài viết sau đây.
- Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.
- Bên cạnh đó, thơ ông còn phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.
=> Trong bộ phận thơ Nôm, nhà thơ Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.
Chia sẽ bạn bài thơ hay của Nguyễn Khuyến⚡Khóc Dương Khuê
Đặc Điểm Thơ Trào Phúng Của Nguyễn Khuyến
Dưới đây là những đặc điểm thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến mà có thể bạn chưa biết đến. Mời bạn tham khảo.
Thơ văn Nguyễn Khuyến thường mang nhiều nét có tính chất trào lộng, châm biếm. Tính chất châm biếm, trào lộng này cũng do nội dung tư tưởng của thơ văn ông và tình trạng tầng lớp ông quy định.
Thái độ trào phúng của Nguyễn Khuyến thường nhẹ nhàng, mát mẻ, nhiều khi kín đáo nhưng chua chát, sâu cay và thâm thuý.
Mức độ trào phúng của nhà thơ cao hay thấp, nặng hay nhẹ tuỳ từng đối tượng. Và thái độ châm biếm của ông thường là thái độ của kẻ đàn anh đứng ở vị trí trên mà nhiếc móc, mỉa mai kẻ dưới.
Giới thiệu bạn tác phẩm ➡️Thu Vịnh [Nguyễn Khuyến]⬅️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
Nghệ Thuật Trào Phúng Trong Thơ Nguyễn Khuyến
Bạn đã biết nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến là gì chưa? Nếu chưa thì hãy xem ngay bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây ngay nhé.
Thái độ trào phúng của thi nhân bao giờ cũng biểu lộ những sắc thái nghệ thuật đặc biệt. Sinh trước tú xương hơn 30 năm, được chứng kiến sự biến chuyển của xã hội trong buổi giao thời một cách trọn vẹn, Nguyễn Khuyến không vội vàng hấp tấp.
Thi nhân là một nho sinh cho nên không ưa lối biểu lộ tình cảm một cách ồ ạt, suống sã. Khi châm biếm, đùa cợt Nguyễn Khuyến vẫn giữ được cái cười kín đáo tế nhị và sâu xa.
a. Lối chỉ trích kín đáo:
Lời lẽ kín đáo được xem là một đặc tính nghệ thuật trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khuyến. Thi nhân thường mượn một hình thức tầm thường bên ngoài để che đậy cái nội dung sâu kín bên trong. Mỗi lần muốn chỉ trích một đối tượng nào, nhà thơ thường không nêu đích danh mà chỉ dùng lối gián tiếp. Chẳng hạn, nói đến quan lại bất tài, Nguyễn Khuyến lại mượn hình ảnh tiến sĩ giấy để lên tiếng công kích mỉa mai.
b. Lời chỉ trích nhẹ nhàng:
Không những thế, vì hấp thu đạo đức Nho giáo lại thêm bản tính hiền hoà, lời chỉ trích của Nguyễn Khuyến không phải là nhứng lời trắng trợn, sỗ sàng, thi nhân cho rằng lối răn dạy, sự sửa lỗi phải nhẹ nhàng để người lầm lỗi đủ bình tĩnh nghiệm xét, may ra mà sửa lỗi chăng?
c.Ý sâu sắc chua cay:
Nhưng khi những thói hư tật xấu tiếp diễn, nho sinh có bổn phận khôi phục và duy thế đạo nhân tâm, nho sinh không chấp nhận tội lỗi, vì nếu lời trào phúng nhẹ nhàng hời hợt thì nhiệm vụ hoàn lương xã hội làm sao trọn vẹn được. Lời chỉ trích không nặng nề, song ý tứ phải sâu xa và nếu cần chứa luôn sự chua chát. Cái cười cảu Nguyễn Khuyến đậm đà, xa xôi.
d. Thái độ quân tử:
Dù sao, Nguyễn Khuyến cũng là bậc túc nho cho nên khi chỉ trích người đời thi nhân phải bảo vệ tác phong quân tử của mình. Thật vậy, trước khi thế trào, Nguyễn Khuyến đã tự trọng, đem cái xấu xa của mình ra để mỉa mai.
Đón đọc tác phẩm 💛 Thu Ẩm [Nguyễn Khuyến] 💛 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất
Những Bài Thơ Trào Phúng Của Nguyễn Khuyến Nổi Tiếng
Tổng hợp cho các bạn đọc những bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến nổi tiếng tại bài viết say đây nhé.
- Tiến sĩ giấy
- Chừa rượu
- Anh Giả Điếc
- Ông phỗng đá
- Hội tây
- Đĩ cầu nôm
- Cua chơi trăng
- Gửi ông Đốc học
BẠN XEM THÊM 👉 BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Các Bài Thơ Trào Phúng Của Nguyễn Khuyến Hay
Tuyển tập thêm cho bạn đọc các bài thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay mà chúng tôi đã chọn lọc dưới đây.
Vịnh sư
Đầu trọc lốc bình vôi,
Nhảy tót lên chùa ngồi.
Y a kinh một bộ,
Lóc cóc mõ ba hồi.
Cơm chẳng cần cá thịt,
Ăn rặt oản, chuối, xôi.
Không biết câu tình dục,
Đành chịu tiếng bồ côi.
Hỏi thăm quan tuần mất cướp
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc, có đau không?
Bây giờ mới khẽ sầy da trán,
Ngày trước đi đâu mất mảy lông.
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!
Lời vợ anh phường chèo
Xóm bên đông có phường chèo trọ
Đương nửa đêm gọi vợ chuyện trò
Rằng: “ Ta thường làm quan to,
Sao người coi chẳng ra trò trống chi ?”
Vợ giận lắm mắng đi mắng lại:
“ Tuổi đã già sao dại như ri ?
Đêm hôm ai chẳng biết chi
Người ta biết đến thiếp thì hổ thay !
Ở đời có hai điều nên sợ:
Sống chết người, quyền ở trong tay
Thế mà chàng đã chẳng hay
Còn ai sợ đến phường này nữa chăng ?
Vả chàng vẫn lăng nhăng túng kiết
Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”
Thầy đồ ve gái góa
Ở goá thế gian này mấy mụ,
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy.
Yêu con cũng muốn cho thầy dạy,
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.
Chế học trò ngủ gật
Trò trẹt chi bay học cạnh thầy,
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi đâu đây la liệt đảo,
Ma men chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.
Hoài cổ
Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.
Đọc hiểu bài thơ🌱 Câu Cá Mùa Thu 🌱 Nội Dung, Nghệ Thuật