Chia sẻ cho bạn đọc thông tin về nhà thơ Tú Xương, đồng thời gửi đến bạn những bài thơ trào phúng của Tú Xương nổi tiếng nhất sau đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Đôi Nét Về Nhà Thơ Tú Xương
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng – trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời của ông không mấy thuận lợi trong thi cử, trải qua 8 khoa thi đều hỏng thế nhưng ông vẫn lựa chọn kiên trì đến cùng. Sự nghiệp văn học của ông đã để lại cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Hãy Thohay.vn tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Tú Xương tại bài viết sau đây nhé.
Trần Tế Xương hay còn có tên gọi khác là Tú Xương, ông sinh ngày 10-08-1871, mất ngày 20-01-1907. Tên thật của ông là Trần Duy Uyên, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, Trần Tế Xương là cái tên được đặt khi ông đi thi Hương.
Trần Tế Xương có quê quán ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học, từ nhỏ ông đã nổi tiếng rất thông minh, có tài đối thơ rất hay khiến ai ai cũng phải thán phục.
Tuy nhiên vì sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan nên tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày đen tối, điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách cũng như tư tưởng của ông.
Học hành tài giỏi nhưng đường thi cử của ông rất lận đận. Đi thi từ năm 15 tuổi nhưng mãi tới lần thứ 4 tức vào năm 1894 ông mới đỗ Tú tài, tiếp sau đó ông lại trượt thêm 5 lần khoa thi cử nhân nên dấu ấn thi rớt luôn in đậm trong tiềm thức của ông.
Trần Tế Xương cưới vợ và sinh được 8 người con – 6 trai và 2 gái. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì con đông, nhà nghèo, công việc lại không ổn định nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông – bà Phạm Thị Mẫn hay còn gọi bà Tú chăm lo và quán xuyến.
Năm 1907, ông đột ngột qua đời trong một cơn cảm lạnh, để lại sự tiếc nuối cho nhiều người yêu quý con người cũng như tài năng của ông.
Xem thêm chùm ❤️️ Các Bài Thơ Tú Xương Viết Về Vợ Hay Nhất ❤️️
Phong Cách Sáng Tác Của Trần Tế Xương
Bạn đã biết phong cách sáng tác của Trần Tế Xương là như thế nào chưa? Nếu chưa biết thì hãy xem ngay nội dung mà chúng tôi chia sẻ sau đây để biết rõ hơn nhé.
- Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Trần Tế Xương đó chính là sự kết hợp hài hòa và ấn tượng giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình nhằm thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với đất nước, cuộc đời và con người.Kết cấu bài thơ không gò bó. Tính phóng túng trong suy nghĩ cũng như trong tính tình đã đem vào khuôn khổ thể thơ bảy chữ tám câu nhiều nét mới đã phá vỡ mọi qui định
- Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, Tú Xương sử dụng tiếng cười làm vũ khí. Ở Tú Xương không có cái nhàn nhạt, cái lưng chừng, cười là cười phá, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa máu.
- Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.
- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Xem ngay ❤️️ Thơ Trào Phúng Là Gì ? ❤️️ Bài Thơ Trào Phúng Hay Nhất
Đặc Điểm Thơ Trào Phúng Của Tú Xương
Thơ trào phúng của Tú Xương dùng tiếng cười để phê phán những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa,… nhằm hướng con người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân văn hoặc lí tưởng sống cao đẹp.
Nghệ Thuật Trào Phúng Trong Thơ Trần Tế Xương
Nghệ thuật trào phúng là một đặc điểm nổi bật trong thơ của Trần Tế Xương, giúp tác phẩm của ông trở nên sắc nét, giàu cảm xúc và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nghệ thuật này thường được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh, và biểu đạt. Dưới đây là một số điểm cụ thể về nghệ thuật trào phúng trong thơ Trần Tế Xương:
- Châm Biếm, Trào Phúng: Ông thường sử dụng châm biếm, trào phúng để chỉ trích, phê phán những vấn đề xã hội, nhân văn, chính trị, thể hiện sự bức xúc và không hài lòng với tình hình hiện tại.
- Sử Dụng Từ Ngữ Đặc Sắc: Trần Tế Xương sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu hình ảnh và biểu cảm, giúp tác phẩm của ông trở nên sắc nét và ấn tượng.
- Biểu Hiện Sự Thông Thái: Nghệ thuật trào phúng trong thơ Trần Tế Xương còn biểu hiện sự thông thái, sâu sắc trong nhận định về xã hội và con người.
- Tính Hài Hước: Mặc dù mang tính chất phê phán, nhưng nghệ thuật trào phúng trong thơ của ông thường được thể hiện qua các tình huống hài hước, làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và thú vị.
Thơ Tú Xương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của trào lưu thơ trào phúng, góp phần phê phán xã hội phong kiến đương thời và thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân của mình.
Xem thêm chùm 👉 Thơ Chúc Tết Của Tú Xương [Tuyển Tập Những Bài Hay Nhất]
Những Bài Thơ Trào Phúng Của Tú Xương Nổi Tiếng
Thohay.vn tổng hợp cho các bạn những bài thơ trào phúng của Tú Xương nổi tiếng nhất mà có thể bạn chưa biết đến. Mời bạn tham khảo.
- Thói Đời
- Năm Mới Chúc Nhau
- Vịnh Khoa thi hương (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
- Than Thân
- Bợm Già
- Quan Tại Gia
- Đất Vị Hoàng
- Ông cò
- Vì Tiền
- Mùa Nực Mặc Áo Bông
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thương Vợ [Tú Xương] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Các Bài Thơ Trào Phúng Của Tú Xương Hay
Sau đây là các bài thơ trào phúng của Tú Xương hay mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn đọc. Bạn xem thêm nhé.
Bỡn Tri Phủ Xuân Trường
Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”!
Ba Cái Lăng Nhăng
Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!
Đi Hát Mất Ô
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi em, em cứ ậm ờ không thưa
Chỉn e rầy gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình?
Nghèo
Chẳng khôn cũng biết một hai điều,
Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo.
Danh giá nhường này không lẽ bán,
Nhân duyên đến thế hãy còn theo.
Tấm lòng nhi nữ không là mấy,
Bực chí anh hùng lúc túng tiêu.
Có lẽ phong trần đâu thế mãi
Chốn này tình phụ, chốn kia yêu.
Tự Cười Mình
1.
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành
2.
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười thằng bé nó hay chơi
Cho hay công nợ âu là thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi
Còn dăm ba chữ nhồi trong bụng
Khéo khéo không mà nó cũng rơi
Giới thiệu bài 🔰 Văn Tế Sống Vợ của Trần Tế Xương🔰