Bài Thơ Than Thân Của Tú Xương ❤️️ Ý Nghĩa, Cảm Nhận ✅ Thohay.vn Bật Mí Cho Bạn Đọc Đôi Nét Tiểu Sử Về Nhà Thơ Tú Xương.
NỘI DUNG CHÍNH
Bài Thơ Than Thân Của Tú Xương
Bài thơ: Than thân
Tác giả: Trần Tế Xương
Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi,
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương thí không đâu cả,
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi.
Gạo cứ lệ ăn đong bữa một,
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẽ:
Trêo ghẹo người ta thế nữa thôi?
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Các Bài Thơ Tú Xương Viết Về Vợ Hay ❤️️ Bất Hủ Nhất
Ý Nghĩa Bài Thơ Than Thân Của Tú Xương
Bài thơ Than thân của Tú Xương là một bài thơ trào phúng, phản ánh cuộc đời khổ cực và bất công của một nhà nho nghèo túng, thất bại trong thi cử. Bài thơ mang ý nghĩa về sự châm biếm và phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến đang suy đồi và đàn áp nhân dân.
Đôi Nét Về Tác Giả Tú Xương
Cùng thohay.vn tìm hiểu đôi về về tác giả Tú Xương bên dưới.
1. Tiểu sử
- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương
- Quê quán: làng Vị Xuyên – huyện Mĩ Lộc – tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).
- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân:
- Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906).
- Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm).
- Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,…
- Một số tác phẩm như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,…
b. Phong cách nghệ thuật
- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.
- Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.
- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Thói Đời Của Tú Xương ❤️️ Nội Dung, Phân Tích