Chợ Đồng Của Nguyễn Khuyến [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]

Bài Thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Cập Nhật Ngay Hoàn Cảnh Sáng Tác, Nghệ Thuật, Ý Nghĩa Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Chợ Đồng

Ta đã biết đến với nhiều tên chợ nổi tiếng như chợ huyện, hay chợ Viềng và cũng không thể không thể không nhắc tới chợ Đồng – một phiên chợ của quê hương Tam Nguyên Yên Đổ được hiện lên ngày giáp Tết trong thơ Nguyễn Khuyến.

Chợ đồng
Tác giả: Nguyễn Khuyến

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Giới thiệu tác phẩm ➡️Thu Vịnh [Nguyễn Khuyến]⬅️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chợ Đồng

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chợ đồng, cụ Nguyễn Khuyến đã viết nên tác phẩm này nhờ cảm hứng ngôi chợ Và ở làng Vị Hạ quê ông.

Nguyễn Khuyến sau khi rời chốn quan trường nhiễu nhương, lui về ở ẩn ở quê nhà, đó là làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

Làng Vị Hạ có chợ họp ở trong làng, gọi là chợ Và. Hàng năm cứ đến phiên chợ cuối tháng Chạp (chợ sắm Tết) nhân dân lại dời chợ ra họp ở một cánh ruộng mạ phía sau làng, nên gọi là chợ Đồng. Từ năm 1949, quân Pháp về đóng đồn ở làng Vị Hạ thì chợ Và cũng thôi không họp nữa, và tục họp chợ Đồng vào cuối năm cũng mất.

Ý Nghĩa Bài Thơ Chợ Đồng

Bài thơ Chợ Đồng thể hiện tâm trạng thất vọng, chán chường của Nguyễn Khuyến khi chứng kiến nhịp sống của người dân nơi chợ Đồng. Phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Năm cũ sắp qua, năm mới đang dần đến mà cái cái nghèo, cái túng đói vẫn ám ảnh đời sống dân quê.

Đón đọc tác phẩm💚 Thu Ẩm [Nguyễn Khuyến] 💚 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất

Đọc Hiểu Bài Thơ Chợ Đồng

Hướng dẫn bạn cách đọc hiểu bài thơ Chợ Đồng hiệu quả nhất.

👉 Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Đáp án: Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

👉 Câu 2. Xác định thời gian, không gian được miêu tả trong bài thơ.

Đáp án:

  • Thời gian: Tháng chạp hai mươi bốn – thời gian giáp Tết;
  • Không gian: Không gian của chợ quê – khi tan chợ

=> Thời gian gần hết một năm thường gợi lên nhiều suy tư; không gian quen thuộc gợi lên nhịp sống, bộ mặt của mỗi làng quê.

👉 Câu 3. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu: Hàng quán người về nghe xao xác – Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Đáp án:

  • Biện pháp nghệ thuật: Đối lập Hàng quán >< Nợ nần; người về >< năm hết; nghe xao xác >< hỏi lung tung.
  • Tác dụng: Gợi lên không khí buồn của hình ảnh chợ tan, người về xao xác, xen vào đó là âm thanh hỏi – đòi nợ nhau của những người đi chợ. Hình ảnh được miêu tả trong hai câu thơ đặt trong sự đối lập nhưng bổ sung ý nghĩa cho nhau, tạo ấn tượng về cuộc sống túng thiếu, nợ nần của dân quê. Qua đây cho ta cảm nhận được tâm trạng buồn, xót xa của tác giả.
  • Phép đối còn làm cho lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.

👉 Câu 4. Nhận xét về tâm trạng, cảm xúc của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ.

Đáp án: Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn của Nguyễn Khuyến khi chứng kiến nhịp sống của người dân qua cảnh chơ Đồng. Tan chợ, phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Năm cũ sắp qua, năm mới đang dần đến mà cái cái nghèo, cái túng đói vẫn ám ảnh đời sống dân quê. Nỗi buồn khiến nhà thơ chìm vào suy tư, vậy nên âm thanh của “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng” như khiến nhà thơ giật mình trở về với thực tại.

👉 Câu 5. Hình ảnh thôn quê trong bài thơ Chợ Đồng có nét gì giống và khác so với hình ảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu ?

Đáp án: Hình ảnh thôn quê trong bài thơ Chợ Đồng có nét giống và khác so với hình ảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu:

  • Giống: Đều là khung cảnh thôn quê với những hình ảnh mộc mạc, quen thuộc của vùng nông thôn xứ Bắc;
  • Khác: Cảnh thôn quê trong bài thơ Câu cá mùa thu dù phảng phất nỗi buồn của sự tĩnh lặng nhưng về tổng thể vẫn là một bức tranh thu đẹp, thơ mộng. Còn cảnh thôn quê trong bài Chợ Đồng dù có âm thanh ồn ào của cảnh chợ nhưng lại gợi lên nét vẽ đậm chất hiện thực của vùng quê nghèo đói, khổ cực.

Xem thêm 🎊Bạn Đến Chơi Nhà🎊Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nghĩ, Phân Tích

Nghệ Thuật Bài Thơ Chợ Đồng

Tổng kết các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến.

  • Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
  • Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ đó chính là biểu cảm.
  • Biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong trong câu: “Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.” – “Dở trời, mưa bụi còn hơi rét” mang hàm nghĩa chỉ cảnh lầm than, nỗi cơ cực của nhân dân, của bà con dân cày nghèo khổ.
  • Sử dụng biện pháp đối thông qua hai câu thơ: “Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung.“. Nhấn mạnh sự đối lập giữa khung cảnh chợ Đồng, nói lên cái buồn của sự đói nghèo càng được nhân lên khi năm hết Tết đến rồi.

4+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chợ Đồng Hay Nhất

Sưu tầm một số mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Chợ Đồng hay nhất, cùng theo dõi ngay nhé!

Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Chợ Đồng Hay

Thi sĩ Xuân Diệu từng mệnh danh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. Yên Đổ, Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng là nơi chôn nhau cắt rốn của Nguyễn Khuyến. Với tuổi đời 75, chỉ có 12 năm đi làm quan, còn lại trên nửa thế kỉ, ông gắn bó với làng xóm quê hương đi “Vườn Bùi, chốn cũ”, với núi An Lão, chợ Đồng,… thân yêu.

Nguyễn Khuyến đã mất non thế kỉ nhưng thơ ông, trái tim ông vẫn sống, vẫn gắn bó với cảnh dân tình dân. Cuộc sống thôn dã bình dị như thấm vào câu chữ bài thơ “Chợ Đồng” này. Ta đã biết nhiều tên chợ, phiên chợ trong ca dao, dân ca. “Chợ huyện một tháng sáu phiên – Gặp cô hàng xén kết duyên Châu – Trần; “Chợ Viềng năm có một phiên – Cái nón em đội cũng tiền anh trao”. Và chợ Đồng quê hương Tam Nguyên Yên Đổ.

Hai câu thơ đầu như một lời nhẩm tính chợt nhớ ra và còn hỏi, tự hỏi mình hay còn hỏi bà con đi chợ về?

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?

Làng Vị Hạ, quê hương Nguyễn Khuyến có chợ. Và còn gọi là chợ Đồng, mỗi tháng có chín phiên họp vào ngày chấn: 4, 6,10, 14, 16, 20, 24, 26, 30. Ba phiên chợ cuối năm, chợ không họp trong làng nữa, chợ Tết nên họp ở cánh nương mạ, cạnh một ngôi đền cổ ba gian.

Những năm được mùa, chợ Đồng, ba phiên chợ Tết đông vui lắm. Trái lại, những năm mất mùa, chợ Đồng thưa thớt người mua hán.

Câu thơ thứ nhất nhắc đến một nét đẹp của quê hương. Tết đã đến, ngày hai mươi bốn tháng chạp, chợ Đồng vào phiên. Hai tiếng “năm nay” thời gian không xác định. Có phải đó là năm Quý Tị (1983), năm Ất Tị (1905) đê sông Hồng bị vỡ, vùng Hà Nam bị lụt lớn: “Tị trước Tị này chục lẻ ba – Thuận dòng nước cũ lại bao la…” (Vịnh lụt). Năm tiếng “chợ họp có đông không” như một tiếng thở dài đằng sau câu hỏi nhỏ. Cầu thơ chứa đầy tâm trạng; tâm trạng của một nhà nho gắn bó với bao nỗi vui buồn của nhân dân giữa thời loạn lạc, đói rét, lầm than.

Tiếp theo là hai câu thơ 3, 4 trong phần “thực” thêm mội câu hỏi nữa, diễn tả nỗi lòng nhà thơ. Ta như cảm thấy một ông già lụ khụ, tay chống gậy trúc, ngơ ngác nhìn trời, tự hỏi:

Dở trời mưa bụi còn hơi rét,
Uống rượu tường đền được mấy ông.

Dở trời là thời tiết không thuận. Mưa bụi, mưa phùn liên miên, đường sá, “ngõ trúc quanh co” nơi làng quê lại bùn lầy, nhớp nháp, cả một miền quê năm hết Tết đến chỉ còn “hơi rét”. Cái rét trong lòng người rét rà, hơi rét của đất trời cùng với mưa bụi trắng trời như vây chặt lấy bà con nơi chốn quê lam lũ. Câu thơ “Dở trời mưa bụi còn hơi rét” mang hàm nghĩa về cảnh lầm than, nỗi cơ hàn của nhân dân, của bà con dân cày nghèo khổ, cực nhọc. Chợ Đồng đang họp trong mưa rét.

“Nếm rượu tường đền” là một nét đẹp, cổ truyền diễn ra trong ba phiên chợ Đồng cuối năm. Các bô lão làng Vị Hạ vẫn ngồi tựa lưng vào tường đền “nếm rượu”, xem thứ rượu nào ngon thì mua để tế lễ thánh trong dịp Tết và đầu xuân. Chỉ một nét đẹp trong phong tục quê hương vẫn được Nguyễn Khuyến nhắc đến với bao tình cảm mến yêu và trân trọng. “Được mấy ông?” vì còn có bao cụ già nữa, thưa thớt, vắng vẻ cả rồi. Câu thơ thứ tư ý tại ngôn ngoại, đã thể hiện nỗi buồn bơ vơ, cô đơn của một nhà nho bất đắc chí, như ông đã nói trong bài “Gửi bạn”:

Đời loạn đi về như hạc độc,
Tuổi già hình bóng tựa mây côi.

Hoặc

Xuân về ngày loạn cùng lơ láo,
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ.
(Ngày xuân dặn các con)

Hai câu 3, 4 chỉ một vài nét đơn sơ, tác giả đã tái hiện lại khung cảnh, không khí buồn tẻ của phiên chợ Đồng “năm nay” thưa thớt vắng vẻ, buồn trong mưa rét. Nó có giá trị hiện thực phản ánh cảnh dân, tình trên miền Bắc nước ta một trăm năm về trước.

Nguyễn Khuyến có tài ghi lại không khí cuộc sống dân dã vào trong những câu thơ của mình. Đây là cảnh chợ tan nhà thơ tả những âm thanh, những tiếng đời ông nghe được:

Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Có người cho rằng bài thơ “gợi lên không khí rộn rịp cảnh chợ Đồng” trong hai câu 5, 6 này. Xuân Diệu đã hiểu ngược lại, thi sĩ nói: “người về” không phải là về họp mà là ra về; càng về cuối chợ, có cái huyên thuyên của sự rã đám, kẻ đòi nợ càng thúc người chịu nợ… Cái âm “xáo xác” đối với cái thanh “lung tung”. Xao xác nghĩa là ồn ào mà ngơ ngác. Lung tung là rắc rối, loạn xạ cả lên. Tan chợ, phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Cái nghèo túng đang đè nặng xóm làng quê.

Cảnh hàng quán mua bán “nghe xáo xác”. Cái buồn của sự đói nghèo càng được nhân lên khi năm hết Tết đến rồi.

Hai câu trong phần thực nói về cái rét, hai câu trong phần luận tả cái nghèo. Có nỗi khổ nào lớn hơn cái nỗi khổ cơ hàn? Vạn khổ bất như bần? Dân gian có câu: “Thứ nhất con đói, thứ hai nợ đòi, thứ ba nhà dột”. Đó là ba cái khổ của người nghèo xưa nay. Nguyễn Khuyến đã nghe được bao nỗi đời cay cực của nhân dân trong xã hội cũ, nên ông mới viết thâm thía như vậy: “Nợ nần năm hết hồi lung tung”. Ông đã chỉ ra nguyên cớ của cái nghèo, cái rét ấy:

Năm nay cày cấy vẫn chan thua,
…….
Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho!
(Chốn quê)

Trở lại bài “Chợ Đồng” hai câu kết chứa chất bao tâm trạng. Người đi chợ về đã vãn. Một mình nhà thơ đứng bơ vơ nhẩm tính. “Dăm ba ngày nữa tin xuân tới”, năm cũ dần qua, năm mới dần sang. Cái nghèo, cái rét vẫn là nỗi lo, nỗi buồn man mác. Chợt nhà thơ giật mình trước cái âm thanh “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng”.

Tác giả vận dụng tài tình điển tích về tiếng pháo trúc xua đuổi ma quỷ của Lý Điền ngày xưa bên Trung Quốc để tạo ra một ý mới. Tiếng pháo trúc “nhà ai” nổ “một tiếng đùng” như muốn xua đi cái nghèo đói của năm cũ để “Co cẳng đạp thằng bần ra cửa… Giơ tay bồng ông phúc vào nhà” (Nguyễn Công Trứ).

Nguyễn Khuyến đã từng chợt tỉnh khi nghe “Cú đâu đớp động dưới chân bèo”, và giờ đây trong cảnh “Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng” vãn, ông lại bồi hồi ngơ ngác lúc nghe “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng”. “Nhà ai” – không rõ, mơ hồ, xa xăm. Nỗi cô đơn của nhà thơ không thể nào kể xiết được:

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

“Tin xuân tới” với bao nỗi mong chờ cho dân cày mát mặt “nhờ trời” để dân làng Vị Hạ “được bát cơm no”. Nguyễn Khuyến tả cảnh chợ Đồng với bao nỗi buồn lo, le lói một niềm ước mong cho dân nghèo khi “tin xuân tới”. Đó là tấm lòng thương dân, lo đời đáng quý.

Nguyễn Khuyến mất năm 1909, đúng bốn mươi năm sau, giặc Pháp kéo quân tới chiếm đóng làng Vị Hạ, càn quét bắn phá dã man. Chợ Đồng tan từ đây, và tục họp chợ Đồng vào cuối năm cũng mất. Bài thơ “Chợ Đồng” của Nguyễn Khuyến như một tấm bia nói về cuộc sống và phong tục làng quê xưa. Bài thơ thất ngôn bát cú cho ta nhiều ấn tượng.

Ngôn ngữ bình dị, thuần Nôm. Giọng thơ trầm lặng, đượm một nỗi buồn man mác, cô đơn. Cảnh dân và tình dân được thể hiện qua một bút pháp điêu luyện. Cái hồn quê, cái tình quê như kết đọng qua âm thanh “xao xác”, qua hình ảnh “nếm rượu tường đền” của các bô lão tóc bạc phơ dưới làn mưa bụi “Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng’’… Nguyễn Khuyến vẫn đang hiển hiện cùng làng nước quê hương.

Xem ngay tuyệt chiêu 👉 5+ Cách Làm Thơ Tán Gái Đổ 100%

Cảm Nhận Bài Thơ Chợ Đồng Chọn Lọc

Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ dân tộc, là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Trong suốt hơn 70 năm cuộc đời thì đã có hơn 40 năm ông sống gắn bó với làng quê, thế nên ông chẳng lạ gì những con trâu, những ruộng đồng, củ khai củ sắn, cả những con cuốc con cò, vốn không mấy ai để ý. Phải nói hiếm thấy có một nhà thơ cổ điển nào lại đưa nhiều hình ảnh dân dã vào thơ của mình để viết thành những thi phẩm tinh tế, có nhiều ý nghĩa sâu sắc đến thế.

Chợ Đồng cũng vậy, vốn chỉ là một phiên chợ Tết nhưng vào thơ của Nguyễn Khuyến nó đã chở theo một niềm xúc cảm sâu xa, một nỗi đau của vị thi sĩ có tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

Nguyễn Khuyến sau khi rời chốn quan trường nhiễu nhương, lui về ở ẩn ở quê nhà, đó là làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

Làng ông có chợ Đồng, mỗi tháng họp chín phiên, dịp tết thì lại có ba phiên chợ tết, bình thường phiên chợ Tết đông vui và náo nhiệt lắm. Nhưng đến những năm đói kém, mất mùa hay có nhiều thiên tai thì chợ vắng hẳn, cho đến khi thực dân Pháp sang xâm lược, chợ Đồng đã thôi hẳn các phiên chợ, một giá trị văn hóa lâu đời cứ thế bị rơi vào quên lãng vì tiếng súng của trời Tây. Hai câu đầu của bài thơ là lời tác giả đang hỏi một người làng đi chợ phiên về, cũng là đang tự hỏi chính bản thân mình:

“Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?”

Vì sao ông hỏi thế? Vả lại “Năm nay” lại là năm nào, có ý nghĩa gì chăng? Nhưng nhìn vào cái ngữ điệu dè dặt, giọng thơ hơi chùng, lại chậm rãi, ta nghe như có tiếng thở dài trong nỗi trầm ngâm thì có lẽ năm đó không phải là một năm chợ phiên đông vui cho được.

Liệu có phải vào năm mà Hà Nam lụt lớn, dân chúng tiêu điều, khổ sở, người ta còn chẳng buồn đoái hoài đến chợ Tết? Tựu chung lại hai câu thơ chất chứa rất nhiều nỗi buồn, đó là nỗi xót xa cho cuộc sống cơ cực, khổ sở của một nhà trí thức có đến hơn nửa đời người gắn bó với từng niềm vui nỗi buồn của người dân nơi làng quê khốn khổ, lầm than.

Rồi đến hai câu thơ thực, Nguyến Khuyến lại tiếp tục đặt một câu hỏi ngỏ, thể hiện cái tâm trạng hoang mang, rối bời giữa cảnh cô đơn, vắng lặng của những ngày giáp Tết mà không khí thật đìu hiu, buồn bã.

“Dở trời mưa bụi còn hơi rét,
Uống rượu tường đền được mấy ông?”

Xuân đương đến, nhưng mùa xuân này lại bị bao phủ bởi cái thời tiết ẩm ương, những hạt mưa bụi nhạt nhòa rơi lất phất, tưởng nhẹ hạt nhưng ai đứng giữa trời mưa rồi thì mới biết nó cũng chẳng tầm thường, cũng làm ướt áo người như ai. Thứ mưa bụi hơi đương còn vấn chút gió đông nên “hơi rét”, rét cả ngoài da, rét đến trong lòng người. Ngẫm lại nhìn cơn mưa bụi thế có ai còn thấy được sắc đỏ của pháo Tết, người người muốn núp trong nhà, đường được mấy ai, vắng vẻ lắm cho một cái Tết nơi làng nghèo.

Thế rồi vẫn có một cụ già, đang tuổi thất thập cổ lai hi, chống cái gậy con lọ mọ ra đường, tìm lại những giá trị văn hóa thật đẹp. Tìm về với những ông bạn già, năm ngoái năm kia còn cùng thử rượu, nhưng buồn làm sao khi chẳng “được mấy ông”.

Một nhà nho chân chính, vì bất đắc chí mà lui về ở ẩn, cốt lánh sự đời, tìm về niềm vui dân dã, bầu bạn với người cùng trang lứa, nhưng nay còn lại ai, có lẽ đã đi xa hết cả rồi. Lòng thi sĩ thấy thật cô đơn, lẻ loi, một người già cả lại chịu nhiều nỗi đau cả chung cả riêng như thế, quả thật xót xa quá.

“Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.”

Thế rồi nhà thơ già bỗng nghe được những âm thanh mới, những tưởng đấy là âm thanh hân hoan, vui mừng khi Tết đến. Nhưng không, âm thanh ấy nghe “xáo xác” lộn xộn lắm, đó là tiếng chủ nợ đòi con nợ, tiếng con nợ khất tiền, lời qua tiếng lại như thế càng làm tăng thêm cái vẻ khổ sở, nghèo túng của người dân nơi chợ Đồng.

Ai cũng có nỗi khổ cho riêng mình, kẻ không đòi được tiền thì cay cú, bực dọc, người mắc nợ thì xấu hổ, xót xa. Cứ vậy, ta thấy Tết ở đây chẳng còn là lúc để vui mừng mà là lúc để người ta càng nhận rõ ra cái nghèo khó, cùng cực của những người nông dân xưa, phải chạy vạy từng ngày lo miếng ăn, chứ nói gì đến Tết nhất. Buồn phiền thực!

“Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.”

Thế rồi khi phiên chợ đã vắng hẳn, nhà thơ từ trong nỗi buồn mênh mang, nhẩm tính chỉ còn mấy hôm nữa thì xuân lại tới rồi. Ông quẩn quanh trong một nỗi lo lắng cho cuộc sống cơ cực của nhân dân, khi năm hết tết đến, càng mong cho nhân dân được đón một cái Tết mới được đầm ấm hạnh phúc, chứ chẳng phải cảnh tiêu điều, xáo xác kia.

Tiếng pháo nhà ai bỗng nổ “đùng”, đánh thức người trong buồn bã, xót xa, xua đi cái nghèo đói, xua đi cái lạnh lẽo của mưa bụi rét mướt. Nhưng pháo nhà ai, thì không biết nữa, rồi liệu pháo ấy có thật kỳ diệu vậy không, Nguyễn Khuyến không xác định được. Chỉ biết rằng, tiếng pháo đơn độc trong không gian những ngày cuối năm lại càng làm tăng thêm cái nỗi buồn man mác, nỗi cô đơn trong lòng người thi sĩ.

Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay, với chất liệu làng quê dân dã, nhưng với một hồn thơ nồng đượm, Nguyễn Khuyến đã khai thác nó bằng nhiều xúc cảm thi vị. Một cảnh vật, một âm thanh vốn rất bình thường nhưng vào thơ ông cũng mang nhiều nỗi niềm hơn cả, đó là nỗi buồn lo cho cuộc sống của nhân dân, nỗi xót xa trước thực cảnh cơ hàn. Cuối cùng sâu xa hơn cả là tấm lòng yêu thương nhân dân, yêu thương đất nước tha thiết, mong cho toàn thể dân tộc ta có một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn, đặc biệt là trong những ngày cận kề giáp Tết.

Xem ngay tuyệt chiêu 👉 5+ Cách Làm Thơ Tán Gái Đổ 100%

Phân Tích Bài Thơ Chợ Đồng Súc Tích

Cụ Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Dậu (1835) và mất vào năm Kỷ Dậu (1909). Cụ là một nhà thơ lớn của nước Việt Nam ta, đã đỗ Hoàng Giáp đình nguyên trong khoa thi Đình năm Tân Mùi (1870) dưới triều vua Tự Đức. Cụ là nhân cách của một nho sĩ yêu nước với tư tưởng canh tân được nhân dân từ xưa đến nay cảm phục…

Trong sáng tác văn chương, cụ có rất nhiều bài thơ độc đáo, trong đó bài thơ “Chợ Đồng” của cụ là chợ riêng – riêng độc đáo chỉ có ở làng quê Yên Đổ – nơi Cụ Nguyễn Khuyến sinh thành. Dưới đây là nguyên văn bài thơ cụ viết:

Tháng Chạp, hai mươi bốn, chợ Đồng
……
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Cái không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, đã được các nhà thơ xưa nay gửi gắm vào những phiên chợ quê cuối cùng của năm cũ. Mỗi làng quê trên khắp mọi miền đất nước ta, đều có những đặc sản và tập quán riêng, nên chợ cũng khác nhau, nhưng cái không khí thì vẫn vậy: Có cái rộn ràng, náo nức; xen cả những buồn vui …

Sau này trong phong trào thơ mới, ta bắt gặp phiên chợ Tết trong thơ Đoàn Văn Cừ, một nhà thơ của nông thôn Việt Nam. Bài thơ “Chợ Tết” của ông ký họa một phiên chợ Tết thường gặp ở nơi làng quê vùng Kinh Bắc xưa với đầy đủ vẻ phong tục, hàng hóa… Nhưng đấy là chợ chung, miêu tả chung, còn Chợ Đồng của cụ Nguyễn Khuyến là chợ riêng – riêng độc đáo chỉ có ở làng quê nơi Cụ sinh thành.

“Chợ Đồng chính là Chợ Và, chợ gần sát ở khu vực Đình Và thuộc tỉnh Hà Namngày nay. Chợ Và họp ở đó, nhưng đến ngày 24 tháng Chạp (tháng 12) hằng năm theo Âm lịch, người dân lại kéo nhau ra giữa đồng thuộc khu đất cao rộng phía trước nhà cụ Nguyễn Khuyến họp, để lấy may, cầu yên (vì cho là không họp thì làng xã không yên). Do đó mà chợ này có tên là Chợ Đồng. Chợ Đồng rất đông vui và hấp dẫn cả vùng Yên Đổ”.

Đọc hai câu thơ đầu tiên: “Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng/ Năm nay họp chợ có đông không?” . Cụ Nguyễn Khuyến đã mang được cả không gian và thời gian đặc sắc. Không còn là con số ngày khô khan (hai mươi bốn), không là địa điểm bình thường (đồng) nữa, mà là cả không gian, thời gian thiêng liêng gắn sâu vào tâm trí.

Phải gắn vào máu thịt những gì tưởng như là khô khan ấy, Cụ Nguyễn Khuyến mới đặt ra câu hỏi : “Chợ họp có đông không?” như một quan tâm đến điều bình thường nhất trong cuộc sống. Cụ hỏi để quay về với quá khứ, về với cái ngày Chợ Đồng còn rộn rã, đông vui, hỏi để mà nhớ lại những tục lệ đẹp đẽ của một vùng quê mà Cụ đã từng gắn bó.

Đọc hai câu tiếp theo : “Giở giời mưa bụi còn hơi rét/ Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông?”. Thời tiết của những ngày cuối năm hiện lên bằng “mưa bụi” và “hơi rét”. Không khí ấy gợi lên trong cụ Nguyễn Khuyến cái không khí của những năm về trước với tục nếm rượu ở Tưởng Đền.

Trước ngày 24 tháng Chạp ở đây, lều quán đã được dựng lên san sát. Cả vùng chuẩn bị hàng Tết, cả vùng nô nức sắm sanh đi Chợ Đồng – Chợ Tết. Theo lời truyền thì Chợ Đồng là phiên chợ họp để tưởng nhớ ngày cụ Thượng Tổ Quang Lượng Hầu hành quân thảo khấu qua đây, nhân dân đã đem quà cáp, lương thực ra úy lạo tướng sĩ…

Tục thi thơ và uống rượu ở Tưởng Đền là một tục lệ rất đáng chú ý của xã Yên Đổ. Trước ngày họp Chợ Đồng là ngày tế Thánh ở Văn Chỉ (nơi thờ Khổng Phu Tử)… các bậc văn nhân sĩ tử cả vùng đều về họp mặt. Sau lễ tế Thánh, các vị bô lão trong làng cũng tổ chức cuộc thi văn thơ và bình thơ tại ngôi đình cạnh chợ.

Các nhà văn, nhà thơ đến Tưởng Đền dự thi, các vị khoa mục trong làng gần đó làm Ban giám khảo. Những bài thơ được mọi người tán thưởng thì được giải. Những người được trao phần thưởng còn được mời đi cùng các bô lão và các bậc khoa mục ra Chợ Đồng nếm rượu, chọn lựa rượu ngon nhất để dùng vào việc tế tự trong buổi đầu năm mới.

Một phong tục đẹp như thế thì làm sao mà cụ Nguyễn Khuyến quên được, bởi vậy càng nhớ càng day dứt với thực tại “Nếm rượu Tưởng Đền được mấy ông? ”. Câu hỏi lại có phần chua xót “cho thấy cái cảnh vắng vẻ, tẻ ngắt của đám văn nhân, sĩ tử tham dự cuộc thi thơ trong những ngày tục lệ này đang đi đến chỗ cùng đồ mạt vận”.

Chợ Đồng không còn cái đông vui, náo nức của người đi chợ. Hiện thực còn lại trước mặt Cụ là âm thanh rời rạc, rã rời cuộc sống người dân quê trong những năm thiếu đói: “Hàng quán người về nghe xáo xác/ Nợ nần năm trước hỏi lung tung”.

Âm thanh thật não nùng và cảnh thì tiêu điều, xơ xác. Vọng lại với nhà thơ bây giờ là tất cả những âm thanh của hiện thực, hình ảnh của hiện thực: Người tan chợ, tiếng đòi nợ nhau những ngày cuối năm. Đó là hiện thực chung của phiên chợ quê ngày giáp Tết mà cụ Nguyễn Khuyến đã cảm nhận được một cách chính xác bằng cả tấm lòng yêu thương.

Điều đó được thể hiện qua hai câu thơ cuối: “Dăm ba ngày nữa tin xuân tới/ Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng”. Có chút hy vọng vào mùa xuân, chút hy vọng ấy gợi lên niềm lạc quan cho người đọc. Mùa xuân thời đó đến với tiếng “pháo trúc” quen thuộc : “một tiếng đùng” như xóa bỏ hết những khó khăn vất vả, thiếu thốn của năm cũ… để đón nhận niềm vui, niềm hy vọng mới ở cuộc đời. Cụ Nguyễn Khuyến là thế ; hoài niệm để cảm thông và an ủi.

Chợ Đồng “Là hiện thực và cũng là tâm trạng của cụ Nguyễn Khuyến về những phiên chợ vùng quê cuối cùng một đi không trở lại trong những năm cuối thế kỷ XIX của xã hội Việt Nam” (Nguyễn Huệ Chi). Có một phiên Chợ Đồng đông vui với những phong tục đẹp đẽ trong quá khứ; và một phiên Chợ Đồng vắng vẻ, thiếu thốn. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã đón nhận cả niềm vui, nỗi buồn của người dân quê, thể hiện sự gắn bó của Cụ đối với cuộc đời.

Bài thơ “Chợ Đồng” của cụ Nguyễn Khuyến thể hiện đầy đủ cả thời gian, không gian, phong tục và tâm lý của những con người nơi làng quê Yên Đổ. Đó là những gì tốt đẹp của một thời ở vùng quê lam lũ.

Để khép lại bài viết này, xin được dẫn lời của nhà thơ Xuân Diệu : “Dường như cụ Nguyễn Khuyến có cái tài ghi không khí cuộc sống vào trong những câu thơ : “Tháng Chạp, hai mươi bốn Chợ Đồng” … các bà đi chợ trước đó và sau đó vẫn còn nhắc nhở như thế !

Tặng bạn chùm thơ chế siêu bựa 👉 NẾU BIẾT NGÀY MAI EM LẤY CHỒNG

Cảm Nhận Bài Thơ Chợ Đồng Súc Tích

Bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến là một bức tranh sinh động về cuộc sống quê hương của ông vào cuối thế kỷ XIX, thời kỳ đất nước bị xâm lược, nông dân bị áp bức, đói khổ. Bài thơ gồm 8 câu, được chia thành 2 khổ, mỗi khổ 4 câu.

Câu thơ đầu tiên là câu đề, giới thiệu chủ đề của bài thơ là chợ Đồng, một phiên chợ Tết ở làng Vị Hạ, quê hương của Nguyễn Khuyến. Câu thơ thứ hai là câu hỏi, thể hiện sự tò mò, quan tâm của tác giả đến phiên chợ năm nay, liệu có đông vui, nhộn nhịp như mọi năm hay không. Câu thơ thứ ba là câu trả lời, cho biết thời tiết dở trời, mưa bụi, rét mướt, không có không khí xuân ấm áp, vui tươi. Câu thơ thứ tư là câu kết luận, cho biết chỉ có một số ít người đến chợ, uống rượu để giải sầu, ở bên tường đền cổ. Khổ thơ đầu tiên đã tạo nên một bối cảnh u ám, ảm đạm, không có sắc xuân, tiếng cười.

Khổ thơ thứ hai tiếp tục miêu tả cảnh tan chợ, người về, hàng quán xáo xác, nhưng không có tiếng mua bán, chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Đây là hình ảnh của một nền kinh tế suy thoái, nông dân nghèo khổ, nợ nần chồng chất. Câu thơ thứ sáu là câu chuyển, cho biết chỉ còn vài ngày nữa là đến xuân, nhưng không có niềm hy vọng, chỉ có sự chờ đợi. Câu thơ thứ bảy là câu đối, cho biết có tiếng pháo trúc vang lên từ nhà ai đó, nhưng không phải là tiếng pháo mừng xuân, mà là tiếng pháo đuổi quỷ, xua đi tai ương. Câu thơ cuối cùng là câu kết, tạo nên một sự trái ngược giữa tiếng pháo và sự im lặng, giữa sắc xuân và sắc đông, giữa niềm vui và nỗi buồn. Khổ thơ thứ hai đã khắc họa một tâm trạng chán nản, thất vọng, không có hy vọng vào một xuân mới tốt đẹp.

Bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến là một bài thơ bi kịch, phản ánh tình trạng đau thương, khốn khổ của người dân nông thôn Việt Nam dưới ách đô hộ, bóc lột. Bài thơ cũng là một bài thơ tự sự, thể hiện tâm tư, tình cảm của chính tác giả, một người con của quê hương, một nhà thơ có tâm hồn nhân ái, yêu nước. Bài thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như đối lập, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, để tạo nên một bức tranh thơ đậm sắc thực tế, giàu cảm xúc, sâu sắc ý nghĩa.

Chia sẽ bạn chùm 👉 Thơ Tán Trang Auto ĐỔ [Thả Thính Tên Trang Dính 100%]

Phân Tích Bài Thơ Chợ Đồng Ngắn Gọn

Chợ Đồng là một sáng tác hay của Nguyễn Khuyến. Nó miêu tả về cảnh họp chợ cuối tháng Chạp (sắm Tết) rất đặc sắc. Bởi người dân ở đây họp chợ vào một cánh ruộng mạ ở sau làng nên gọi là chợ Đồng. Tuy nhiên từ năm 1949 khi quân Pháp về đón đồn ở làng Vị Hạ thì chợ không họp nữa. Và phiên chợ cuối năm cũng mất đi.

Mở đầu câu thơ là lời nhẩm tính xem minh hay bà con đi chợ về. Sở dĩ có điều này bởi ở làng Vị Hạ quê hương của Nguyễn Khuyến có phiên chợ hợp vào ngày chấn và ba phiên chợ cuối năm. Tuy nhiên chợ không họp ở làng mà họp ở cánh nương mạ cạnh một ngôi đền cổ ba gian. Và chợ Đồng vào phiên chợ Tết rất vui. Tuy nhiên nó lại chứa đầy sự hoài niệm. Đó là tâm trạng của nhà thơ gắn bó với bao nhiêu nỗi buồn của nhân dân ở giữa thời loạn lạc đói rét và lầm than.

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Và những câu thơ tiếp theo làm ta như bắt gặp hình ảnh của một ông cụ già lụ khụ, tay chống gậy và ngơ ngác nhìn trời từ hỏi. Dở trời làm ưa miên miên và đường sá lúc ấy bùn lầy, nhớp nhoáng. Và nó cũng mang hàm nghĩa về cảnh lầm than, cơ hàn của nhân dân. Ấy là cuộc sống của người dân nghèo khổ cực nhọc.

Chỉ với một vài nét đơn sơ Nguyễn Khuyến đã tái hiện được một khung cảnh chợ đau thương vắng vẻ buồn trong mưa rét. Nó cũng chính là hiện thực phản ánh cảnh dân, tình vào hơn trăm năm trước. Cái âm thanh xao xác ấy đã làm bức tranh thêm phần u tối. Phiên chợ Tết chỉ còn tiếng đòi nợ, thúc lung tung và cái nghèo túng ấy đang đè nặng lên xóm làng.

Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Có nỗi khổ nào hơn nỗi cơ hàn. Đó là tình cảnh đói rét khi năm hết Tết đến đang gần kề. Với một tâm hồn đồng cảm nhà thơ đã cảm nhận một cách sâu sắc nhưng nỗi cơ cực của nhân dân trong xã hội cũ. Đó cũng chính là lý do ông viết nên vần thơ thấm thía như vậy: Nợ nầmnnăm hết rồi lung tung. Trong cái khung cảnh ấy đã làm nhà thơ giật mình trước tiếng Pháo nhà ai. Nó xa xăm mơ hồi và cũng chính là nỗi thương dân thương quê của ông.

Chợ Đồng là một bài thơ hay đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam và ông đã có nhiều sáng tác thể hiện tình yêu của mình đối với quê hương. Và chính cuộc sống bình dị đã thấm vào từng câu chữ trong thơ ông.

Đọc hiểu bài thơ🌱 Câu Cá Mùa Thu 🌱 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Viết một bình luận