Bà Chúa Thơ Nôm Là Ai, Vì Sao [Những Bài Thơ Nổi Tiếng]

Bà Chúa Thơ Nôm Là Ai, Vì Sao ❤️️ Những Bài Thơ Nổi Tiếng Nhất ✅ Tìm Hiểu Các Thông Tin Về Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Thơ Nôm Là Gì ?

Thơ Nôm là một dạng thơ cổ điển của người Việt Nam – loại thơ này được viết bằng chữ Nôm – một hệ thống chữ cái cổ điển của người Việt được sáng tạo ra vào khoảng thế kỷ XIII. Thơ Nôm thường được sử dụng để diễn tả những cảm xúc và những ý tưởng sâu sắc của tác giả.

Xem tuyển tập ❤️️ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ❤️️

Bà Chúa Thơ Nôm Là Ai ?

Bà chúa thơ Nôm là ai? Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam trung đại. Tên tuổi của bà gắn liền với những bài thơ Nôm được lưu truyền trong dân gian và được người đời sau ghi chép lại. Những điểm độc đáo đặc biệt của thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã tạo nên phong cách riêng không thể trộn lẫn, bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

Khám phá chùm 👉 Thơ Hồ Xuân Hương Tục

Tiểu Sử Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Khái quát về tiểu sử của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:

  • Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Thời điểm này cho đến nay vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi, chưa xác định chính xác được.
  • Theo một số ghi chép thì Hồ Xuân Hương là con gái của Sinh đồ Hồ Phi Diễn ( 1704 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An.
  • Bà quê Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bàcó một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
  • Là một người phụ nữ tài hoa, có cá tính mạnh mẽ nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương lại vô cùng bất hạnh. Theo một số ghi chép thì ba có hai đời chồng, hai lần đều làm lẽ và không được trọn vẹn hạnh phúc.
  • Hồ Xuân Hương là một người đi nhiều nơi vì vậy bà có mối quan hệ rất thân thiết với nhiều danh sĩ nổi tiếng.

Cập nhật thông tin đầy đủ về 🌿Thơ Hồ Xuân Hương 🌿Tuyển tập thơ

Vì Sao Hồ Xuân Hương Được Mệnh Danh Là Bà Chúa Thơ Nôm

Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc trong thơ của bà. Thơ Nôm của bà mang một màu sắc rất riêng, không ai có được giọng thơ giống bà. Các tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng.

Trong cuốn Hồ Xuân Hương: Con người – Tư tưởng – Tác phẩm, tác giả Hoàng Bích Ngọc từng khẳng định dòng thơ Nôm đã làm nên tên tuổi Hồ Xuân Hương “Hồ Xuân Hương yêu ngôn ngữ mẹ đẻ. Và chỉ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thì nhà thơ mới có thể dùng để truyền bá tư tưởng của mình trong quảng đại quần chúng”, tác giả này viết.

Tặng bạn chùm 👉 Thơ Trào Phúng của Hồ Xuân Hương

Chứng Minh Hồ Xuân Hương Là Bà Chúa Thơ Nôm

Để chứng minh Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm thì ta có thể liệt kê ra các lý do chính như sau:

*Thứ nhất, so với các nhà thơ nữ cùng thời, Hồ Xuân Hương là nữ sĩ để lại nhiều sáng tác thơ Nôm.

*Thứ hai, lý do chính là thơ Nôm Hồ Xuân Hương vừa độc đáo, vừa mang những nét rất riêng hiếm thấy xưa nay: Từ đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh thơ đến giọng điệu.. Nhìn chung, thơ Nôm Hồ Xuân Hương độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật.

Về nội dung

  • Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và trong bản hòa ca của yêu cầu quyền sống con người, thơ Hồ Xuân Hương tấu lên một chủ đề riêng: Vấn đề giải phóng người phụ nữ. Ý nghĩa xã hội rộng lớn của chủ đề này là một nốt nhấn đặc biệt của văn học Việt Nam thời đó.
  • Không chỉ đồng cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương còn hướng ngòi bút sắc bén của mình vào trật tự phong kiến, vào những thứ chướng tai gai mắt của xã hội đương thời, lên án hủ tục xã hội bằng ngôn từ trào lộng, khiến tiếng cười cất lên vừa cay độc, vừa chua xót.

Về nghệ thuật, thơ Hồ Xuân Hương đạt đến trình độ điển hình:

  • Tuy sáng tác thơ theo thể Đường luật nhưng tác phẩm của bà được dân tộc hóa cao độ. Bà đã thành công trong việc đưa cuộc sống trần tục hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các, quý phái.
  • Bà lợi dụng triệt để kết cấu chặt chẽ của thơ Đường luật, với những câu đối nhau để tạo những mâu thuẫn có tính chất trào phúng trong bài thơ châm biếm, đả kích.
  • Về phương diện ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương có những sáng tạo và thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ; trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Không chỉ có vậy, ngôn ngữ trong thơ Nôm của bà không hề bằng phẳng, đăng đối mà gai góc, gồ ghề.
  • Bà cũng khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân tộc, tạo nên một phong cách riêng hết sức độc đáo.

Đọc thêm chùm ❤️️Thơ Hồ Xuân Hương Về Tình Yêu ❤️️20+ Bài Thơ Tình Hay Nhất

Hồ Xuân Hương Có Mấy Đời Chồng

Hồ Xuân Hương có mấy đời chồng? Theo một số ghi chép thì bà chúa thơ Nôm Có hai đời chồng, cả hai đời chồng đều làm lẽ.

Hồ Xuân Hương được cưới gả từ rất sớm như các cô gái nhà trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn.

Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ.

Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thủy tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai.

Có giả thuyết cho rằng bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; còn có một thuyết khác nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn.

Trong hôn sự lần thứ hai, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế.

Ngoài ra còn rất nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ chính xác, đáng tin thì hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Xem thêm chùm 👉 Ca Dao Về Hồ Xuân Hương

Những Bài Thơ Chữ Nôm Nổi Tiếng Của Hồ Xuân Hương

Sưu tầm những bài thơ chữ Nôm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương, mời bạn đọc cùng thưởng thức.

Bánh trôi nước

Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.

Vịnh cái quạt

Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

Đánh đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá. 
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

Hỏi trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong.

Quả mít

Thân em như quả mít trên cây,
Da nó xù xì múi nó dày.
Quân tử có yêu xin đóng cọc,
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.

Vịnh dạy con trẻ

Buổi học xong rồi cảnh vắng teo,
Đứng lên nằm xuống lại nằm mèo.
Miệng thèm sờ rượu be hôi rích,
Giọng khát tìm chè lọ mốc meo.
Trầu một vài tuần nhai bỏm bẻm,
Thuốc năm ba điếu hút phì phèo.
Ai về nhắn nhủ cô bay biết,
Cũng chẳng phong lưu cũng chẳng nghèo.

Cái giếng

Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng.
Cầu trắng phau phau hai ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lội giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai đã biết,
Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

Canh khuya

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan mấy nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình son trẻ tí con con.

Hang Cắc Cớ

Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm đôi mảnh hổng hòm hom.
Kẽ hầm rêu mọc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngạn tối om om.
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.

Họa nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu,
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

Mời ăn trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Ốc nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi?
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm tối cớ sao soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng mấy nước non?

Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.

Tuyển tập các bài 🔰Thơ Hồ Xuân Hương Về Người Phụ Nữ 🔰Hay nhất

Viết một bình luận