Quả Mít Hồ Xuân Hương: Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích

Quả Mít Hồ Xuân Hương ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Gợi Ý Cách Đọc Hiểu Bài Thơ Quả Mít, Tìm Hiểu Hoàn Cảnh Sáng Tác.

Nội Dung Bài Thơ Quả Mít Hồ Xuân Hương

Quả Mít là một bài thơ của Hồ Xuân Hương được đánh giá hay đặc sắc. Bài thơ có phần ngôn từ dân dã nhưng lại vô cùng thâm thúy về ý thơ. Có thể nói “Quả mít” là một thi phẩm được đông đảo bạn đọc yêu thích. Sau đây là nội dung bài thơ:

Quả mít
Tác giả: Hồ Xuân Hương

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.

Cập nhật thông tin đầy đủ về 🌿Thơ Hồ Xuân Hương 🌿Tác giả, tác phẩm

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Quả Mít

Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài năng, có bản lĩnh mạnh mẽ nhưng lại sống trong sự cô đơn, buồn tủi, đường tình duyên của bà đầy trắc trở.Như vậy dường như bài thơ Quả mít nằm trong chùm thơ Vịnh vật được sáng tác trong hoàn cảnh đó, để qua đây, nữ thi sĩ gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân, mong được yêu thương, trân trọng và hạnh phúc.

Ý Nghĩa Bài Thơ Quả Mít Của Hồ Xuân Hương

Bài thơ Quả mít thể hiện cảm hứng nhân đạo và ý thức về con người cá nhân rất mạnh mẽ, được thể hiện một cách trực tiếp và có ý thức của Hồ Xuân Hương. Thông qua bài thơ, Hồ Xuân Hương bày tỏ khát vọng được trân trọng, được yêu thương và hạnh phúc. Đây cũng là khát vọng của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đọc hiểu tác phẩm 🍃Cảnh Thu Hồ Xuân Hương 🍃 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Nghệ Thuật Bài Thơ Quả Mít Của Hồ Xuân Hương

Cùng tìm hiểu về các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Quả mít của Hồ Xuân Hương sau đây nhé!

  • Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • Nghệ thuật chuyển hóa hình ánh một sự vật xem ra có vẻ bình thường mà trở nên tuyệt tác trong thơ ca. Hồ Xuân Hương sử dụng hình ảnh, chất liệu dân dã là quả mít để ẩn ý một thông điệp khác về người phụ nữ.
  • Hình ảnh quả mít trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả đặc sắc của Hồ Xuân Hương.

Đọc Hiểu Bài Thơ Quả Mít

Hướng dẫn cách đọc hiểu bài thơ Quả mít của Hồ Xuân Hương chi tiết.

👉Câu 1: Xác định thể thơ của tác phẩm “Quả mít”?

Đáp án: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

👉Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Đáp án: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Quả mít” là biểu cảm.

👉Câu 3. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

Đáp án:  Ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ hầu hết là từ thuần Việt, là những từ ngữ gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

👉Câu 4: Đóng cọc vào quả mít để làm gì? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

Đáp án: Đóng cọc vào quả mít có nghĩa là quả mít đang non cần đóng cọc vào phần đầu cuống để chảy bớt nhựa, giúp mít mau chín. Hình ảnh này còn có ý nghĩa là đóng cái cuộc đời của mình, bằng thứ tình cảm chân thành giản dị. Ý muốn nói những trang quân tử hãy nên trân trọng những người phụ nữ, đừng coi tình cảm của người phụ nữ như là một nét thoáng qua để rồi diễu cợt họ.

Đừng bỏ lỡ bài thơ 🌿Vịnh Cái Quạt 1,2 Hồ Xuân Hương 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

2 Mẫu Cảm Nhận, Bình Giảng Về Bài Thơ Quả Mít Ngắn Hay

Sưu tầm các mẫu cảm nhận, bình giảng về bài thơ Quả mít của Hồ Xuân Hương ngắn hay. Tham khảo ngay nhé!

Mẫu Cảm Nhận, Bình Giảng Về Bài Thơ Quả Mít Ngắn – Mẫu 1

Bài thơ Quả mít tự phần ngôn từ của nó không thanh cao nhưng nó cũng không tục tĩu mà nhìn chung là do cảm nhận của từng người đọc. Bài thơ này được mở đầu bằng công thức thân em rất nhã nhặn, nhún nhường và đây cũng chính là mô típ chung của các bài ca nói chung khi viết về người phụ nữ.

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày

Quả mít trông vẻ ngoài có vẻ nhàm chán, xù xì nhưng nó lại có múi dày và ngọt, và nó cũng ngọt đậm hơn một số quả khác.

Thêm vào đó nó có cái hương vị của người phụ nữ thôn quê vất vả và dân dã. Và có lẽ cũng vì thế mà họ tủi cho thân phận của mình nên đã cầu xin những đấng nam tử không bỡn cợt họ.

Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

Hành động đóng cọc ở đây có nghĩa là quả mít đang non cần đóng cọc vào phần đầu cuống để chảy bớt nhựa, từ đó giúp quả mít sẽ mau chín hơn.

Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh đóng cọc vào quả mít để diễn tả mong muốn được đóng cái cuộc đời của mình bằng thứ tình cảm chân thành giản dị từ các đấng quân tử.

Đồng thời bà cũng bày tỏ mong muốn các đấng nam nhi, quân tử “Đừng mân mó nữa nhựa ra tay”, bà gửi lời đến các đấng quân tử rằng đừng mân mê “quả mít”, đừng coi tình cảm của người phụ nữ như là một nét thoáng qua để rồi diễu cợt, trêu đùa họ. Đây cũng chính là cái phẩm giá của người phụ nữ và đừng làm họ thêm khổ đau. Có như vậy mới đáng mặt nam nhi.

Trên đây là những cảm nhận ngắn gọn về bài thơ Quả mít hay độc đáo của Hồ Xuân Hương. Thông qua bài thơ này bạn có thể cảm nhận được hồn thơ rất riêng của bà chúa thơ Nôm và đó cũng chính là những suy nghĩ sâu sắc của bà về bản sắc của người quân tử dành cho những người phụ nữ thời xưa.

Mẫu Cảm Nhận, Bình Giảng Về Bài Thơ Quả Mít Hay – Mẫu 2

Nhắc đến thể loại thơ Nôm truyền tụng không thể không nhắc đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đồng thời nhắc đến Hồ Xuân Hương thì không thể không nhắc đến bài thơ Quả mít.

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.

Ngôn ngữ tự nó không thanh cao, ngôn ngữ tự nó không tục tĩu. Cái thanh cao hay tục tĩu là do người nghe ra cả mà thôi. Đúng là thói đời, nghĩ sao nói vậy. Ai bảo những vần thơ thanh cao kia là tục, toàn người ta tự nhìn nhau che miệng cười mà luận ra với với nhau thôi ấy chứ.

Vẫn là cái mở đầu bằng công thức muôn thuở của các bài ca dao, với hai từ: “thân em”nhũn nhặn, mộc mạc, rất nhún nhường, e lệ mà không kém phần duyên dáng. Chỉ bằng hai từ đó thôi, các cụ ta xưa đã tôn vinh cái phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ lên cao muôn phần. Không kiêu sa, hãnh diện, không thách thức mang tính nữ quyền, chỉ là “thân em” khép nép, duyên dáng và có phần tủi phận.

Đó là cả một nghệ thuật ngôn từ như thế, thô đâu mà thô! Hồ Xuân Hương rất tinh nhanh, luôn tiếp thu thành quả sáng tạo nghệ thuật của các cụ để đem vào mở đầu cho mỗi bài thơ của mình, mở đầu biết bao nhiêu lần bằng hai từ “thân em” ấy mà đọc đi đọc lại không hề thấy nhàm chán.

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày.

Quả mít, vỏ ngoài xù xì nhưng bên trong múi dày và ngọt, thậm chí theo tôi nghĩ chắc là ngọt đậm hơn hầu hết các giống quả khác.

Người phụ nữ được so như quả mít, đó là những người phụ nữ thôn quê, cần lao vất vả, vẻ đẹp bên ngoài mộc mạc, thôn dã nhưng cái khí chất nội tại bên trong chắc phải làm người ta say đắm mê mẩn như khi tận hưởng những múi mít ngọt lành vậy. Và có lẽ người phụ nữ tủi cho cái phận mình từ ấy, nên đã nhẹ nhàng cầu xin, những đấng quân tử quang minh ngay thẳng:

Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

Đóng cọc – có phải quả mít đang non, người ta phải đóng cọc vào đầu cuống cho nó chảy bớt nhựa ra để mau chín đúng không? Còn người quân tử có đóng cọc, nghĩa là đóng cái cuộc đời mình, gắn kết cái cuộc đời mình với người phụ nữ mộc mạc như quả mít ấy, bằng thứ tình cảm chân thành thực sự, để cảm nhận cái làn nhựa căng tràn đầy sức sống của người phụ nữ, rồi dần dà, quả mít sẽ ngọt dần.

Người phụ nữ ngọt dần, sống lâu bên người phụ nữ ấy để cảm nhận sự ngọt ngào, cảm nhận tình cảm chân thật, say nồng bên nhau để đời đời cùng nhau hưởng trọn hạnh phúc.

Những nếp nhựa đầy sức sống của quả mít, sức sống tươi trẻ của người phụ nữ phải được giữ gìn như thứ báu vật cao quý. Đừng ai mân mó quả mít, đừng ai coi tình cảm của mình với những người phụ nữ như một nét thoáng qua để rồi quên họ, giễu cợt, tròng ghẹo cái số phận của họ.

Mân mê quả mít, nhựa ra tay, còn tròng ghẹo cái phẩm giá của người phụ nữ, làm cho những người phụ nữ thêm khổ đau…Xin đừng làm như vậy, làm như vậy không còn là người quân tử, không còn biết tôn trọng cái cao quý, cái đẹp trên đời.

Sưu Tầm Chùm 🔰Thơ Hồ Xuân Hương Về Người Phụ Nữ 🔰 Những Bài Nổi Tiếng

Viết một bình luận