Vịnh Cái Quạt 1,2 Hồ Xuân Hương ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Nội Dung, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Của Tác Phẩm Vịnh Cái Quạt.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Vịnh Cái Quạt Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương có rất nhiều bài thơ nổi tiếng, trong đó phải nhắc tới thi phẩm Vịnh cái quạt. Ngay trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ Vịnh cái quạt của Hồ Xuân Hương nhé!
Vịnh cái quạt
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dán tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu.
Khép lại đôi bên thị vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Gửi bạn thông tin đầy đủ về🌿Thơ Hồ Xuân Hương 🌿Tuyển Tập Thơ
Vịnh Cái Quạt 2
Viết về chủ đề cái quạt, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có đến hai sáng tác. Dưới đây là nội dung của bài thơ Vịnh cái quạt 2.
Vịnh cái quạt 2
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc
Rộng hẹp ngần nao cắm một cay
Càng nực bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Vịnh Cái Quạt
Cùng tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vịnh cái quạt ngay sau đây.
Hồ Xuân Hương (1772-1822) là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà sống vào cuối thời Lê Mạt nên đã tận mắt chứng kiến sự suy tàn của nhà nước phong kiến. Thời ấy vừa có cung vua Lê, vừa có phủ chúa Trịnh.
Năm 1782 Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Huy quận công Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán mới sáu tuổi lên ngôi chúa với tước hiệu Điện Đô vương. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nắm quyền điều khiển triều chính giúp con khiến quân lính và nhân dân bất bình.
Vào thời của bà Lê Chiêu Thống (1765-1793) lên ngôi trị vì từ năm 1786 đến năm 1789. Thời Lê Chiêu Thống chính sự đổ nát, lòng người ly tán, loạn thần lộng quyền, những sự kiện diễn ra trên sân khấu chính trị đều như những trò hề. Đệ nhất gian hùng đất Bắc là Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi chúa, hiếp vua tự mình chuyên quyền trong chính sự.
Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi đến lượt Nhậm bị Nguyễn Huệ giết chết, vua Lê bỏ kinh thành trốn thoát. Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung, để lại trong lịch sử một vết nhơ muôn đời không rửa sạch.
Vào thời của bà vua không ra vua, chúa không ra chúa mà quan cũng chẳng ra quan. Đó là bối cảnh xã hội khiến Hồ Xuân Hương cho ra đời bài thơ Vịnh cái quạt.
Tuyển tập 🔰Thơ Hồ Xuân Hương Về Người Phụ Nữ 🔰 Những Bài Nổi Tiếng
Ý Nghĩa Bài Thơ Vịnh Cái Quạt
Cả hai bài thơ Vịnh cái quạt đều mượn hình ảnh mô tả cái quạt giấy để chửi xéo, thể hiện sự chế giễu, phê phán của Hồ Xuân Hương với các bậc “anh hùng” , “quân tử” sống trong thời của bà, qua đó ta thấy rõ sự khinh thường của bà với những người đàn ông xấu xa – kẻ vốn tự xưng là tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến.
Nghệ Thuật Bài Thơ Vịnh Cái Quạt
Tổng kết các giá trị nghệ thuật trong hai bài thơ Vịnh cái quạt của Hồ Xuân Hương.
- Nghệ thuật chuyển hóa bằng hình ánh đầy cảm xúc của một sự vật xem ra có vẻ bình thường mà trở nên tuyệt tác trong thơ ca. Sử dụng hình ảnh, chất liệu dân dã là cái quạt để ẩn ý một thông điệp khác.
- Sử dụng hình ảnh tượng thanh và tượng hình cho ta những âm thanh và hình tượng rất chân thật.
- Bà nhân hóa cái quạt bằng cách gọi bằng “em”, “duyên em”
Không nên bỏ lỡ chùm ❤️️ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ❤️️Hay đặc sắc
2 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hay Nhất
Sưu tầm một số mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Vịnh cái quạt hay nhất, bạn đọc có thể tham khảo.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hay – Mẫu 1
Nhắc tới bài thơ Vịnh cái quạt khiến ta liên tưởng ngay tới Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, một tuyệt tác không chỉ ở tầm tư duy siêu phàm của tác giả về tứ thơ và nghệ thuật chuyển hóa bằng hình ánh đầy cảm xúc của một sự vật xem ra có vẻ bình thường mà trở nên tuyệt tác trong thơ ca.
Nếu ai lần đầu tiên đọc bài thơ này đều hiểu ngay là một chiếc quạt giấy nan tre được xâu lại và dính dán thành một mặt phẳng có thể xòe ra khép vào, tùy theo sở thích của người chủ mà sử dụng nó khiến cho cơ thể ta mát mẻ, lòng ta sung sướng.
Song càng đọc ta càng thấy nó không còn là một chiếc quạt bình thường mà nó đã đi vào đời sống của mọi người kể từ anh hùng, quân tử đến người dân đều có một cảm giác chung được hưởng cái mát mẻ, thưởng thức cái sung sướng, được âu yếm quý yêu và coi như một vật báu của mình, hơn nữa nó đã được nhân cách hóa để hình tượng những điều thầm kín khó nói thành lời chỉ ở chốn phòng the. Đó là cái tài cao siêu mà Bà chúa thơ nôm đã kiến tạo ra.
Bằng bút pháp tuyệt phẩm đi thẳng vào đề mô tả những thứ kiến tạo nên cái quạt bình thường mà ai cũng cảm nhận ngay được, chất liệu dân dã, song cái tuyệt phẩm ở đây hiển hiện ngay trên cùng những con chữ đó những ẩn ý mà khi ta nghĩ đến đã thấy cảm khoái trong lòng “Một lỗ xâu, xâu mấy cũng vừa”.
Đúng là một cái lỗ để xâu từng cái nan quạt lại tùy theo loại quạt mà số lượng “xâu” khác nhau song mấy (bao nhiêu) cũng vừa, rất chặt, khít song lại thoải mái về kích thước đo “xâu” khiến cho ta liên tưởng tới sự vừa khớp của người đã làm ra và sử dụng nó.
Lỗ được dùi rồi xâu thành chuỗi nan quạt chắc chắn, nói theo ngôn từ thì người thợ làm ra từng cái nan chưa có lỗ sau đó ghép lai, đục lỗ rồi xâu và vít chắc lại thành cái chuôi quạt khiến ta liên tưởng tới những bài thơ khác của Bà như bài Thiếu nữ ngủ ngày “…Một lạch đào nguyên suối chửa thông” hay bài Dệt cửi “…Lớn bé nhỏ to vừa vặn cả/Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau” mới thấy cái tài phán của Bà, chỉ một câu bảy chữ thôi mà đã nói ra được bao nhiêu điều, thật có, hóm hỉnh có và ẩn ý có.
Tiếp đến cũng bằng bút pháp tả thực về cái duyên mà các nan quạt và giấy với hồ dán tạo mặt phẳng co dãn được của quạt “Duyên em dính dán tự ngàn xưa” đó là một câu cực kỳ hóm hỉnh của bà, từ xưa đến nay ai mà chả biết đến như là tạo hóa sinh ra, một tất yếu của vạn vật, song được kết nối bởi từ “dính dán” tạo cho ta một cảm giác có sự dính kết keo sơn của hai thứ với nhau. Mới hai câu mở và dẫn đề đã bao hàm bao nhiêu cảm xúc, nét tả thanh tao mà sâu sắc quện lại với nhau không rời.
Tiếp theo là hai câu tả thực “Chành ra ba góc da còn thiếu/khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” đã lột tả một cách chân thực bằng hình ảnh sắc nét hiện rõ như in cả hình lẫn bóng thứ mà bà muốn đề cập đến mà từng chữ từng lời lại đối nhau chan chát khiến cho ta cảm thấy sự vật nổi lên hiện rõ từng góc cạnh trước mắt như ta đang được đắm say chiêm ngưỡng, nếu ta có ý liên tưởng một chút thì thật đúng là rõ mồn một không sai đến từng li thứ mà bà miêu tả.
Khi đã lột tả được chân tướng sự vật rồi, bà nêu tiếp tác dụng của nó trong hai câu luận như: “Mát mặt anh hùng khi tắt gió/Che đầu quân tử lúc sa mưa”. Công dụng thì rõ ràng rồi thật là đa tác dụng song ở đây ta nên hiểu thêm cái ý sâu xa của bà đề cập đến về cái ta được thưởng thức lúc sử dụng, đâu chỉ là thứ bất đắc dĩ mà là thứ thích được dùng để mà “vui sướng”, đó mới là ý mà Hồ Xuân Hương đã nói khéo cho các học giả si tình.
Từ một cái quạt (vật bình thường) với tài ba và hóm hỉnh của Hồ Xuân Hương nó đã trở nên một vật thân thương, vật bất ly thân của nhiều bậc vương giả cả ngày lẫn đêm trong chốn phòng the: “Nâng niu ướm hỏi người trong trướng” khiến ta say mê đến cuồng nhiệt biết rồi mà vẫn cứ ướm và hỏi để biết hơn nữa, song không phải chỉ có vậy mà nó được bộc lộ ra ở câu kết “Phì phạch trong lòng đã sướng chưa” đến đây thì câu thơ lên đến đỉnh điểm về nỗi lòng sung sướng của con người.
Tiếng tượng thanh và tượng hình “phì phạch trong lòng” cho ta những âm thanh và hình tượng chỉ có người sử dụng nó mới cảm xúc đầy đủ của sự sung sướng mà sung sướng ở trong lòng, cái nóng không còn cảm giác nữa mà nó đã đi vào chiều sâu ở tận bên trong lòng người mà lan tỏa.
Trên đây là một tuyệt phẩm đường thi của Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, ai ai cũng rất dễ hiểu và tùy theo mức độ của từng cảm xúc của từng người, theo từng thời điểm và cuối cùng đã đi đến đỉnh điểm của sự sung sướng (mát mẻ/thỏa mãn).
Thơ bà thật dân dã, thật uyên thâm, bác học, đã gây được cảm xúc sâu lắng, lạc quan yêu đời của mọi tầng lớp nhân dân nhằm giải khuây những sầu muộn, những mệt nhọc trong lao động, trong cuộc sống con người.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ngắn Hay – Mẫu 2
Bài thơ Vịnh cái quạt nằm trong nhóm thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương, như Quả mít, Con ốc nhồi, Bánh trôi nước… Biệt tài dùng cái nọ để nói cái kia của nữ sĩ một lần nữa được chứng minh và khẳng định.
Bà nhân hóa cái quạt bằng cách gọi bằng “em”, “duyên em”. Như vậy người đọc sẽ ngầm hiểu cái quạt tượng trưng cho phái nữ rồi! Hai câu đề giới thiệu chung về đặc điểm của cái quạt:
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Ở đuôi mỗi cái nan quạt đều có một lỗ tròn để xỏ cái “cay” ngang qua. Mười sáu nan, mười tám nan quạt đều giống nhau y hệt. Xỏ “cay” xong thì người ta chốt hai đầu lại thật chắc cho các nan khỏi tuột ra khi dùng. Đấy là tả thực.
Nhưng sang câu thừa đề thì từ tả quạt nữ sĩ đã khéo léo chuyển sang hàm ý nói người, dù vẫn có chi tiết tả thực là giấy làm quạt ngày xưa được dán (hay còn gọi là phất) bằng nhựa cây cậy cùng họ với cây hồng ăn trái, rất dính. “Duyên em dính dáng”là thế, còn nghĩa sâu xa hơn nữa thì xin người đọc cứ việc suy diễn thoải mái!
Đến hai câu thực, nữ sĩ vẫn tiếp tục tả thực cái quạt giấy:
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Chẳng đúng với hình dáng cái quạt lúc xòe ra và lúc gập vào hay sao? Ấy thế nhưng từ “da” và từ “thịt” lại xui khiến người ta liên tưởng đến bộ phận kiêng kị nhắc tới của phụ nữ. Thế là đang từ cái thanh, Hồ Xuân Hương chuyển sang cái tục rất tự nhiên và thú vị!
Hai câu luận kể về công dụng của cái quạt. Điều đáng nói là Hồ Xuân Hương không gắn cái quạt với giới bình dân mà lại cố ý gắn nó với những kẻ vốn tự xưng là tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến:
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Trên thì bà tả nó giống như cái “riêng tư” của phụ nữ, dưới bà lại đem nó ra mà phe phẩy vào mặt “anh hùng” và đem “che đầu quân tử”. Hỏi còn gì là kính trọng, còn gì là cao đạo nữa hỡi bà chúa thơ Nôm?! Quả là bà giết chết các bậc “anh hùng” và “quân tử” chẳng bằng giáo bằng gươm mà chỉ bằng… cái quạt!
Giết chết “danh dự” của người ta mà chưa tha, chưa hả, Hồ Xuân Hương còn đáo để hỏi với theo bằng hai câu kết – giống như phát súng ân huệ vào thái dương kẻ tử tội nơi pháp trường:
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
“Người trong trướng” đương nhiên là giới quan lại, quý tộc rồi! Đố vị “anh hùng”, “quân tử “ nào dám trả lời câu hỏi này đấy bởi trả lời rằng “không sướng” thì lòi bộ mặt đạo đức giả ra, mà “sướng” thì khác gì tự lột mặt nạ, tự phơi bày bản chất?!
Hồ Xuân Hương có cách chửi xéo chửi xiên, cách đả kích thật sâu cay mà cũng thật độc đáo! Những kẻ bị bà chửi chỉ có cách duy nhất là “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà thôi!
Xem thêm tập 🌿Thơ Hồ Xuân Hương Châm Biếm 🌿 Hay sâu sắc