Chùm Thơ Hồ Xuân Hương ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Nổi Tiếng ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Của Bà Chúa Thơ Nôm.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hồ Xuân Hương
Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về cuộc đời tác giả Hồ Xuân Hương – người được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
- Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi.
- Cứ theo Giai nhân di mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn ( 1704 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
- Là một người phụ nữ tài hoa thế, có cá tính mạnh thế nhưng cuộc đời của bà vô cùng bất hạnh. Hồ Xuân Hương có hai đời chồng, hai lần đều làm lẽ và không hạnh phúc.
- Cuộc đời của bà vô cùng nhiều sóng gió thế nên những câu thơ như một lời tâm sự về cuộc đời của người phụ nữ tài hoa mà bất hạnh.
- Hồ Xuân Hương là một người đi nhiều nơi thế nên bà có mối quan hệ rất thân thiết với nhiều danh sĩ nổi tiếng.
Đọc thêm về❤️️ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ❤️️30+ Bài Thơ Chữ Hán Hay, Nổi Tiếng
Giai Thoại Về Hồ Xuân Hương
Chia sẻ cho bạn một số giai thoại nổi tiếng về Hồ Xuân Hương sau đây.
Giai Thoại 1
Giai thoại đầu tiên xuất hiện ngay sau khi bà từ Vĩnh Phú về dựng cổ nguyệt đường dạy học, làm thơ.
Hôm ấy một viên quan lớn trong triều đi vãn cảnh hồ Tây. Trời trong, nước xanh- cảnh vật đẹp đến nao lòng vì bao nhiêu tinh tú của đất trời dường như tụ hội cả ở nơi đây. Nơi mà tâm hồn nhạy cảm của bà nhìn ra và quyết định dừng lại an cư lập nghiệp chứ không tiến vào kinh thành Thăng Long – nơi bao văn võ bá quan, dân kinh kỳ kẻ chợ có máu mặt đều tìm vào – vì vị trí khuất nẻo so với kinh thành…
Tiếng quân lính hô hét dẹp đường, cảnh võng lộng nghênh ngang, tiền hô hậu ủng, phá tan cảnh đẹp của bầu trời nơi đây. Xuân Hương đang giặt ở ven hồ thấy chướng tai gai mắt, liền buông rải quần áo ven bờ, điềm nhiên nhìn thẳng vào kiệu của quan đang đi tới, ngẫm nghĩ trong đầu, tìm tứ thơ, rồi đọc to:
Võng điều quan lớn đi trên ấy
Váy rách bà con giặt dưới này.
Ví cái võng điều của quan lớn với váy rách của bà con quả là chua cay. Xem ra, quan thời xưa chả khác quan thời nay là mấy. Trong khi bà con khổ sở, cùng cực thì quan vơ vét hết cho bản thân. Nhà cao cửa rộng, vợ nọ con kia, còn ô dù võng lọng, nghêng ngang, quát lác, chỉ ăn tàn phá hại, có lợi gì cho dân đâu ?
Nghe câu đối, cả thầy, cả tớ trợn mắt nhìn Xuân Hương, thấy phong thái ung dung, ngôn từ sóc lỏi, độc địa, biết không thể là đối thủ để nạt nộ, đành lẳng lặng đi qua như không hề nghe thấy…Chuyện này mà để lan truyền ra khắp kinh thành Thăng Long thì mặt quan thành mặt mo, còn nhục hơn bị bà con dùng váy rách che lên mặt. Từ đó, như quả pháo xịt ngòi, quan mất hẳn thói nghênh ngang, hống hách, đi đâu bỏ hết lính dẹp đường ở nhà, Hồ Tây trở lại với khung trời cao rộng, cây xanh, nước biếc, đẹp mê hồn.
Giai Thoại 2
Giai thoại thứ hai bắt nguồn từ hai chữ cổ nguyệt (ghép lại thành chữ Hồ) có người cho là của Chiêu Hổ chòng ghẹo bà.
Người cổ lại còn đeo thói nguyệt
Buồng xuân chi để lạnh mùi hương ?
Câu đối ghép lại đủ cả tên họ bà, còn tách ra lại là sự trách khéo: “Đã tự coi là người cổ hủ, trọng nề nếp, gia phong lại còn thích thói hưởng nguyệt, xem hoa, lả lơi, thi phú ? Đang tuổi xuân thì còn hương sắc, mà không gìn giữ nền nếp, gia phong thì buồng xuân còn để lạnh đến bao giờ ?
Sát nhà là đền Trấn Võ, có gác chuông cao, treo quả chuông lớn, nhiều chàng nho sĩ đến thăm, cũng học đòi, ti toe làm thơ. Vốn táo tợn, Xuân Hương chẳng chịu tha cho những kẻ đầy bồ chữ nghĩa, tưởng thênh thang học rộng, tài cao mà toàn đồ chè chai giấy lộn ấy. Xuân Hương quyết lộn trái chúng ra:
– Được gặp các thầy nơi đền cao cửa kín này thật vinh hạnh, thóang trông đã rõ các thầy tài học uyên bác. Dám xin các thầy một bài thơ được không ạ ?
-Tưởng việc gì chứ thơ thì sẵn lắm, cô cứ ra đề cho.
-Dạ tiện đây xin các thầy vịnh quả chuông luôn, cứ lấy vần uông làm vần.
-Tưởng được gãi đúng chỗ ngứa, ai ngờ vớ phải quả chuông rè, chuông câm, ngoài hai tiếng kêu “bính boong” là hết, biết gắn vần uông vào chỗ nào đây ?
Ngần ngừ, mãi vẫn tắc tị, một thầy đánh liều gạ gẫm :
– Vần uông không ổn cô ạ, hay là…
Biết tỏng mớ chữ nghĩa giấy lộn trong đôi bồ của các thầy không mấy đáng giá, Hồ Xuân Hương tung chưởng cho họ rơi từ đỉnh gác chuông tới… tận đáy hồ, không sao mọc mũi sủi tăm lên được:
– Sao lại không ? Em thử làm vài câu cho các thầy nghe nhé :
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông,
Nó bảo nhau rằng ấy cái uông.
Càng ở càng “sặc nước”, quần áo ướt sũng sĩnh vì mồ hôi, nước lạnh
Hồ Xuân Hương dội lên đầu, các thầy đành ngớ ngẩn cười trừ rồi cút thẳng. Mỗi lần nhớ lại vần uông, cái chuông của thi sĩ họ Hồ, tên Hương lại buốt tận xương hông, không dám giở trò văn vẻ, chữ nghĩa ra trước bàn dân thiên hạ nữa.
Cũng bởi nhà ở gần đền mà Hồ Xuân Hương hay thơ thẩn đi dạo, lần ấy đúng vào dịp Triều đình mở khoa thi, các sĩ tử, văn nhân từ khắp các tỉnh thành trong cả nước dập dìu về kinh thành Thăng Long dự thi rất đông. Trong số đó có “cậu ấm” con quan chánh chủ khảo kỳ thi, cùng đám bạn vàng giầu có. Nhân chơi hồ Hoàn Kiếm thấy cảnh Đền đẹp liền kéo vào. Để tỏ rõ tài thơ phú trước đám bạn vàng, cậu con chánh chủ khảo liền “ Tức cảnh sinh tình” vịnh luôn một bài “thẩn” đề vào ngay vách Đền làm “ kỷ niệm”:
Khen ai đổ đất đắp nên chùa
Một nếp thù lù ở giữa hồ,
Mặt nước bóng chiều đà bảng lảng
Làm sao vẫn chửa thấy chuông khuơ.
Xuân Hương đang thơ thẩn quanh đó, thấy mọi người cười cợt, chỉ trỏ, liền sà vào, bắt gặp bài thơ và tác giả “rặn thơ” liền ôm bụng cười ngặt nghẽo. Cười chán, bà mượn bút mực, vung tay đề tiếp bài thơ “cảnh tỉnh’ của mình bên cạnh để trả lời “cậu ấm” và một xâu đám bạn lòi tói- những cốc chén, sứt mẻ, rạn vành, gẫy quai, thích chơi trèo của chúng:
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền
Cũng đòi học nói, nói không nên
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, gặp người khẩu khí chững chạc đến thế, cậu ấm đành phải dựa cột…để nghe cho thủng, xong bấm bụng, xủng xong lốc nhốc kéo cả xâu chuỗi về. Chẳng bao giờ dám khoe dại, khoe khôn nơi vách đền nữa. Đền được trả lại vẻ đẹp cổ kính, u tịch trang nghiêm ban đầu. Vì sau đó chẳng ai dám vượt mặt “Bà chúa Thơ Nôm” để đề “thẩn” lên tường, làm bẩn tường nữa.
Lại một lần nữa, lúc này tiếng tăm của bà đã nổi khắp thành Thăng Long. Đang lững thững từ chùa Trấn Quốc về Cổ Nguyệt đường thì nghe có tiếng lơi lả, chòng ghẹo ở phía sau, biết rõ căn bệnh: ăn không nên đọi, nói chẳng thành lời của các thầy, Xuân Hương lẳng lặng men theo men hồ, đến sát chân núi Nùng, cạnh nhà, mới dùng lời sắc như dao để cắt đuôi:
– Chả mấy khi được gặp các thầy, em xin đọc hầu các thầy một bài nhé:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây chị dạy phép làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
Nghe khẩu khí biết ngay là Hồ Xuân Hương, các thầy ngượng chín cả người. Tưởng đánh trống qua cửa nhà trời, ai ngờ sấm dội, mưa chan…gẫy cả dùi, vỡ cả trống. Tứ, ngũ túc dúm hết lại, suýt thì lộn cổ xuống hồ. Chờ cho Xuân Hương tung tăng vào hẳn trong nhà, các thầy mới dám xiêu vẹo bước. Thật chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Đã ngứa nọc, buồn sừng lại gặp phải dậu thưa, hoa rữa, gỡ chẳng ra lại còn bị cười lỡm đến thối nọc, gẫy sừng.
Xem thêm chùm 👉 Thơ Tục Nổi Tiếng của Hồ Xuân Hương
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hồ Xuân Hương
Điểm qua các nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
- Tư liệu cuộc đời ít ỏi xung quanh Hồ Xuân Hương nhiều tranh cãi thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị trong thơ của bà mang lại cho độc giả.
- Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ).
- Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2…
- Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương có bài thơ Tự tình, là tiếng nói của những thân phận, những khao khát của một kiếp người thấp cổ bé họng. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt, khát khao sống tự do và hạnh phúc của người phụ nữ. Tự tình còn là nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình, bà khao khát có được hạnh phúc, được yêu thương từ bậc quân tử.
- Bà nổi tiếng với các tác phẩm thơ Nôm nên từng được nhà thơ Xuân Diệu suy tôn là “Bà chúa thơ Nôm”.
- Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến.
- Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán, đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.
Đón đọc thêm chùm🌿Thơ Hồ Xuân Hương Châm Biếm 🌿 Hay Nhất
Phong Cách Thơ Hồ Xuân Hương
Tìm hiểu chi tiết về phong cách thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.
- Những sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu xoay quanh người phụ nữ. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
- Thơ của Hồ Xuân Hương còn mang tính chế giễu, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.
- Một giọng thơ mang đậm tính hiện thực, đó là tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, muốn hòa mình cùng thiên nhiên. Là sự khát khao trong cuộc sống mong muốn thoát khỏi chế độ phong kiến khắc nghiệt. Cảnh vật trong thơ của bà luôn giàu sức sống và tươi mới.
=> Có thể nói thơ của Hồ Xuân Hương là một dòng thơ mang tính đấu tranh mạnh mẽ với chế độ phong kiến lạc hậu lúc bấy giờ. Nổi bật trong phong cách sáng tác của bà là sự đồng cảm với những số phận bất hạnh, sự khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
Xem thêm chùm 👉 Thơ Hồ Xuân Hương Về Tình Yêu
Nghệ Thuật Thơ Hồ Xuân Hương
Tìm hiểu thêm về nghệ thuật sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương.
- Sử dụng lớp ngôn từ và hình ảnh mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực, Hồ Xuân Hương đã mang đến những bài thơ đa nghĩa, vừa thú vị, vừa sâu sắc.
- Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương hầu hết đều sử dụng bút pháp trữ tình.
- Bên cạnh Bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, “bút pháp trữ tình – tự sự”, “bút pháp trữ tình – trào phúng, trào lộng”, Hồ Xuân Hương còn sử dụng bút pháp “đồng hiện” nhằm thông qua việc miêu tả “cái mình thấy” để miêu tả “cái mình cảm”.
- Hồ Xuân Hương rất chủ ý sử dụng tính từ chỉ màu trắng và màu đỏ vào sáng tác nghệ thuật để thể hiện những vẻ đẹp đặc trưng về hình thức và tâm hồn người phụ nữ.
- Hồ Xuân Hương còn sử dụng cả số từ để biểu đạt ý thơ.
- Từ láy cũng là một thành tựu về ngôn ngữ trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương.
- Hồ Xuân Hương luôn chú ý khai thác vẫn dụng ngoa ngữ (tiếng chửi), thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt vào sáng tác thơ Nôm truyền tụng.
Đón đọc thêm chùm 🔰Thơ Hồ Xuân Hương Về Người Phụ Nữ 🔰 Ngoài Thơ Hồ Xuân Hương Về Tình Yêu
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hồ Xuân Hương
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hồ Xuân Hương, cùng tham khảo ngay nhé!
*Đề vịnh Hạ Long
- Độ Hoa Phong
- Hải ốc trù
- Nhãn phóng thanh
- Nhập An Bang
- Thuỷ vân hương
- Trạo ca thanh
*Đồ Sơn bát vịnh
- Đông Sơn thừa lương
- Long tỉnh quá trạc
- Phật động thâm u
- Đăng Đông Sơn tự kiến ký kỳ 1
- Đăng Đông Sơn tự kiến ký kỳ 2
- Tháp sơn hoài cổ
- Thạch phố quan ngư
- Bộ Khánh Minh tự cảm hứng
- Cốc tự tham thiền
*Hương đình cổ nguyệt thi tập
- Quá Khinh Dao từ hoài cổ
- Bán chẩm thư hoài
- Đề Trấn Quốc tự
- Tái ngoại văn châm
- Thu vũ
- Cố kinh thu nhật
- Giang Nam phụ níp kiêm lưu biệt hữu nhân
- Vịnh thạch phu phụ
- Thu nhật tức sự
*Lưu hương ký
- Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ
- Thiếu niên du điệu
- Xuân đình lan điệu
- Thu dạ hữu hoài
- Thu phong ca
- Nguyệt dạ ca kỳ 1
- Nguyệt dạ ca kỳ 2
- Ngư ông khúc hành
- Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
- Hoài cựu
- Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ ký
- Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 1
- Cảm cựu tống tân xuân chi tác kỳ 2
- Ngụ ý Tốn Phong ký nhị thủ kỳ 1
- Ngụ ý Tốn Phong ký nhị thủ kỳ 2
- Hoạ nhân
- Tặng Tốn Phong tử
- Thạch Đình tặng
- Ký Sơn Nam Thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 1
- Ký Sơn Nam Thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 2
- Hoạ Sơn Phủ chi tác
- Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khán nhân thuật ngâm, tịnh ký
- Hoạ Tốn Phong nguyên vận
- Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú
- Thệ viết hữu cảm
- Tự thán kỳ 1
- Tự thán kỳ 2
- Lưu biệt thời tại An Quảng, An Hưng ngụ thứ
- Bạch Đằng giang tặng biệt
- Chí Hiên tặng kỳ 1
- Chí Hiên tặng kỳ 2
- Hoạ Thanh Liên nguyên vận
- Nhân tặng
- Tưởng đáo nhân tình minh nhiên há lệ nhân nhi tẩu bút phụng trình
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 1
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 2
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 4
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 5
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 6
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 7
- Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 8
- Xuân Hương tặng hiệp quận
Xem thêm chùm 👉 Ca Dao Về Hồ Xuân Hương
*Thơ truyền tụng
- Bánh trôi nước
- Bùn bắn lên đồ
- Cái giếng
- Cái quạt
- Canh khuya
- Cảnh thu
- Câu đối Tết: Tối ba mươi – Sáng mồng một
- Chế sư
- Chi chi chuyện ấy
- Chơi hoa
- Chơi Khán Đài
- Chùa Hương Tích
- Chùa Sài Sơn
- Con cua
- Dệt cửi đêm
- Du cổ tự
- Duyên kỳ ngộ
- Dữ Phạm tế tửu xướng hoạ, kỳ nhị
- Đá chẹt thi
- Đá Ông Chồng, Bà Chồng
- Đàn gảy
- Đánh cờ
- Đánh đu
- Đề nhị mỹ nhân đồ
- Đi đái bùn nẩy
- Đọc cho Chiêu Hổ hoạ
- Đồng tiền hoẻn
- Đưa đò Qua sông phụ sóng
- Già kén kẹn hom
- Hạ nhật tầm phu (Ngày hè tìm chồng)
- Hang Cắc Cớ
- Hàng ư Thanh (Quán hàng ở xứ Thanh)
- Hỏi cô hàng sách
- Hỏi trăng
- Hữu cảm
- Khấp Vĩnh Tường quan
- Khóc chồng làm thuốc
- Khóc Tổng Cóc
- Không chồng mà chửa
- Ký tao nương Mộng Lan (Gửi nữ sĩ Mộng Lan)
- Lấy chồng chung
- Lỡm học trò
- Miếu Sầm thái thú (Đề đền Sầm Nghi Đống)
- Mời ăn trầu (Mời trầu)
- Mời khách ăn trầu
- Ngại ngùng
- Nguyệt hỡi đê mê
- Nhĩ Hà tức cảnh
- Núi Ba Đèo
- Núi Kẽm Trống
- Nước Đằng
- Ốc nhồi
- Phiếm chu ngoạn nguyệt (Giong thuyền chơi trăng)
- Quả mít
- Quá Nghệ An hoài giai nhân, hựu thể
- Quan Hậu sợ vợ
- Quán Sứ tự
- Sài Sơn thiên thị (Chợ trời núi Thầy)
- Sư hoạnh dâm
- Tát nước
- Tặng tình nhân
- Thân phận người đàn bà
- Thị Đểu thi
- Tự tình
- Tự tình 2
- Tự tình 3
- Thương
- Thương ôi phận gái
- Thương thay phận gái
- Tiễn người làm thơ
- Tình có theo ai
- Trách Chiêu Hổ
- Trào tăng
- Trúc Bạch hồ
- Tức sự
- Vấn nguyệt
- Vịnh bách chu – tức sương nữ
- Vịnh cái quạt
- Vịnh chung
- Vịnh dạy con trẻ
- Vịnh đời người
- Vịnh Hằng Nga
- Vịnh hoa cúc
- Vịnh nằm ngủ
- Vịnh ni sư
- Vịnh ông cắng đánh nhau Cái cắng đánh nhau
- Vịnh Thăng Long hoài cổ
- Vịnh xuyên cổ (Vịnh trống thủng)
- Vọng Tây Hồ hoài hữu
- Vô âm nữ
Xem giải thích chi tiết 👉 Bà Chúa Thơ Nôm Là Ai, Vì Sao
15 Bài Thơ Nổi Tiếng Của Hồ Xuân Hương
Gửi đến bạn đọc 15 bài thơ nổi tiếng nhất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, cùng thưởng thức nhé!
Bánh Trôi Nước
Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
Thơ Tự Tình
Tiếng gà xao xác gáy trên vòm,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau hận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá,
Thân này đâu đã chịu già tom.
Vịnh Cái Quạt
Mười bảy hay là mười tám đây,
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc,
Rộng hẹp ngần nao cắm một cay.
Càng nực bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Vấn Nguyệt
Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi?
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm tối cớ sao soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng mấy nước non?
Cảnh Thu
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
Chùa Hương Tích
Bày đặt vì ai khéo khéo vòm,
Nứt ra một lỗ hổng hòm hom.
Người quen cửa Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.
Họa Nhân
Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu,
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
Đá Ông Chồng, Bà Chồng
Khéo khéo bày trò tạo hoá công,
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng.
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt,
Khối tình cọ mãi với non sông.
Đá kia còn biết xuân già giặn,
Chả trách người ta lúc trẻ trung.
Đánh Đu
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Hỏi Trăng
Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.
Lấy Chồng Chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong.
Duyên Kỳ Ngộ
Nghìn dặm có duyên sự cũng thành,
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
Tấc gang tay hoạ thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện,
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh.
Tuy không thả lá trôi dòng ngự,
Chim tới vườn đào thế mới xinh.
Mời Ăn Trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Ốc Nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Quả Mít
Thân em như quả mít trên cây,
Da nó xù xì múi nó dày.
Quân tử có yêu xin đóng cọc,
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.
Đừng bỏ lỡ các thông tin về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰Hay nhất