Thơ Nguyễn Công Trứ [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Nguyễn Công Trứ ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Tặng Bạn Đọc Những Thông Tin Thú Vị Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Nguyễn Công Trứ.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ, một nhà chính trị, quân sự nổi tiếng trong lịch sự Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Nguyễn Công Trứ thì có thể xem ngay phần khái quát về tiểu sử cuộc đời của ông sau đây.

  • Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn.
  • Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778), người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Khi nhà Nguyễn đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công trứ hăm hở đi học đi thi.
  • Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Bấy giờ ông đã bốn mươi mốt tuổi.
  • Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán.
  • Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826).
  • Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. 
  • Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An…
  • Sau nhiều thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công Trứ làm Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ Thừa thiên, rồi năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy.
  • Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, ông được về hưu hẳn.
  • Trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có hai điểm đáng chú ý:
    • Ông là người kiên quyết bảo vệ trật tự xã hội phong kiến vì thế ông có nhiều công trạng đối với nhà Nguyễn trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa (chủ yếu là của nông dân) chống lại triều đình.
    • Ngược lại trong thời gian làm Dinh điền sứ ở Thái Bình và Ninh Bình ông đã chiêu mộ nông dân lưu vong ở các nơi đến để khai khẩn đất hoang ở hai tỉnh này và đã lập nên hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình).

Đón đọc thêm về🌿 Thơ Nguyễn Lãm Thắng 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Công Trứ

Tổng qua sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ như sau:

  • Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một người say mê hoạt động, là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam. Lúc nào trong tâm khảm nhà thơ cũng hằn lên một câu hỏi lớn:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”.

  • Năm 1803, khi còn là thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long bản “Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước:

“Giữ lòng trung ái,
Chăm đạo dâu con,
Phát triển nông trang,
Trừ bỏ dị đoan,
Sửa đổi phong tục,
Thanh thải tham tàn,
Tiến cử tài đức,
Giữ nghiêm luật lệ”

  • Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều. Hiện nay sưu tầm được khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú. Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm thơ văn chữ Hán.
  • Nhà thơ thành công nhất với thể ca trù (là loại bài hát phổ nhịp cho các cô đào hát trong các hành viện), ông nâng nó thành một thể thơ dân tộc độc đáo. Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. 
  • Ðiều giá trị nhất trong thơ văn Nguyễn Công Trứ là nhà thơ đã tuyên dương một lý tưởng sống tích cực.

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Công Trứ

Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ là gì? Cùng thohay.vn điểm qua các nét chính ngay sau đây:

Thơ văn của Nguyễn Công Trứ bao hàm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức của một thế hệ nhà nho. Tổng quát, thơ ông tập trung vào ba chủ đề chính:

  • Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi.
  • Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình.
  • Những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc.

 Các sáng tác của Nguyễn Công Trứ chủ yếu thuộc thể loại hát nói và thơ Nôm, thể hiện một cuộc sống thanh bần, thích tự do, phóng túng, một tính cách ngang tàng, ngạo nghễ, một quan niệm xuất xử và hành lạc tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất trong con người – một nhà Nho tài tử điển hình.

Hoạt động thơ văn không phải là hoạt động chính, hoạt động chủ yếu của cuộc đời Nguyễn Công Trứ (hoạt động chính là quân sự, chính tri, kinh tế). Thơ văn cũng chỉ nhằm phục vụ cho sự nghiệp kinh bang tế thế của ông. Vì thế nhà thơ ít chú trọng gia công về nghệ thuật nên thơ ông có cái mộc mạc, nôm na.

Gửi cho bạn các thông tin về ❤️️Thơ Phạm Hổ ❤️️Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Công Trứ

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Công Trứ, xem ngay đừng bỏ lỡ.

Thơ Nôm

  • Bỏ vợ lẽ cảm tác
  • Bỡn cô đào già
  • Bỡn tình nhân
  • Cách ở đời (Cách ăn ở ở đời)
  • Cảm tác lúc về già
  • Cảnh xa nhà
  • Cầm kỳ thi tửu bài 1 (Tự cao)
  • Câu đối làm hộ vợ tiễn mình đi thi
  • Câu đối Tết: Bầu một chiếc – Nhà hai gian
  • Câu đối Tết: Chiều ba mươi – Sáng mồng một
  • Câu đối Tết: Nợ có chết ai đâu – Giời để sống lâu mãi
  • Câu đối than thân: Tiền bạc của giời chung – Công danh đường đất rộng
  • Câu đối tự thuật: Anh em ơi – Trời đất nhé
  • Cây cau
  • Dại khôn
  • Đánh tổ tôm
  • Đi thi tự vịnh
  • Đời người thấm thoắt
  • Đùa quan đại thần
  • Hàn nho phong vị phú
  • Hoạ bài “Than nghề” của Đình Trai
  • Khất nợ thua tổ tôm
  • Khuyên người đời
  • Làm quan bị cách Con đường làm quan
  • Muộn thành đạt
  • Nhà thờ thất hoả
  • Phận anh nghèo
  • Phường danh lợi
  • Tết nhà nghèo
  • Than cảnh nghèo
  • Thất thập tự thọ
  • Thầy và tớ
  • Thế tình bạc bẽo
  • Thế tình đen bạc
  • Thế tình đối với người nghèo
  • Thói đời
  • Thơ đề mo cau
  • Thua bạc
  • Trách đời
  • Trách người đời
  • Trách tình nhân
  • Trò đời1
  • Trống đại cổ
  • Trương Lương
  • Tự thuật 1
  • Tự thuật 2
  • Tự thuật bài 1 – Quân tử cố cùng
  • Tự thuật bài 2 – Hội gió mây
  • Tự thuật bài 3 – Thú điền viên
  • Tự thuật bài 4 – Thú ẩn dật (Thú tiêu dao)
  • Tự tình Đời người
  • Tương tư
  • Uống rượu tự vịnh
  • Vịnh cảnh nghèo
  • Vịnh cây thông
  • Vịnh cây vông
  • Vịnh Di, Tề
  • Vịnh mùa đông
  • Vinh nhục Đợi thời
  • Vịnh sự đời
  • Vịnh văn võ
  • Vui cảnh nghèo

Ca Trù

  • Bài ca ngất ngưởng
  • Ca tự biệt (Kẻ về người ở)
  • Cái già theo đuổi
  • Cầm kỳ thi tửu bài 2 – Chơi cho phỉ chí
  • Cầm kỳ thi tửu bài 3 – Còn nhiều hưởng thụ
  • Chí anh hào
  • Chí làm trai
  • Chí nam nhi Làm cho tỏ mặt nam nhi
  • Chơi là lãi Vịnh nhân sinh
  • Chơi xuân kẻo hết xuân đi (I)
  • Chơi xuân kẻo hết xuân đi (II)
  • Chữ nhàn bài 1
  • Chữ nhàn bài 2
  • Chức phận kẻ trượng phu
  • Con tạo ghen ghét
  • Công khai thác
  • Duyên gặp gỡ
  • Đánh thức người đời
  • Đi quân thứ
  • Đồng tiền không quý
  • Đường công danh Có chí thì nên
  • Gánh gạo đưa chồng
  • Kẻ sĩ
  • Kiếp nhân sinh (I)
  • Kiếp nhân sinh (II)
  • Lời tiểu thiếp tự tình
  • Một ngày là nghĩa
  • Mượn rượu làm vui
  • Ngao du thoả chí Thích chí ngao du
  • Ngày xuân
  • Nhàn nhân với quý nhân Danh chẳng bằng nhàn
  • Nhân tình thế thái
  • Nợ công danh
  • Nợ phong lưu
  • Nợ tang bồng
  • Quen thú vẫy vùng
  • Tài tình
  • Tang bồng là nợ
  • Thành sự do thiên
  • Thoát vòng danh lợi
  • Thú nguyệt hoa
  • Thú rượu thơ
  • Thú say sưa
  • Thú thanh nhàn
  • Thú tổ tôm
  • Trên vì nước dưới vì nhà Nợ nam nhi
  • Trong trần mấy mặt làng chơi
  • Trường An hoài cổ
  • Tuổi già cưới vợ hầu
  • Vịnh cảnh Hà Nội
  • Vịnh chữ tình
  • Vịnh đồng tiền
  • Vịnh Hàn Tín
  • Vịnh Hậu Xích Bích
  • Vịnh Hồ Tây Tây Hồ hoài cổ
  • Vịnh Khuất Nguyên
  • Vịnh mùa đông (hát nói)
  • Vịnh mùa hạ
  • Vịnh mùa thu
  • Vịnh mùa xuân
  • Vịnh Phật
  • Vịnh sầu tình
  • Vịnh Thuý Kiều
  • Vịnh Tiền Xích Bích
  • Vịnh Trần Hi Di
  • Vịnh Trương Lưu Hầu
  • Vịnh tỳ bà
  • Vô cầu
  • Yêu hoa

Khám phá ngay🌿Thơ Nguyễn Duy 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm

15 Bài Thơ Hay, Nổi Tiếng Nhất Của Nguyễn Công Trứ

Dưới đây là nội dung 15 bài thơ hay, nổi tiếng nhất của Nguyễn Công Trứ mà Thohay.vn vừa sưu tầm được.

Bài Ca Ngất Ngưỡng

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Chí Làm Trai

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay giả, giả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã hẳn rằng ai nhục với ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan dời núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo.
Thảnh thơi thơ túi, rượu bầu.

Chí Nam Nhi

Thông minh nhất nam tử,
Yếu vi thiên hạ kỳ.
Trót sinh ra thời phải có chi chi,
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
Đố kị sá chi con Tạo,
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
Làm cho rõ tu mi nam tử.
Trong vũ trụ đã đành phận sự,
Phải có danh mà đối với núi sông.
Đi không chẳng lẽ về không?

Vịnh Cây Thông

Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai mà chịu rét thời trèo với thông.

Cầm Kỳ Thi Tửu Bài 1

Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
Dở duyên với rượu khôn từ chén
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó
Đàn còn phím trúc tính tình đây
Ai say, ai tỉnh, ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai!

Chơi Xuân Kẻo Hết Xuân Đi

Ngẫm cho kỹ đến bất nhân là tạo vật,
Đã sinh người lại hạn lấy năm.
Kể chi thằng lên bẩy, đứa lên năm,
Dẫu ba vạn sáu nghìn ngày là mấy chốc?
Lại mang lấy lợi danh, vinh nhục,
Cuộc đời kia lắm lúc bi hoan.
E đến khi hoa rữa trăng tàn,
Xuân một khắc, dễ nghìn vàng đổi chác?
Tế suy vật lý tu hành lạc,
Hà dụng phù danh bạn thử thân.
Song bất nhân mà lại chí nhân,
Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy.
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy,
Nếu không chơi, thiệt ấy ai bù?
Nghề chơi cũng lắm công phu!

Cái Già Theo Đuổi

Lão trục thiếu lai ưng bất phóng,
Nhục tuỳ vinh hậu định tu quân.
Lò âm dương san sẻ bình phân,
Con tạo hoá cầm cân nhiệm nhặt.
Mới đó đỉnh mây còn ngắt ngắt,
Phút đâu mái tuyết đã phau phau.
Cái khoá dàm là giống ở đâu,
Cứ lẽo đẽo cặp kè hiên cái.
Đôi kẻ biết sao không tỉnh lại,
Dẫu thiên hô vạn hoán cũng u ơ.
Xót cho ta biết bao giờ.

Cây Cau

Ơn chúa vun trồng kể xiết bao
Một ngày càng một rấn lên cao
Lưng đeo đai bạc, sương nào nhuốm?
Đầu đội tàn xanh, nắng chẳng vào
Buồng chất cháu con khôn xiết kể
Nhà nhiều quan khách dễ khuyên chào
Kình thiên một cột giơ tay chống
Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao

Bõ Vợ Lẽ Cảm Tác

Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa giọi hai bên!

Bỡn Tình Nhân

Tao ở nhà tao tao nhớ mi,
Nhớ mi nên phải bước ra đi.
Không đi mi nói răng không đến,
Đến thì mi nói đến làm chi.
Làm chi tao đã làm chi được,
Làm được tao làm đã lắm khi.

Kẻ Sĩ

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.
Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu, Hán, vốn sĩ này là quý.
Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị,
Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường.
Khí hạo nhiên chí đại chí cương,
So chính khí đã đầy trong trời đất.
Lúc vị ngộ, hối tàng nơi bồng tất,
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn.
Xe bồ luân dù chưa gặp Thang, Văn,
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí,
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên.
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên,
Mang quách cả sở tồn làm sở dụng.
Trong lang miếu ra tài lương đống,
Ngoài biên thuỳ rạch mũi Can Tương.
Làm sao cho bách thế lưu phương,
Trước là sĩ, sau là khanh tướng.
Kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung,
Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng.
Nước nhà yên mà sĩ được thung dung,
Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch.
Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn.
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,
Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới,
Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh.
Này này sĩ mới hoàn danh.

Cảm Tác Lúc Về Già

Kẻ ghét song còn có kẻ ưa,
Nghĩ đâu mà lựa được cho vừa.
Khó giàu đã định thời không oán,
Khôn dại đành hay há dám từ.
Bể học dò nguồn cho chúng trẻ,
Ngày nhàn vui chuyện với người xưa.
Lâng lâng rũ rạch niềm nhân, ngã,
Gẫm thú phồn hoa đáng thế chưa.

Cách Ở Đời

Ăn ở sao cho trải sự đời,
Vừa lòng cũng khó, há rằng chơi?
Nghe như chọc ruột, tai làm điếc,
Giận đã căm gan, miệng mỉm cười.
Bởi số chạy đâu cho khỏi số?
Luỵ người nên nỗi phải chiều người.
Mặc ai, chớ để điều ân oán,
Chung cục thời chi cũng tại trời.

Ca Tự Biệt

Kẻ về người ở,
Bồi hồi thay lúc phân kỳ.
Khéo quấy người hai chữ tình si,
Lửa ly biệt bầng bầng không lúc nguội!
Bát ngát trăm đường bối rối,
Biệt thì dung dị, kiến thì nan.
Trót đa mang khúc hát cung đàn,
Nên dan díu mối tình chưa dứt.
Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất,
Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời.
Khi ra vào tiếng nói giọng cười,
Một ngày cũng là người tri kỷ.
Sao nỡ để kẻ vui người tẻ,
Gánh tương tư riêng nặng bề bề?
Thương thay người ở đôi quê,
Nẻo đi thì nhớ, nẻo về thì thương!
Tính sao cho vẹn trăm đường?

Cảnh Xa Nhà

Nỗi nọ đường kia, xiết nói năng!
Đêm nằm không ngủ, biết mần răng?
Đầu ngành mấy tiếng chim kêu gió
Trước điếm năm canh chó sủa giăng
Phảng phất lòng quê khôn nén được
Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng
Đêm gà eo óc, trời chưa rạng
Tình tự này ai biết hay chăng?

Tìm hiểu chi tiết về 🌿Thơ Thanh Hải 🌿 Chùm thơ hay nhất

Viết một bình luận