Cảnh Thu của Hồ Xuân Hương ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Nội Dung, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Bài Thơ Cảnh Thu.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cảnh Thu Của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm bởi cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ… trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là “tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân”. Trong số các bài thơ về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương thì phải nhắc đến bài thơ Cảnh thu:
Cảnh thu
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Thánh thót tàu tiêu mấy giọt mưa
Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Bầu dốc gian sơn say chấp rượu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
Xem thêm thông tin chi tiết về 🌿Thơ Hồ Xuân Hương 🌿Tuyển Tập Thơ
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Cảnh Thu
Bài thơ Cảnh thu là một trong số những bài thơ tả cảnh hay nhất của Hồ Xuân Hương, tuy nhiên nói về hoàn cảnh sáng tác chính xác thì hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số giả thuyết xung quan hoàn cảnh ra đời của bài Cảnh thu.
Theo văn bản Landes 1893, bài thơ này không có đầu đề. Câu thứ hai là ‘Đố ai vẽ được cảnh tiếu sơ’ và có lời dẫn như sau: “Ngày xưa Xuân Hương đi chơi gặp mưa, vào chơi thăm làng Văn Giáp, thấy có một chùa xưa, Xuân Hương vào chùa lạy Phật, rồi đi xem ngoài chùa. Thấy bên chùa có cây đa. Ngửng lên xem thì cao ngút không biết tới đâu, cho nên làm bài thơ này.
Còn theo như bản Đông Châu 1917 thì có lời dẫn như sau: “Một ngày kia đang mùa quý thu, giời lún phún dăm ba hạt mưa, hơi ngăm ngăm rét, quan phủ nhân vô sự, mới sai bày cuộc rượu, cho gọi cô hai ra cùng ngồi uống rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu để vịnh thơ. Đương khi chén quỳnh đầu vơi, chiều thu hiu hắt, quan phủ liền bảo Xuân Hương vịnh bài tức cảnh và đó là lý do bài thơ Cảnh thu ra đời.
Ý Nghĩa Bài Thơ Cảnh Thu
Bài thơ Cảnh thu của Hồ Xuân Hương mang ý nghĩa miêu tả cảnh sắc trời thu có chút đơn sơ, đượm buồn nhưng lại vô cùng đẹp đẽ và lãng mạn. Đứng trước phong cảnh hữu tình này cho dù thi sĩ không say cũng phải say. Đây là bài thơ dạng tức cảnh sinh tình của Hồ Xuân Hương, qua đó thể hiện tài nghệ của bà chúa thơ Nôm
Đọc hiểu tác phẩm 🌿Vịnh Cái Quạt 1,2 Hồ Xuân Hương 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
Nghệ Thuật Bài Thơ Cảnh Thu Của Hồ Xuân Hương
Cùng Thohay.vn điểm qua các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Cảnh thu của Hồ Xuân Hương sau đây.
- Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Kết cấu bài thơ theo dạng Đề – thực – luận – kết.
- Bài thơ gieo vần chân, vần “ơ” được gieo ở các câu 2,4,6,8.
- Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh.
Đọc Hiểu Bài Thơ Cảnh Thu
Gợi ý bạn đọc cách đọc hiểu bài thơ Cảnh thu của Hồ Xuân Hương ngay sau đây.
👉Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Đáp án: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm.
👉Câu 2: Xác định thể thơ của văn bản.
Đáp án: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ 8 câu).
👉Câu 3. Xác định bố cục bài thơ Cảnh thu?
Đáp án: Bài thơ được chia theo 4 phần Đề, thực, luận kết.
- Hai câu đầu: hai câu đề
- Câu thơ thứ 3 và 4: hai câu thực
- Câu thơ thứ 5 và 6: hai câu luận
- Hai câu cuối: hai câu kết
👉Câu 4. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ. Nêu nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả.
Đáp án: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ là: tầu tiêu mấy giọt mưa, cảnh tiêu sơ, xanh ôm cổ thu, trắng xóa tràng giang.
Nhận xét:
- Ngoại cảnh bài thơ là những cảnh vật mùa thu có chút đượm buồn nhưng vô cùng hữu tình.
- Ngoại cảnh này còn gợi lên không gian đơn sơ, vắng vẻ, lãng mạn.
👉Câu 5. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.
Đáp án: Ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ có rất nhiều từ Hán Việt dùng để đặc tả cảnh mùa thu.
Đừng bỏ qua chùm 🔰Thơ Hồ Xuân Hương Về Người Phụ Nữ 🔰 Những Bài Nổi Tiếng
Mẫu Cảm Nhận, Bình Giảng Về Bài Thơ Cảnh Thu Ngắn Hay
Chia sẻ thêm cho bạn đọc mẫu bình giảng về bài thơ Cảnh thu của Hồ Xuân ngắn hay dưới đây, bạn có thể tham khảo ngay.
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về chủ đề thiên nhiên, bà thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc bình dị, gần gũi và “Cảnh thu” là một trong những bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương khi miêu tả cảnh. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, đơn sơ và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên của Hồ Xuân Hương.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian của một buổi chiều thu có mưa lún phún:
Thánh thót tàu tiêu mấy giọt mưa
Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ,
“Thánh thót” ở đây có nghĩa là tiếng nước nhỏ từng giọt, Hồ Xuân Hương dùng từ thánh thót để miêu tar những giọt mưa đang rơi chậm rãi, từng giọt từng giọt trên các tàu lá chuối. Tiếp theo bà lại dùng từ “cảnh tiêu sơ” để chỉ tổng quan về cảnh vật mùa thu lúc này. Cảnh tiêu sơ ý chỉ cảnh vật mùa thu thật đơn sơ và vắng lặng.
Hai câu thơ đầu nhằm miêu tả những giọt mưa rơi không ngớt từng giot, từng giọt thánh thót trên tàu chuối, tàu tiêu đổ xuống. Dẫu lúc này có bút thần cũng không thể nào vẽ lên được cái phong cảnh đơn sơ, tẻ nhạt, đượm buồn này được.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Câu thơ thứ 3 và thứ 4 đặc tả màu sắc và đường nét bức tranh thiên nhiên với một màu xanh tươi tốt, đầy sức sống của cây “cổ thụ, xanh om” với cái tán thật tròn “tròn xoe tán”. Hình ảnh con sông dài, trường giang lặng lẽ như tờ giấy đứng im “phẵng lặng tờ” ý chỉ dòng sông như phản chiếu nền trời – một màu trắng xóa.
Bầu dốc gian sơn say chấp rượu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Câu thơ thứ 5 “Bầu dốc gian sơn say chấp rượu” ý nói người đã chếnh choáng hơi men, cho dẫu đã tửu lượng trong người đã cạn hết một bầu rượu nhưng trước cảnh đẹp hữu tình của đất nước thì lại càng muốn uống thêm cho say túy lúy, say chấp rượu. Cái say ở đây là không chỉ chếnh choáng qua men rượu mà còn ngất ngây say mê cảnh đẹp độc đáo của quê hương.
Ở câu thơ tiếp theo, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cụm từ “Túi lưng phong nguyệt”, ý nói túi chứa chưa đầy gió trăng, vẫn còn lưng, đồng thời “cái túi” này cũng là cái túi đựng thơ của các nhà thơ xưa, thường đeo sau lưng.
Như vậy cả câu “Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ” ý nói cái túi thơ dẫu chưa đầy, túi lưng phong nguyệt nhưng trước cảnh lãng mạn này tác giả cũng ngẫu hứng, cảm thấy nôn nao hồn thơ, say đắm, nặng vì thơ.
Nói một cách ngắn gọn, cả hai câu thơ 5 và 6, ý nói, đứng trước phong cảnh hữu tình này cho dẫu không say, cũng phải say. Cho dẫu thơ chưa đầy túi, cũng ngây ngất chan chứa hồn thơ.
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
Cảnh ưa người hay người ưa cảnh? Đây là một cách nói bóng bẩy, trữ tình, nhấn mạnh. Do đó, đứng trước cảnh thu đầy quyến rũ, du khách nào mà không cảm thấy ngỡ ngàng, đắm đuối, mê say đến ngẩn ngơ!
Cả bài thơ đều đặc tả cảnh mùa thu đơn sơ, tẻ nhạt nhưng lại vô cùng trữ tình và lãng mạn. Có thể nói “Cảnh thu” là một bài thơ đặc sắc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về thiên nhiên của bà. Đọc bài thơ người đọc ấn tượng bởi cảnh sắc mùa thu đẹp và tĩnh lặng cùng cái nhìn rất chân thực, gần gũi của bà chúa thơ Nôm.
Dón đọc các bài thơ ❤️️ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ❤️️Hay đặc sắc