Tiến Sĩ Giấy (Nguyễn Khuyến) – Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích

Thohay.vn chia sẻ cho các bạn đọc nội dung, đọc hiểu và những mẫu phân tích bài thơ Tiến Sĩ Giấy (Nguyễn Khuyến) tại bài viết sau đây.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Vịnh Tiến Sĩ Giấy

Bài thơ được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Trong tình trạng lộn xộn đó, nền khoa cử Việt Nam xuống dốc trầm trọng, tệ mua quan, bán tước phổ biến, nhiều kẻ không có thực tài do nhiều nguyên nhân mà đỗ đạt, leo lên các bậc thang danh vọng. Nguyễn Khuyến đau xót trước tình cảnh đó, đã châm biếm biểu tượng tiêu biểu nhất của nền khoa cử khi ấy: ông tiến sĩ qua hình tượng tiến sĩ giấy.

Tổng hợp cho bạn những bài 💛 Thơ Nguyễn Khuyến 💛 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Nội Dung Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Của Nguyễn Khuyến

Thohay.vn chia sẻ cho bạn nội dung bài thơ Tiến Sĩ giấy của Nguyễn Khuyến tại bài viết sau đây.

Tiến Sĩ Giấy
Tác giả: Nguyễn Khuyến

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

Xem ngay nội dung bài 👉 Chợ Đồng Của Nguyễn Khuyến

Ý Nghĩa Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy

Bài thơ ‘Tiến sĩ giấy’ là sự trào phúng, châm biếm của Tam Nguyên Yên Đổ đối với những người mang danh tiến sĩ mà không có thực lực, đồng thời là lời tự trào của tác giả.

Đọc Hiểu Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy

Bạn xem thêm đọc hiểu bài thơ Tiến Sĩ Giấy mà chúng tôi chia sẻ tại bài viết sau đây nhé.

👉Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Miêu tả
  4. Nghị luận

Đáp án: B. Biểu cảm

👉Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản:

  1. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thơ lục bát
  3. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  4. Thơ ngũ ngôn

Đáp án: C. Thất ngôn bát cú Đường luật

👉Câu 3. Nhận xét sắc thái nghĩa của tổ hợp từ ấy mới hời trong câu: Cái giá khoa danh ấy mới hời!

  1. Biểu thị sắc thái trang trọng.
  2. Biểu thị sắc thái coi khinh.
  3. Biểu thị sắc thái thân mật.
  4. Biểu thị sắc thái mỉa mai.

Đáp án:  D. Biểu thị sắc thái mỉa mai

👉Câu 4. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

  • A. Hai câu đầu
  • B. Hai câu thực
  • C. Hai câu luận
  • D. Hai câu thực và hai câu luận

Đáp án:  D. Hai câu thực và hai câu luận

Giới thiệu tác phẩm ➡️Thu Vịnh [Nguyễn Khuyến]⬅️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Nghệ Thuật Của Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy

Sau đây là nghệ thuật của bài thơ Tiến Sĩ Giấy mà có thể bạn chưa biết đến. Mời bạn tham khảo.

  • Thể thơ: Bài Tiến Sĩ Giấy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  • Nhà thơ sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận.
  • Việc sử dụng triệt để các phép đổi đã tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau
  • Ngôn từ được sử dụng ở đây khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu được sử dụng một cách linh hoạt.

Đón đọc tác phẩm💚 Thu Ẩm [Nguyễn Khuyến] 💚 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất

Bố Cục Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy

Bạn đã biết bố cục bài thơ Tiến Sĩ Giấy như thế nào chưa? Nếu chưa thì hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Bố cục: 3 phần

  • Hai câu đề
  • Hai câu thực và hai câu luận
  • Hai câu kết

Đọc hiểu bài thơ🌱 Câu Cá Mùa Thu 🌱 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Dàn Ý Bài Thơ Vịnh Tiến Sĩ Giấy

Bạn chưa biết cách lập dàn ý bài thơ vịnh Tiến Sĩ Giấy như thế nào thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

I. Mở bài: giới thiệu về Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến

II. Thân bài: Phân tích Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến

1. Bốn câu đầu:

  • Tác giả đã liệt kê để tả thực những sự vật dành cho tầng lớp có địa vị trong xã hội
  • Giọng điệu mỉa mai, khéo léo
  • Tác giả hé mở nên hình ảnh ông nghè bằng chất giọng mỉa mai và hóm hỉn
  • Tác giả khiến người đọc hiểu rõ về hình ảnh tiến sĩ thật khác với hình ảnh tiến sĩ thời ấy như thế nào

2. Hai câu luận:

  • Thể hiện sự trăn trở, lo lắng của nhà nho có tâm
  • Tiếng cười nhẹ nhàng nhưng thâm thúy

3. Thái độ của tác giả qua tiếng cười tự hào:

  • Thể hiện rõ bản chất của những kẻ háo danh, mua danh bằng tiền
  • Nhà thơ có những suy ngẫm về thời cuộc, về chính cuộc đời mình
  • Cách kết thúc thơ đột ngột, tự nhiên

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến

Ví dụ: Bài thơ Tiến Sĩ Giấy của Nguyễn Khuyến nói lên suy nghĩ, sự trăn trở của tác giả đối với thười cuộc, đối với vận mệnh của đất nước, qua đó thể hiện tình yêu thương quê hương, đất nước của tác giả.

XEM THÊM 👉 BÀI THƠ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ CỦA NGUYỄN KHUYẾN

Sơ Đồ Tư Duy Tiến Sĩ Giấy Nguyễn Khuyến

Chia sẻ cho các bạn sơ đồ tư duy Tiến Sĩ Giấy Nguyễn Khuyến dưới đây

Sơ Đồ Tư Duy Tiến Sĩ Giấy Nguyễn Khuyến
Sơ Đồ Tư Duy Tiến Sĩ Giấy Nguyễn Khuyến

Chia sẽ bạn bài thơ hay của Nguyễn Khuyến⚡Khóc Dương Khuê

Soạn Bài Tiến Sĩ Giấy

Chia sẻ thêm cho các bạn cách soạn bài Tiến Sĩ Giấy tại bài viết sau đây.

👉Câu 1: Chỉ ra nội dung của bài thơ

Đáp án:

Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh đồ chơi để nói về thời cuộc. Đội ngũ tiến sĩ lúc này như chia làm hai loại. Hạng thứ nhất, có tài chữ nghĩa thực sự, nhờ chính tài năng của mình mà đỗ đạt. Nhưng họ là là những con người có lòng tự trọng dân tộc.

Khi nhận thấy bản thân không xoay chuyển được tình thế bằng sức lực của mình nên họ buồn chán, quay về ở ẩn lánh đời. Hạng thứ hai, đỗ đạt nhờ đồng tiền. Đó là những kẻ bất tài nhưng lại tìm mọi cách để làm quan, để vơ vét của cải, để hưởng vinh hoa phú quý.

👉Câu 2: Anh/ chị hiểu thế nào về các hình ảnh thơ mảnh giấy – thân giáp bảngnét son – mặt văn khôi? Tác giả muốn khẳng định điều gì thông qua hai hình ảnh thơ trên?

Đáp án:

  • Mảnh giấy – thân giáp bảng:  Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.
  • Nét son – mặt văn khôi: mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ.

=>Từ đây, tác giả đã khẳng định tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời.

👉Câu 3: Anh (chị) có nhận xét gì về phong cách châm biếm của Nguyễn Khuyến thể hiện qua các cụm từ sao mà nhẹ, ấy mới hời.

Đáp án:

Qua các cụm từ sao mà nhẹ, ấy mới hời, ta nhận thấy Nguyễn Khuyên có một phong cách châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu cay. Tác giả cất tiếng cười với một nỗi chua chát ngấm ngầm chứ không hoàn toàn với sự hả hê, khoái chá.

👉Câu 4. Các nhà thơ trào phúng rất chú ý đến hiệu quả nghệ thuật mà câu thơ kết có thể đưa lại. Trong bài Tiến sĩ giấy, điều này đã được thể hiện như thế nào ?

Đáp án:

Trong nghệ thuật làm thơ trào phúng, các nhà thơ rất chú ý tạo “chấn động” ở câu kết. Bài Tiến sĩ giấy cũng thuộc trường hợp này. Tất nhiên, để cho nó có thể gây được ấn tượng mạnh, nhà thơ khi viết những câu đầu tiên phải tìm cách đánh lạc hướng độc giả, gợi lên ờ họ cảm giác phân vân nghi hoặc.

Đúng là đọc phần đầu bài thơ, chúng ta vẫn thấy nhà thơ có vẻ trung thành với mục tiêu vịnh ông tiến sĩ đồ chơi, dù ông không ngừng đưa ra những thông tin mang một hàm ý khác. Nhưng chỉ đến câu kết, ta mới hiểu sâu sắc về đích ngắm thực sự của bài thơ là các ông tiến sĩ bằng xương, bằng thịt.

Ngoài điều này, câu thơ có vẻ mang sắc thái của một tiếng chửi – không xa xôi, mát mẻ mà thẳng thừng, trực diện để kết luận về cái thực chất không ra gì của đối tượng. Đồ chơi theo văn cảnh còn có nghĩa là đồ dởm, đồ bỏ, đồ vô tích sự.

Nhất định đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌿 Bài Thơ Bếp Lửa [Bằng Việt] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Giáo Án Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy

Bạn xem thêm giáo án bài thơ Tiến Sĩ Giấy mà chúng tôi cập nhật dưới đây.

I. Mục tiêu

  • Cảm nhận được thái độ miệt thị hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất cùng ý thức tự trào của tác giả.
  • Thấy được sự vận dụng tài tình lối thơ song quan cùng những sức thái giọng điệu phong phú trong bài thơ.

II. Chuẩn bị

  • GV: Sách giáo khoa, máy chiếu overhead
  • HS: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn.

III. Tiến trình thực hiện

  1. Ổn đinh.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Giới thiệu bài mới.
  4. Củng cố, dặn dò.
  5. Rút kinh nghiệm.

Có thể bạn sẽ cần tác phẩm 🌻Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

6+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Hay Nhất

Thohay.vn tổng hợp cho cá bạn 6+ mẫu phân tích bài thơ Tiến Sĩ Giấy hay nhất mà chúng tôi đã chọn lọc tại bài viết sau đây.

Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Hay Nhất

Thơ trào phúng là một thể loại thơ mà những câu thơ được sử dụng để châm biếm, mỉa mai hoặc chế nhạo một cá nhân, một nhóm người hoặc một tình huống. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại thơ trào phúng phải kể đến là tác phẩm Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến.

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!”

Bài thơ được sáng tác vào cuối thế kỉ XX, dưới chế độ thực dân, nền văn hóa Nho học lụi tàn, các kì thi thời bấy giờ vô cùng mục nát. Đứng trước thực trạng này, danh nho Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ này.

Mở đầu tác phẩm tác giả đã miêu tả sự quyền lực, địa vị và uy tín của một người, được so sánh với các yếu tố như cờ, biển và cân đai. ‘’Cũng cờ cũng biển cũng cân đai”: Từ ngữ này sử dụng các yếu tố như cờ, biển và cân đai để ám chỉ sự quyền lực, uy quyền hoặc sự địa vị xã hội.

Câu thơ sử dụng từ “cũng” để nhấn mạnh sự tương đồng.”Ông Nghè” là một người có quyền lực, địa vị cao trong xã hội. Câu thơ này có thể miêu tả sự tương đồng, sự đồng nhất giữa các yếu tố như cờ, biển và cân đai, và sự tương đồng này cũng ám chỉ sự quyền lực, uy quyền hoặc sự địa vị xã hội.

Câu thơ cũng nhấn mạnh sự không thể vượt qua, không thể sánh bằng của ông Nghè, ngụ ý rằng ông Nghè là một người có địa vị, quyền lực và không ai có thể vượt qua hay sánh bằng. Câu thơ miêu tả về sự quyền lực, địa vị và uy tín của một người trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh sự không thể vượt qua, không thể sánh bằng của ông Nghè.

‘’Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.’’

  Nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. “Mảnh giấy” đối với “thân giáp bảng”, “nét son” đối với “mặt văn khôi”. “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng’’. Thân giáp bảng có thể hiểu là bề mặt của bảng, nơi mà những điều quan trọng được ghi chú và truyền đạt. ‘’Nét son điểm rõ mặt văn khôi” ám chỉ sự trang trọng, quý phái của một tấm giấy được sử dụng để làm giáp bảng hoặc viết văn bản quan trọng.

Đoạn thơ này có thể miêu tả sự quyền lực, địa vị và uy tín của một người, được so sánh với các yếu tố như cờ, biển và cân đai. Ông Ghè có vẻ ngoài của một tiến sĩ thực thụ nhưng kiến thức thực sự của ông lại nhẹ như một tờ giấy và một nét son.

Qua đó, ta thấy nhà thơ đã bộc lộ rõ nét một chế độ giáo dục mục ruỗng. Ông đã cảm nhận tiến sĩ chỉ như mảnh giấy, nét son. Bởi mảnh giấy và nét son được sử dụng để tạo ra một hình ảnh trang trọng, quý phái, nhưng sâu bên trong thì vô cùng ngu ngốc, không còn một chút tài đức nào.

‘’Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời’’

Đoạn thơ này có hai câu: Câu thứ nhất đặt câu hỏi: Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Đây có thể là một câu hỏi đặt ra để thể hiện sự ngạc nhiên hoặc sự kinh ngạc về sự nhẹ nhàng, thoải mái của tấm thân xiêm áo. Tấm thân xiêm áo có thể được hiểu là một biểu tượng cho cuộc sống đơn giản, không phức tạp. “Cái giá khoa danh ấy mới hời” có thể được hiểu là giá trị của danh vọng, uy tín, danh tiếng chỉ là một cái giá rẻ.

Điều này có thể ám chỉ rằng danh vọng và danh tiếng không đáng giá bằng những giá trị khác trong cuộc sống. Đoạn thơ nhấn mạnh sự giản dị và giá trị thực sự của cuộc sống, đồng thời phê phán sự quan trọng quá mức đối với danh vọng và danh tiếng. Đến hai câu cuối, sự mỉa mai của bài thơ mới thực sự đạt đến đỉnh điểm, phá hủy sự thật và sự giả dối của câu trước:

‘’ Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!’’

“Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe” mô tả một hình ảnh về việc ngồi trên một chiếc ghế tréo lọng màu xanh, và người ngồi được mô tả là “bảnh choẹ”, “Ghế treo lọng xanh” có thể. Cụm từ “bảnh choẹ” có thể ám chỉ sự thoải mái, thoải mái, hoặc sự tươi trẻ, tinh tế.

Câu thứ hai nói về việc nghĩ rằng “đồ thật hoá đồ chơi. “Đồ chơi” ở đây có thể đại diện cho những thứ nhẹ nhàng, không quan trọng, trong khi “đồ thật” là những điều quan trọng, nghiêm túc.

Đoạn thơ này có thể là một lời nhắc nhở về việc giữ cho cuộc sống và giá trị thực của chúng ta không bị mất đi nhất là thời kì công nghệ đang phát triển, nơi mà đôi khi sự giả mạo có thể che đậy giá trị thực sự.

Bài thơ “Tiến sĩ giấy” đã đóng góp cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trong việc khơi dậy nhận thức xã hội và đấu tranh cho sự công bằng, bình đẳng. Đây cũng là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Khuyến và được coi là biểu tượng của phong trào cải cách xã hội, giáo dục trong lịch sử Việt Nam.

Nhất định đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌸 Bàn Về Đọc Sách 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Ngắn Gọn Nhất

 Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến là nhà khoa bảng, nhà thơ yêu nước tài danh thuộc thế kỷ XIX. Thơ ông thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó với quê hương, ẩn chứa trong những lời thơ là tấm lòng yêu nước cùng nỗi u uẩn trước thời thế.

Ngồi bút tả cảnh của ông vừa chân thực vừa tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà điêu luyện. “Tiến sĩ giấy” là một trong những bài thơ nổi bật của Nguyễn Khuyến nằm trong chùm thơ trào phúng. Cứ mỗi dịp tết trung thu về hình nộm của ông tiến sĩ giấy lại xuất hiện.

Hình tiến sĩ giấy thể hiện truyền thống hiếu học, trọng khoa bảng của dân tộc ta. Vào cuối thế kỷ XIX chế độ thực dân nửa phong kiến khiến cho nền văn hóa nho học nước lụi tàn. Chứng kiến thực trạng này, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sáng tác ra bài thơ để thấy hiện thái độ mất niềm tin về chữ nghĩa thánh hiền:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!”

Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến sống trong thế kỷ 19, khi mà xã hội Việt Nam bị thực dân nửa phong kiến chiếm đóng. Chúng luôn tìm cách bay ra những trò lố lăng, làm cho nền văn hóa cũng như đạo đức truyền thống của người Việt Nam bị đảo lộn.

Bài thơ “tiến sĩ giấy” thể hiện phong cách sáng tác trào phúng, châm biếm xã hội phong kiến Việt Nam. Ngay từ tên bài thơ, ông đã đem đến cho người đọc sự tò mò thú vị. Tiến sĩ để chỉ những người có học thức cao, là niềm vinh quang của bản thân và cho cả dòng họ.

Họ sẽ vinh danh, tiến sĩ luôn chứa trong mình nguồn tri thức của thời đại. Hằng năm nước ta vẫn luôn tổ chức các đợt thi để tìm ra người tài, tìm ra những nhân tố góp phần phục vụ và xây dựng đất nước. 

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai.”

Mở đầu tác phẩm, nhà thơ không giới thiệu rõ nhân vật này là ai, theo cảm nhận của người đọc đây hẳn là một vị tiến sĩ tài cao. Đối tượng ấy có cờ, có biển, có cân đai. Biển- tấm thiếp vàng bằng gỗ in chữ “ân tứ vinh quý”.

Có “cân đai” là dây đeo ngang lưng đây đều là những vật cao quý, là những thứ tạo nên y phục của quan lại, chức quan lớn trong thời kỳ phong kiến. Tất cả đều là những thứ đó được vua ban cho người đỗ tiến sĩ để vinh quy bái tổ. Câu thơ mở đầu khiến cho nhân vật hiện lên vẻ uy nghi, cao quý.

Thế nhưng tác giả lại dùng điệp từ “cũng” bốn lần trong hai câu thơ chắc hẳn đằng sau ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc. Điệp từ “cũng” kết hợp với “có kém ai” khiến cho những người tiến sĩ, quan lại trong triều đình mất đi vẻ cao quý.

Hóa ra họ cũng chỉ là những ông tiến sĩ giấy, là sự giả dối, học đòi giống hệt như những tiến sĩ thật nhưng thực chất ẩn sâu bên trong là sự trống rỗng, không thực sự có gì nổi bật. Sống trong thời đại của Nguyễn Khuyến, những giá trị truyền thống về văn hóa nho học không còn được coi trọng như trước nữa.

Mọi thứ từ quan cao chức lớn đều có thể mua được bằng tiền, cái chức tiến sĩ ấy giờ chỉ còn là những điều tầm thường. Một xã hội rối ren, đảo lộn khiến cho Nguyễn Khuyến không khỏi thất vọng lo lắng. Những người tài thực sự lại không được trọng dụng, một xã hội như thế thử hỏi làm sao xã đất nước có thể phát triển? Nguyễn Khuyến đã từng tự trách mình qua bài thơ “tự trào”:

“Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ?

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng”

Vốn là người tài đáng ra Nguyễn Khuyến có thể góp nhiều công sức của mình vào việc phục vụ xây dựng đất nước. Thế nhưng chính xã hội ấy, ông đã phải từ quan về ở ẩn để bảo vệ phẩm chất, giữ cho mình thanh cao.

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”

Trong hai câu thực này, Nguyễn Khuyến đã dùng “mảnh giấy” đối với thân giáp bảng, “nét son” đối với “mặt văn khôi”. Giáp bảng hay còn gọi là bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa lại được làm lên từ mảnh giấy. Đây là cách nói giễu cợt đầy mỉa mai của Nguyễn Khuyến để nói về tiến sĩ thời kỳ đó.

Chỉ bằng vài nét son đã có thể tạo nên mặt văn khôi- người đứng đầu làng văn. Nguyễn Khuyến đã tái hiện hiện thực xã hội đối rẻ mạt, những danh hiệu cao quý ấy đều được mua bằng tiền, đều trở nên vô nghĩa.

Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh tiến sĩ giấy để nói về những người tiến sĩ đương thời, vạch mặt thực trạng xã hội giả dối trái ngược lại với vẻ bề ngoài cao quý, lộng lẫy. Chức quan tiến sĩ vốn được người xưa tôn trọng, vinh danh nay bị người đời coi thường, khinh rẻ:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Đến hai câu luận, với tài năng dùng từ đắc địa của mình, Nguyễn Khuyến đã dùng cụm từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” để nói lên cái giá để mua được chức danh. Nếu như ngày xưa, để thi được tiến sĩ những người quân tử phải không ngừng rèn luyện, học tập.

Họ là những người có tài năng thật sự, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Thế nhưng ngày nay cái chức danh tiến sĩ ấy sao nghe thật nhẹ nhàng, đơn giản nó có thể dễ dàng được mua bởi những kẻ lười nhác, mơ mộng thích sống trong mơ ảo. Đây là những lời chế giễu mỉa mai đầy chua xót trước thời thế lúc đó.

“Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!”

Ghế tréo, lọng xanh gây cho người đọc dáng vẻ học cao, quyền quý. Sống trong cái xã hội, xã hội mà triều đình cùng các quan bị che mờ bởi những thứ hào nhoáng thật đáng sợ.

 Bằng lối viết thơ trào phúng, cùng giọng điệu mỉa mai giễu cợt châm biếm sâu cay tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến đã tái hiện lại bức tranh đầy giả dối, bi hài của nước ta thời kỳ đó. Bài thơ “tiến sĩ giấy” không sử dụng những lời nói nặng nề mà là tiếng nói giễu cười châm biếm mang nặng nỗi buồn ưu tư.

Tác giả đã phê phán nền giáo dục khoa cử của đất nước ta thời kỳ đó, cho thấy sự mục nát của chế độ thực dân nửa phong kiến. Qua đây Nguyễn Khuyến để lại chúng ta bài học sâu sắc về tầm quan trọng của nền giáo dục giúp ta bảo vệ và cống hiến cho đất nước.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích ✨ Những Đứa Trẻ [M. Go-Rơ-Ki] ✨ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Siêu Ngắn

Bài thơ “Tiến sĩ giấy”là một trong những tác phẩm nổi bật thể hiện rõ tài năng của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Bằng giọng thơ mỉa mai, châm biếm đầy sâu cay, tác giả đã thể hiện cái nhìn độc đáo về những vị tiến sĩ “hữu danh vô thực” thời bấy giờ. Qua đó, chúng ta thấy được tâm sự của một trí thức yêu nước chân thành, sâu sắc nhưng bất lực.

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá danh khoa thế mới hời

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi!”

Trong bài thơ này, tác giả đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những ông tiến sĩ giấy hữu danh vô thực thông qua việc miêu tả những ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ- một món đồ chơi của trẻ con ngày Tết trung thu. Ở hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu một món đồ chơi của trẻ em trong sự mô phỏng và so sánh với những ông tiến sĩ thật ngoài đời:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai”

Điệp từ “cũng” xuất hiện hai lần ở đầu hai câu thơ thoạt tiên gây ấn tượng rằng tác giả đang ngợi khen bộ đồ chơi được chế tác với đầy đủ bộ lễ giống như thật. Nhưng đằng sau là sắc thái mỉa mai, châm biếm đầy sâu cay, và không chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả một thứ đồ chơi vô tri mà tác giả thể hiện sự mỉa mai đối với những ông nghè thật- thật mà giả.

Ông tiến sĩ giấy trở thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho những con người vinh danh khoa bảng “hữu danh vô thực”, có học hàm học vị nhưng thực chất là không có năng lực.

Ở hai câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục nhấn mạnh sự mỉa mai, chua chát vào hình tượng những ông tiến sĩ giấy:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

Thủ pháp đối lập đã được vận dụng một cách tối đa. Tác giả đã miêu tả chi tiết thành phần cấu tạo của ông tiến sĩ đồ chơi: được tạo nên từ mảnh giấy vụn sau khi được cắt tỉa và tô điểm thêm một ít phẩm màu. Tất cả những sự vật đối lập nhau được đặt trong một kết cấu song hành: “mảnh giấy- thân giáp bảng”, “nét son- mặt văn khôi” để nói lên thực chất hèn kém của những ông nghè. 

Mảnh giấy, nét son– những thứ thật đơn giản, nhỏ bé được đặt cạnh những thứ rất trang trọng Thân giáp bảng, mặt văn khôi khiến sắc thái trào phúng được tô đậm, khiến cho độc giả dễ dàng nhận ra những sự đồng nhất giữa hai hình tượng: ông tiến sĩ giấy đồ chơi và những ông tiến sĩ thật trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ.

Thân giáp bảng vốn cao trọng lại được tạo nên từ mảnh giấy mỏng manh, tầm thường; còn mặt văn khổi quý hiển, rạng rỡ lại được tổ điểm nhờ những nét son sơ sài.

Ở hai câu thơ tiếp theo, giọng thơ từ mỉa mai chuyển sang ngậm ngùi:

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá danh khoa thế mới hời”

Qua các cụm từ giàu sắc thái biểu cảm như “sao mà nhẹ”, “thế mới hời”, chúng ta có thể thấy được sự châm biếm đầy ngậm ngùi, chua chát của tác giả: cái danh tiến sĩ được khoác lên tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ nhàng, hời hợt.

Là một nhà nho chân chính, dĩ nhiên cụ Tam nguyên Yên Đổ không khỏi chua xót trước thực trạng mua quan bán tước và sự lụi tàn của nền văn hóa Nho học.

Hai câu thơ cuối đã kết thúc bài thơ một cách đầy bất ngờ và hướng thẳng sự châm biếm, mỉa mai trực tiếp đến những ông tiến sĩ thật:

“Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi!”

Xuyên suốt bảy câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tác giả đang vịnh một thứ đồ chơi với hàm ý bóng gió sâu xa. Tuy nhiên câu thơ cuối “Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi” vang lên vừa bất ngờ vừa tự nhiên để thể hiện đích ngắm cuối cùng mà tác giả hướng đến chính là những ông nghè tiến sĩ bằng xương, bằng thịt.

Thông qua việc vịnh một món đồ chơi, chúng ta thấy được bài thơ còn là tiếng cười tự trào của tác giả, bởi cụ Tam nguyên Yên Đổ cũng là một ông nghè, dù cho trên thực tế, ông khác hẳn với những vị tiến sĩ giấy “hữu danh vô thực” kia.

Qua lời tự trào của tác giả, chúng ta thấy được tâm sự của một trí thức yêu nước chân thành, sâu sắc nhưng bất lực. Nỗi niềm tâm sự ấy vận vào tứ thơ và chi phối cả cuộc sống thường ngày của nhà thơ. Bởi vậy trong suốt thời gian làm quan, trong lòng tác giả luôn canh cánh câu hỏi “Mình nên về hay nên ở”.

Và cuối cùng, để giữ trọn khí tiết của một nhà nho chân chính, ông đã lựa chọn rời xa chốn quan trường, từ chối không đi nhận chức Tổng đốc Sơn Tây.

Như vậy, thông qua bài thơ “Tiến sĩ giấy”, chúng ta có thế thấy được thực trạng khoa cử và nền giáo dục của nước ta thời bấy giờ. Bằng giọng thơ mỉa mai chua chát, tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công hình ảnh những ông tiến si hữu danh vô thực

Xem thêm về phân tích 🌿 Cố Hương [Lỗ Tấn] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Của Nguyễn Khuyến Lớp 8 Hay

Bài thơ Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nhưng trào phúng thường phải ngụ trữ tình mới hay. Mọi người đều biết Tam Nguyên Yên Đổ cũng là một ông nghè nổi tiếng tài ba, thừa hiểu tiến sĩ giấy chỉ là thứ đồ chơi cho trẻ con, vậy mà sao còn làm thơ chế giễu?

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến viết:

Cũng cờ, cúng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai!

Tác giả đang tả thực ông tiến sĩ giấy với đủ các thứ sang trọng vua ban cho ngày vinh quy như cờ, biển, cân đai và cũng gọi là ông nghè. Tại sao chỉ trong hai câu mà nhà thơ lại dùng một loạt bốn từ cũng? Đọc lên âm điệu giống như thể hiện thái độ ngạc nhiên trước một sự lạ.

Người đọc ngầm hiểu là trong đời có những ông tiến sĩ những ông nghè thật, xứng đáng với các thứ cờ, biển, cân đai đó, còn ông tiến sĩ này tuy cũng đầy đủ các thứ và cũng được người đời gọi bằng ông nghè nhưng chẳng có chút giá trị nào, vì đó chỉ là một ông nghè giả làm bằng giấy.

Nghĩa đen là thế, còn nghĩa bóng là tuy cũng có đủ thứ quý giá thật đấy nhưng tài cán, đức hạnh chẳng ra gì. Ngụ ý thâm thuý của Nguyễn Khuyến là vừa tả hình dáng ông tiến sĩ giấy, vừa gợi cho người đọc liên tưởng đến những kẻ tuy mang danh tiến sĩ, áo mũ xênh xang nhưng thật sự chẳng có một chút tài đức nào.
Hai câu thực tiếp tục phát triển ý nghĩa ấy :

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Với vài mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi bồi bồi, dán dán thành hình một ông tiến sĩ giấy, mặt mày phết màu trắng rồi dùng màu son tô điểm cho đẹp. Phần ấy là giả. Còn thân giáp bảng (giáp bảng là bảng thứ nhất sơn vàng nên còn được gọi là bảng vàng), dùng để ghi danh những người đỗ đại khoa, từ tiến sĩ trở lên. Văn khôi nghĩa là tài giỏi về văn chương.

Mặt văn khôi là cách gọi những tiến sĩ có tài xứng với học vị cao quý đó. Làm nên thân giáp bảng và điểm rõ mặt văn khôi đâu phải chĩ cần mấy mảnh giấy và vài nét son mà thành. Phải bao năm đèn sách, có khi suốt cả đời, lại phải là kẻ thông minh, tài cao, chí lớn, gặp thầy gặp bạn mới nên danh chứ đâu có dễ dàng gì.

Tuy vậy, ở đời không ít những vị tiến sĩ bằng xương bằng thịt, học hàm học vị hẳn hoi nhưng cũng chẳng khác gì loại tiến sĩ giấy. Cái thân giáp bảng và mặt văn khôi chẳng qua cũng chỉ là kết quả của những mảnh giấy do chạy chọt bằng thế lực đồng tiền và những nét son vẽ vời bôi bác để che mắt thiên hạ.

Dù sao, cái thật và cái giả ở đây cũng vẫn còn lẫn lộn, chưa phân biệt rạch ròi! Cái giả chưa được tác giả đem ra phê phán.
Hai câu luận:

Tấm thân xiêm ảo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Không còn lấp lửng, bóng gió nữa, từ miêu tả bên ngoài, nhà thơ đã đi vào đánh giá bên trong, vẫn nói vể ông tiến sĩ giấy như: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bán giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy mà chĩa thẳng vào các vị khoác trên mình xiêm áo ông nghè nhưng tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì xứng đáng với danh vị cao quý ấy.

Vậy mà cũng vênh vang với Gái danh ông nghè, ông thám, thì quả là cái giá khoa danh ấy quá rẻ, quá hời, chĩ nhờ dịp may mà mua được. Ý nghĩa trào lộng, châm biếm sâu cay của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ.

Như thế là không phải chỉ đến Tết Trung thu mới xuất hiện hàng loạt rrhững ông tiến sĩ giấy, mà tiến sĩ giấy hằng ngày có mặt khắp nơi. Trong đám quan lại của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kĩ XIX, thiếu chi thân giáp bảng, mặt văn khôi nhưng cũng chẳng hơn gì loại tiến sĩ giấy.

Lớp trước sợ giặc, hèn nhát đầu hàng. Lớp sau dựa vào lí lẽ tùy thời, ra làm quan với triều đình bù nhìn, ngoan ngoãn chấp nhận kiếp làm tay sai cho thực dân Pháp. Đến đây thì xiêm áo không chỉ nhẹ, khoa danh không chỉ hời mà đã thành dơ bẩn. Cho nên tác giả mới kết thúc bài thơ bằng hai câu nhận xét thâm thuý:

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Trở lại với tựa đề bài thơ và hai đối tượng một hiện, một ẩn là ông tiến sĩ giấy và ông tiến sĩ bằng xương bằng thịt, chúng ta thấy giá trị chẳng khác gì nhau.

Có một điều lạ là giọng thơ Nguyễn Khuyến rõ ràng có ý phê phán, cười cợt nhưng không phải phê phán, cười cợt một cách thoải mái, hả hê mà phảng phất trong lời chế giễu ấy có cả sự tự chế giễu bản thân.

Bởi cụ cũng là một ông nghè đích thực, hơn nữa là Tam Nguyên Yên Đổ nổi danh, nhưng trước tình cảnh tang thương của đất nước lúc bấy giờ, cũng đành thở dài ngậm ngùi, buông xuôi, bất lực.

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ là lời bình phẩm theo kiểu nâng nhân vật lên cao để rồi bật ra cái cười mỉa mai chua chát, đắng cay khi phải phơi bày sự thực là tiến sĩ thật hay tiến sĩ giấy giờ đây cũng đểu là thứ đồ chơi mà thôi! Nỗi đau tuy chưa chảy thành nước mắt nhưng cứ rưng rức ở trong lòng nhà thơ.

Bài thơ Tiến sĩ giấy mới đọc qua tưởng chỉ ià một bài thơ vịnh vật đơn thuần nhưng suy ngẫm kĩ, ta sẽ thấy nó hàm ẩn chất trào phúng trữ tình sâu thẳm, thật đáng trân trọng.

Cùng cập nhật tác phẩm HOT 💌 Chiếc Lược Ngà 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Phân Tích Bài Thơ Tiến Sĩ Giấy Của Tác Giả Nguyễn Khuyến Ngắn Nhất

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một người vốn từ nhỏ thông minh, hiếu học, ông đỗ đạt rồi ra làm quan, ông nổi tiếng là thanh liêm và có lối sống gần gũi chan hòa với nhân dân.

Nguyễn Khuyến đã để lại một kho tàng các tác phẩm cho Việt Nam như Quế sơn thi tập, Yên đỗ thi tập, những bài thơ vịnh mùa thu. Trong số các tác phẩm của ông, bài thơ Tiến sĩ giấy vừa mang âm hưởng trào phúng lại mang sự hài hước dí dỏm, dễ đi vào lòng người, và đói với tất cả mọi tầng lớp độc giả.

Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, được biết đến với nhiều ý nghĩa khác nhau. Mặc dù chỉ là cách nói ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng hiện thực của một giai đoạn cảu xã hội, một thực trạng đang lan tràn, ngay cả tới thời kì này vẫn tồn tại.

Với cách mở đầu đầy bất ngờ, hình ảnh tiến sĩ giấy hiện ra nhưng lại ngụ theo một ý nghĩa khác. Chúng ta ai cũng biết tiến sĩ giấy là đồ chơi dành cho trẻ con mỗi khi trung thu, vậy mà tiến sĩ giấy trong bài thơ lại mang một ý nghĩa chế giễu:

Cũng cờ, cúng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai!

Ông tiến sĩ ở đây có tất cả mọi thứ mà một ông tiến sĩ thật ngoài đời có, có cờ, biển , cân đai và cũng được gọi là ông nghè cũng được xưng danh lớn. Nếu như với ý tả thực thì người ta chỉ hiểu đơn thuần ở đây chính là hình ảnh của một ông tiến sĩ bình thường, được vua ban cho bổng lộc chức danh, uy nghi.

Nhưng “ từ cũng” xuất hiện bốn lần trong bài thơ khiến cho độc giả tò mò, rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng ngụ ý của Nguyễn Khuyến ở đây chính là, ông tiến sĩ này làm bằng giấy, cũng có đủ mọi thứ để giống với một ông tiến sĩ thật nhưng thực ra lại là một tiến sĩ giấy, chẳng có tài năng phẩm hạnh gì

Tiếp đến hai câu tiếp theo , Nguyễn Khuyến lại tiếp tục miêu tả về hình ảnh ấy:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Lại tiếp tục mang sắc thái trào phúng, Nguyễn Khuyến giải thích cho chúng ta hiểu, chỉ cần mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi có thể cắt dán vẽ nặn ra hình của ông tiến sĩ một cách dễ dàng. Còn với mảnh giấy thì cũng đủ để làm nên “thân giáp bảng “ và khuôn mặt của một tiến sĩ giấy là “ văn khôi” thông minh đức độ.

Nhưng một ông tiến sĩ ở ngoài đời thực không chỉ có một mảnh giấy , cũng không thể dùng mấy miếng giấy mà tạo thành, vỏ của nó có thể giống tiến sĩ nhưng ruột lại trống rỗng. Như vậy, một tiến sĩ ở ngoài đời là người chịu bao nhiêu năm đèn sách khổ luyện, bao khó khăn vất vả rồi mới trở thành tiến sĩ, từ đó ta thấy được sự đối lập hoàn toàn giữa tiến sĩ giấy và tiến sĩ thật.

Không còn chọn cách nói bóng gió nữa, Nguyễn Khuyến đi sâu vào đánh giá bên trong xem tiến sĩ giấy có những gì:

Tấm thân xiêm sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Mọi thứ bên trong tiến sĩ giấy hiện ra với: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bán giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy. Đó là nhằm vào những kẻ khoác trên mình xiêm áo ông nghè nhưng tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì.

Ý nghĩa trào phúng, châm biếm sâu sắc của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ. Thì ra một tiến sĩ mà cũng mua được bằng tiền, nên chỉ là tiến sĩ trên giấy tờ, nhưng làm sao có thể đánh đổi với bao nhiêu năm dùi mài kinh sử.

Hình ảnh tiến sĩ giấy ở trong các dịp lễ trung thu lễ tết chỉ là cái cớ cho tác giả đi đến những ngụ ý sâu xa. “ tiến sĩ giấy– những con người không tự bản thân mình mà đi lên lại có mặt khắp mọi nơi, ngay ở cả những nơi nghiêm ngặt và quan trọng nhất. Nhưng có lẽ hai câu kết mới chính là những gì mà Nguyễn Khuyến muốn nói thẳng ra

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Giọng thơ Nguyễn Khuyến rõ ràng có ý phê phán, cười cợt nhưng không phải phê phán, cười cợt một cách thoải mái, và phảng phất trong lời chế giễu ấy có cả sự tự chế giễu bản thân. Người ta có thể nghĩ sâu xa về việc Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghề đich thực , một người có đức có tài, nhưng trước hoàn cảnh và vận mệnh đất nước lại đành ngậm ngùi buông xuôi.

Những ngôn từ hình ảnh tạo ra nụ cười mỉa mai chát đối với một bộ phận trong xã hội phong kiến thời xưa. Giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại mang tính chất trào phúng sâu cay, mỗi câu mỗi từ ngày càng đưa độc giả nhìn nhận vấn đề một cách sâu xa.

Khám phá thêm tác phẩm ⚡ Lặng Lẽ Sa Pa ⚡ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích 

Phân Tích Vịnh Tiến Sĩ Giấy Chọn Lọc

Được biết đến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã miêu tả đời sống nông thôn với ngòi bút giản dị, ấm áp. Thế nhưng, những vần thơ của ông còn gửi gắm tâm sự yêu nước, nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc.

Thế kỉ XIX với những khủng hoảng về tư tưởng và kinh tế khiến nhà thơ không khỏi cảm thấy bất lực. “Tiến sĩ giấy” là bài thơ trào phúng thể hiện cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Tam nguyên Yên Đổ đối với hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất, đồng thời cũng mang thoáng chút tự trào của tác giả.

Nhan đề bài thơ “Tiến sĩ giấy” vốn để miêu tả một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Đó là hình nộm bằng giấy cho trẻ em chơi trung thu, giả hình ông tiến sĩ để khơi dậy trẻ em lòng ham học và ý thức theo con đường khoa cử.

Tuy nhiên trong văn bản, “giấy” không chỉ để gợi về chất liệu mà còn khiến người đọc liên tưởng đến tính chất hư danh. Bởi vậy, đặt tên tác phẩm là “Tiến sĩ giấy”, Nguyễn Khuyến đã ngụ ý phê phán một cách khéo léo tính chất hư danh của học vị tiến sĩ trong thời buổi Hán học suy tàn, Tây học ngày càng lấn át.

Mở đầu bài thơ, hình tượng ông tiến sĩ giấy hiện lên với những nét phác họa khái quát nhất:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai.”

Đối tượng Nguyễn Khuyến miêu tả có “cờ”, có “biển” – tấm biển gỗ in chữ “ân tứ vinh quy”, có “cân đai” – khăn bịt tóc để đội mũ và đai đeo ngang lưng. Tất cả những thứ đó tạo nên y phục của quan lại, quý tộc lớn thời phong kiến.

Thế nhưng điệp từ “cũng” được nhắc đi nhắc lại đến bốn lần ở đầu mỗi dòng thơ khiến người đọc không thể nghi ngờ bản chất của đối tượng. Tuy giống nhưng đó không phải là ông tiến sĩ thật, hóa ra đó chỉ là ông tiến sĩ làm bằng giấy để tạo thành đồ chơi cho trẻ con. Câu thơ vì thế thoáng chút mỉa mai, châm biếm của tác giả.

Đến với hai câu thực, hình dáng tiến sĩ giấy được khắc họa rõ nét hơn:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”

Tiến sĩ giấy ấy chỉ cần vài mảnh giấy là tạo thành hình dáng, chỉ cần vài ba nét son là tạo nên khuôn mặt của một người đứng đầu làng văn. Vậy nhưng hàm ý của Nguyễn Khuyến đâu dừng ở đó, câu thơ ẩn sâu dưới nghĩa tả thực là nghĩa ẩn dụ.

Phải chăng để trở thành một tiến sĩ, có danh khoa bảng sao mà dễ dàng đến thế, chỉ cần vài ba “mảnh giấy” (tiền giấy) là có thể làm được? Bởi vậy, đến hai câu thực, nhà thơ trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình:

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời.”

Để trở thành tiến sĩ mang danh khoa bảng, bao nhiêu giọt mồ hôi phải đổ trên trang sách, bao ngày dùi mài kinh sử cần mẫn, vậy mà giờ đây, “tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ” đến thế.

Thực trạng đất nước lúc bấy giờ với những thay đổi về đường hướng tuyển chọn nhân tài, tệ mua danh bán chức diễn ra phổ biến dẫn đến xuất hiện những kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Hậu quả là, những người có tài năng thực sự, những người bằng thực lực của mình đỗ đạt cao cũng chỉ bằng những kẻ “tiến sĩ giấy”.

Bởi vậy, giọng điệu hai câu thơ, đặc biệt “cái giá khoa danh ấy mới hời” cất lên sao mà chua chát, thoáng chút tự trào của nhà thơ. Tác giả như vừa châm biếm mỉa mai thực trạng xã hội, vừa cười người nhưng để rồi cười mình, để xót xa cho chính bản thân và cho cả đất nước.

Tiếng cười ở hai câu thực đã chua chát, sâu cay nhưng phải đến hai câu thơ kết, tính chất trào phúng của bài thơ mới thực sự đạt tới đỉnh cao, nó phá tan thật thật giả giả ở các câu thơ trước:

“Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.”

Ông tiến sĩ giấy hiện lên với hành động “ngồi bảnh chọe” gợi dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện, kết hợp với “ghế tréo” và “lọng xanh” oai nghiêm. Ta như cảm nhận được thái độ đả kích của tác giả với những kẻ nhờ có đồng tiền lo lót mà mua quan bán chức, không chỉ vậy những kẻ đó còn thích thể hiện, ra oai.

Tất cả làm nên ông tiến sĩ kệch cỡm, đáng khinh thường. Để rồi, kết lại bài thơ, ông bày tỏ quan điểm của mình một cách trực tiếp: “tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi”. Cứ nghĩ là thật nhưng đến đây mới vỡ òa chỉ là một thứ đồ chơi bằng giấy, kết thúc khiến bao bạn đọc bất ngờ nhưng khi xét đến khía cạnh tự nhiên lại thấy hoàn toàn hợp lí.

Nhà thơ như đang lột tả bản chất trống rỗng, chỉ có hư danh mà không có thực học của những ông nghè có thực trong đời sống. Là người trong cuộc, thấy được bộ mặt thật của cả xã hội bấy giờ, rằng những kẻ có danh mà không có thực ngày càng được đề cao, Nguyễn Khuyến chỉ biết bất lực mỉa mai và tự xót xa cho chính bản thân mình:

“Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng”

(Tự trào)

Bài thơ mượn hình ảnh tiến sĩ giấy quen thuộc từ thực tế đời sống để phê phán hạng người mang danh khoa bảng nhưng không có thực chất, cùng đó thể hiện thái độ tự trào của nhà thơ. Không phải chỉ trong thời đại của Nguyễn Khuyến, hiện tượng đó mới phổ biến mà ở bất cứ thời đại nào, đây vẫn là đề tài nóng bỏng của xã hội. Nhìn vào những mặt trái của thực tế ấy để khắc phục, đó mới là một xã hội bình đẳng và tiến bộ.

Xem nội dung tác phẩm 🍀Ông Già Và Biển Cả🍀  Sơ Đồ Tư Duy, Các Mẫu Phân Tích Hay

Viết một bình luận