Ông Già Và Biển Cả: Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích 

Ông Già Và Biển Cả ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Tham Khảo Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả

“Ông già và biển cả” là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê. Tác phẩm đã đạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953 và góp phần quan trọng trong giải thưởng Nobel của tác giả năm 1954. Cùng Thohay.vn đọc Nội Dung Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả đầy đủ bên dưới.

Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng.

Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng. Lão dùng cả hai tay, lắc người, dốc hết lực của cả cơ thể, của chân trụ ra mà kéo. Đôi chân già nua và vai lão bắt nhịp với động tác kéo.

“Vòng tròn rất lớn”, lão nói. “Nhưng con cá đã quay tròn”.

Rồi sợi dây không nhích thêm tí nào nữa và lão giữ cho tới lúc lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ sợi dây bắn ra. Thế rồi sợi dây thoát đi mất, ông lão quỳ gối và đành phải để nó lao hút trở lại vào trong vùng nước tối.

“Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, lão nói. Mình phải dốc sức ra mà níu, lão nghĩ. Căng thẳng sẽ khiến nó dần thu hẹp các vòng lượn. Có lẽ độ tiếng nữa mình sẽ nhìn thấy nó. Bây giờ mình phải khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó.

Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng và hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương. Bây giờ các vòng tròn đã hẹp hơn nhiều và từ độ chếch của sợi dây lão có thể biết con cá đang liên tục ngoi lên trong lúc bơi.

Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán. Lão không ngại chuyện hoa mắt. Chứng ấy bình thường khi cứ căng người ra mà kéo sợi dây. Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ.

“Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được” lão nói. “Bây giờ lúc ta đã khiến nó đến một cách ngon lành, Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể đọc”.

Cứ xem như mình đã đọc, lão nghĩ. Mình sẽ đọc sau vậy.

Đúng lúc đó lão cảm thấy một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu bằng cả hai tay. Thật là sắc và cảm thấy cứng và nặng.

Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy, lão nghĩ. Chuyện ấy tất xảy ra. Nó phải làm như thế. Mặc dù điều đó sẽ làm con cá nhảy lên, và bây giờ mình muốn nó hãy lượn vòng thì hơn. Những cú nhảy cũng cần để nó hít không khí. Nhưng sau mỗi lần nhảy, chỗ lưỡi câu mắc vào sẽ bị rộng hơn rồi nó có thể hất văng lưỡi câu.

“Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.

Con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa và cứ mỗi lần nó văng đầu, ông lão lại nới thêm chút dây.

Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên.

Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm. Bấy giờ ông lão liên tục thu dây. Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng. Lão đưa tay trái vốc ít nước biển vỗ lên đầu. Rồi lão tiếp tục vỗ thêm, xoa cả xuống gáy.

“Ta không để bị chuột rút”, lão nói. “Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng nhằng”.

Lão tì gối vào mạn mũi thuyền một lúc rồi lại quàng sợi dây lên lưng. Bây giờ mình sẽ nghỉ một lát trong lúc nó mải lượn vòng dưới kia rồi khi nó ngoi lên mình sẽ đứng dậy chiến đấu, lão quyết định.

Được nghỉ ngơi ở đằng mũi thuyền, để mặc con cá bơi cả một vòng mà không phải kéo dây thì quả thật là cám dỗ quá mức. Nhưng khi độ căng của sợi dây cho thấy con cá quay về phía thuyền, ông lão nhổm người đứng dậy, xoay, lắc, kéo tất chỗ dây thu được vào.

Chưa bao giờ mình mệt như thế này, lão nghĩ, bây giờ gió mậu dịch đang nổi lên. Nhưng đấy sẽ là hướng gió thuận để đưa con cá vào bờ. Mình rất cần thứ gió này.

“Lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”.

Chiếc mũ rơm của lão trật ra sau gáy và lão ngồi thụp xuống mũi thuyền với sức kéo sợi dây, khi lão cảm thấy con cá lượn lại.

Bây giờ mày cứ lượn đi, cá, lão nghĩ. Tao sẽ tóm mày ở đường lượn.

Biển dậy sóng. Nhưng gió ấy chỉ xuất hiện vào những lúc thời tiết tốt và lão phải cần nó để trở về đất liền.

“Ta chỉ việc lái theo hướng tây nam”, lão nói. “Người ta không bao giờ lạc trên biển và đây lại là một hòn đảo dài”.

Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá.

Thoạt tiên lão thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.

“Không”, lão nói. “Nó không thể lớn như thế được”.

Nhưng đúng là con cá lớn như thế và đến cuối đường vòng ấy, chỉ cách chừng hai lăm mét, nó trồi lên và lão nom thấy cái đuôi nhô khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xoè rộng.

Lần lượn này, ông lão có thể nhìn thấy mắt con cá và cả hai con cá chét xám bơi bên cạnh. Thỉnh thoảng hai con cá này rúc vào mình nó. Rồi có lúc chúng dạt ra. Chốc chốc chúng lại nhẹ nhàng bơi trong bóng của con cá lớn. Mỗi con dài cả thước và khi bơi nhanh, chúng vặn vẹo toàn thân như thể loài lươn.

Bây giờ ông lão đang toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà là vì một nguyên nhân khác. Cứ mỗi vòng bơi bình lặng của con cá thì lão lại thu dây vào và lão chắc chỉ chừng hai vòng nữa thôi thì lão sẽ có cơ hội phóng lao vào nó.

Nhưng mình phải để nó đến gần, gần, thật gần, lão nghĩ. Mình không cần nhằm vào đầu. Mình phải nhằm vào tim.

“Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ”, lão nói.

Vòng lượn tiếp theo, lưng con cá đã nhô lên nhưng hãy còn khá xa thuyền. Vòng tiếp theo đó, nó vẫn ở xa nhưng đã nhô mình lên cao hơn và ông lão tin chắc rằng nếu thu thêm dây thì con cá sẽ cập sát thuyền.

Lão đã chuẩn bị mũi lao trước đấy khá lâu; cuộn dây nhỏ của nó để trong cái xô tròn và một đầu dây đã được buộc vào cái mấu ở mũi thuyền.

Bây giờ con cá lại tiếp tục lượn vào theo vòng tròn của nó, trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động. Ông lão dốc hết sức ra kéo con cá vào gần hơn. Con cá khẽ nghiêng mình trong chốc lát. Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.

“Ta đã di chuyển được nó”, ông lão nói. “Ta đã di chuyển được nó rồi”.

Lúc này lão lại thấy xây xẩm mặt mày nhưng vẫn gượng hết sức bình sinh ra mà kéo con cá khổng lồ. Mình di chuyển được nó, lão nghĩ. Có lẽ lần này mình sẽ tóm được nó. Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó.

Nhưng khi lão tập trung hết sức lực, chuẩn bị dốc kiệt ra trước khi con cá bơi song song với mạn thuyền và gắng sức bình sinh mà kéo thì con cá chao mình tránh ra rồi lật thẳng người lên bơi đi.

“Cá ơi”, ông lão nói. “Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”.

Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai. Lần này mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khoẻ, lão tự nhủ. Mày luôn khoẻ.

Vòng lượn tiếp theo, lão gần như kìm được con cá. Nhưng lần nữa nó lại lật thẳng mình, từ từ bơi ra xa.

Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai.

Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá, lão nghĩ.

“Đầu ơi, hãy tỉnh táo”, lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi. “Hãy tỉnh táo”.

Con cá lượn thêm hai vòng nữa mà vẫn vậy.

Mình không biết, ông lão nghĩ. Đã đến lúc lão có cảm giác như lão có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mình không biết. Nhưng mình sẽ cố thêm lần nữa.

Lão cố thêm lần nữa và khi kìm con cá, lão cảm thấy mình sắp ngất đi. Con cá rướn thẳng mình, lại chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung.

Mình sẽ lại cố thêm, ông lão hứa mặc dù hai tay lão đã rã rời và mắt lão chỉ có thể nhìn rõ được từng lúc mà thôi.

Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ. Thế đấy, lão nghĩ và lão cảm thấy xây xẩm cả mặt mày trước lúc bắt đầu; mình sẽ lại cố thêm một lần nữa.

Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mồm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng nước.

Ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao.

Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền.

Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. Cán lao nhô ra từ cái hốc sau vây cá, còn biển thì đang đổi màu bởi máu đỏ loang ra từ tim cá. Thoạt tiên, làn máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng tựa đám mây. Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.

Ông lão chú mục quan sát khi thấp thoáng nhìn được. Rồi lão quấn sợi dây mũi lao hai vòng quanh cái mấu ở đầu thuyền và gục đầu vào lòng bàn tay.

“Hãy giữ đầu óc mình tỉnh táo”, lão nói vào mạn thuyền. “Ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta, và bây giờ ta phải làm cái thứ khổ dịch này.”

Lúc này mình phải chuẩn bị dây và thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền, lão nghĩ. Dầu cho mình có hai người để nghiêng thuyền kéo nó lên rồi tát nước ra thì chiếc thuyền này cũng không thể chứa nổi nó. Mình phải chuẩn bị mọi thứ, kéo nó vào buộc chặt rồi dựng cột, giong buồm trở về.

Lão bắt tay kéo con cá cập sát thuyền để có thể luồn sợi dây qua mang, ra mõm rồi buộc đầu nó vào mũi thuyền. Mình muốn ngắm nó, lão nghĩ, muốn chạm và sờ vào mình nó. Con cá là vận may của ta, lão nghĩ. Nhưng đấy không phải là lý do để ta muốn sờ nó. Ta chắc ta đã cảm thấy trái tim của nó, lão nghĩ. Khi ta ấn cái cán lao lần thứ hai. Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt và tròng một chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền.

“Làm ngay đi, lão già ơi”, lão nói. Lão hớp một ngụm nước rất nhỏ. “Bây giờ khi trận đấu đã kết thúc, lại phải làm lắm thứ khổ dịch hơn”.

Lão ngước nhìn bầu trời rồi cúi nhìn con cá. Lão chăm chú quan sát mặt trời. Chỉ vừa xế trưa thôi, lão nghĩ. Và gió mậu dịch đang thổi. Cả đám dây câu ấy bây giờ không quan trọng. Thằng bé sẽ cùng mình nối lại khi về đến nhà.

“Đến đây, cá”, lão nói. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này nó nằm ườn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó.

Khi đến bên con cá và kéo đầu nó tì sát mũi thuyền, lão không thể nào tin được kích thước của nó. Tuy vậy lão tháo sợi dây ở cán lao ra khỏi cái mấu, luồn nó qua mang cá ra miệng, quấn một vòng quanh cái kiếm rồi lại đút sợi dây qua miệng ra mang kia, quấn một vòng nữa quanh miệng cá, gút chập sợi dây đôi lại rồi cột vào cái mấu đằng mũi thuyền. Rồi lão cắt sợi dây mang ra sau lái buộc thòng lọng vào đuôi cá. Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc phô cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xoè rộng, còn mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước.

“Đấy là cách duy nhất để giết nó”, ông lão nói. Kể từ lúc uống nước, lão cảm thấy khoẻ hơn và lão biết lão sẽ không bị ngất và đầu óc lão tỉnh táo. Kiểu này thì con cá chắc phải nặng hơn nửa tấn, lão nghĩ. Có lẽ còn hơn cả thế. Nếu chỉ tính hai phần ba số lượng thịt từ trọng lượng ấy với giá ba mươi xen một pao thì sẽ được bao nhiêu?

“Ta cần một cây bút chì để tính”, lão nói. “Đầu ta không thạo tính toán. Nhưng ta nghĩ Đi Ma-giô vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay. Ta không mắc chứng nẻ cựa gà. Nhưng đôi tay và lưng thì thực sự nhức nhối.”. Mình chẳng hay chứng nẻ cựa gà là gì, lão nghĩ. Không chừng mình đã mắc chứng ấy mà không biết.

Lão buộc chặt con cá vào mũi, đuôi thuyền và cả vào cái gióng ngang giữa thuyền. Con cá lớn đến nỗi trông như thể ông lão buộc một con thuyền khác lớn hơn nhiều vào thuyền mình. Lão cắt một mẩu dây và buộc chặt cái hàm dưới của con cá vào miệng để miệng nó không há ra, để con thuyền lướt đi càng êm càng tốt. Rồi lão dựng cột, căng buồm với thanh đỡ là cái sào móc ở bên trên và cây sào dài giữ ở bên dưới; cánh buồm vá căng phồng, con thuyền bắt đầu lướt đi; tựa ngả người lên đuôi thuyền, lão lái về hướng tây nam.

Lão không cần la bàn để biết hướng tây nam. Lão chỉ cần nương theo hướng gió mậu dịch và chiều xoay trở của cánh buồm. Tốt hơn là mình nên kiếm một cái mồi thìa buộc vào sợi dây nhỏ để kiếm cái gì đó bỏ bụng và làm dịu cơn khát. Nhưng lão chẳng tìm thấy, còn mấy con cá mòi thì đã ươn. Vậy nên lão dùng cái móc khua một đám rong vàng vùng Nhiệt lưu lên thuyền khi đám rong đó trôi qua và rũ bắt những con tôm nhỏ rơi xuống lòng thuyền. Chừng hơn mười con và chúng nhảy búng chân như loài bọ chét trên cát. Ông lão dùng ngón cái và ngón trỏ rứt đầu rồi nhai gọn cả vỏ lẫn đuôi. Mấy con tôm rất bé nhưng lão biết chúng giàu chất dinh dưỡng, vả lại mùi vị của chúng thật dễ chịu.

Ông lão vẫn còn trong chai độ hai ngụm nước và sau khi ăn xong chỗ tôm ấy lão uống hết một phần tư. Con thuyền vẫn lướt êm bất chấp vật cản kia; ông lão cặp tay lái vào nách, lái thuyền đi. Lão có thể nhìn thấy con cá, và chỉ khi nhìn đôi tay và cảm nhận cái mạn thuyền dưới lưng, lão biết việc này đã thực sự xảy ra chứ đâu phải trong mơ. Đã có lúc khi cuộc đấu sắp kết thúc, người lão rệu rã đến nỗi lão nghĩ chuyện con cá hẳn là trong mơ. Rồi khi lão thấy con cá tung mình lên khỏi mặt nước, lơ lửng bất động trong không trung trước lúc rơi xuống thì lão chắc chắn là có điều gì đó thực sự quái đản và lão không thể nào tin nổi. Khi ấy lão không thể nhìn rõ, nhưng bây giờ mắt lão lại tỏ như thường.

Lúc này lão biết con cá có thật và tay và lưng lão đâu phải là mơ. Tay sẽ chóng khỏi thôi, lão nghĩ. Mình đã làm chúng chảy máu và nước mặn sẽ chữa lành chúng. Làn nước sẫm đen của chính dòng Nhiệt lưu vốn là phương thuốc chữa lành vết thương hiệu nghiệm nhất. Những gì mình phải làm là giữ cho đầu óc tỉnh táo. Đôi tay vẫn làm công việc của nó và chúng ta lái giỏi. Với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng, chúng ta lái thuyền đi như thể hai anh em. Rồi đầu óc lão bắt đầu hơi lẫn lộn và lão nghĩ con cá đưa ta hay ta đang đưa nó vào bờ? Nếu ta đang kéo nó phía sau thì chẳng có vấn đề gì và nếu con cá ở trên thuyền nằm đờ ra, thì cũng chẳng có vấn đề gì. Nhưng ông lão và con cá lại đang cặp kè lướt đi nên lão nghĩ, cứ để cu cậu đưa ta vào bờ nếu việc đó làm hài lòng cu cậu. Ta chỉ thạo hơn cu cậu ở mỗi cái trò mánh lới; còn cu cậu thì đâu có làm hại ta chút mảy may.

Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám mây tích trên cao và nhiều dải mây tơ bên trên, vì vậy ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. Ông lão thường xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công.

Xem nội dung tác phẩm ✨Số Phận Con Người✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Tóm Tắt Tiểu Thuyết Ông Già Và Biển Cả

Xem thêm bản Tóm Tắt Tiểu Thuyết Ông Già Và Biển Cả sau đây.

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về về chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá.

Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiều, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng.

Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 – 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc.

Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, cậu bé Ma-nô-lin chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

Nhất định đừng bỏ qua ❤️️ Thuốc [Lỗ Tấn] ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Nghệ Thuật 

Về Nhà Văn Hemingway

Đừng bỏ lỡ một số thông tin chính Về Nhà Văn Hemingway (Ơ-nít Hê-minh-uê).

  • Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là một nhà văn người Mỹ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn xuôi hiện đại phương Tây.
  • Ông bước vào đời với nghề viết báo, làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Hêminguê có một cuộc đời đầy sóng gió, một cây bút xông xáo không mệt mỏi. Ông là ngưòi đề xướng ra nguyên lí “Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý).
  • Các tác phẩm của ông: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940)…
  • Ông được tặng giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.

Có thể bạn sẽ cần tác phẩm🌱 Một Người Hà Nội🌱 Mẫu Phân Tích, Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Về Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả

Về Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả, đây là tác phẩm được viết tại Cuba bởi tác giả Hemingway, xuất bản vào năm 1952. Đây là tác phẩm nổi tiếng của ông được nhiều người biết đến, giúp ông đoạt giải Nobel văn học vào năm 1954.

Tác phẩm Ông già và biển cả tái hiện là cuộc chiến ác liệt giữa con người và con cá. Ca ngợi những con người lao động có ước mơ, khát vọng, ca ngợi hành trình của con người khi vươn đến những ước mơ, khát vọng của cuộc đời.

Bố cục tác phẩm gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”: Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm.
  • Phần 2. Còn lại: Hành trình ông lão Xan-ti-a-gô đưa con cá kiếm trở về.

Xem thêm về 🌷Mùa Lá Rụng Trong Vườn 🌷 đầy đủ nhất

Hoàn Cảnh Sáng Tác Truyện Ông Già Và Biển Cả

Hoàn Cảnh Sáng Tác Truyện Ông Già Và Biển Cả như sau.

Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Một thuỷ thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-go. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.

Đoạn trích tái hiện lại hành trình ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô một mình chiến đấu với con cá kiếm hung dữ, con cá kiếm đó chính là biểu tượng cho giấc mơ, khát vọng mà mọi người mong muốn đạt được. Nhưng hành trình chinh phục không hề dễ dàng khi con người phải trải qua muôn vàn khó khăn, cạm bẫy, vất vả mới đi đến thành công.

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả

Bên dưới là Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả.

Tên tác phẩm được dịch sang tiếng việt là “Ông già và biển cả” đã cho thấy sự đối xứng “ông già” – “biển cả”. Từ đó, tạo nên sự đối lập giữa hai đối tượng trung tâm của tác phẩm là ông già – một người già cả, sức yếu với biển cả – mênh mông, dữ dội. Qua đó, ca ngợi sức mạnh của con người trước thiên nhiên kỳ vĩ.

Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động. Tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách. Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.

Có thể bạn sẽ yêu thích nội dung 🌼Chiếc Thuyền Ngoài Xa🌼 Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Giá Trị Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả

Sau đây là các Giá Trị Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả.

Giá trị nội dung

  • Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực.
  • Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.

Giá trị nghệ thuật

  • Cách viết giản dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”
  • Hình tượng được lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
  • Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm🌈Những Đứa Con Trong Gia Đình🌈 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích 

Sơ Đồ Tư Duy Ông Già Và Biển Cả

Nhất định đừng bỏ qua các Sơ Đồ Tư Duy Ông Già Và Biển Cả bên dưới.

Sơ đồ tư duy tóm tắt Ông Già Và Biển Cả
Sơ đồ tư duy tóm tắt Ông Già Và Biển Cả
Sơ đồ tư duy Ông Già Và Biển Cả chi tiết
Sơ đồ tư duy Ông Già Và Biển Cả chi tiết
Sơ đồ tư duy Ông Già Và Biển Cả đầy đủ
Sơ đồ tư duy Ông Già Và Biển Cả đầy đủ

Đừng vội bỏ qua 💚 Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ 💚 Sưu Tầm Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

5 Mẫu Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Hay Nhất

Tổng hợp và chia sẻ cho bạn đọc 5 Mẫu Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Hay Nhất.

Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Đặc Sắc – Mẫu 1

Những câu chuyện viết về công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người đã trở thành một trong những đề tài được đánh giá cao, đó là tâm huyết cho sự tìm tòi, vận dụng trí sáng tạo, tính viễn tưởng trong cách nhìn mới về con người tự do.

Hê-minh-êu một nhà văn gốc Mỹ tầm cỡ của thế kỉ 20, cũng mở rộng tâm hồn, là nhà văn của cái mới, ông lựa chọn đề tài này để khai thác nhiều hơn, ở người không chỉ nổi bật về khả năng của mình trong cách viết truyện, ông còn bảo vệ được quan điểm của mình về nguyên lí “tảng băng trôi” mang đầy triết lí nhân sinh được thể hiện tất cả qua tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng “Ông già và biển cả”.

Đoạn trích nằm trong phần gần cuối của tác phẩm Ông già và biển cả, kể lại về quá trình ông lão hiên ngang giữa biển khơi, công cuộc đánh vật chinh phục con cá khổng lồ đã thành công mĩ mãn. Có thể chia đoạn trích này làm hai phần rõ rệt:

Phần một từ đầu đến nước bắn tung tóe lên cả ông lão và con thuyền kể về quá trình chinh phục con cá kiếm khổng lồ và vẻ đẹp tuyệt vời của con vật. Phần hai: đoạn còn lại, kể về ông lão Xan-ti-a-gô đưa con cá trở về sau nhiều ngày trời vật vã trên biển.

Mở đầu một cuộc đi săn, bao giờ cũng là sự thăm dò cẩn thận. Trước bối cảnh thiên nhiên rộng lớn, ông già đánh cá mang trong mình nhiều kinh nghiệm về công việc đi biển, vững chèo con thuyền ra giữa biển khơi, để tìm nguồn cá, nhưng ông khá thất vọng vì chưa được con nào.

Bất chợt lọt vào trong tầm mắt ông lúc này là hình ảnh một con cá kiếm, ông như người bắt được vàng, trong thâm tâm luôn muốn bắt được con cá này, như chính ước mơ ấp ủ bao đêm của ông làm được một cái gi to lớn.

Đến với phần đầu ta như bước vào một khung cảnh đầy hùng vĩ giữa mây nước, sau khi đã nhắm được mục tiêu ông lão không vội vàng mà chậm rãi chăm chú quan sát đối phương.

Sự quan sát cặn kẽ đến mức như ông lão hiểu được từng vòng lượn của con cá kiếm dưới mặt nước kia, vòng lượn gần đến lượn xa ông đều cảm nhận được. Vòng tròn lớn, sợi dây câu con cá ấy nặng trĩu và xiết tay ông làm ông nhiều lúc muốn buông xuôi.

Ở từng vòng lượn cứ bình tĩnh và chậm rãi, cứ giữ sức, rồi lại vùng vẫy ra xa, đầy hung hăng, thể hiện được sự mãnh liệt trước vấn đề sinh mệnh theo bản năng sinh tồn. Nó luôn nỗ lực không rời bỏ để thoát khỏi sự bắt ép của ông lão, không chịu đầu hàng ông.

Sự hùng vĩ, to lớn, vẻ đẹp của con cá còn được ông miêu tả tỉ mỉ “đây là con cá khổng lồ, đuôi xanh thẫm, thân hình xòe rộng, một con cá khổng lồ mà cả đời ông mơ ước”,” cái đuôi lớn hơn cả cái lưỡi hái lớn”, cả những vạch dọc người của nó.

Sự mạnh mẽ của con vật ấy sống giữa tự nhiên, đầy tính oai phong. Con cá ở đây là biểu hiện chân thực đầy sống động của thiên nhiên hùng vĩ trước cái nhìn của ông – một con người nhỏ bé.

Nhưng liệu ông có để mặc cho con cá ấy thắng mình, hay ông cũng bạo gan, dùng sự kiên trì, dùng trí thông minh để thu phục con cá, dùng sức lực của một người đi biển lâu năm kìm hãm, đấu vật sức lực của con cá.

Ông đứng trên bờ, đăm đăm quan sát thì câu chuyện đã không có kịch tính, tình huống đáng nói. Một hình ảnh đẹp được tác giả tập trung khai thác, một con người mạnh mẽ ở trên chiếc thuyền kia, một con cá to lớn ở dưới mặt nước, được nối liên hệ với nhau bằng chiếc móc câu.

Cuộc chinh phục tự nhiên cũng được bắt đầu ngay sau mối liên hệ ấy, sau khi con cá mắc câu nó kéo phăng con thuyền đi ra xa đại dương ba ngày hai đêm. Ông đã có những lúc độc thoại với con cá kiếm “đừng nhảy cá”, “cá ơi dẫu sao mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à”, “mày đừng giết tao cá à”.

Khi nó mệt thì mới lượn vòng dưỡng sức, với ngụ ý luôn không ngơi nghỉ ý nghĩ tìm cách thoát khỏi vòng bủa vây của ông lão. Sức dẻo dai của con cá cũng đồng nghĩa với con người trên thuyền, phải chăng con người sắp thua con vật to lớn kia, vì đã có lúc nó làm ông “quá mệt mỏi, “hoa mắt”, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày”. Ông cũng phải dùng kế, để làm gần với con cá, vì cả hai lúc này đều đã thấm mệt. “ông lão cứ thu dây, giữ yên sợi dây rồi lại buông.

Ông cũng nuôi trong mình suy nghĩ thông minh, không hề có ý định bỏ cuộc, chỉ là đợi cho con cá thấm mệt rồi mới bắt đầu hành động quyết liệt hơn. Luôn dùng những suy nghĩ, lối nói độc thoại nội tâm để tự căn dặn bản thân không cho phép mình được bỏ cuộc.

Khi thời cơ cảm tưởng đã đến lúc, ông đi áp sát con cá, nghĩ rằng chỉ còn cách áp dụng hết sức của mình có được để đâm nó mới mong chiến thắng nó, dồn hết sức, mọi đau đớn, lòng kiêu hãnh của mình vào cú đánh đòn quyết định, nhấc ngọn lao phóng xuống sườn con cá”.

Con cá chủ quan, khi nhìn nhận cái nguy hiểm gần kề thì đã muộn, mũi dao đã phập vào mình, ”mang cái mệt trong lòng, nó tung mình lên cao trên mặt nước phô bày hết tầm vóc khổng lồ, sức mạnh và vẻ đẹp của nó”.

Cuối cùng ông đã chinh phục được nó trước khi nó tìm cách thoát thân được, nhưng cũng không nguôi tiếc nuối khi phải giết nó. Ta có thể thấy được tâm lý, tầm vóc trong suy nghĩ lớn lao của con người, sánh vai với cả vũ trụ, với đại dương, ý chí nỗ lực của cả hai đều được tác giả công nhận, nhưng in đậm lên trên sẽ vẫn dễ hiểu đó là hình ảnh ông lão người lao động bình dị, mà có nghị lực phi thường, ca ngợi về ông cũng chính là sự ca ngợi về chính thế hệ con người trước thiên nhiên bất tận.

Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Hay Nhất – Mẫu 2

Hê-minh-uê sinh là một nhà văn người Mĩ. Ông là người đề xướng và trung thành với nguyên lí tảng băng trôi trong sáng tác văn học. Là tác giả của hàng loạt tác phẩm xuất sắc như: giã từ quá khứ, chuông nguyện hồn ai, ông già và biển cả. Trong đó tác phẩm “ông già và biển cả” tạo được rất nhiều tiếng vang và được coi là kiệt tác văn chương của thế giới.

Tác phẩm nói về ông lão Xantiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Đêm ngày ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển những con tàu và cả những đàn sư tử. Trong một lần ra biển khi ông thả mồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm to lớn mà ông hằng mong ước.

Sau cuộc vật lộn cực kì căng thẳng ông đã giết được con cá. Nhưng lúc ông quay vào bờ thì từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm và ông đã phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức. Tuy vậy ông vẫn nghĩ “không ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi quay vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.

Hình ảnh con cá kiếm, được tác giả miêu tả là khi còn sống là một thực thể rất, rất đẹp. Vẻ đẹp lấp lánh, vây đen có pha sọc màu tím của nó khiến Xantiago phải thán phục. Ông đã từng thốt lên “ Tao chưa thấy ai hùng dũng, cao thượng hơn mày”.

Ông phải giết con cá nhưng lại tha thiết cầu khẩn “Đến đây! Đến đây để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa” cứ như kiểu ông đang bị vẻ đẹp của con cá làm cho say mê vậy nhưng ông vẫn muốn giết nó, ông cho rằng nó chính là công sức lao động của ông bao nhiêu ngày nay không thể nào dễ dàng bỏ qua được.

Khi lão chiến đấu với con cá kiếm, lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu loang lổ, thì Xantiago lại thấy nuối tiếc.

Cái ông nhận được là một cái xác cá, một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá to mà thôi, nó không còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu, giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên, lại khiến trong lòng ông lão dâng lên một sự nuối tiếc, lại muốn con cá sống tiếp để thấy vẻ đẹp mà mình chinh phục.

Cuộc đối đầu giữa ông lão và con cá kiếm cho ta thấy sự cảm nhận của ông lão đối với con cá kiếm không chỉ dừng lại ở mức độ của một người đi săn đối với một con mồi mà cao hơn nữa là sự cảm thông bộc lộ ở những lời đối thoại của ông lão đối với con cá.

Những lời lẽ và ý nghĩ này đã biến con cá trở thành một nhân vật có linh hồn. Những đối thoại mối quan hệ giữa con cá và ông lão là mối quan hệ giữa người đi câu với con cá câu được, quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ cân sức ngang tài.

Hình ảnh ông lão đánh cá Xantiago, chính là biểu tượng của những người lao động, những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình, họ đi tìm kiếm những thứ thuộc về mình bù đắp cho công sức mình mà khi lao động mới tìm thấy chúng. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức trong thiên nhiên, cuộc sống và không chùn bước trước khó khăn để đến được với giấc mơ.

Cuộc chiến đấu giữa ông lão và cá kiếm đã thể hiện được ý chí và nghị lực của ông lão Xantiago, đồng thời thể hiện những nghị lực của nhân dân lao động, họ sống vì ngày mai, vì tương lai tươi đẹp. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của tác giả, con người luôn theo đuổi khát vọng nhưng cũng ý thức được giới hạn của mình, sống là phải có ước mơ, thành công sẽ đến với chính sức lao động của mình.

Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Ấn Tượng – Mẫu 3

Ông già và biển cả là một trong những tác phẩm đặc sắc, thể hiện rõ phong cách sáng tác “Tảng băng trôi” của nhà văn tài năng người Mỹ Hê-minh-êu. Tác phẩm là câu chuyện giữa ông lão và một con cá kiếm khổng lồ. Đó là một cuộc đọ sức kiên gan và đẹp đẽ, để từ đó thể hiện nhiều ý nghĩa nhân sinh đẹp đẽ.

Đoạn trích gồm hai phân cảnh chính: thứ nhất là khi con cá kiếm bị mắc câu và cố sức vũng vầy để mong thoát khỏi lưỡi câu của ông lão; cảnh thứ hai là khi ông lão đánh cá đưa con thuyền và chiếc xác trở về bến.

Tác phẩm được mở ra bằng hình ảnh mặt trời rạng rỡ, ngày thứ ba sau khi con cá kiếm bị mắc câu. Cả hai đối tượng đều không chịu lùi bước. Con cá vẫn lượn vòng, làm căng sợi dây tạo nên “vòng tròn lớn”. Đáp lại nó, ông lão Xan-ti-a-gô phải “dùng cả hai tay, lắc người, dốc hết sức lực của cả cơ thể, của trụ chân ra mà kéo” nhằm khuất phục con mồi.

Sau hai giờ bơi, con cá cũng dẫn đuối sức, đường bơi đã hẹp đi nhiều, con cá dần dần ngoi lên mặt nước, ông lão lúc này cũng đã mệt thấm xương, mô hôi thấm đẫm. Cuộc đấu tranh, giằng co giữa cá và người cứ thế tiếp tục. Con cá mặc dù càng đuối sức nhưng nó vẫn cố gắng vùng vẫy, khi thì đột ngột quật lên, làm căng sợi dây mảnh, khi thì nó khẽ nghiêng mình kéo chiếc chiếc thuyền đi.

Ông lão cũng kiên quyết không bỏ cuộc, khi nhìn thấy cái bóng đen của con cá dần dần nổi lên, ông kinh ngạc: “cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm” “thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”. Con cá khổng lồ và đẹp ngoài sức tưởng tượng của ông.

Điều đó càng khiến ông phải bình tĩnh để chinh phục được nó. Lão Xan-ti-a-gô phải tự động viên mình “Kéo đi, tay ơi… Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”.

Đối với ông lão lão Xan-ti-a-gô con cá không chỉ đơn thuần là đối tượng để săn bắt mà còn là người bạn, người anh em đối với lão.

Trong cuộc chiến đó, ông còn trò chuyện, thủ thỉ với nó: “Mày đang giết tao, cá à… Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người an hem ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”. Lão Xan-ti-a-gô đã dùng những chữ đẹp đẽ nhất, tình cảm chân thành nhất để tâm tình với con cá.

Cuộc chiến cuối cùng cũng dần đi vào hồi kết, con cá đuối sức hơn, lúc nó rướn hẳn mình, lúc nó lại chầm chậm bơi ra xa. Lão Xan-ti-a-gô vẫn hết sự khéo léo, và sức lực của mình, lấy lao phóng vào cái ngực đồ sộ của nó.

Con cá bị trúng lao “rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm cả lên ông lão và con thuyền”. Bằng sự lao động bền bỉ của mình ông lão đã chiến thắng, dù bị xây xát, nhưng con cá đã “nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời” “con cá trắng bạc và thẳng đơ và bồng bềnh theo sau”.

Trận chiến suốt mấy ngày qua cuối cùng đã kết thúc. Đói và mệt rã rời, nhưng trong lòng ông lão cũng tràn đầy phấn chấn.

Ông quyết định lập tức đưa thuyền trở về. Giờ đây trong cơ thể lão tràn trề nhựa sống, lão thất người khỏe hơn lúc nào hết, đầu óc trở nên tỉnh táo, lão lặng ngắm con cá: “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc phô cùng màu tím nhạt… còn mắt nó dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị Thánh trong đám rước”.

Ông lão nhìn con cá bằng sự ngưỡng mộ, tôn sung. Thành quả sau bao nỗ lực đã được đền đáp “Đi Ma-giô vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay”. Tác phẩm sử dụng đan cài giữa lời độc thoại và độc thoại nội tâm giúp dễ dàng bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Không chỉ ấn tượng về nghệ thuật kể chuyện, mà tác phẩm còn gây ấn tượng cho người đọc bởi tinh thần lao động, sự kiên nhẫn và dũng cảm của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Chọn Lọc – Mẫu 4

Nhắc đến nguyên lý tảng băng trôi nổi tiếng thì chúng ta nhớ ngay đến nhà văn Hê-minh-êu. Có thể nói ông là một nhà văn vĩ đại nhất nước Mỹ thế kỉ XX. Ông để lại nhiều tiểu thuyết hay có giá trị về cuộc sống trong đó có tác phẩm Ông già và biển cả. Từ tiểu thuyết ấy đã đánh dấu tên tuổi của ông. Đặc biệt tác phẩm ấy còn được viết theo nguyên lý tảng băng trôi.

Trước hết là nguyên lí tảng băng trôi thì ông chính là người đề xướng lối viết kiệm lời nhưng lại giàu ý nghĩa ấy. Theo ông thì một tác phẩm thì phải được viết theo nguyên lí tảng băng trôi mà chỉ có ba phần nổi bảy phần chìm đòi hỏi mọi người phải suy nghĩ chiêm nghiệm mới có thể thấy hết cái hay của nó.

Nhà văn không trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà phải xây dựng những hình tượng có rất nhiều sức gợi. Có những câu văn để trống để cho mọi người tự suy nghĩ và tìm hiểu, tự rút ra phần ẩn ý của tác phẩm.

Về tác phẩm thì nhân vật chính là ông già Xan-ti-a-go là một ông già đánh cá người Cu ba. Ông đã 74 tuổi và trong suốt 84 ngày liền lão không câu được bất cứ một con cá nào dù nhỏ hay to. Chính vì thế mà đến cậu bé Ma nô lin cũng bị bố mẹ cấm không cho đi câu chung với lão nữa.

Có thể nói người ta cho rằng ông vận xui rồi. Một hôm với ý chí không chịu khuất phục của mình, Xantiago quyết định một mình ra khơi đánh cá. Thế rồi câu chuyện bắt đầu từ đó và những hình tượng ý nghĩa cũng từ đó mà được nhà văn thể hiện.

Ông lão đi đến trưa thả một lần bốn cần câu và đợi cho đến trưa thì có một con cá kiếm cắn câu. Con cá ấy to lớn làm cho ông lão cảm thấy rất xứng đáng với tài nghệ của mình. Chính vì thế mà ông quyết định phải bắt được nó vào bờ cho người ta không nói được gì ông nữa.

Con cá hiện lên với những ấn tượng vô cùng đẹp. Đó là một con cá to nó thể hiện qua những vòng lượn tròn rất lớn. Không những thế ông lão còn thấy nó qua một cái bóng đen vượt dài qua dưới thuyền, Lão không thể tin vào độ dài của nó.

Và cuộc chiến giữa ông già và con cá bắt đầu từ đó, một cuộc chiến không cân sức.

Về phía con cá nó tỏ ra cũng rất khôn ngoan. Khi bị mắc câu thì con cá lượn vòng chậm rãi bên thuyền sau đó nó lại đột ngột tấn công ông lão. Khi mệt nó lại chậm rãi, có những lúc ông lão tưởng rằng đã bắt được nó nhưng nó lại bơi ra xa.

Con cá khiến ông lão chóng mặt hoa mắt choáng váng. Những vòng lượn ấy như thể hiện được sự cố gắng thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trên không trung… rơi sầm xuống nước bắn tung trùm lên cả ông lão và chiếc thuyền”

Qua đây ta thấy được ý đồ nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng con cá kiếm. Đó là con cá kiếm là hình tượng văn học mang tính người, toát lên sự kiêu dũng cũng như bất khuất vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống. không những thế con cá kiếm còn là biểu tượng của thiên nhiên đẹp đẽ vô cùng. Sức mạnh của thiên nhiên được thể hiện qua hình tượng đặc điểm của con cá kiếm ấy. Đồng thời nó biểu tượng cho ước mơ khát vọng của con người.

Về phía ông lão thì sao? Ông tỏ ra mừng vui khi thấy con cá nhưng ông cũng biết là mình sẽ phải chiến đấu với nó để đi về. Đây là một cuộc chiến đấu không cân sức mà bên yếu lại là ông lão. Thế nhưng ông không chịu khuất phục mà kiên quyết bắt con cá đó về.

Ông cảm nhận được những vòng lượn của con cá qua áp lực của những sợi dây. Và khi nhìn sự căng trùng của sợi dây thì ông biết nên kéo hay nới lỏng ra. Đặc biệt là hành động nhanh chóng và dứt khoát ông đã phóng lao trúng tim con cá. Cuộc chiến không cân sức như thế nhưng ông nhất định kiên cường ý chí và cuối cùng ông đã thu phục được nó.

Qua đây ta thấy được nhà văn khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp của con người qua hình tượng ông lão. Đặc biệt là sự thắng lợi của con người trong hành trình chinh phục thử thách.

Thế nhưng kết cục câu chuyện thì quá thương tâm bởi vì khi ông bắt được nó như thế nhưng cuối cùng cũng bị đàn cá mập đến rỉa thịt con cá kiếm khiến cho nó khi vào bờ chỉ còn trơ bộ xương mà thôi. Nhưng điều đó không quan trọng mà quan trọng là ông lão đã thắng trong trận đấu không cân sức đó. Chính những điều đó mới là những điều để nhà văn gửi gắm những ý nghĩa biểu tượng.

Qua đây ta thấy được phần nổi và phần chìm của tác phẩm. Phần nổi là hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-go. Còn phần chìm gồm ông lão biểu tượng cho sức mạnh và trí tuệ của những người dân lao động.

Con cá kiếm biểu tượng cho sức mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên. Biển cả khung cảnh kỳ vĩ đã là môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Còn cuộc đi câu kia chính là hành trình đi tìm cái đẹp và chinh phục thiên nhiên. Nó còn là hành trình theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. Và đồng thời là hành trình để vượt qua thử thách để tới thành công.

Như vậy qua đây ta thấy được nguyên lí tảng băng trôi của Hê-minh-êu và tác phẩm Ông già và biển cả. Qua tác phẩm này chúng ta không những hiểu được những phần chìm phần nổi của nó mà còn học tập được từ nhà văn lớn ấy lối viết kiệm lời này.

Phân Tích Ông Già Và Biển Cả Tiêu Biểu – Mẫu 5

của con cá qua những vòng lượn từ rộng đến hẹp, từ xa tới gần. Xan-ti-a-gô đã khéo léo điểu khiển sợi dây vì nếu để chùng dây thì không thể kéo con cá lại gần, còn nếu căng dây quá thì con cá sẽ nhảy vọt lên, có thể làm tụt lưỡi câu. Lúc đầu, ông lão thu ngắn dây để con cá không thể quay vòng: Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng.

Diễn biến cuộc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô được tác giả miêu tả như một trận chiến đấu thực sự. Suốt hai giờ đồng hồ, ông lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi vì cứ phải ra sức kéo sợi dây để cho con cá khỏi quay vòng.

Sức lực của ông lão suy kiệt nhanh chóng, ông lão thấy hoa mắt…, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán. Ông lão tự nhủ: Chúa sẽ giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể đọc.

Đến vòng lượn thứ ba, khi đã thấm mệt, con cá không quật dây nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm… Rồi ông lão nhìn thấy: Cài đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tỉa trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng.

Ông lão phân tích tình hình, tìm mọi cách kéo con cá lại gần thuyền và tự động viên: Hãy bình, tĩnh và giữ sức, lão già ạ. Kéo đi, tay ơi… Hãy đứng vững, đôi chân kia. Hãy tỉnh táo vì tao, đầu à… Nhưng đó cũng là lúc sức cùng lực kiệt: Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, hoặc nếu có thì cũng bằng giọng thì thào, yếu ớt.

Khi ông lão chuẩn bị phóng mũi lao vào con cá, như trêu ngươi, nó rướn thẳng mình, lại chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung. Thời điểm quyết định đã tới: ông lão nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh… phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão…

Con cá phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền.

Cách kể chuyện và miêu tả hấp dẫn của tác giả giúp người đọc hình dung ra diễn biến trận đánh càng về sau càng gay go, căng thẳng. Sức lực của ông lão cứ yếu dần đi theo từng vòng lượn của con cá kiếm.

Viết một bình luận