Thơ Hải Thượng Lãn Ông Của Lê Hữu Trác [Tác Giả + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Hải Thượng Lãn Ông [Lê Hữu Trác] ❤️️ Tác Giả, Tuyển Tập Thơ ✅ Chia Sẻ Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Thơ Của Hải Thượng Lãn Ông.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hải Thượng Lãn Ông [Lê Hữu Trác]

Danh y Lê Hữu Trác hay còn được gọi với cái tên Hải Thượng Lãn Ông, được mệnh danh là vị Đại danh y của nền y học Việt Nam. Để hiểu hơn về danh y này thì mời bạn đọc theo dõi ngay phần khái quát tiểu sử cuộc đời của ông sau đây:

  • Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).
  • Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng: ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to.
  • Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739).
  • Khi Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.
  • Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ.
  • Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt.
  • Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già và cháu nhỏ thay anh để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới. 
  • Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân đội, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả, sức ngày một yếu, lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.
  • Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, mỗi khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn bản tính thông minh, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc
  • Trong suốt sự nghiệp chữa bệnh cứu người, Lê Hữu Trác luôn tận tụy, hết lòng vì người bệnh, không quản ngại nắng mưa. Vì vậy ông rất được nhân dân yêu quý, người đời kính trọng.
  • Hải Thượng Lãn Ông qua đời ngày 25 tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) (nhằm ngày 18 tháng 3 năm 1791) tại Hà Tĩnh ở tuổi 71. Phần mộ của ông hiện ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ huyện Hương Sơn.

Đọc thêm về 🌿Thơ Nguyễn Du 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông là một danh y, một người thầy y đức của nền y học cổ truyền Việt Nam, không chỉ tinh thông y thuật, ông còn là một người có học vấn cao, có kiến thức sâu rộng về văn học và dịch thuật. Sau đây là những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hải Thượng Lãn Ông.

  • Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Hải Thượng Lãn Ông vừa chu toàn chữa bệnh, vừa dạy dỗ môn đồ, vừa viết sách. Ông cho rằng y lý là bao la, nếu không ghi chép, xếp loại sẽ rất dễ tản mạn.
  • Bộ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” được ông dày công biên soạn, ghi chép và chắt lọc lại những chân lý ông đã lĩnh hội được từ các đại danh y đời trước và mất gần 10 năm (1760 – 1770) để hoàn thành. Đây là cuốn sách chứa đựng những gì tinh túy nhất trong sự nghiệp của người thầy thuốc vĩ đại này và là tài sản vô giá của nền y học Việt Nam.
    • Tác phẩm cũng ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc
    • Qua tác phẩm, có thể thấy Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà. 
  • Trong gần 20 năm sau đó, ông vẫn tiếp tục biên soạn và cho ra đời nhiều tập sách quý giá nữa như “Y hải cầu nguyên” (1782), “Thượng kinh ký sự” (1783) trong đó phê phán nhiều thói quen xa hoa, những điều “mắt thấy tai nghe” khi ông lên kinh khám bệnh cho Thái tử, “Vận khí bí điển” (1786).
  • Sự ra đời của những cuốn sách trên góp phần làm đa dạng thêm tinh hoa văn hóa dân tộc, mang đến nguồn tri thức quý cho thế hệ sau.

Phong Cách Sáng Tác Của Lê Hữu Trác

Phong cách sáng tác của Lê Hữu Trác như thế nào? Xem ngay gợi ý dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

  • Những ghi chép y học của Hải Thượng Lãn Ông, bên cạnh tính chính xác khoa học thì ít nhiều cũng có sắc thái văn chương.
  • Ông diễn ca về cách bào chế thuốc (trong Lĩnh Nam bản thảo), về cách vệ sinh phòng bệnh (trong Vệ sinh yếu quyết diễn ca), về phương pháp chẩn đoán bệnh (trong Y gia quán miên). Những bài diễn ca này được viết với mục đích phổ biến y học cho mọi người dễ hiểu, dễ thuộc nên thường có lời văn giản dị mộc mạc, gần gũi với đời sống người dân hằng ngày.

Chia sẻ thêm về 🌿Thơ Lê Quý Đôn 🌿Tuyển tập hay nhất

Những Câu Nói Hay, Danh Ngôn Của Lê Hữu Trác

Sưu tầm những câu nói hay, danh ngôn để đời của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

  • ’’Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức’’. 
  • “Muốn chữa bệnh cho thiên hạ phải tự chữa bệnh cho mình và đồng nghiệp trước, chữa bệnh cho thầy thuốc khó vạn lần người bình thường”.
  • “Thầy thuốc nắm tính mạng của người bệnh, người ta gửi tính mạng cho mình, phải hết sức cẩn trọng, phải nghiên cứu sách vở kỹ càng, khi chữa bệnh phải cẩn thận, phải nhận rõ được bệnh chứng rồi mới lập phương, tuyệt đối không được sơ suất, xem thường.”
  • Nghề thuốc không phải là nghề cầu danh trục lợi, không phải thấy người giàu sang mà xu phụ để kiếm tiền, thấy người nghèo khổ, cô đơn mà khinh miệt. Người giàu sang không thiếu gì thầy, thiếu gì thuốc”.
  • “Làm nghề thầy thuốc không nên vụ lợi. Không nên cầu báo ơn. Không nên khinh người nghèo. Đối với đồng nghiệp phải khiêm nhường. Phải học tập những người hơn mình. Giúp đỡ người kém mình. Không được khinh rẻ lẫn nhau”.
  •  “Y lý là một đạo lý, rất quan trọng đến tính mạng con người”.
  • “Trong ba thầy thuốc ấy thì hay nhất là thầy sạch sẽ, thứ hai là thầy điều độ, và thứ ba nữa là thầy thể thao. Ta qua đời, các con cứ theo ba thầy ấy mà chữa cho mọi người thì thiên hạ sẽ tránh được nhiều bệnh tật”.
  • “Công danh trước mắt trôi như nước. Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”

Ý Nghĩa Câu Nói Cứu Người Bằng Thuốc Cứu Đời Bằng Văn

Câu nói “Cứu người bằng thuốc, cứu đời bằng văn” ý chỉ ta dùng thuốc cứu sống con người nhưng nếu muốn đời sau tốt hơn thì ta phải giáo dục bằng văn chương. Văn chương ở đây có nghĩa là kiến thức để lại cho đời sau, bao gồm cả những kiến thức về dạy dỗ con người và cả những kiến thức về cứu sống người.

Giới thiệu đến bạn đọc 🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿 Các bài thơ hay nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hải Thượng Lãn Ông

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hải Thượng Lãn Ông mà bạn đọc không nên bỏ qua.

*Thượng kinh ký sự

  • Thủ 014
  • Thủ 023
  • Thủ 035
  • Thủ 043
  • Thủ 053
  • Thủ 063
  • Thủ 073
  • Thủ 083
  • Thủ 093
  • Thủ 103
  • Thủ 113
  • Thủ 123
  • Thủ 13 – Khách xá ngộ vũ cảm hoài3
  • Thủ 14 – Đối nguyệt thư hoài3
  • Thủ 153
  • Thủ 163
  • Thủ 173
  • Thủ 184
  • Thủ 194
  • Thủ 201
  • Thủ 211
  • Thủ 221
  • Thủ 233
  • Thủ 243
  • Thủ 253
  • Thủ 263
  • Thủ 273
  • Thủ 28
  • Thủ 291
  • Thủ 301
  • Thủ 311
  • Thủ 321
  • Thủ 331
  • Thủ 341
  • Thủ 35 – Ngộ cố nhân6
  • Thủ 361
  • Thủ 371
  • Thủ 381
  • Thủ 391
  • Thủ 401
  • Thủ 411
  • Thủ 421
  • Thủ 431
  • Thủ 443
  • Thủ 453
  • Thủ 463
  • Thủ 473
  • Thủ 483
  • Thủ 493
  • Thủ 503

*Thơ tình Hải Thượng Lãn Ông

  • Gửi người tình cũ

*Các tập sách nổi tiếng khác

  • Hải Thượng Y tông tâm lĩnh
  • Y hải cầu nguyên

Đừng bỏ lỡ tập 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰Ngoài Chùm Thơ Hải Thượng Lãn Ông

10 Bài Thơ Hay Nhất Của Hải Thượng Lãn Ông

Tham khảo ngay 10 bài thơ hay nhất của Hải Thượng Lãn Ông được sưu tầm sau đây nhé!

Gửi Người Tình Cũ

無心事出誤人多
今日相看苦自嗟
弌笑情多流冷淚
雙眸春盡現形花
此生願作乾兄妹
再世應圖巽室家
我不負人人負我
縱然如此奈之何

Phiên âm:

Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa,
Kim nhật tương khan khổ tự ta.
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ,
Song mâu xuân tận hiện hình hoa.
Thử sinh nguyện tác càn huynh muội,
Tái thế ưng đồ tốn thất gia.
Ngã bất phụ nhân, nhân phụ ngã,
Túng thiên như thử nại chi hà.

Dịch thơ:

Lỡ vô tâm khiến hận người
Giật mình gặp lại nụ cười xa xưa
Rồi đây ta mãi dày vò
Đoá xuân tàn tạ đâu ngờ mắt xanh
Kiếp này kết nghĩa em, anh
Mộng chung chăn gối âu đành kiếp sau
Phụ người? Ai phụ ai đâu
Tình ta, ta biết cho nhau – lỡ rồi…!

Thủ 01

首01

流水何太急,
行人意慾遲。
羣山分岸走,
一揁劈烟飛。
沙雁親如送,
遊魚急欲追。
雲間香嶺樹,
太半已斜暉。

Phiên âm:

Lưu thuỷ hà thái cấp,
Hành nhân ý dục trì.
Quần sơn phân ngạn tẩu,
Nhất trạo phích yên phi.
Sa nhạn thân như tống,
Du ngư cấp dục truy.
Vân gian hương lĩnh thụ,
Thái bán dĩ tà huy.

Dịch thơ:

Nước chảy sao mà lẹ
Người đi những muốn thư
Non chia đôi ngạn chuyển
Mái rẽ đám sương mờ
Vịt bãi theo đưa tiễn
Cá sông dõi lững lờ
Mây che Hương lĩnh khuất
Quá nửa đã chiều tà.

Thủ 05

首05

驩愛分彊地,
羣山亙送迎。
樵歌雲路出,
鳥語谷風生。
伏石當途立,
遥天斷碧橫。
行人說鄉思,
惟我上神京。

Phiên âm:

Hoan Ái phân cương địa,
Quần sơn hỗ tống nghinh.
Tiều ca vân lộ xuất,
Điểu ngữ cốc phong sinh.
Phục thạch đương đồ lập,
Dao thiên đoạn bích hoành.
Hành nhân thuyết hương tứ,
Duy ngã thượng thần kinh.

Dịch thơ:

Ái Hoan cương vực chia đôi,
Bên đường dãy núi như ngồi tống nghênh,
Tiều ca mây ngút ở bên,
Chim ca đáy cốc vang rền rừng tranh,
Nắng màu loé rạng trời xanh,
Lối đi nghẽn đá nằm ngang chắn đường,
Tình nhà ai kể vấn vương ?
Về kinh mình trải dặm trường khó khăn.

Thủ 06

首06

海岸驚行客,
蒼茫萬里秋。
波濤震鰲極,
雲霧起天摳。
浴日千重浪,
隨風一葉舟。
古人嗟宦海,
深意在沉浮。

Phiên âm:

Hải ngạn kinh hành khách,
Thương mang vạn lý thu.
Ba đào chấn ngao cực,
Vân vụ khởi thiên thu.
Dục nhặt thiên trùng lãng,
Tuỳ phong nhất diệp chu.
Cổ nhân ta hoạn hải,
Thâm ý tại trầm phù.

Dịch thơ:

Khách đi biển sợ trong lòng,
Khí thu vạn dặm toả trong sương mù,
Ba đào xua cá vực thu,
Trời thu vần vũ mây mù khởi vân,
Ngàn trùng trời tắm sóng dâng,
Gió đưa một lá thuyền băng băng chèo,
Hoạn đồ thuở trước, người sau,
Lo phiền thăng giáng ý sâu nghĩ hoài.

Thủ 09

首09

金戈衞士擁天門,
正是南天苐一尊。
畫閣重摟淩碧漢,
珠宮玉檻照朝蹾。
宮花每送清香陣,
御苑辰聞鸚鵡言。
山野未知歌管地,
恍如漁父入桃源。

Phiên âm:

Kim qua vệ sĩ ủng thiên môn,
Chính thị Nam thiên đệ nhất tôn.
Hoạ các trùng lâu lăng bích Hán,
Châu liêm ngọc hạm chiếu triêu đôn.
Cung hoa mỗi tống thanh hương trận,
Ngự uyển thời văn anh vũ ngôn.
Sơn dã vị tri ca quản địa,
Hoảng như ngư phủ nhập Đào Nguyên.

Dịch thơ:

Qua vàng ngàn cửa lính canh đền
Đây chính trời Nam chốn chí tôn
Nguy ngật lâu đài sông Hán khuất
Lung linh liêm mạc ánh vàng xuân
Cung hoa không dứt mùi hương thoảng
Ngự uyển đưa kêu tiếng vẹt dồn
Quê kệch chưa tường nơi vũ nhạc
Tưởng mình đâu lạc tới Đào Nguyên.

Thủ 13 – Khách Xá Ngộ Vũ Cảm Hoài 

首13

狂風驟雤忽然生,
客舍瀟瀟萬縷情。
遠樹含烟雲外暗,
平湖吹浪水中明。
歸巢暮鳥分羣去,
何處疎鐘報曉明。
不謂苦茶能却睡,
應知此夜夢難成。

Phiên âm:

Cuồng phong sậu vũ hốt nhiên sinh,
Khách xá tiêu tiêu vạn lũ tình.
Viễn thụ hàm yên vân ngoại ám,
Bình hồ suy lãng thuỷ trung minh.
Qui sào mộ điểu phân quần khứ,
Hà xứ sơ chung báo hiểu minh.
Bất vị khổ trà năng khước thuỵ,
Ưng tri thử dạ mộng nan thành.

Dịch thơ:

Bỗng đâu gió táp lại mưa sa
Trăm mối u tình kẻ trọ xa
Mây cách hàng cây làn khói ám
Nước rung đợt sóng mặt hồ đưa
Chim chiều tìm tổ chia bầy tẽ
Chuông sớm ngờ nơi báo sáng mà
Trà đắng ai rằng không chợp mắt ?
Đêm nay mộng mị dở dang a!

Thủ 14 – Đối Nguyệt Thư Hoài

首14

認得香山一片月,
如何夜夜照神京。
倚樓歌管千囘醉,
近水亭臺萬色生。
但覺清添筵上曲,
應知淡逼旅中情。
頣眞堂上今宵會,
莫鼓瑤琴作怨聲。

Phiên âm:

Nhận đắc Hương sơn nhất phiến nguyệt,
Như hà dạ dạ chiếu thần kinh.
Ý lâu ca quản thiên hồi tuý,
Cận thuỷ đình đài vạn sắc sinh.
Đãn giác thanh thiêm diên thượng khúc,
Ưng tri đạm bức lữ trung tình.
Di chân đường thượng kim tiêu hội,
Mạc cổ dao cầm tác oán thanh.

Dịch thơ:

Hương sơn một mảnh trăng thanh,
Thường soi tối tối sáng thành đế kinh,
Tựa lầu cai quản say mèm,
Đình đài gần nước ánh chiều long lanh.
Tiệc qua nhạc khúc cao thanh,
Tình ai lạnh nhạt lữ hành buổi đi,
Mát nhà đêm tại chân Di,
Đàn kia ai oán gẩy thì sao đang.

Thủ 15

首15

造物予人賦以全,
如何此輩得其偏。
可同豫讓忠君日,
何異韓候引壽年。
萬里雷霆心自若,
百般世事意仍然。
此生一目無餘事,
手指頣傳秘旨宣。

Phiên âm:

Tạo vật dữ nhân phú dĩ tuyền,
Như hà thử bối đắc kỳ thiên.
Khả đồng Dự Nhuợng trung quân nhật,
Hà dị Hàn hầu dẫn thọ niên.
Vạn lý lôi đình tâm tự nhược,
Bách ban thế sự ý nhưng nhiên.
Thử sinh nhất mục vô dư sự,
Thủ chỉ hi truyền bí chỉ tuyên.

Dịch thơ:

Tạo vật sinh người vốn vẹn tuyền
Anh này tính khí cớ sao thiên ?
Khác chi Dự Nhượng toàn trung tiết
Cũng tựa Hàn hầu chúc thọ niên
Vạn dặm lôi đình chi đáng kể
Trăm chiều thế sự cũng không sờn
Mắt coi mọi việc không vương vấn
Tay chỉ đầu nghiêng mỗi lệnh truyền!

Thủ 35 – Ngộ Cố Nhân

首35-遇故人

無心事出誤人多,
今日相看苦自嗟。
一笑情多流冷淚,
雙眸春盡見形花。
此生願作乾兄妹,
再世應圖巽室家。
我不負人人負我,
縱然如此奈之何

Phiên âm:

Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa,
Kim nhật tương khan khổ tự ta.
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ,
Song mâu xuân tận hiện hình hoa.
Thử sinh nguyện tác càn huynh muội,
Tái thế ưng đồ tốn thất gia.
Ngã bất phụ nhân, nhân phụ ngã,
Túng nhiên như thử nại chi hà?

Dịch thơ:

Việc đã hại người chẳng tính ra
Nhìn nhau buổi ấy xót lòng ta
Một cười tình bạn mà rơi lệ
Hai mắt xuân tàn mới ngó hoa
Cuộc sống anh em lo giữ nghĩa
Kiếp sau ao ước sống chung nhà
Ta không phụ bạc dù ai phụ
Nào biết làm sai nỗi ấy a?

Thủ 38

首38

月色燈光滿帝城,
金吾不禁許人行。
嬉遊士女分羣出,
歌管樓臺逐地生。
旅次盃盤何足道,
親朋歡飮有餘榮。
秋風莫起三更籟,
千里人多千里情。

Phiên âm:

Nguyệt sắc đăng quang mãn đế thành,
Kim ngô bất cấm hứa nhân hành.
Hy du sĩ nữ phân quần xuất,
Ca quản lâu đài trục địa sinh.
Lữ thứ bôi bàn hà túc đạo,
Thân bằng hoan ẩm hữu dư vinh.
Thu phong mạc khởi tam canh lại,
Thiên lý nhân đa thiên lý tình.

Dịch thơ:

Đèn sáng trăng trong khắp đế thành,
Kim ngô chẳng cấm khách du hành.
Sĩ nữ giong chơi đi lũ lượt,
Lâu đài đàn hát suốt chung quanh.
Chè chén có gì nơi quán khách,
Bạn bè đông đủ thoả lòng mình.
Gió thu đừng thổi canh khuya nữa,
Nghìn dặm người thêm nghìn dặm tình.

Khám phá tuyển tập🌿 Thơ Lý Bạch 🌿Bên Cạnh Thơ Hải Thượng Lãn Ông

Viết một bình luận