Truyện Chàng Rùa: Nội Dung + Ý Nghĩa + Giáo Án

Truyện Chàng Rùa ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Thohay.vn Dành Tặng Các Bé Mẫu Câu Chuyện Ngắn Hay Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Cổ Tích Chàng Rùa

Cùng Thohay.vn kể nội dung truyện cổ tích Chàng Rùa bên dưới cho các bé nhé.

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia hiếm hoi mãi mới sinh được một đứa con lại là một chú Rùa bé tí ti. Hai vợ chồng buồn quá định vứt nhưng Rùa nói:

– Con là con của bố mẹ, bố mẹ đừng vứt con đi.

Thấy vậy, hai vợ chồng liền để Rùa lại nuôi. Rùa ăn ít như mèo, ăn xong lại ngủ một xó.

Mùa đông năm ấy, vua xây nhà. Vua bắt gia đình nào cũng phải đi phu, vác đất, vác gỗ làm nhà cho vua. Ai không đi sẽ bị tội nặng. Rùa nghe được liền bò đến bàn với mẹ:

– Bố mẹ già rồi, cứ ở nhà mà nghỉ ngơi, để con đi làm cho nhà vua thay bố mẹ.

Mẹ Rùa lắc đầu nhìn con không tin tưởng. Nhưng nghe giọng Rùa quả quyết, bà cũng lấy dao buộc vào lưng cho Rùa như người đi rừng.

Người vừa làm nhà, người đi lại chật đường, Rùa lại bò giữa đám đông, lâu lâu lại nghe người ta bàn tán với nhau, thắc mắc sao không thấy bố mẹ rùa đi làm cho nhà vua. Sợ những lời bàn tán của bà con sẽ đến tai vua thì vua bắt tội bố mẹ. Rùa bèn ngẩng đầu lên nói to:

– Thưa bà con, cô bác, bố mẹ cháu già yếu rồi không đi làm cho vua được nữa, vì vậy cháu đi làm thay.

Nghe tiếng Rùa nói, mọi người nhìn xuống đất rồi cười lớn.

– Rùa bé thế này thì làm nhà làm sao mà làm nhà được. Thôi! Thôi! Tránh ra cho các cô, các bác làm nếu không người đông, người ta giẫm cho vỡ bẹp mai bây giờ.

Rùa khiêm tốn đáp:

– Các cô, các bác lớn thì vác cây gỗ lớn, cháu nhỏ thì vác cây gỗ nhỏ thôi, có sao đâu!

Mọi người lên rừng, Rùa cũng lên rừng. Người lớn vác những cây gỗ to bằng cái cột. Rùa bé thì Rùa vác cây gỗ to bằng ngón tay, mọi người lại xì xào, cười cây gỗ của Rùa nhưng Rùa không nói gì cứ im lặng. Vác được cây gỗ nào về, Rùa lại xếp vào một đống riêng.

Hết ngày Rùa mới đến bên đống gỗ ghé miệng thổi “Phù, phù” mấy cái thì lạ chưa những cây gỗ tự nhiên to lên khác thường. Những cây to gấp ba bốn lần những cây gỗ của người lớn vác, khiến ai cũng phải ngạc nhiên.

Vác gỗ xong, mọi người bắt tay vào làm nhà. Nhà của vưa định làm to quá, mọi người phải làm mãi mà không xong, ai cũng sốt ruột muốn về nhà.

Thấy mọi người chán nản, Rùa nói với mọi người là cứ tâu với nhà vua để cho Rùa làm một mình, Rùa cam đoan là Rùa chỉ làm một ngày là xong.

Nghe Rùa nói, mọi người không tin nhưng vì muốn chóng được về nhà nên có người đem lời Rùa nói để kể lại với vua.

Vua gọi Rùa tới và bảo:

– Rùa làm nhà cho ta xong sớm thì ta sẽ trả cho nhiều tiền công rồi ta cho về với bố mẹ. Nếu Rùa không làm được thì ta sẽ nọc Rùa ra đánh đủ trăm roi.

Rùa không nói gì, bắt tay ngay vào việc. Nhờ có bạn bè của Rùa giúp đỡ, Rùa chỉ làm đúng một ngày là xong nhà của vua. Rùa mời vua đến nhận nhà.

Nhìn ngôi nhà nguy nga đồ sộ vua thích lắm. Nhưng lòng tham lại nổi lên, vua không trả tiền công cho Rùa, không cho Rùa về với bố mẹ như lời vua đã hứa và vua lại còn bắt Rùa làm cho vua một ngôi nhà nữa.

Rùa nhận lời nhưng ra điều kiện là trong lúc Rùa đi lấy gỗ thì vua phải giữ mai cho Rùa không được làm mất. Vua đồng ý. Thế là Rùa liền trút mai, vươn vai ba lần và hóa thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, chuẩn bị đi vác gỗ. Thấy lạ, vua tò mò hỏi Rùa:

– Thế bây giờ ta muốn vào nằm thử trong mai rùa có được không?

Rùa đáp:

– Được.

Tên vua dại dột liền chui vào mai Rùa nằm thử, chàng trai bỗng nói: “Khép lại! khép lại!”, mai rùa tự nhiên khép chặt lại, tên vua gian ác tham lam biến luôn thành con rùa.

Xấu hổ quá, hắn phải bò lên rừng, đói thì kiếm mộc nhĩ mà ăn. Còn chàng Rùa chúng ta thì được mọi người tôn lên làm vua. Chàng trở về nhà đón bố mẹ đến cung vua ở với mình và đối xử với bố mẹ rất hiếu thảo.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Ai Đáng Khen Nhiều Hơn ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Chàng Rùa

Câu chuyện ngụ ngôn chàng rùa là mẫu chuyện nói về ông vua ác độc, tham lam và bị quả báo. Qua đó khuyên chúng ta sống không nên sống ích kỷ, tham lam, làm hại người khác.

Giáo Án Kể Chuyện Chàng Rùa

Giáo Án Kể Chuyện Chàng Rùa.

I.Mục đích – Yêu cầu:

1.Kiến thức:

  • Trẻ biết tên truyện: “ Chàng Rùa”
  • Trẻ biết các nhân vật có trong truyện: Vua, Chàng Rùa, bố mẹ Rùa, dân làng….
  • Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Rùa bé nhỏ nhưng giúp được dân làng làm rất nhiều việc theo lệnh của vua, nên cuối cùng rùa được trở thành chàng trai lên làm vua còn vua lại trở thành con rùa

2.Kỹ năng:

  • Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc bằng câu đơn, câu ghép.
  • Trẻ bắt chước lời nói và hành động của 1 số nhân vật (Rùa thổi gỗ phù phù….)
  • Trẻ sắp xếp tranh theo đúng thứ tự của tác phẩm.

3.Thái độ:

  • Trẻ hứng thú nghề giáo viên kể chuyện, bộc lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm
  • Tích cực tham gia các hoạt động
  • Trẻ biết giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh những công việc vừa sức.

II.Chuẩn bị:

  • Xác định cách kể câu chuyện.
  • Người kể chuyện: Giọng nhẹ nhàng.
  • Giọng rùa: Tự tin, bình tĩnh
  • Giọng vua: Trầm, ngạc nhiên
  • Giọng bà con: Vui vẻ
  • Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ:
  • Trong lớp học, rộng rãi, thoáng mát.
  • Ngồi quây quần bên cô, Ngồi hình chữ U.
  • Xây dựng môi trường học tập.
  • Ở góc văn học có truyện, tranh, rối dẹt “Chàng rùa” để trẻ kể chuyện

Đồ dùng, dạy học: 3 Bộ truyện tranh: “Chàng rùa”

  • Tranh 1: Cảnh bố mẹ rùa và rùa.
  • Tranh 2: Rùa vác cây gỗ nhỏ, bác nông dân vác gỗ lớn.
  • Tranh 3: Rùa thổi gỗ dựng nhà.
  • Tranh 4: Rùa với vua đứng trước ngôi nhà to
  • Tranh 5: Rùa biến thành Chàng trai, vua chui trong mai rùa.
  • Các nguyên liệu cho trẻ làm rối, vẽ (giấy, sáp màu), nặn ( đất nặn, bảng, khay đựng sp)
  • Giá để tranh, que chỉ.

III. Cách tiến hành:

1. HĐMĐ

– Cô và trẻ vừa làm động tác mô phỏng Rùa đi vừa đọc bài đồng dao:

Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Gặp khi tối trời
Úp nhà lên ngủ
Khi mặt trời mọc
Lại thò đầu ra
Rì rà rì rà.

2. HĐTT

a. Giới thiệu tên truyện

  • Chúng mình vừa chơi trò chơi bắt chước con vật gì?
    • Đúng rồi chúng mình vừa chơi trò chơi về con rùa đấy. Cô biết 1 câu chuyện kể về chú rùa tuy bé nhỏ nhưng lại làm được rất nhiều việc. Để xem chú rùa nhỏ này có thể làm được những điều kỳ diệu gì? Các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện: «Chàng Rùa»

b Giáo viên kể chuyện

* Lần 1: Cô kể kết hợp với cử chỉ, điệu bộ

  • Cô và kể cho chúng mình nghe câu truyện gì?
    • Cô vừa kể câu chuyện “Chàng Rùa” cả lớp nhắc lại tên câu chuyện cho cô một lần nữa
  • Trong câu truyện, có những nhân vật nào?
    • Trong truyện có: Vua, Chàng Rùa, bố mẹ Rùa, dân làng…..

* Lần 2: Cô kể kết hợp với tranh

c Trò chuyện với trẻ về câu chuyện

  • – Rùa là con của ai? (kết hợp cho trẻ xem tranh 1)
    • + Rùa là con của 2 bác nông dân
  • – Rùa giúp bố mẹ làm gì khi lệnh của nhà vua yêu cầu ban xuống dân làng?
    • + Rùa muốn giúp bố mẹ đi vác gỗ cho nhà vua.

(GV kể trích dẫn: «Mùa đông năm ấy……. thay bố mẹ»

  • Rùa vác cây gỗ như thế nào? (kết hợp cho trẻ xem tranh 2)
    • + Rùa vác cây gỗ nhỏ.
  • Rùa đã làm gì để những cây gỗ nhỏ trở lên to? (Kết hợp tranh 3)
    • + Rùa đã thổi phù phù cây gỗ nhỏ thành gỗ to
  • Cả lớp chúng mình sẽ giúp bạn Rùa thổi cây gỗ nhé
  • Đức Vua hứa sẽ trả cho Rùa cái gì nều Rùa làm xong nhanh ngôi nhà (cô kết hợp cho trẻ xem tranh 4)
    • + Đức Vua hứa cho tiền và được trở về với bố mẹ nếu rùa làm xong nhanh ngôi nhà
  • (Vua gọi Rùa tới…….bắt tay vào việc)
  • Đức Vua đã bị biến thành con gì? (Tranh 5)
    • Đức Vua bị biến thành con Rùa

(GV kể trích dẫn: “Lòng tham nổi lên……….thành con Rùa”

  • Chúng mình thích nhất điều gì ở câu chuyện này?
    • Cô thấy câu chuyện này rất hay, cô thích nhất Chàng Rùa, bé nhỏ, thông minh hiếu thảo với bố mẹ. Chúng mình phải ngoan và vâng lời bố mẹ nhé.

* Lưu ý: Giáo viên, tôn trọng và khuyến khích trẻ trả lời theo ý thích của mình về tác phẩm, hướng dẫn trẻ trả lời câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

d. Giáo viên kể lại truyện (nếu trẻ hứng thú nghe)

  • Trò chơi: Xếp tranh
    • + Trẻ chia thành 3 nhóm để chơi
    • + Giáo viên đảo lộn trật tự 4 bức tranh
    • + Mời một nhóm trẻ (4-5 trẻ) thảo luận sắp xếp tranh theo thứ tự
    • + Giáo viên cùng các bạn nhận xét cách xếp tranh của nhóm trẻ

(Giáo viên tôn trọng cách xếp tranh của trẻ. Nếu trẻ không xếp tranh theo thứ tự, GV tạo cơ hội cho trẻ giải thích vì sao lại xếp như vậy)

  • Giáo viên có thể kể lại kết hợp với tranh

IV. Kết thúc:

  • Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ
  • Chuyển hoạt động: Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều nguyên vật liệu ở góc tạo hình bây giờ các con ra làm các nhân vật trong câu truyện các con thích bằng nguyên liệu đấy nhé

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Sự Tích Mặt Trời Và Mặt Trăng ❤️️Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa

Viết một bình luận