Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai [Nội Dung Kể Chuyện + 4 Mẫu Tóm Tắt]

Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, 4 Mẫu Tóm Tắt ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Kể Chuyện.

Nội Dung Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Thông qua bài Nghe đọc Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, các em học sinh nắm được nội dung câu chuyện, củng cố kỹ năng kể chuyện theo tranh bên dưới và nắm được ý nghĩa của câu chuyện. Cùng đọc nội dung câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai bên dưới.

Trên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một cựu lính Mĩ, Mai –cơ mang theo cây đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai, nơi đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt cách đây 30 năm.

Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong vòng chưa đầy 4 tiếng đồng hồ quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: nhà cửa, ruộng vườn bị thiêu cháy; 504 người bị bắn chết, phần lớn là cụ già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Có gia đình bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt giết chết cả nhà mười một người. Nhiều em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn đang bú trên xác mẹ.

Có mười người dân may mắn sống sót trong cuộc thảm sát nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Đúng buổi sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội Mỹ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt quân lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.

Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa trẻ vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.

Ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có một anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia vào cuộc thảm sát. Ngoài ra còn có Rô-man, người bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man ra ánh sáng. Những bức ảnh của anh là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, hi vọng vào hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất.

Khám phá thêm bài 🔻 Anh Bộ Đội Cụ Hồ Gốc Bỉ 🔻 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Ngay sau đây là nội dung giới thiệu câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

  • Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai được giới thiệu tại trang 40 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
  • Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim tài liệu Việt Nam được làm năm 1998 với tác giả là đạo diễn Trần Văn Thủy.
  • Bộ phim đã được giải thưởng Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan Phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức ở Thái Lan năm 1999.
  • Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai câu chuyện đã kể về vùng đất Mỹ Lai (Quảng Ngãi) trong cuộc thảm sát tàn khóc của lính Mỹ trong 30 năm trước. Tiếng đàn của người lính Mỹ nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất.

Bố Cục Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Bố cục câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai gồm 5 phần chính như sau:

  • Phần 1. Đoạn 1: Mai –cơ mang theo cây đàn vĩ cầm
  • Phần 2. Đoạn 2: giới thiệu vùng đất Mỹ Lai và cuộc thảm sát
  • Phần 3. Đoạn 3, 4: hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm
  • Phần 4. Đoạn 5: bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ
  • Phần 5. Đoạn 6: Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình

Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Những Con Sếu Bằng Giấy 🌻 Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án

Hướng Dẫn Kể Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Cùng Thohay.vn xem thêm về hướng dẫn kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

  • Biết kết hợp hình ảnh minh họa để kể lại được câu chuyện.
  • Chú ý điệu bộ, cử chỉ, nét mặt sao cho phù hợp

Ý Nghĩa Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Ý nghĩa câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai như sau:

  • Tố cáo tội ác chiến tranh, ca ngợi hòa bình.
  • Ca ngợi những người Mỹ có lương tâm, dũng cảm đã ngăn chặn tội ác và tố cáo những việc làm phi nghĩa của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  • Câu chuyện đã kể về vùng đất Mỹ Lai (Quảng Ngãi) trong cuộc thảm sát tàn khóc của lính Mỹ trong 30 năm trước. Tiếng đàn của người lính Mỹ nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất.

Xem thêm về 💌 Lòng Dân Lớp 5 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Truyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Đừng bỏ lỡ phần đọc hiểu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai sau đây.

👉Câu 1: Có những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện?

☐ Mai-cơ – cựu chiến binh Mĩ

☐ Tôm-xơn – chỉ huy đội bay

☐ Mắc-tin – lính nhảy dù Mĩ 

☐ Côn- bơn – xạ thủ súng máy.

☐ An-đrê-ốt-ta – cơ trưởng

☐ Giôn-xơn – đội trưởng đội bay

☐ Hơ-bớt – anh lính da đen

☐ Rô-nan – người bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát.

👉Lời giải: 

Những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện đó là:

– Mai-cơ – cựu chiến binh Mĩ

– Tôm-xơn – chỉ huy đội bay

– Côn-bơn – xạ thủ súng máy

– An-drê-ốt-ta – Cơ trưởng

– Hơ-bớt – anh lính da đen

– Rô-nan – người bền bỉ sưu tầm tại liệu về vụ thảm sát

👉Câu 2: Sau 30 năm, Mai-cơ  quyết định quay trở lại Việt Nam để làm gì?

A. Để gặp lại những người mà trước đây mà ông đã cứu sống họ.

B. Để chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai.

C. Để tìm lại một chiếc đàn mà 30 năm trước ông đã bỏ lại nơi này.

D. Để nhờ một người nhạc sĩ Việt Nam sáng tác một bản nhạc về cuộc thảm sát ở Mỹ Lai.

👉Lời giải:

Sau 30 năm, Mai-cơ  quyết định quay trở lại Việt Nam để:

Để chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai.

👉Câu 3: Cuộc thảm sát ở Mĩ Lai diễn ra vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉Lời giải:

Cuộc thảm sát ở Mĩ Lai diễn ra vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968.

👉Câu 4: Quân đội Mĩ đã tàn sát và hủy diệt mảnh đất Mĩ Lai như thế nào?

☐ Thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn.

☐ Ném bom thiêu hủy tất cả nhà cửa, ruộng vườn.

☐ Bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. 

☐ Bắt sống người rồi đem về lao động khổ sai cho chúng.

☐ Giết hại gia súc.

👉Lời giải: 

Quân đội Mĩ đã tàn sát và hủy diệt mảnh đất Mĩ Lai như thế nào:

– Thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn.

– Bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

– Giết hại gia súc

👉Câu 5: Trong cuộc thảm sát tại Mĩ Lai có bao nhiêu người còn sống sót?

A. Chỉ có 10 người còn sống sót.

B. Chỉ có 9 người còn sống sót.

C. Chỉ có 8 người còn sống sót.

D. Chỉ có 7 người còn sống sót.

👉Lời giải: 

Trong cuộc thảm sát tại Mĩ Lai chỉ có 10 người còn sống sót

👉Câu 6: Có bao nhiêu người lính Mĩ có lương tâm đã tiếp cứu? Họ là những ai?  

A. Ba người, đó là Tôm-xơn, Cô-bơn, Rô-nan

B. Ba người, đó là Tôm-xơn, Cô-bơn, An-đrê-ốt-ta

C. Bốn người, đó là Tôm-xơn, Cô-bơn, An-đrê-ốt-ta và Rô-nan

D. Năm người, đó là Tôm-xơn, Cô-bơn, An-đrê-ốt-ta, Hơ-bớt và Rô-nan

👉Lời giải: 

Trong cuộc thảm sát tại Mĩ-lai, có ba người lính Mĩ có tâm tiếp cứu, đó là Tôm-xơn, Cô-bơn, An-drê-ốt-ta.

👉Câu 7: Anh lính da đen Hơ-bớt đã làm gì để khỏi phải tham gia vào cuộc thảm sát ở Mĩ Lai?

A. Trốn trong lều trại không tham gia. 

B. Tự thiêu để phản đối tội ác của bọn Mĩ.

C. Tự bắn vào chân để không tham gia.

D. Bắn chết tên đầu sỏ hạ lệnh để tỏ thái độ phản đối.

👉Lời giải: 

Anh lính da đen Hơ-bớt đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác này

👉Câu 8: Rô-nan đã làm gì để đem vụ thảm sát ở Mĩ Lai ra ánh sáng?

A. bền bỉ sưu tầm tài liệu, công bố bằng chứng là những bức ảnh màu và đen trắng quan trọng, buộc tòa án nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.

B. Kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình đòi lại công bằng cho những linh hồn đã khuất.

C. Tới Việt Nam giúp người dân tại Mĩ Lai khắc phục hậu quả sau cuộc thảm sát.

D. Cả B và C đều đúng.

👉Lời giải: 

Để đưa vụ Mĩ Lai ra ánh sáng Rô-nan đã bền bỉ sưu tầm tài liệu, công bố bằng chứng là những bức ảnh màu và đen trắng quan trọng, buộc tòa án nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.

👉Câu 9: Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai

A. Tưởng thuật lại cuộc thảm sát ở Mĩ Lai.

B. Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

C. Trả thù quân đội Mĩ.

D. Cả B và C đều đúng.

👉Lời giải: 

Ý nghĩa của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai là Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

👉Câu 10: Con hãy nối dòng mô tả cho tranh ở cột bên phải với bức tranh tương ứng ở bên trái.

Nối dòng mô tả cho tranh ở cột bên phải với bức tranh tương ứng ở bên trái
Nối dòng mô tả cho tranh ở cột bên phải với bức tranh tương ứng ở bên trái

👉Lời giải: 

Tranh 1- a. Tiếng vĩ cầm của Mai-cơ vang lên trên mảnh đất Mỹ Lai (Đây là cựu chiến binh Mĩ Mai-cơ. Ông trở lại Việt  Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mĩ Lai).

Tranh 2 – c. Năm 1968, quân đội Hoa Kì đã hủy diệt vùng quê này (Đây là tấm ảnh tư liệu ghi lại một cảnh có thực – cảnh một tên lính Mĩ đang châm lửa đốt nhà).

Tranh 3 – b. Chỉ có 10 người dân sống sót nhờ 3 người lính có lương tâm. (Đây là tấm ảnh tư liệu chụp lại hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mĩ Lai, tiếp cứu 10 người dân vô tội).

Vậy nên ta ghép nối như sau:  1 – a, 2 – c, 3 – b

👉Câu 11: Con hãy nối dòng mô tả cho tranh ở cột bên phải với bức tranh tương ứng ở bên trái. 

Con hãy nối dòng mô tả cho tranh ở cột bên phải với bức tranh tương ứng ở bên trái
Con hãy nối dòng mô tả cho tranh ở cột bên phải với bức tranh tương ứng ở bên trái

👉Lời giải: 

Tranh 4 – a. Có anh lính da đen tự bắn vào chân để khỏi tham gia cuộc càn quét (Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh này đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác).

Tranh 5 – c. Vụ thảm sát ở Mỹ Lai bị báo chí phanh phui trước công luận (nhà báo Rô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mĩ Lai trước công luận, buộc tòa án Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử).

Tranh 6- b. Côn-bơn và Tôm-xơn gặp lại những người dân mà họ đã cứu sống (Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm trời, hai người xúc động gặp lại những người trước đây được mình cứu sống).

Ghép nối như sau: 4 – a, 5 – c, 6 – b.

Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Sắc Màu Em Yêu ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai Lớp 5

Chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai lớp 5.

👉Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh dưới đây, hãy kể lại câu chuyện “Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai”.

Trả lời:

1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai –cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai- mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt…

2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ gài, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…

3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có một người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn.

Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.

Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.

4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đên Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hào bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

👉Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

Học sinh có thể thảo luận, trao đổi với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.

* Gợi ý: Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì? Cho bạn suy nghĩ gì?

Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Xem bài viết đầy đủ 🍀 Nghìn Năm Văn Hiến 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai Lớp 5

Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai lớp 5.

I/ MỤC TIÊU: HS biết:

– Dựa vào lời kể của GV và những hình ảnh minh họa trong SGK, HS tìm được lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh. Bết kể sáng tạo câu chuyện theo lời một nhân vật.

– Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác dã man của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Các hình ảnh minh họa trong SGK

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động GVHoạt động HS
AKiểm tra:

– 1HS kể lại câu về việc làm tốt tiết trước

– GV nhận xét, đánh giá

B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu nội dung, yêu cầu

Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trần Văn Thủy. Phim đoạt giải Con Hạc Vàng của liên hoan phim Châu Á Thái Bình Dương năm 1999 tại Băng Cốc.

*HĐ1: GV kể lần 1 (không chỉ tranh)

– Chú ý giọng kể phù hợp với từng đoạn (5 đoạn)

– GV ghi tên các nhân vật lên bảng lớp.

Mai-cơ: cựu chiến binh MỸ.
Tôm-xôn: chỉ huy đội bay.
Côn-bơn: xạ thủ súng máy.
An-đrê-ốt-ta: cơ trưởng.
Hơ-bớt: anh lính da đen.
Rô-nan: người lính sưu tầm tài liệu

* HĐ2: GVkể chuyện lần 2 (kết hợp lời kể với chỉ ảnh minh họa)

– GV kể xong từng đoạn kết hợp giới thiệu trang để HS quan sát.

* HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện, nêu ý nghĩa:

1-HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề:

 Cho HS đọc yêu cầu của bài 1

*GV lưu ý: khi kể cần dựa vào lời thuyết minh cho mỗi cảnh và dựa vào nội dung câu chuyện GV kể. Khi kể chú ý làm nổi bật được nội dung chính của câu chuyện.

2- Cho HS kể chuyện:

-Cho HS thi kể

*GV nhận xét

+ khen những HS kể đúng, kể hay

3-Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện:

– GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

*GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện

C-Củng cố, dặn dò:

– Nhận xét tiết học.

– Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện
– 1 HS thực hiện

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe và quan sát tranh

– 1 HS đọc to, lớp lắng nghe

– Một số HS kể chuyện (có thể mỗi em kể 2 đoạn hoặc 3 đoạn)

-HS kể theo đoạn

2, 3 HS lên thi kể

-Lớp nhận xét

*Gợi ý trả lời

– Chiến tranh thật tàn khốc. Phải chấm dứt chiến tranh. Em cảm phục trước những người lính Mỹ yêu lẽ phải.

– Bài sau:Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌟 Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

4 Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai

Cùng tham khảo 4 mẫu tóm tắt câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

Tóm Tắt Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai Nổi Bật – Mẫu 1

Tôi là Mai-cơ – một cựu lính Mĩ từng tham gia chến tranh tại Quảng Ngãi, Việt Nam. Hôm nay tôi muốn kể về một câu chuyện đã xảy ra từ 30 năm trước tại đây.

Hôm đó, chỉ trong vòng bốn tiếng ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hòa toàn vùng đất Sơn Tịnh, Quảng Ngãi khi giết chết tất cả người dân từ sơ sinh đến cụ già tại đó. Trong cuộc thảm sát ấy, chỉ có duy nhất một người còn sống sót nhờ 3 người lính Mĩ có lương tâm.

3 người lính ấy là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Họ đã lái máy bay xuống chặn trước bọn lính, chĩa súng vào chúng để đòi lại mạng sống cho người dân. Trên đường đưa người dân về nơi an toàn, họ còn cứu được một đứa trẻ trong đống xác.

Ngoài 3 người lính ấy, còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để không phải tham gia việc ác độc đó. Có cả anh chàng Rô-man bền bỉ sưu tầm chứng cứ để buộc tội tòa án Mĩ về vụ việc độc ác này.

Nay, tôi trở về Mĩ Lai, mang theo chiếc đàn của mình để nói lên nỗi đau xót trước sự ra đi của người dân, và khát vọng hòa bình lâu nay vẫn luôn cháy bỏng

Tóm Tắt Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai Chọn Lọc – Mẫu 2

Tôi là Mai-cơ, một cựu chiến binh Mĩ, có mặt trên chiếc trực thăng do Tôm-xơn chỉ huy, xin kế lại cho các bạn nghe một câu chuyện có thật một trăm phần trăm, xảy ra vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968.

Sáng ấy, đội bay của chúng tôi do Tôm-xơn chỉ huy bay ngang qua cánh đồng Mĩ Lai – một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tĩnh Quảng Ngãi. Tình cờ, chúng tôi nhìn xuống mặt đất. Và thật kinh hoàng khi thấy những đồng đội của chúng tôi dồn những người dân già trẻ, gái trai, phụ nữ, trẻ em vào một con mương cạn, tàn nhẫn xả súng bắn chết tất cả.

Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy ngay tới. Nhưng kì lạ thay, hắn không cứu em gái ấy mà nổ súng bắn chết em. Tiếp đó, chúng tôi thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi mươi người dân.

Căm giận trước những hành động dã man của đồng đội, anh Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính và lệnh cho Côn-bơn xạ thủ súng máy chĩa sủng vào toán lính Mĩ sẵn sàng nhả đạn, nếu chúng tiến lại gần. Tiếp đó anh lệnh cho hai chiếc trực thăng khác trong đội bay đỗ xuống chở những người dân về nơi an toàn.

Sau đó, chúng tôi bay dọc con mương và cứu thêm được một cậu bé may mắn còn sống sót trong đống xác chết. Anh Rô-man – một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì ra ánh sáng. Tòa án của nước Mĩ buộc phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.

Sau gần 30 năm, vụ thảm sát dã man ấy của quân đội Mĩ vẫn ám ảnh tôi hoài. Hôm nay, tôi cùng với những người bạn của tôi trở lại Việt Nam, gặp lại những người dân mà được chúng tôi cứu sống.

Cuộc hội ngộ thật cảm động. Bằng tấm chân tình và cũng là ý nguyện của mình, tiếng đàn của
tôi đã được cất lên ở Mĩ Lai cầu nguyện cho linh hồn của 504 người dân vô tội. Tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, và ước vọng hòa bình mà tôi ấp ủ bây lâu, nay đã được thực hiện. Tôi xin phép được kết thúc câu chuyện ở đây.

Tóm Tắt Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai Ấn Tượng – Mẫu 3

Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có một cựu chiến binh Mĩ tên là Mai –cơ trở lại Việt Nam, mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai – nơi mà cách đây 30 năm nhiều người vô tội đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt…

Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân đội Mỹ hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: tàn phá ruộng vườn, nhà cửa, gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ

Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, nhờ ba viên phi công có lương tâm có ít người đã may mắn sống sót. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống, Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy ngay tới.

Nhưng kì lạ thay, hắn không cứu em gái ấy mà nổ súng bắn chết em. Sau đó, họ thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi mười người dân. Căm giận trước những hành động dã man của đồng đội, anh Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính và lệnh cho Côn-bơn xạ thủ súng máy chĩa súng vào toán lính Mĩ sẵn sàng nhả đạn, nếu chúng tiến lại gần.

Tiếp đó anh lệnh cho hai chiếc trực thăng khác trong đội bay đỗ xuống chở những người dân về nơi an toàn…Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.

Hai lính Mĩ đang dìu một người lính da đen (tên là Hơ- bớt). Anh ta đã tự bắn vào chân mình để không tham gia tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra trước ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

Vụ thảm sát Mỹ Lai bị báo chí phanh phui trước công luận. Tòa án Mĩ buộc phải đem vụ thảm sát người dân vô tội ở Mĩ Lai ra xét xử.

Sau 30 năm, Tôm-xơn và Côn-bơn trơ lại Việt Nam, gặp lại những người được họ cứu sống trong ngày xảy ra nạn thảm sát. Hai anh vô cùng xúc động trước tình cảm của người dân ở đây.

Tóm Tắt Câu Chuyện Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai Đặc Sắc – Mẫu 4

Sau 30 năm, Mai-cơ – một cựu chiến binh Mĩ quay lại Mĩ Lai – mảnh đất đã chịu vô số thương đau với mong ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất.

Năm 1968 quân đội Hoa Kì đã hủy diệt mảnh đất này. Chúng đốt nhà cửa, đồng ruộng và giết hại những người vô tội.

Chỉ có 10 người sống sót nhờ ba người lính có lương tâm là Côn-bơn, Tôm-xơn và An-drê-ốt-ta.

Có anh lính da đen Hơ-bơn tự bắn vào chân để khỏi phải tham gia vào cuộc càn quét.

Rô-nan đã miệt mài và bền bỉ sưu tầm các tài liệu chứng cứ để đưa vụ thảm sát ở Mĩ Lai ra ánh sáng buộc tòa án ở Mĩ phải xét xử vụ này.

Côn-bơn và Tôm-xơn gặp lại những người dân mà họ đã cứu sống.

Viết một bình luận