Lòng Dân Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ

Lòng Dân Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Giáo Án, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Lòng Dân Lớp 5

Lòng dân là một câu chuyện hay về lòng gan dạ, dũng cảm. Thohay.vn xin chia sẻ cho bạn đọc nội dung bài Lòng dân lớp 5.

Nhân vật:

  • Dì Năm – 29 tuổi
  • An -12 tuổi, con trai dì Năm
  • Chú cán bộ
  • Lính
  • Cai

Cai: – Anh chị kia!

Dì Năm: – Dạ, cậu kêu chi?

Cai: – Có thấy một người mới chạy vô đây không?

Dì Năm: – Dạ, hổng thấy.

Cán bộ: – Lâu mau rồi cậu?

Cai: – Mới tức thời đây.

Cai: – Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây (vẻ bực dọc). Anh nầy là…

Dì Năm: – Chồng tôi. Thằng nầy là con.

Cai: – (Xẵng giọng) Chồng chị à?

Dì Năm: – Dạ, chồng tui.

Cai: – Để coi. (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại).

An: – (Ôm dì Năm, khóc òa) Má ơi má!

Cán bộ: – (Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi…

Lính: – Ngồi xuống! (Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.

Dì Năm: – Trời ơi! Tui có tội tình chi?

Cai: – (Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.

Dì Năm: – Mấy cậu… để tui…

Cai: – Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!

Dì Năm: – (nghẹn ngào) An… (An “dạ”). Mầy qua bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi … cha con ráng đùm bọc lấy nhau.

Cai: – Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.

An: – Dạ, hổng phải tía…

Cai: – (hí hửng) Ờ giỏi! Vậy là ai nào?

An: Dạ, cháu … kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.

Cai: – Thằng ranh! (ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!

Cán bộ: – (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại)

Cai: – Để chị này đi lấy. (Quay sang lính). Mở trói tạm cho chị. (Dì Năm vào buồng)

Dì Năm: – (Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nào?

Cán bộ: – Thì coi đâu đó.

Cai: -Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay cái mà. Qua mặt tao không nổi đâu!

Cán bộ: – Có không, má thằng An?

Dì Năm: – Chưa thấy.

Cai: – Thôi trói lại dẫn đi

Dì Năm: – Đây rồi nè. Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính)

Cai: – Nè đọc coi! – Lính (đọc): Anh tên …

Cán bộ: – Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông …

Cai (vẻ ngượng ngập): Thôi… thôi được rồi. (ngó dì Năm) Nhà có gà vịt gì không chị Hai? Cho một con nhậu chơi hà!

Theo NGUYỄN VĂN XE

Chú thích từ ngữ:

– Cai: Chức thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.

– Hổng thấy (tiếng Nam Bộ) : Không thấy.

– Thiệt (tiếng Nam Bộ) : thật.

– Quẹo vô (tiếng Nam Bộ) : rẽ vào.

– Lẹ (tiếng Nam Bộ) : nhanh.

– Ráng (tiếng Nam Bộ) : cố, cố gắng.

Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Sắc Màu Em Yêu ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Lòng Dân

Cùng xem thông tin giới thiệu bài Lòng dân sau đây.

  • Lòng dân là một vở kịch của tác giả Nguyễn Văn Xe nói về lòng gan dạ, dũng cảm. Được giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa trang 24 và 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
  • Vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.

Bố Cục Bài Lòng Dân Lớp 5

Bố cục bài Lòng dân lớp 5 có thể chia làm 3 phần như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến Thằng nầy là con
  • Đoạn 2: Từ Chồng chị à? đến Rục rịch tao bắn
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Đón đọc thêm về 🍀 Nghìn Năm Văn Hiến 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Lòng Dân Lớp 5

Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc Lòng dân lớp 5.

  • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
  • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
  • Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.

Ý Nghĩa Bài Lòng Dân

Lòng dân là áng văn ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí với giặc để cứu cán bộ cách mạng; qua đó thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với kháng chiến, với cách mạng.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌟 Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Lòng Dân

Đừng vội bỏ qua phần đọc hiểu tác phẩm Lòng dân.

👉Câu 1. Câu chuyện diễn ra ở miền đất nào thời chiến tranh?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Bắc Trung Bộ

👉Câu 2. Căn cứ vào đâu em nhận ra được câu chuyện diễn ra vào thời chiến tranh ở Nam Bộ?

A. Qua tên tác giả

B. Qua tên nhân vật

C. Qua từ ngữ trong đoạn văn: má con, rượt, vô, dì Năm

D. Qua từ ngữ xưng hô: Dì Năm

👉Câu 3. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

A. bị tai nạn, chạy vào nhà dì Năm xin giúp đỡ

B. bị trúng đạn, chạy vào nhà dì Năm

C. bị ốm và bị địch đuổi nên phải chạy vào nhà dì Năm

D. bị địch rượt đuổi, phải chạy vào nhà dì Năm

👉Câu 4. Dì Năm đã nghĩ ra kế gì để cứu chú cán bộ?

A. chỉ sai đường để đánh lạc hướng bọn địch

B. cho chú thay áo và vờ làm chồng mình

C. nhận chú cán bộ làm chồng để địch không nhận ra

D. cho chú thay áo để địch không nhận ra

👉Câu 5. Bọn cai và lính đã làm gì dì Năm?

A. Bắt trói chị vì không bắt được anh cán bộ

B. Bắt trói chị giải đi vì tội bao che, nói dối, không biết tung tích người cán bộ

C. Bắt trói chị giải đi vì chị đã chỉ đường sai

D. Bắt trói để dọa dẫm, khiến chị khai ra sự thật

👉Câu 6. Dì Năm có thái độ ra sao khi bị bắt trói?

A. run sợ khai ra chồng mình chính là cán bộ

B. vẫn kiên quyết bao che cho người cán bộ

C. mắng chửi bọn cai lệ để chúng thả mình ra

D. run sợ khai ra đó không phải chồng mình

👉Câu 7: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong câu: “Dì Năm vừa thông minh, lại nhanh trí và dũng cảm”?

A. dũng sĩ

B. anh hùng

C. cảm động

D. anh dũng

👉Câu 8: Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ in đậm trong câu: “Dì Năm nhanh trí để cán bộ đóng giả làm chồng mình, làm tía của các con mình để qua mặt bọn cai, lính.”?

A. bố

B. cha

C. cụ

D. ba

👉Câu 9: Bài đọc Lòng dân đã không ngợi ca phẩm chất nào của dì Năm?

A. dũng cảm

B. thông minh

C. nhanh trí

D. đảm đang

👉Câu 10: Câu nói “Mầy qua bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi … cha con ráng đùm bọc lấy nhau.” cho thấy điều gì?

A. Sự dũng cảm, quyết hi sinh bản thân để bảo vệ cho cán bộ

B. Sự cam chịu, không dám cãi lời của lính và cai lệ

C. Sự thông minh, bảo con sang bà Mười dắt heo và mang lúa về để ăn sau khi mình đi

D. Tình yêu thương con cái, trước lúc lâm nguy vẫn nghĩ cho con

👉Câu 11. Qua vở kịch “lòng dân” em thấy dì Năm có phẩm chất gì tốt đẹp?

A. dễ dàng chấp nhận bị bắt trói, dặn dò con tỉ mỉ

B. dễ dàng nhận một người lạ làm chồng

C. yêu nước, hy sinh bản thân vì Tổ quốc

D. mưu trí, dũng cảm, bao bọc cho cán bộ

👉Câu 12. Nội dung của vở kịch “Lòng dân” là gì?

A. Ca ngợi dì Năm che giấu cán bộ, nhận cán bộ làm chồng mình

B. Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí, hết lòng bao bọc cán bộ, ủng hộ Cách mạng

C. Ca ngợi dì Năm là người mưu trí, nhanh chóng nghĩ ra kế sách ứng phó với hoàn cảnh

D. Ca ngợi dì Năm dũng cảm đối mặt với bọn cai và lính mà không run sợ

Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu123456789101112
ĐACCDBBBDCDADB

Lưu lại bài chia sẻ 🌷 Kể Chuyện Lý Tự Trọng 🌷 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Soạn Bài Lòng Dân Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Lòng dân lớp 5.

👉Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Trả lời:

Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt. Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm. Chú cán bộ được dì Năm che chở.

👉Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Trả lời:

Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác. Như vậy, lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

👉Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu chí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

– Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: “… không thấy”.

– Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là “Chồng tui”. Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.

Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: “Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau.”

Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b. Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc.

Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh. Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng. Tấm “lòng dân” Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ. Tấm “lòng dân” cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

👉Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch.

Tìm hiểu thêm tác phẩm 💚 Việt Nam Thân Yêu 💚 Những Mẫu Cảm Nhận Hay Nhất

Giáo Án Lòng Dân Lớp 5

Chia sẻ bạn đọc nội dung giáo án Lòng dân lớp 5.

I. Mục tiêu

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

– Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật; đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

– Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

2. Đọc hiểu

– Hiểu các từ ngữ trong bài.

– Hiểu được nội dung, ý nghĩa phần một của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II. Đồ dùng dạy – học

– Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to).

– Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần luyện đọc diễn cảm cho HS.

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động dạyHoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
– Gọi hai HS đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

– Nhận xét và cho điểm từng HS.
– HS thực hiện yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
– GV đưa tranh minh họa bài tập đọc (phóng to) cho HS quan sát và hỏi: Đây là bức tranh minh họa cho đoạn trích vở kịch Lòng dân, các em hãy quan sát và cho biết tranh vẽ cảnh gì?– HS quan sát tranh và trả lời: Bức tranh vẽ cảnh một gia đình đang ăn cơm, có hai tên lính xông vào nhà, một tên chĩa súng vào người đàn ông.

Một tên đang sừng sộ chỉ vào người phụ nữ, em nhỏ đang ôm chặt lấy mẹ.
– Để hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra trong bữa cơm gia đình nhà dì Năm và tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng như thế nào, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài tập đọc này.– HS lắng nghe.
– GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
– GV đọc diễn cảm màn kịch: giọng đọc rõ ràng, rành mạch (đủ phân biệt các nhân vật, tên nhân vật với lời nói của nhân vật ấy). Đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chú thích trong ngoặc đơn nói về thái độ, hành động của nhân vật. Đọc phân biệt lời nói của từng nhân vật:

+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.

+ Giọng dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên. Đoạn sau: giọng khéo léo giả đò than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăng với con khi bị dọa bắn chết.

+ Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc giả vờ lừa bọn giặc và vừa lo cho má.
– GV hướng dẫn HS nhận biết các đoạn để luyện đọc.– HS nhận biết các đoạn để luyện đọc.

* Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (Chồng tui. Thằng này là con.)
* Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị à) đến lời lính (Ngồi xuống!…Rục rịch tao bắn nát đầu).
* Đoạn 3: Còn lại.
– GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài.– Ba HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài.
– GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). GV có thể ghi bảng những những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho HS.– HS phát âm lại các tiếng còn đọc sai hoặc luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp (nếu có).
– Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.– Ba HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
– GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.– Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo dõi trong SGK.
– Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài lần 3.– HS đọc nối tiếp bài lần 3, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
b) Tìm hiểu bài
– Yêu cầu HS đọc lướt toàn bộ vở kịch và trả lời câu hỏi:
Trong vở kịch này có mấy nhân vật?
Là những nhân vật nào?
Những nhân vật nào đại diện cho lực lượng cách mạng?
Những nhân vật nào đại diện cho bọn địch?
– Trong vở kịch có năm nhân vật đó là: dì Năm, chú cán bộ, cậu bé An, tên cai và tên lính. Dì Năm, chú cán bộ, cậu bé An đại diện cho phe cách mạng. Tên cai và tên lính đại diện cho bọn địch.
– GV yêu cầu HS đọc thầm lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian của vở kịch và trả lời câu hỏi: Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào?– Chú cán bộ bị giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chú phải chạy vào nhà dì Năm khi hai mẹ con dì đang ăn cơm.
– Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?– Để cứu chú cán bộ, Dì Năm kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm làm như chú là người nhà đang ăn cơm cùng vợ con.
– Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?– HS phát biểu tự do các em có thể thích những chi tiết khác nhau và lí giải được vì sao em thích.
– GV công nhận ý kiến của các em và đưa ra ý kiến của mình đó là: Tình huống dì Năm bị trói, thằng An khóc, tên lính đòi bắn nát đầu chú cán bộ, thằng Cai dỗ và dọa dì Năm, dì Năm nghẹn ngào nói… là đoạn kịch thích thú nhất.

Vì xung đột kịch dữ dội, căng thẳng, vì tính cách của dì Năm thể hiện rõ; bình tĩnh, dũng cảm, vừa đánh lừa địch, vừa sẵn sàng chấp nhận hành động dã man của tên cai: “ An… Mầy qua bà Mười…dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa…Rồi …cha con ráng đùm bọc lấy nhau”.
– HS lắng nghe.
– Tại sao dì Năm lại bảo vệ chú cán bộ che mắt bọn địch. Làm như thế dì có thể gặp phải những nguy hiểm gì?– Dì làm vậy bởi vì căm thù bọn địch hung ác và tin yêu cách mạng, bảo vệ cách mạng. Nếu biết được dì che dấu cách mạng bọn giặc sẽ đánh đập dã man, bắt dì đi tù hoặc bắn giết vì tội che dấu cán bộ.
– Qua vở kịch ta thấy dì Năm là người như thế nào?– Dì Năm mưu trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ, bảo vệ cách mạng dù có phải hi sinh tính mạng.
c) Luyện đọc diễn cảm
– GV yêu cầu ba HS đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi và tìm cách đọc diễn cảm của bài.– Ba HS đọc nối tiếp diễn cảm ba đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).
– GV lớp thành các nhóm sáu, yêu cầu các em phân vai để luyện đọc trong nhóm như sau:Người dẫn chuyện, dì Năm, An, chú cán bộ, cai, lính.

Chú ý: Vai người dẫn chuyện phải đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch; những chữ trong ngoặc đơn giới thiệu thái độ, của chỉ, hành động… của nhân vật. Đọc tên nhân vật..
– HS nhận biết nhóm của mình, luyện đọc trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
– Thi đọc phân vai trước lớp.– Ba nhóm thi đọc bài theo cách phân vai. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
– GV và HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay nhất.– HS nhận xét giọng đọc từng nhóm, từng bạn, bình ra nhóm và bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
– Đoạn kịch trên nói lên điều gì?– Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí đánh lừa giặc, cứu cán bộ bảo vệ cách mạng.
– GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch và đọc trước bài tập đọc tuần tới.– HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đón đọc thêm về 🌱 Thư Gửi Các Học Sinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Cảm Nhận

2 Mẫu Cảm Thụ Lòng Dân Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 2 mẫu cảm thụ Lòng dân hay nhất bên dưới.

Cảm Thụ Lòng Dân Đặc Sắc – Mẫu 1

Bài tập đọc nói về vở kịch của nhân vật dì Năm với tấm lòng gan dạ, thương cán bộ của dì. Qua bài học các em học sinh hiểu được tính cách và hành động của các nhân vật.

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược.

Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu.

Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Cảm Thụ Lòng Dân Tiêu Biểu – Mẫu 2

Vở kịch đã thể hiện tấm lòng vì cách mạng của người dân. Người dân sẵn sàng hi sinh vì cách mạng, bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân trong bất kì hoàn cảnh nào.

Đồng thời vở kịch cũng ca ngợi sự dũng cảm, thông minh tài trí của mẹ con dì Năm đánh lừa được bọn giặc để cứu cán bộ cách mạng. Lòng dân chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho cách mạng.

Khi bọn giặc hỏi An: Ông đó phải tía mày không?An trả lời hổng phải tía làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháu kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.

Vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” bởi vì thể hiện được tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Tin yêu cách mạng cho nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân chính là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.

Viết một bình luận