Kể Chuyện Lý Tự Trọng ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt ✅ Cập Nhật Thông Tin Về Xuất Xứ, Bố Cục, Giáo Án, Bố Cục Truyện.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Câu Chuyện Lý Tự Trọng
Câu chuyện kể về Lý Tự Trọng – một nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam xưa, sẽ giúp các em học sinh cảm nhận được tinh thần dũng cảm và sự hy sinh quả cảm của một người anh hùng trong lịch sử. Cùng đọc nội dung câu chuyện Lý Tự Trọng bên dưới.
Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước. Các đồng chí lãnh đạo giao cho anh nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, anh đã đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.
Có lần, anh buộc chặt gói tài liệu giấu trong một chiếc màn đằng sau xe đạp rồi thong thả đạp xe trên đường. Bất ngờ, tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám. Lý Tự Trọng xuống xe, vờ lúi húi cởi dây nhưng thực ra là buộc chặt hơn. Chờ lâu sốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, tự tay mở bọc. Lý Tự Trọng liền nhảy lên xe đạp của hắn, phóng rất nhanh, mất hút. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, bị bọn lính giữ lại định khám. Anh nhảy ùm xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.
Đầu năm 1931, một cán bộ ta đang tuyên truyền trước đông đảo công nhân và dân chúng trong một cuộc mít-tinh thì tên thanh tra mật thám Pháp tên là Lơ-grăng ập tới, định bắt. Lý Tự Trọng nhanh tay rút súng bắn chết hắn, cứu thoát đồng chí của mình. Riêng anh, vì chạy không kịp nên đã bị giặc bắt.
Trong tù, anh bị chúng tra tấn dã man, chết đi sống lại nhưng chúng không moi được từ anh bất cứ bí mật nào của phong trào cách mạng. Đám cai ngục người Việt khâm phục gọi anh là “ông Nhỏ”.
Chính quyền thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng ra xử trước toà. Anh không hề run sợ mà lớn tiếng vạch trần bản chất xâm lược của chúng và biến vành móng ngựa thành nơi tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa nói rằng vì anh còn nhỏ nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh khẳng định là mọi việc của mình đều xuất phát từ suy nghĩ, cân nhắc chín chắn: ‘’Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác”.
Bất chấp sự phản đối của dư luận và báo chí, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, người anh hùng thiếu niên ấy vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Lý Tự Trọng ngã xuống vì quê hương, đất nước lúc anh mới 17 tuổi.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Việt Nam Thân Yêu 💚 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận
Tóm Tắt Kể Chuyện Lớp 5 Lý Tự Trọng
Ngay sau đây là bán tóm tắt Kể chuyện lớp 5 Lý Tự Trọng.
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh, anh là một thiếu niên thông minh, sáng dạ. Bởi vì sớm giác ngộ cách mạng nên anh được tổ chức cách mạng cử ra nước ngoài học tập.
Trở về nước, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ chuyển và nhận tài liệu trao đổi với các tổ chức Đảng qua đường tàu biển.
Trong công việc anh là một người mưu trí, gan dạ. Mấy lần suýt bại lộ nhưng nhờ nhanh trí anh đều thoát hiểm.
Trong một cuộc mít tinh, để cứu đồng chí của mình, anh đã nổ súng bắn chết tên mật thám rồi bị sa vào tay giặc
Trong ngục bọn giặc tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được gì ở anh. Trước tòa án anh dõng dạc vạch mặt bọn đến quốc và khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
Khi bị đưa ra pháp trường xử bắn, anh không hề run sợ, ngẩng cao đầu, hiên ngang hát bài Quốc tế ca
Về Tác Giả Truyện Lý Tự Trọng Lớp 5
Hiện chưa có thông tin cụ thể và chính xác về tác giả chuyện Lý Tự Trọng lớp 5.
Đón đọc thêm về 🌱 Thư Gửi Các Học Sinh 🌱 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Cảm Nhận
Xuất Xứ Chuyện Lý Tự Trọng
Xuất xứ chuyện Lý Tự Trọng xuất phát từ câu chuyện có thật về người anh hùng Lý Tự Trọng (20 tháng 10 năm 1914 – 21 tháng 11 năm 1931) tên thật là Lê Hữu Trọng.
Ý Nghĩa Câu Chuyện Lý Tự Trọng
Cùng tham khảo ý nghĩa câu chuyện kể về Lý Tự Trọng bên dưới.
- Qua câu chuyện Lý Tự Trọng, ta càng thêm khâm phục người thiếu niên gan dạ, dũng cảm, yêu nước có lý tưởng sống, không hề ngần ngại hi sinh tính mạng của mình vì bảo vệ dân tộc.
- Từ đó chúng ta càng thêm biết ơn những con người như anh, quyết tâm học thật giỏi để không phụ sự hi sinh to lớn ấy.
Khám phá thêm 🍀 Bài Thơ Con Là [Y Phương] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Bố Cục Truyện Lý Tự Trọng
Bố cục kể chuyện Lý Tự Trọng bao gồm 6 phần chính:
- Phần 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập.
- Phần 2: Về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.
- Phần 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. Nhiều lần, anh thoát khỏi sự vây bủa của lũ mật thám Pháp.
- Phần 4: Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng đội nên bị giặc bắt.
- Phần 5: Trước toà án thực dân, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
- Phần 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.
Giáo Án Truyện Lý Tự Trọng Lớp 5
Tham khảo thêm nội dung giáo án kể chuyện Lý Tự Trọng lớp 5 nhé.
I- Mục đích, yêu cầu
– Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
– Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
II- Đồ dùng dạy – học
– Tranh minh họa trong SGK.
– Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh (chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi hs đã làm BT 1).
– Nội dung truyện : Lý Tự Trọng
III- Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Giới thiệu bài: – GV ghi đề bài. | – HS nhắc lại |
2. Gv kể chuyện Giọng kể cần truyền cảm: – Kể lần 1. – Viết lên bảng các nhân vật trong truyện : Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.- Giải nghĩa một số từ chú giải khó hiểu SGV /48- Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. | – HS nghe. |
3. Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: – Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. – Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 3 em , trả lời nội dung: HS: Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ, em hãy tìm lời thuyết minh cho 6 bức tranh? – Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời thuyết minh cho 6 bức tranh – GV nhận xét chốt lại và treo bảng phụ đã viết lời thuyết minh cho 6 tranh, yêu cầu HS đọc lại. – Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. – Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau trước lớp (mỗi em kể 2-3 tranh) – GV nhận xét bổ sung. – Yêu cầu HS kể theo nhóm 2 em (kể cho nhau nghe). – Yêu cầu HS xung phong lên bảng thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 4. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. – GV nhận xét ý của HS trả lời và rút ra ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. | – 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, lớp đọc thầm và thảo luận nhóm 3 trả lời yêu cầu của GV, nhóm khác bổ sung.Có thể theo lời thuyết minh sau: + Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập. + Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu. + Tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí. + Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt. + Tranh 5: Trứơc tòa án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng Cách mạng của mình. + Tranh 6: Ra pháp trường. Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca. -1 HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm. – HS kể nối tiếp trước lớp – kể theo nhóm. – HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. -HS nhắc lại ý nghĩa. |
4. Củng cố , dặn dò – GV nhận xét tiết học, bình chọn HS kể hay nhất. – Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe, tìm đọc các chuyện nói về các anh hùng, danh nhân để chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. |
Lưu lại bài phân tích 🌷 Trái Đất – Mẹ Của Muôn Loài 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất
5 Mẫu Kể Lại Truyện Lý Tự Trọng Ngắn Hay Nhất
Cùng Thohay.vn khám phá 5 mẫu kể lại chuyện Lý Tự Trọng ngắn hay nhất.
Kể Lại Chuyện Lý Tự Trọng Nổi Bật – Mẫu 1
Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong một gia đình yêu nước. Ông tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928. Ông nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để công việc được thuận lợi hơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, ông vồ lấy xe của nó, nhảy lên chạy mất. Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại trực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trốn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ – grăng ập tới, định bắt cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.
Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở ông.
Trong nhà giam, ông được người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi thân mật là “Ông Nhỏ”.
Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ. Ông lập tức đứng dậy nói:
– Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.
Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, ông mới 17 tuổi.
Kể Lại Chuyện Lý Tự Trọng Chọn Lọc – Mẫu 2
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914. Quê quán ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh Nakhonphanom – Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em.,/p>
Ông là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập va nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mit tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi.
Đêm 30/4/2011, hài cốt của liệt sĩ Lý Tự Trọng được chuyển từ TP.HCM về đến sân bay Vinh. Tại sân bay, các cấp, các ngành, thân nhân liệt sĩ Lý Tự Trọng cùng người dân Hà Tĩnh đã làm lễ truy điệu tiễn đưa hài cốt và di ảnh liệt sĩ từ sân bay Vinh về an táng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Cuộc đời của Lý Tự Trọng là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của tuổi trẻ Việt Nam. Ông đã hy sinh nhưng câu nói : “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác” mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Kể Lại Chuyện Lý Tự Trọng Ấn Tượng – Mẫu 3
Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh là người thông minh, sáng dạ. Năm 1928, anh gia nhập tổ chức cách mạng và được cử ra nước ngoài học tập.
Trở về nước vào mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lac, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng. Ở đây, bọn mật thám đông như ruồi, nhưng nhờ nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, anh đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao.
Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở-bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhảy tùm xuống nước lặn qua gầm tàu trôn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng .lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Nhưng anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dâ man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả.
Những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
Trước tòa án, anh dộng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Có một luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động và suy nghĩ chưa chín chắn. Anh gạt phất và lớn tiếng trước tòa:
Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi đời.
Kể Lại Chuyện Lý Tự Trọng Đặc Sắc – Mẫu 4
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy, quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được đưa sang Trung Quốc học tập. Ông là người học giỏi, nói thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh, rồi hoạt động trong Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập thanh niên cứu quốc (nay là đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì.
Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã dũng cảm bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.
Biết ơn sự hy sinh cao cả của Anh, tượng đài anh hùng Lý Tự Trọng được đặt ở nhiều nơi trên khắp cả nước, nhiều ngôi trường được mang tên anh.
Ở tuổi 17, với chí khí của một thanh niên yêu nước, cách mạng, Lý Tự Trọng đã buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương – lần đầu tiên – phải mở một phiên toà đại hình để xử một chiến sỹ Cộng sản Việt Nam chưa đến tuổi thành niên và điều này trở thành sự kiện chính trị được chú ý trên thế giới.
Lúc ra tòa xét xử, Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Ở tuổi 17, Anh đủ lý luận và chí khí quật ngã luận điệu xuyên tạc, ban phát của bọn thực dân núp bóng luật sư bào chữa và bộ trưởng thuộc địa Chính phủ Pháp vốn sừng sỏ trong mua chuộc và cai trị các dân tộc thuộc địa.
Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên và cho rằng đã có hành động không suy nghĩ. Lý Tự Trọng nói:
“Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.
Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: “Không ăn năn gì cả!”
Những ngày cuối đời, hành động cao đẹp của Anh hùng Lý Tự Trọng đã viết thêm vào bản anh hùng ca của dân tộc.
Sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã làm cho những kẻ tra tấn Anh phải tôn trọng, kính nể gọi Anh bằng “ông nhỏ”. Mọi chi tiết về người tù án chém “Trọng con” được gác ngục, chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: “Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém”.
Những án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ “Trọng con”, một vụ án “đổ nhiều mực” của báo chí thời đó, chưa được 6 tháng đã xử.
Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: “Ngày 21.11.1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố, tiếng la hét phản đối thực dân của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém khiến đội quân thi hành án lúc đó phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp.
Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu ‘Việt Nam! Việt Nam!’. Huy cũng như liệt sỹ Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam”.
Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi “Việt Nam” và đã hát nhiều lần bài “Quốc tế ca”. Lý Tự Trọng là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam.
Kể Lại Chuyện Lý Tự Trọng Hay Nhất – Mẫu 5
Điều gì làm nên sức sống mãnh liệt bản anh hùng ca Lý Tự Trọng? Đó chính là tinh thần yêu nước đã trở thành tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước.
Đó cũng chính là nền tảng cho sự trường tồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thế hệ trẻ Việt Nam!
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng (Lê Hữu Trọng), sinh ngày 20/10/1914 là con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt), quê ở làng Việt Xuyên – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh, là những người tham gia “Việt Nam quang phục hội” chống Pháp, bị đàn áp nên phải rời quê sang Thái Lan sinh sống và tiếp tục hoạt động cách mạng.
Ngay từ nhỏ, Lý Tự Trọng đã tỏ ra là người sớm hiểu biết, có khả năng học tốt nhiều ngoại ngữ, sớm hiểu được nỗi khổ cực của nhân dân ta dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
Cuối năm 1926, Lê Hữu Trọng được tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội chọn sang Quảng Châu – Trung Quốc học tập và được Bác Hồ đưa vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam”, tổ chức thanh thiếu niên cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Lê Hữu Trọng được Bác Hồ đổi tên là Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng và các thành viên trong nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam” được bồi dưỡng về kiến thức chung và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam. Sau đó vào học tại một trường Trung học của Chính phủ Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu và được cử làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu.
Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội với cán bộ cách mạng Việt Nam hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức việc chuyển thư từ, tài liệu của Đảng về nước
Lý Tự Trọng là một “thần đồng” trong tổ chức cách mạng thanh thiếu niên, mới 12 tuổi đã có thể diễn thuyết trước cả các bậc lãnh đạo cách mạng mà không cần giấy.
Lý Tự Trọng nói về trách nhiệm thiếu nhi đối với cách mạng: “Chúng em dù trong tuổi học hành, vẫn cố gắng làm các công tác theo sức mình, để bồi đắp, củng cố nền cách mạng. Xin các đồng chí tiến bước để chúng em theo, chúng em theo sát gót đàn anh dầu bé bỏng cũng nguyện hy sinh chống thực dân bảo toàn đất nước”.
Đến giữa năm 1929, tình hình cách mạng đã có chuyển biến mới. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn – Chợ Lớn, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ uỷ Nam Kỳ, đồng thời được giao một nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản.
Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định tổ chức tuyên truyền tố cáo các tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 8/2/1931, khi bà con đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung rất đông, các chiến sỹ cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng.
Cờ đỏ búa liềm giương cao. Một đồng chí đứng lên diễn thuyết. Giữa lúc ấy, tên mật thám Pháp Lơ-gơ-răng và bọn cảnh sát ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết (là đồng chí Phan Bôi, mà một số báo nhầm sang là Phan Bội Châu).
Bị bắt, dù thực dân Pháp đã dùng đủ mọi thủ đoạn tra tấn dã man lẫn dụ dỗ ngon ngọt nhưng chúng đã không khai thác được bất kỳ thông tin nào từ anh. Bất lực, chúng đưa Lý Tự Trọng ra xử, kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng đã biến phiên toà của đế quốc thành một diễn đàn của cộng sản.
Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành, “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”.
Thực dân Pháp đã tìm đủ cách dụ dỗ, mua chuộc bằng những hứa hẹn về một cuộc sống sung sướng, ăn ngon mặc đẹp bên nước Pháp, nhưng anh đã dõng dạc trả lời thẳng vào mặt chúng: “Tôi sinh ra không phải là để ăn thứ cơm ấy!”
Trong những ngày cuối cùng ở xà lim án chém, Lý Tự Trọng vẫn luôn lạc quan yêu đời, một lòng tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. Trong anh vẫn cháy bỏng ngọn lửa cách mạng với một niềm tin mãnh liệt. Theo anh, còn sống giây phút nào, còn phải rèn luyện bản thân và không ngừng nâng cao đạo đức, khí tiết của người chiến sĩ cộng sản.
Dù cận kề cái chết, những người bạn tù vẫn thấy anh tập thể dục mỗi sáng, vẫn đọc thơ, ngâm Truyện Kiều… Anh nói: “Cứ cố lên là chúng phải thua thôi, đừng sợ!”
Nhà báo tiến bộ Pháp André Violis lúc bấy giờ đến Sài Gòn, vào khám thăm Lý Tự Trọng, đã vô cùng kính phục người chiến sĩ Cộng sản nhỏ tuổi. Khi về Pháp, bà đã viết một loạt bài và cuốn sách “Indochine S.O.S” (Đông Dương cấp cứu) trong đó vạch trần chính sách tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương và phản đối án tử hình đối với Lý Tự Trọng.
Bà André Viollis thuật lại: “Khi đến thăm Huy ở xà lim những người bị án tử hình, người Pháp gác ngục ngậm ngùi nói với tôi rằng y không khỏi kính trọng dân tộc Việt Nam vì đã có những người con oanh liệt như Huy”.. (Lý Tự Trọng chỉ khai tên mình là Nguyễn Huy).
“Bởi người cộng sản trẻ tuổi ấy quá đỗi anh hùng, đẹp hơn huyền thoại mà tôi tự hỏi mình: “Tại sao một thiếu niên mới 17 tuổi mà cứng cỏi, bản lĩnh đến vậy. Anh đã được hun đúc như thế nào để nhìn thẳng vào mặt kẻ thù, nói những lời gang thép, trí tuệ như thế”.
Thực dân Pháp đã không dám xử công khai Lý Tự Trọng. Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn. Lý Tự Trọng đã hiên ngang bước lên máy chém với tư thế của người chiến thắng, hát vang bài Quốc tế ca và mấy lần gọi tên Tổ quốc thân yêu của mình “Việt Nam, Việt Nam..”..
Nhờ sự dấn thân của bà André Viollis mà chúng ta biết được phút cuối cùng của Lý Tự Trọng “Ngày 21-11-1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ.
Trong bức tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu “Việt Nam! Việt Nam!”. Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác là những người anh hùng của nền độc lập Việt Nam. Anh bị chém vào khoảng 3 giờ sáng 21-11-1931. Lúc đó anh mới 17 tuổi…”…
Câu nói của Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng…” đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu của lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó cho đến hôm nay và mãi mãi sau này. Đoàn kết một lòng dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng góp phần làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong hai cuộc kháng chiến, triệu triệu thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau lên đường với ý chí tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”, làm nên chiến thắng vĩ đại đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc và thống nhất đất nước.
Đó là những tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm tiêu biểu như: Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện…; Là bảy dũng sỹ Điện Ngọc – Quảng Nam anh dũng đánh trả một tiểu đoàn địch; Tạ Thị Kiều tay không đoạt bốt giặc; Lê Thị Hồng Gấm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chịu đầu hàng giặc; là anh hùng liệt sỹ Vũ Xuân với lẽ sống “Đời trai đẹp nhất là đời trai trên chiến trận, cuộc sống đẹp nhất là cuộc sống được trui rèn”;
Là câu nói bất hủ của người thợ điện trẻ tuổi Nguyễn Văn Trỗi “Còn giặc Mỹ thì không có hạnh phúc” gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ khắp 5 châu; là lời hô của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” đã trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông lên tiêu diệt quân thù… Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp trẻ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”…
“CON ĐƯỜNG CỦA THANH NIÊN CHỈ CÓ THỂ LÀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG. CHỨ KHÔNG THỂ CÓ CON ĐƯỜNG NÀO KHÁC” của người chiến sỹ Cộng sản trẻ tuổi Lý Tự Trọng là một bản tuyên ngôn bất diệt của tuổi trẻ Việt Nam, không chỉ thể hiện hào khí của “trai thời loạn” mà luôn còn nguyên giá trị trong thời đại hoà bình, đổi mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu ngày nay./.