Nghìn Năm Văn Hiến [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Nghìn Năm Văn Hiến ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Bố Cục, Hướng Dẫn Tập Đọc, Giáo Án, Đọc Hiểu.

Nội Dung Bài Nghìn Năm Văn Hiến Lớp 5

Cùng Thohay.vn đọc nội dung bài Nghìn năm văn hiến sau đây.

Nghìn năm văn hiến

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Triều đạiSố khóa thiSố tiến sĩSố trạng nguyên
6110
Trần14519
Hồ2120
104178927
Mạc2148411
Nguyễn385580
Tổng cộng185289647

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

NGUYỄN HOÀNG

Từ khó

  • Văn hiến: truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
  • Văn Miếu: nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.
  • Quốc Tử Giám: trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.
  • Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ trong kì thi quốc gia về Nho học thời xưa (thi Hội).
  • Chứng tích: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌟 Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Nghìn Năm Văn Hiến

Chia sẻ cho các bạn thông tin giới thiệu bài Nghìn năm văn hiến.

  • Bài Văn hiến nghìn năm của tác giả Nguyễn Hoàng được giới thiệu ở trang 15, 16 sách tiếng Việt 5.
  • Bài đọc giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Lịch sử ghi trên các bia đá khiến cho mọi du khách ngạc nhiên vì truyền thống hiếu học, thi cử của Việt Nam.

Bố Cục Bài Nghìn Năm Văn Hiến

Bố cục bài Nghìn năm văn hiến bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau
  • Đoạn 2: Bảng thống kê
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Đón đọc thêm về 🌷 Kể Chuyện Lý Tự Trọng 🌷 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Hướng Dẫn Tập Đọc Nghìn Năm Văn Hiến Lớp 5

Cùng xem thêm về hướng dẫn tập đọc Nghìn năm văn hiến lớp 5.

  • Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
  • Giọng đọc phải thể hiện được tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống khoa cử, văn hiến lâu đời của dân tộc.
  • Khi đọc tới bảng thống kê nên đọc rõ ràng, mạch lạc bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau:
    • Triều đại/ Lý / Số khoa thi/ 6 / Số tiến sĩ / 11/ Số trạng nguyên / 0/
    • Triều đại/ Trần / Số khoa thi/ 14/ Số tiến sĩ/ 51/ Số trạng nguyên/ 9/
    • Tổng cộng/ số khoa thi/ 185/ Số tiên sĩ/ 2896/ Số trạng nguyên/ 46/

Ý Nghĩa Bài Nghìn Năm Văn Hiến

Bài văn giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đồng thời cho biết những số liệu về chế độ thi cử ở nước ta thời phong kiến từ đó cho thấy Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Việt Nam Thân Yêu 💚 Những Mẫu Cảm Nhận Hay Nhất

Đọc Hiểu Tác Phẩm Nghìn Năm Văn Hiến

Ngay sau đây là nội dung đọc hiểu tác phẩm Nghìn năm văn hiến.

👉1. Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

A. Khi biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

B. Khi biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.

C. Khi biết các triều vua Việt Nam đã tổ chức được nhiều khoa thi.

👉2. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

A. Lý.

B. Trần.

C. Lê.

👉3. Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

A. Hồ.

B. Nguyễn

C. Lê.

👉4. Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất?

A. Lê.

B. Trần.

C. Lý.

👉5. Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở đâu?

A. Hoa Lư.

B. Huế.

C. Hà Nội.

👉6. Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?

A. Người Việt Nam ta có truyền thống lao động cần cù.

B. Người Việt Nam ta có truyền thống’coi trọng đạo học.

C. Người Việt Nam ta có truyền thống chiến đâu dũng cảm.

👉7. Từ nào không đồng nghĩa với “vắng vẻ”?

A. Hiu quạnh

B. Mênh mang

C. Vắng teo

👉8. Những từ “bao la”, “bát ngát” là:

A. Từ đồng nghĩa hoàn toàn.

B. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

👉9. Từ “thênh thang” hợp nghĩa với câu nào dưới dây?

A. Cánh đồng lúa quê em rộng…

B. Con sông quê em rộng…

C. Hằng ngày, em đi học trên con đường rộng…

👉10. Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu “Những vì sao … trên bầu trời đêm”?

A. Long lanh.

B. Lấp lánh,

c. Lấp loáng.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Câu12345678910
Đáp ánBCCACBBBCB

Soạn Bài Nghìn Năm Văn Hiến Lớp 5

Tham khảo gợi ý soạn bài Nghìn năm văn hiến lớp 5.

👉Câu 1

Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

Trả lời:

Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

👉Câu 2

Hãy đọc và phân tích bằng số liệu thống kê theo các mục sau:

a) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

b) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

Trả lời:

a. Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê – 104 khoa thi.

b. Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là triều Lê – 1780 tiến sĩ.

👉Câu 3

Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?

Trả lời:

Bài văn giúp em hiểu rằng: nước Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân tài, là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất tự hào về truyền thống đó.

Lưu lại bài chia sẻ 🌱 Thư Gửi Các Học Sinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Cảm Nhận

Giáo Án Nghìn Năm Văn Hiến Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án Nghìn năm văn hiến lớp 5.

I/ MỤC TIÊU:

– Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam, đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.

– Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

– Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS
A- Kiểm tra: Kiểm tra 2 HS trên bảng

– Đọc từ đầu đến chín vàng bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa trả lời câu hỏi 1/SGK.

– Em hãy đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi sau 4 SGK?

*GV nhận xét, đánh giá

B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu, mục tiêu bài học.

*HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:

– Yêu cầu HS làm việc cá nhân với SGK/15

– GV chia đoạn: 3 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu đến 2500 tiến sĩ.
Đoạn 2: Tiếp theo đến hết bảng thống kê..
Đoạn 3: Còn lại

– Hướng dẫn HS luyện đọc trên từng đoạn và đọc từ ngữ dễ đọc sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên

* Luyện đọc cả bài 

-Cho HS đọc cả bài .

– Cho HS đọc chú giải trong SGK, giải nghĩa từ

*GV đọc bài; giải nghĩa từ khó HS không hiểu.

*HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài

– GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài theo đoạn với câu hỏi SGK

* Cách tiến hành: Hoạt động 4 nhóm.

-GV chốt ý và cho HS rút ra nội dung bài

*HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm

-GV treo bảng phụ, cho HS luyện đọc nhóm 2; chú ý đọc đoạn văn có bảng số liệu rõ ràng.

C- Củng cố-dăn dò:

+Cho HS đọc lại bài, nêu nội dung chính

+ Nhận xét tiết học; dăn dò học ở nhà

+ Chuẩn bị bài sau
– HS đọc bài, trả lời câu hỏi

– Lớp nhận xét, bổ sung

-2 HS đọc nối tiếp toàn bài.

-Học sinh đọc theo đoạn nối tiếp

-3-5 HS luyện phát âm từ khó.

– HS làm việc cả lớp; 2 em đọc phần chú giải SGK

– HS đọc thầm trong nhóm trao đổi các câu hỏi 1,2,3 SGK/16; sau đó cử đại diện trả lời- lớp nhận xét.

-HS nêu nội dung bài học

-HS luyện đọc; 3-4 em thi đọc tại lớp

-1HS đọc bài, nêu nội dung bàiSắc màu em yêu

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Bài Thơ Con Là [Y Phương] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

2 Mẫu Cảm Thụ Nghìn Năm Văn Hiến Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 2 mẫu cảm thụ Nghìn năm văn hiến hay nhất sau đây.

Cảm Thụ Nghìn Năm Văn Hiến Tiêu Biểu – Mẫu 1

Bài văn giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đồng thời cho biết những số liệu về chế độ thi cử ở nước ta thời phong kiến từ đó cho thấy Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

Bài văn giúp em hiểu rằng: nước Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân tài, là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất tự hào về truyền thống đó.

Cảm Thụ Nghìn Năm Văn Hiến Ấn Tượng – Mẫu 2

Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến giới thiệu về ngôi trườn đại học đầu tiên của nước ta. Trường là nơi đào tạo ra những nhân tài xây dựng đất nước.

Từ xưa đến ngay các triều đại đã trú trọng vào giáo dục nên tổ chức rất nhiều khoa thi nhằm tìm ra những người tài giỏi để có môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất. Đặc biệt là dưới triều đại nhà Lê, thi cử được chú trọng nên mở rất nhiều khoa thi, có tới 1780 tiến sĩ, và 27 trạng nguyên.

Ngày nay văn miếu trở thành một di sản văn hóa lịch sử lưu lại những dấu ấn lịch sử bia đá mai rùa như là chứng minh cho truyền thống hiếu học của cả một dân tộc.

Viết một bình luận