Thư Gửi Các Học Sinh [Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài + Cảm Nhận]

Thư Gửi Các Học Sinh ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Cảm Nhận ✅ Lưu Lại Hướng Dẫn Tập Đọc, Tham Khảo Giáo Án, Bố Cục.

Nội Dung Bài Thư Gửi Các Học Sinh Lớp 5

Thư gửi các học sinh là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945. Nội dung bài Thư gửi các học sinh lớp 5 đầy đủ như sau:

     Các em học sinh, 

    Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

    Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu. 

Hồ Chí Minh

Đón đọc thêm về 🍀 Bài Thơ Con Là [Y Phương] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giới Thiệu Bài Thư Gửi Các Học Sinh

Sau đây là một số thông tin giới thiệu bài Thư gửi các học sinh.

  • Sau khi nước nhà giành được độc lập, tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Bức thư chỉ hơn 600 từ nhưng vừa thể hiện tình cảm, tâm huyết, niềm tin tưởng và hy vọng của Bác Hồ đối với học sinh, sinh viên cả nước, vừa nêu lên bản chất nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập.
  • “Thư gửi cho các học sinh” là một tư liệu lịch sử, là di sản tinh thần vô giá không chỉ đối với ngành Giáo dục mà cho cả Đảng và Nhà nước ta; thể hiện tình cảm và tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp trồng người.

Bố Cục Bài Thư Gửi Các Học Sinh

Bố cục bài Thư gửi các học sinh bao gồm 2 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
  • Đoạn 2: Phần còn lại

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌷 Trái Đất – Mẹ Của Muôn Loài 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất

Hướng Dẫn Tập Đọc Thư Gửi Các Học Sinh Lớp 5

Đừng bỏ lỡ hướng dẫn tập đọc Thư gửi các học sinh lớp 5 sau đây.

Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.

Ý Nghĩa Bài Thư Gửi Các Học Sinh

Ý nghĩa bài Thư gửi các học sinh như sau:

Bài đọc là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Lưu lại bài phân tích 🌿 Và Tôi Nhớ Khói 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thư Gửi Các Học Sinh

Xem thêm nội dung đọc hiểu tác phẩm Thư gửi các học sinh nhé.

👉Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

 A. Đây là ngày khai trường của riêng Việt Nam
 B. Từ đây, các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
 C. Đây là ngày khai giảng của một năm học mới.
 D. Đây là ngày toàn dân đưa trẻ tới trường.

👉Câu 2: Bác Hồ đã tưởng tượng ra cảnh gì trong ngày tựu trường của các em?

 A. Ở khắp các trường, thầy cô vui vẻ đón các em quay trở lại học tập.
 B. Các em trở lại trường, nhanh chóng thích ứng và học hành chăm chỉ.
 C. Ở khắp nơi, các em đều náo nức tới trường, gặp bạn gặp thầy.
 D. Các em mới tới trường, bỡ ngỡ, run sợ, rụt rè.

👉Câu 3: Bác đã khẳng định từ giờ phút này giở đi các em sẽ được làm điều gì?

A. Các thầy cô sẽ như người mẹ thứ hai của các em
B. Các em được tới trường và được học những tri thức mới
C. Các em sẽ được tham dự buổi khai trường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. Các em sẽ được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam

👉Câu 4: Bác khẳng định các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ đâu?

A. Nhờ sự yêu thương, che chở, quan tâm của cha mẹ các em

B. Nhờ những người thầy tâm huyết mở trường, mở lớp

C. Nhờ những người thầy cô tận tụy, yêu mến học sinh

D. Nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em

👉Câu 5: Sau Cách mạng tháng Tám, Bác khẳng định nhiệm vụ của toàn dân là gì?

 A. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới 
 B. Cùng quan tâm tới giáo dục thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước
 C. Thoát khỏi ách nô lệ của ngoại xâm, làm cho nước nhà hết yếu hèn
 D. Siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn

👉Câu 6: Bác khẳng định học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

A. Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, lễ phép với người lớn tuổi.
B. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn.
C. Học để xóa nạn mù chữ, để không chỉ diệt giặc đói mà còn diệt giặc dốt.
D. Học bài, làm bài tập đầy đủ, đi học đúng giờ, không trốn học, bỏ học.

👉Câu 7: Nội dung của bài “Thư gửi các học sinh” là gì?

A. Khẳng định sự hi sinh xương máu của cha ông để có nền độc lập hôm nay
B. Khuyên cha mẹ các em hãy đưa con em tới dự lễ tựu trường
C. Khuyên các em nên ngoan ngoãn siêng năng học tập để kiến thiết đất nước
D. Chúc mừng các em tới dự lễ tựu trường đầu tiên của dân tộc Việt Nam

👉Câu 8: “80 năm giời nô lệ” là Bác muốn nhắc tới sự đô hộ của nước nào?

A. Trung Quốc
B. Phát xít Nhật
C. Thực dân Pháp
D. Đế quốc Mĩ

👉Câu 9: “Kiến thiết đất nước” có nghĩa là gì?

 A. Trông, nhìn đất nước
 B. Xây dựng đất nước
 C. Tin tưởng đất nước
 D. Thấy được tầm quan trọng của đất nước

Soạn Bài Thư Gửi Các Học Sinh Lớp 5

Thohay.vn chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Thư gửi các học sinh lớp 5.

👉Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Gợi ý

Hãy đọc đoạn sau: Từ đầu… Vậy các em nghĩ sao? và chỉ ra điều đặc biệt.

Trả lời:

So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

– Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

– Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

👉Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Gợi ý: Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây. .. đến hết, tìm ra nhiệm vụ của toàn dân sau Cách mạng tháng Tám.

Trả lời:

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới…

👉Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây … đến hết và nêu trách nhiệm của học sinh.

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Hoặc có thể trả lời

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

👉Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Trả lời:

Học sinh tự học.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Con Muốn Làm Một Cái Cây 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Thư Gửi Các Học Sinh

Có thể bạn sẽ cần đến nội dung giáo án Thư gửi các học sinh.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Hiểu các từ ngữ trong bài.

– Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

– Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).

2. Kĩ năng:

– Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. – Học sinh (M3,4) đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

3. Thái độ:Yêu quý Bác Hồ.

4. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

– GV: + Tranh minh hoạ (SGK)

+ Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc

– Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết…

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động dạyHoạt động học
A. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
– GV cho HS quan sát các ảnh minh họa cho chủ điểm và yêu cầu HS nói về những tấm ảnh đó.– HS: Tranh vẽ hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S

– gợi dáng hình đất nước ta.
– GV: Qua các bức ảnh minh họa cho chủ điểm chúng ta thấy Tổ quốc chúng ta rất đẹp. Chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Các em đã biết: Ngay sau khi giành được độc lập, Bác Hồ đã có Thư gửi các học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Để biết trong thư Bác muốn nói với các em điều gì, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài.
– HS lắng nghe.
– GV ghi tên bài lên bảng.– HS mở SGK theo dõi bài đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
– GV gọi một HS đọc khá giỏi đọc trước lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm.– Một HS khá đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
– GV hướng dẫn HS chia đoạn.– HS nhận biết các đoạn trong bài đọc:

* Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?

* Đoạn 2: Còn lại.
– GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).– Hai HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài.
– GV ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho HS.– HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp.
– Yêu cầu hai HS đọc lại toàn bài.– Hai HS đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm.
– Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.– Một HS đọc phần chú giải thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
– GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thân ái, trìu mến, thiết tha, thể hiện sự tin tưởng và hi vọng.– HS lắng nghe theo dõi giọng đọc của GV.
b) Tìm hiểu bài
– GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận theo nhóm đôi hỏi và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. Sau đó chỉ định một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung.– Hai HS đứng dậy trình bày:

+ HS 1 hỏi: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

+ HS 2 trả lời: Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 làm nô lệ cho thực dân Pháp. Từ ngày khai trường này các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
– GV: Em hiểu như thế nào là một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam?– Là một nền giáo dục tự do của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
– GV hỏi thêm: Trong thư Bác đã tưởng tượng thấy cảnh các bạn học sinh trong ngày khai trường lần đầu tiên khi nước nhà độc lập như thế nào?– Bác Hồ đã tưởng tượng thấy cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày khai trường. Các bạn học sinh ai ai cũng vui vẻ và rất sung sướng vì được hưởng một nền giáo dục mới.
– Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác: “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?”.– Bác muốn nhắc các HS phải biết ơn, ghi nhớ công lao chiến đấu, hi sinh quên mình của biết bao thế hệ cách mạng để có được như ngày hôm nay.
– Yêu cầu HS tìm ý của đoạn 1, sau đó nhận xét chốt lại, ghi bảng.– HS nêu và nhận xét cho đến khi có ý đúng: Những ý nghĩ và tình cảm của Bác đối với học sinh.
– GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?– HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
– HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?– Trong công cuộc kiến thiết đất nước, trách nhiệm của HS rất nặng nề và vẻ vang. HS phải thi đua học giỏi, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
– Qua những câu nói đó em hiểu được thái độ của Bác đối với các học sinh như thế nào?– Bác rất tin tưởng và hi vọng vào các học sinh – những người tạo nên tương lai, tiền đồ tươi sáng của dân tộc và đất nước.
– Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi tìm ý chính của đoạn 2. GV nhận xét chốt lại và ghi bảng.– HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Vai trò và trách nhiệm vẻ vang của người học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước.
c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
* Luyện đọc diễn cảm

– GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 1, yêu cầu HS theo dõi nhận xét giọng đọc của bạn.

– GV chốt lại giọng đọc của đoạn 1: giọng nhẹ nhàng, thân ái, vui mừng, xúc động, thể hiện được tình cảm yêu quý của Bác; nhấn giọng vào những từ ngữ:ngày khai trường đầu tiên, tưởng tượng, nhộn nhịp tưng bừng, sung sướng hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh, biết bao đồng bào, nghĩ sao và đọc cao giọng ở cuối câu hỏi.
– Một HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét giọng đọc của bạn.

– HS lắng nghe.
– Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.– HS luyện đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc.
– Gọi HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3, yêu cầu HS theo dõi nhận xét giọng đọc của bạn.– Một HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của bài. Cả lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của bạn.
– GV chốt lại giọng đọc đoạn 2 và 3: giọng xúc động thể hiện tình cảm yêu quý, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh – những chủ nhân tương lai của nước nhà; biết nhấn giọng vào những từ ngữ: xây dựng, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, một phần lớn, học tập…– HS chú ý lắng nghe.
– Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn 2 và 3.– HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3, cả lớp theo dõi nhận xét giọng đọc của các bạn.
* Luyện đọc học thuộc lòng
– GV yêu cầu HS đọc thầm học thuộc theo nhóm đoạn văn (từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em).

– Thi các nhóm đọc thuộc đoạn văn trước lớp.
– HS đọc thầm học thuộc đoạn văn theo nhóm.

– Một nhóm cử đại diện đứng lên đọc trước câu đầu tiên của đoạn, sau đó có “xì điện” một bạn bất kì của nhóm khác đọc câu nối tiếp. Bạn đó đọc xong lại “xì điện” một bạn bất kì của nhóm khác đọc câu khác. Nếu bạn nào không đọc được thì nhóm đó bị trừ đi một điểm.
3. Củng cố, dặn dò
– Câu văn nào trong thư Bác nói lên nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ trẻ Việt Nam và niềm tin tưởng, hi vọng to lớn của Bác vào các thế hệ đó.– “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không,… chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
– Ngày nay tuy Bác đã đi xa, các em thấy câu nói của Bác như thế nào? Các em phải làm gì để đáp lại lòng mong mỏi của Bác.– Nhiều HS trả lời, cho đến khi tìm được ý đúng: Câu nói của Bác vẫn còn sống mãi, chúng em cần phải chăm chỉ học tập để lớn lên xây dựng Tổ quốc ngày thêm giàu đẹp.
– GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư đã nêu; đọc trước bài Quang cảnh ngày mùa.– HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Gợi ý cho bạn đọc phân tích 🌱 Lẵng Quả Thông 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

5 Mẫu Cảm Nhận Thư Gửi Các Học Sinh Hay Nhất

Ngay sau đây là 5 mẫu cảm nhận Thư gửi các học sinh hay nhất.

Cảm Nhận Thư Gửi Các Học Sinh Nổi Bật – Mẫu 1

Mở đầu bức thư cất lên như một tiếng gọi: “Các cháu học sinh”; cuối bức thư là lời “Chào các cháu thân vêu”. Vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự xưng là Bác. Cặp từ Bác – cháu trong bức thư thể hiện bao tình thương mến thiết tha, chứa chan ân tình ấm áp. Bài học của chúng em chỉ là một phần nhỏ trích trong bức thư ấy.

Trước hết, Bác nói về ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Bác tưởng tượng thấy ”cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày mở trường khắp nơi”. Bác nói đến niềm vui của các cháu là được “gặp thầy gặp bạn” sau mấy tháng nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhưng đặc biệt “sung sướng hơn nữa” là từ giờ phút này trở đi “các cháu bắt đầu hướng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Theo em hiểu, đó là nền giáo dục tự do của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo công dân và nhân tài cho đất nước. Bác hỏi “các cháu nghĩ sao ?” khi được hưởng sự may mắn do sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào. Bài học “Uống nước nhớ nguồn” được Bác nêu lên một cách nhẹ nhàng thấm thía.

Phần tiếp theo, Bác nói về nhiệm vụ học tập của các cháu. Bác khuyên các cháu “hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn”. Sau khi nói về tình trạng “yếu hèn” của nước nhà sau 80 năm giời nô lệ, Bác nói lên nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ trẻ Việt Nam và niềm tin tưởng, hi vọng to lớn của Bác:

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Đọc thư của Bác, em càng thấy rõ phải cố gắng học tập tốt; có học tập tốt thì mới phục vụ tốt đất nước và nhân dân.

Cảm Nhận Thư Gửi Các Học Sinh Chọn Lọc – Mẫu 2

Khi nhắc về vị cha già kính yêu vô cùng vĩ đại của toàn thể nhân dân, luôn sống mãi trong lòng mọi thế hệ con dân nước Việt. Dù bận trăm nghìn công việc để trị vì đất nước nhưng bác chúng ta không quên ân cần chăm chút đồng bào đến từng bữa ăn giấc ngủ.

Đối với lớp lớp những lứa thanh niên lại càng được bác quan tâm ưu ái nhất là việc học hành ta có thể thấy rõ nhất trong bức thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945.

Tháng 9/1945 cùng với sự đổi thay to lớn mang tính quyết định của dân tộc. Ngày hôm ấy thật đặc biệt biết bao vì đó là ngày khai trường đầu tiên của dân tộc. Bác chúng ta đã tưởng tượng thấy cảnh tưng bừng háo hức của thế hệ trẻ măng non được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn khác biệt, và đổi mới. Xuyên suốt bức thư là ngôn từ đầy sự khuyến khích, ngôn từ nhấn mạnh mà vẫn nhiều tình cảm chứa chan.

Thấy được bác chúng ta như người anh trai lớn khuyên nhủ các em biết học hành cho bản thân sau là cho xã hội, biết yêu thương giống nòi,niềm tự tôn dân tộc.

Bác đặt rất nhiều hy vọng vào các em học sinh như câu “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chắc chắn không một thế hệ trẻ nào có thể quên được câu tục ngữ bất hủ này nó nhắc chúng ta về ý thức trách nhiệm cho việc cống hiến và ra sức học tập nâng cao trình độ để tiếp bước cha anh bảo vệ xây dựng xã hội Việt Nam vững mạnh.Và thực tế,Học sinh Việt Nam hiện nay rất thành công trong nhiều lĩnh vực đạt được nhiều thành tích trên đấu trường tri thức quốc tế đúng như lời mong muốn của Bác.

Nội dung bức thư tuy ngắn gọn, nhưng chất chứa trong nó là những tình cảm không thể so sánh được, là thực tế của nước Việt Nam và trên tất cả vẫn là niềm vui trẻ thơ với ngày tựu trường đầy háo hức đầy đặc biệt và hứa hẹn một năm học mới với nhiều thành công mới.

Bức thư chỉ hơn 600 từ nhưng chứa đầy tình cảm tâm tư nguyện vọng cho thế hệ chúng ta, và được coi như một báu vật vô giá của dân tộc bởi sự ý nghĩa và lời văn sâu sắc thấm thía.

Là một học sinh đang rèn luyện trên ghế nhà trường, em thấy mỗi câu nói của Bác đều là chuẩn mực mà em luôn luôn phải phấn đấu làm theo, tự ý thức được trách nhiệm trong việc học hành nâng cao kiến thức bên cạnh đó cũng phải rèn luyện thân thể để thành con người khỏe mạnh để sau này thành tài và cống hiến cho đất nước.

Cảm Nhận Thư Gửi Các Học Sinh Ấn Tượng – Mẫu 3

Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

“Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011).

Lời dạy của Bác đã khẳng định cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ và vai trò to lớn của thế hệ trẻ đối với tương lai và vận mệnh của đất nước. Trên con đường phát triển của đất nước, vẫn còn vô vàn những khó khăn, thử thách.

Để xây dựng đất nước thành một quốc gia giàu mạnh, có nền kinh tế tri thức phát triển cao; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cùng tiềm lực quốc phòng hùng mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong mỏi các thế hệ tương lai của Việt Nam phải không ngừng cố gắng học tập, vươn lên tiếp thu những thành tựu khoa học-kỹ thuật tiên tiến của thế giới, có đủ khả năng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Trong thời đại hiện nay, thời đại sức mạnh của trí tuệ, khoa học – công nghệ và kinh tế – văn hóa đóng vai trò quyết định. Để Việt Nam “trở nên tươi đẹp”, dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn, đòi hỏi người Việt Nam phải có trí tuệ, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, có khả năng đi tắt đón đầu.

Điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng ứng dụng khoa học – công nghệ vào đời sống, đủ năng lực hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Do đó, hơn lúc nào hết, thế hệ học sinh hôm nay cần phải ra sức học tập, tu dưỡng trở thành người có tài và có tâm, đủ năng lực để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại.

Cảm Nhận Thư Gửi Các Học Sinh Đặc Sắc – Mẫu 4

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Chính phủ đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện, trong đó có nhiệm vụ diệt giặc dốt.

Để thực hiện nhiệm vụ này và để động viên các em học sinh bước vào năm học mới, tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết “Thư gửi cho các học sinh”. Bức thư đã thể hiện được tâm huyết của Người đối với học sinh trong cả nước, đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu thương, niềm tin tưởng và hy vọng của Người đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Hiện nay, bản sao của bức thư này đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Giáo dục, hồ sơ số 2663.

Mở đầu bức thư, với tình cảm hết sức thân ái, tâm tình, Người cùng hòa vui với các em học sinh trong ngày khai giảng năm học mới vì được gặp lại thầy cô và bạn bè sau mấy tháng nghỉ hè. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, vạch ra tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ.

Người chỉ bảo cho các em học sinh thấy được cái may mắn và vinh dự là được hưởng một nền giáo dục mới, với mục đích hết sức tốt đẹp là đào tạo nên những người công dân có đức, có tài. Có được một nền giáo dục tốt đẹp như vậy, nhân dân ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu.

Bởi vậy, Người nhắc nhở các em học sinh phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học hành để sau này giúp ích cho đất nước và đưa đất nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới. Người khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Đối với các học sinh lớp lớn, Người khuyên nhủ ngoài giờ học ở trường, các em nên tham gia vào Hội Cứu quốc để giúp cho việc phòng thủ đất nước.

“Thư gửi cho các học sinh” vừa giàu tình cảm, vừa tha thiết và còn thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ cực kỳ sáng suốt của Bác đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Cảm Nhận Thư Gửi Các Học Sinh Tiêu Biểu – Mẫu 5

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến sự nghiệp nuôi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bác rất quan tâm việc học hành của các cháu thiếu nhi trong cả nước, ngay sau ngày đất nước giành được tự do, Bác đã kí quyết định thành lập Nhà bình dân học vụ.

Và cũng trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời dạy của Người gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm.

Cách mạng tháng Tám thành công đưa đất nước ta từ thân phận của những nô lệ đứng lên làm chủ đất nước. Tên đất nước Việt Nam đã hiển thị trên bản đồ thế giới từ thời khắc Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945.

Nhưng cũng cỏ một sự thật là hơn tám mươi năm nộ lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã biến nước ta trở thành một nước lạc hậu về mọi mặt. Kinh tế sa sút, què quặt. Hơn chín mười phần trăm (90%) dân số mù chữ, nhiều tệ nạn xã hội đang bóp nghẹt .nền văn hóa đất nước: nghiện hút, nghiện rượu, mê tín dị doan,…

Không những thế, nhiều kẻ thù chính trị còn đang lăm le tái chiếm nước ta: Pháp, Tưởng, Anh,… Chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ và gặp nhiều nguy hiểm. Tương lai dân tộc sẽ ra sao? Trước thực tế đó, Bác Hồ đặt ra một câu hỏi thực tỉnh trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không”.

Đất nước vừa giành được độc lập còn vô cùng non trẻ với những tàn tích , của chế độ phong kiến – thực dân để lại liệu có thể đứng vững hay không? Có thể trở nên vẻ vang, khẳng định mình trước bạn bè năm châu được hay không? Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang. Nhưng vinh quang qua đi ta phải biết sống cho hôm nay và sống cho tương lai, phải biết khẳng định mình trong thời bình.

Để phát triển đất nước không gì hơn là phải học tập, chiến đấu, lao động sản xuất ra của cầi vật chất làm giàu cho xã hội; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chấn hưng văn hóa nước nhà. Vậy thì nhiệm vụ ấy không thuộc về ai khác mà chính là tuổi trẻ.

Bởi vậy Bác viết: “chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Thế hệ cha anh hôm nay sẽ gắng sức lao động, chiến đấu để giữ gìn đất nước, các cháu phải biết học tập để mai này dựng xây đất nước.

Khoa học kĩ thuật của thế giới đang ngày càng phát triển. Những nước phát triển trên thế giới đều lấy học thức làm nền tảng cho mình. Nhật, Mĩ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,.”., các “cường quốc năm châu” đã và đang đẳu tư vào nền giáo dục của ihình Tất lớn. Lực lượng chất xám khổng lồ của họ lại quay lại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Các nhà kinh tế chiến lược, các nhà quân sự tài ba, các doanh nhân thành đạt, các nhà bác học, giáo sư,… những con người mang vinh quang về cho những đất nước ấy đều là sản phạm của nền giáo dục phát triển, đều là những con người đã và đang học tập không ngừng. Những tấm gương ngời sáng ấy đã khẳng định một chân lí: Muốn phát triển phải dựa vào thế hệ trẻ với vốn học thức sâu rộng, uyên thâm.

Vậy lời nói của Bác chẳng những là một lời khuyên dạy mà còn là một chân lí sáng ngời: Đất nước muốn phắt triển được thì tuổi trẻ phải ra. sức thi đua học tập.

Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác Hồ, học sinh chúng em biết mình cần cố gắng học tập nhiều hơn nữa. Lớp lớp cha anh tổ tiên đã dùng xương máu để tạo nên nền tảng vững chắc của đất nước thì hôm nay chúng em sẽ dùng mồ hôi và công sức để mang những viên gạch tri thức xây dựng đài vinh quang để dưa đất nước vươn lên “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác từng mong ước.”

Viết một bình luận