Việt Nam Thân Yêu: Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Cảm Nhận

Việt Nam Thân Yêu ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Hướng Dẫn Cách Viết Chính Tả, Bố Cục.

Nội Dung Bài Thơ Việt Nam Thân Yêu Lớp 5

Bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Cùng đọc nội dung bài thơ Việt Nam thân yêu lớp 5 bên dưới.

Việt Nam thân yêu
Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Khám phá thêm🌱 Thư Gửi Các Học Sinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giới Thiệu Bài Thơ Việt Nam Thân Yêu

Sau đây là phần giới thiệu bài thơ Việt Nam thân yêu.

Bài thơ được trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 (nguồn: Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Với Nguyễn Đình Thi, tình yêu ấy được dệt nên từ những điều giản đơn, bình dị của cuộc sống. Đến với “Việt Nam thân yêu”, ta có thể cảm nhận những vần thơ có sức lay động lòng người mạnh mẽ…

Bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi ca ngợi vẻ đẹp bình dị của đất nước Việt Nam. Qua đó thấy được sự trù phú, giàu đẹp của cánh đồng, biển lúa. Tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước cảu tác giả.

Bố Cục Bài Thơ Việt Nam Thân Yêu

Bố cục bài thơ Việt Nam thân yêu bao gồm 2 phần chính như sau:

  • Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên
  • Khổ 2,3: Vẻ đẹp con người

Lưu lại bài phân tích 🍀 Bài Thơ Con Là [Y Phương] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Hướng Dẫn Cách Viết Chính Tả Bài Việt Nam Thân Yêu Lớp 5

Cùng tham khảo hướng dẫn cách viết chính tả bài Việt Nam thân yêu lớp 5.

  • Trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ lục bát
  • Các từ ngữ dễ viết sai: mênh mông, biển lúa, dập dờn…

Ý Nghĩa Bài Thơ Việt Nam Thân Yêu

Sau đây là ý nghĩa bài thơ Việt Nam thân yêu.

  • Tác giả muốn ca ngợi đất nước và con người Việt Nam thân yêu. Bởi lẽ đất nước có những cảnh vật đẹp độc đáo. Hình ảnh “biển lúa mênh mông” gợi cho ta niềm tự hào về sự giào đẹp trù phú của đất nước.
  • Đất nước còn mang niềm tự hào và kiêu hãnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Trường Sơn cao vời vợi, sớm chiều mây bao phủ. Tất cả vẻ đẹp độc đáo và nên thơ của đất nước Việt Nam đã đi vào cảm xúc của tác giả một cách gần gũi mà sâu lắng.

Đón đọc thêm về 🌷 Trái Đất – Mẹ Của Muôn Loài 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất

5 Mẫu Cảm Nhận Việt Nam Thân Yêu Hay Nhất

Cập nhật cho bạn đọc 5 mẫu cảm nhận Việt Nam thân yêu hay nhất.

Cảm Nhận Việt Nam Thân Yêu Ấn Tượng – Mẫu 1

Bài thơ Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương.

Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ.

Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu.ư

Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Cảm Nhận Việt Nam Thân Yêu Đặc Sắc – Mẫu 2

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn.

Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác.

Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình.

Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”.

Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

Cảm Nhận Việt Nam Thân Yêu Tiêu Biểu – Mẫu 3

Đoạn thơ được trích trong bài thơ “Việt Nam thân yêu” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện được tình yêu, sự ngợi ca dành cho vẻ đẹp của đất nước của tác giả.

Bài thơ với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình dân tộc, đã thể hiện được tình cảm tha thiết dạt dào mà tác giả dành cho quê hương, đất nước của mình.

Câu thơ đầu tiên tựa như một lời gọi cảm thán với đại từ “ta” thể hiện được niềm tự hào dân tộc tha thiết và dạt dào dành cho đất nước Việt Nam. Câu thơ thứ hai đã ca ngợi vẻ đẹp đặc trưng của Việt Nam đó là những cánh đồng lúa mênh mông tít tắp dài đến tận chân trời.

Cùng với đó là hình ảnh của những cánh cò trắng bay lả rập rờn trên những cánh đồng lúa vàng ấy. Chẳng những thế, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam còn được thể hiện ở hình ảnh của đỉnh núi Trường Sơn quanh năm phủ mây mù sương khói.

Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên của quê hương, đất nước Việt Nam và tình yêu quê hương, niềm tự hào dạt dào da diết của tác giả.

Cảm Nhận Việt Nam Thân Yêu Nổi Bật – Mẫu 4

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam thân yêu:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:

“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.

Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.

“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Ngoài phẩm chất tốt đẹp, con người Việt Nam cũng thật tài năng – “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Việt Nam quả là một đất nước giàu truyền thống. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu thơ cuối gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

Cảm Nhận Việt Nam Thân Yêu Chọn Lọc – Mẫu 5

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều tác phẩm viết về quê hương. Trong đó có bài thơ “Việt Nam thân yêu:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc. Với ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi khiến cho lời thơ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Mở đầu, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên Việt Nam hài hòa. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, những cánh cò trắng bay lả rập rờn và đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam. Mảnh đất nghèo khó đã nuôi lớn những bậc anh hùng. Mảnh đất đau thương chìm trong máu lửa chiến tranh nhưng vẫn kiên cường vùng lên đập tan quân thù:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

Và rồi một đất nước Việt Nam xinh tươi, yên bình đã trở lại. Mảnh đất bốn mùa chan hòa, màu mỡ đã nuôi dưỡng cho ra những hoa thơm cỏ ngọt. Và con người Việt Nam luôn giữ gìn tấm lòng thủy chung, son sắc:

“Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Không chỉ vậy, mảnh đất Việt Nam cũng thật giàu truyền thống. Mỗi vùng đất lại gắn với một nghề truyền thống trăm vùng thì có trăm nghề khiến cho khách phương xa phải tìm đến xem:

“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Hình ảnh so sánh độc đáo “tay người như có phép tiên” đã cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người Việt Nam. Câu thơ cuối gợi ra nghề truyền thống làm nón, với hình ảnh chiếc nón bài thơ độc đáo.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam thân yêu đã giúp người đọc cảm nhận được về một đất nước Việt Nam thật đẹp đẽ, con người Việt Nam với phẩm chất đáng quý. Từ đó, mỗi người thêm cảm thấy tự hào về quê hương của mình.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌿 Và Tôi Nhớ Khói 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Viết một bình luận