Nội Dung Tập Đọc Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa, Soạn Bài. Tổng Hợp Các Mẫu Cảm Thụ, Ý Nghĩa, Tham Khảo Đọc Hiểu, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa
“Quang cảnh làng mạc ngày mùa” là một bài văn nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, miêu tả cảnh sắc làng quê Việt Nam vào mùa thu hoạch. Tác phẩm này mang đến cho người đọc một bức tranh sống động và ấm áp về cuộc sống nông thôn.
Tóm tắt nội dung:
- Khung cảnh làng quê: Bài văn miêu tả cảnh làng quê vào mùa đông, khi mọi thứ đều nhuốm màu vàng của lúa chín, nắng nhạt và lá cây.
- Sự sống động của thiên nhiên: Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc để tạo nên một bức tranh phong phú và đa dạng về màu vàng, từ màu lúa chín, nắng nhạt, đến lá cây và quả chín.
- Hoạt động của người dân: Bài văn cũng khắc họa hình ảnh người dân làng quê bận rộn với công việc thu hoạch, tạo nên một không khí vui tươi và tràn đầy sức sống.
Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ miêu tả: Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp của làng quê.
- Thông điệp: Tác phẩm không chỉ tả cảnh mà còn gửi gắm tình yêu quê hương, sự trân trọng đối với cuộc sống lao động của người dân
Bài văn không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn thể hiện niềm vui và sự hăng say của người dân trong mùa thu hoạch. Mọi người đều bận rộn với công việc gặt hái, kéo đá, cắt rạ, và chia thóc hợp tác xã, tạo nên một bức tranh làng quê đầy sức sống và ấm no
Xem thêm tác phẩm: Vợ Chồng A Phủ
Nội Dung Bài Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa
Tác phẩm Quang cảnh làng mạc ngày mùa của Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sinh động và hấp dẫn người đọc Ngay sau đây là nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
TÔ HOÀI
Lụi: Cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.
Kéo đá: Dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Kể Chuyện Lý Tự Trọng 🌷 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt
Bố Cục Bài Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa
Bố cục bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa bao gồm 4 phần chính bao gồm:
- Phần 1: Câu mở đầu
- Phần 2: Từ Có lẽ bắt đầu đến hạt bồ đề treo lơ lửng
- Phần 3: Từ Từng chiếc lá mít đến quả ớt đỏ chói
- Phần 4: Còn lại
Lưu lại bài chia sẻ 💚 Việt Nam Thân Yêu 💚 Những Mẫu Cảm Nhận Hay Nhất
Hướng Dẫn Tập Đọc Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa
Cùng xem hướng dẫn tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng
- Nhấn mạnh những từ ngữ tả màu vàng khác nhau của cảnh, vật.
Lưu ý phát âm
Nhận diện và phát âm rõ các từ:
– ch / tr: trù phú, trời, trở, trắng, tràng, trong, trông, treo, chiếc, chia, chuối, chuỗi, chói;
– s / x: sương, sáng, sắp, sắn, sân, xuộm, xã, xõa xuống, xoan, xọng;
– l / n: lắc lư, lạ lùng, lơ lửng, làng, lụi, lẫn, lá, lúc, ló, lại, lẽ, lịm, nắng, nước;
– r / d / gi: ra, rất, rạ, dậy, giác, giữa, vàng giòn, khe giậu;
Thơm thơm, nhè nhẹ, mải miết, lác đác, vẫy vẫy, hanh hao…
Giải thích từ ngữ:
- Tràng hạt bồ đề: Chuỗi hạt được xâu lại bằng dây mà các nhà sư thường đeo để vừa lần từng hạt vừa niệm Phật.
- Trù phú: nghĩa đen là đông đúc, giàu có. Trong bài này chữ trù phú dùng với nghĩa là no ấm.
Ý Nghĩa Bài Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa
Ý nghĩa bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa như sau:
- Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu.
- Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín.
- Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Thư Gửi Các Học Sinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Cảm Nhận
Đọc Hiểu Tác Phẩm Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa
Ngay sau đây là phần đọc hiểu tác phẩm Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
👉Câu 1. Những chi tiết nào về con người khiến bức tranh làng quê thêm sinh động?
A. Hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia tóc hợp tác xã.
B. Ai cũng vậy cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy lại ra ngoài đồng.
C. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi.
D. Cả A và B
👉Câu 2. Từ nào sau đây có nghĩa chỉ “Màu vàng nhạt, tươi, ánh lên, nắng mang sắc độ này giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.”?
A. Vàng xuộm
B. Vàng hoe
C. Vàng lịm
D. Vàng chói
👉Câu 3. Từ nào sau đây có nghĩa là “màu vàng gợi cảm giác như có nước”?
A. vàng xọng
B. vàng giòn
C. vàng mới
D. vàng mượt
👉Câu 4. Từ nào sau đây có nghĩa là “màu vàng gợi cảm giác như được phơi khô bởi nắng”?
A. vàng giòn
B. vàng lịm
C. vàng mượt
D. vàng tươi
👉Câu 5. Từ nào sau đây có nghĩa chỉ “Màu vàng gợi sự giàu có, ấm no”?
A. Vàng trù phú, đầm ấm
B. Vàng mới
C. Vàng mượt
D. Vàng giòn
👉Câu 6. Những sự vật nào không xuất hiện trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”?
Em có thể chọn nhiều đáp án
A. Mái nhà phủ rơm
B. Bụi mía
C. Cánh diều bay liệng trên bầu trời
D. Đàn bò gặm cỏ
👉Câu 7. Màu sắc nào không xuất hiện trong bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”?
A. Vàng xuộm
B. Vàng mượt
C. Vàng óng
D. Vàng xọng
👉Câu 8. Các sự vật trong bài đều được miêu tả bằng một màu vàng với nhiều mức độ khác nhau, theo con màu vàng trong bài biểu thị điều gì?
A. Màu vàng của sự sống động, giàu có, trù phú
B. Màu vàng của sự vàng vọt, yếu ớt
C. Màu vàng của sự bền vững
D. Cả A, B, C đều sai
👉Câu 9. Chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
A. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
B. Ngày không nắng, không mưa
C. Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông
D. Cả A, B và C đều đúng.
👉Câu 10. Con có nhận xét gì về hình ảnh con người trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”?
A. Con người bị công việc đày đọa, khốn khổ, vất vả
B. Con người mải miết, chăm chỉ, say mê với công việc
C. Con người thờ ơ với những gì đang diễn ra xung quanh mình
D. Cả A và C đều đúng
👉Câu 11. Bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
A. Tác giả am hiểu về những sắc vàng của cảnh vật nơi quê nhà
B. Thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương
C. Tác giả rất thích quan sát cảnh vật quê hương
D. Cả A, B, C đều sai
👉Câu 12. Ý nghĩa của bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa là gì?
có thể chọn nhiều đáp án
A. Miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa – một bức tranh làng quê rất đẹp, sinh động và trù phú.
B. Miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa – một bức tranh toàn màu vàng, gợi sự vàng vọt, héo úa
C. Thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với con người, quê hương
D. Thể hiện tác giả yêu thích thiên nhiên hơn là con người
👉Câu 13. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Người ốm thường có nước da xanh xao, ….
A. vàng lịm
B. vàng xuộm
C. vàng vọt
D. vàng tươi
Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Đáp án | D | B | A | A | A | C, D | C | A | D | B | B | A, C | C |
Đón đọc thêm về 🍀 Bài Thơ Con Là [Y Phương] 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Soạn Bài Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Lớp 5
Cùng tham khảo gợi ý soạn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa lớp 5.
👉Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
M: lúa – vàng xộm
Trả lời:
+ nắng – vàng hoe
+ xoan – vàng lịm
+ tàu lá chuối – vàng ối
+ bụi mía – vàng xọng
+ rơm, thóc – vàng giòn
+ lá mít – vàng ối
+ tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi
+ quả chuối – chín vàng
+ gà, chó – vàng mượt
+ mái nhà rơm – vàng mới
+ tất cả – một màu vàng trù phú, đầm ấm
👉Câu 2 (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
M: vàng xọng – màu vàng gợi cảm giác như có nước.
Trả lời:
– bụi mía: vàng xọng → màu vàng gợi cảm giác mọng nước.
– lúa: vàng xuộm → màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
– xoan: vàng lịm → màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
– nắng: vàng hoe → màu vàng nhạt, tươi ánh lên; nắng vàng hoe giữa màu đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.
👉Câu 3 (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Trả lời:
Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê rất sinh động.
👉Câu 4 (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Trả lời:
Thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với quê hương. Hoặc: Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
Giáo Án Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Lớp 5
Có thể bạn sẽ cần đến nội dung giáo án Quang cảnh làng mạc ngày mùa lớp 5.
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp ( Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong sgk).
2. Kĩ năng:
– Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
– Riêng học sinh M3,4 đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
4. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV: Tranh minh hoạ SGK Sưu tầm thêm về tranh quê hương
– HS: Vở, SGK,…
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) | |
– Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS” và TLCH trong SGK. – Giới thiệu bài – Ghi bảng | – HS thi đọc – HS nghe, ghi vở |
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: – Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. – Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. – Đọc đúng các từ khó trong bài(Lưu ý tốc độ đọc của nhóm HS (M1,2)) * Cách tiến hành: | |
– Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn – Giao nhiệm vụ: Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, báo cáo kết quả – Luyện đọc theo cặp- 1 HS đọc toàn bài- GV đọc mẫu cả bài giọng tả chậm rãi, dịu dàng. Nhấn các từ tả màu vàng. | – 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn: + Chia làm 4 đoạn Đoạn 1: Câu mở đầu Đoạn 2: Tiếp … lơ lửng Đoạn 3: Tiếp … đỏ chói Đoạn 4: Phần còn lại– 4 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó . – 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó – HS đọc theo cặp- HS đọc- HS theo dõi |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu các từ ngữ trong bài và ND bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 trả lời được câu hỏi theo yêu cầu) * Cách tiến hành: | |
– GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc bài văn, thảo luận nhóm 4 và TLCH sau đó báo cáo: + Nêu ý chính của từng đoạn trong bài văn? + Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và tự chỉ màu vàng? + Mỗi học sinh chọn 1 màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì? + Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê đẹp và sinh động? + Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh thế nào? + Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? – Nêu nội dung bài.( Phần I) | – HS nghe và thực hiện – Đoạn 1 màu sắc bao trùm lên làng quê ngày mùa là màu vàng – Đoạn 2, 3 những màu vàng cụ thể của cảnh vật trong bức tranh làng quê. – Đoạn 4 thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp+ Lúa-vàng xuộm. + Nắng-vàng hoe + Xoan-vàng lịm. + Tàu lá chuối. + Bụi mía. + Rơm, thóc – Ví dụ: Vàng xuộm: màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín. + Vàng trù phú: màu vàng gợi sự giàu có, ấm no. + Không có cảm giác héo tàn. Ngày không nắng, không mưa. Thời tiết ở trong bài rất đẹp. – Không ai tưởng đến ngày hay đêm. – Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. + Phải yêu quê hương mới viết được bài văn hay như thế. |
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn: Màu lúa chín….vàng mới (Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt) * Cách tiến hành: | |
– GV cho HS nối tiếp nhau đọc bài – HS luyện đọc diễn cảm đoạn “ Màu lúa chín…vàng mới”, chú ý nhấn giọng các từ tả màu vàng.– Luyện đọc theo cặp- Thi đọc diễn cảm- GV nhận xét | – 4 HS đọc từng đoạn phát hiện giọng của từng đoạn – HS luyện đọc nhóm đôi. – HS thi đọc diễn cảm.- HS nghe |
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) | |
– Theo em nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì.Tìm thêm 1 số từ chỉ màu vàng khác. Đặt câu. | – HS thực hiện |
6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) | |
– Hãy vẽ một bức tranh về làng quê của em. | – HS nghe và thực hiện |
Khám phá thêm 🌷 Trái Đất – Mẹ Của Muôn Loài 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất
3 Mẫu Cảm Thụ Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Hay Nhất
Sau đây là 3 mẫu cảm thụ Quang cảnh làng mạc ngày mùa hay nhất.
Cảm Thụ Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Ấn Tượng – Mẫu 1
“Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài là một bài văn tả cảnh, nói lên một cảnh sắc đẹp và đáng yêu nơi đồng quê.
Ta có cảm giác mình đang được ngắm nhìn một bức tranh mùa đông mà cảnh vật nào cũng đượm một màu vàng với những gam màu khác nhau. Nắng mùa đông nên “màu trời có vàng hơn thường khi”, vì nắng nhạt “ngả màu vàng hoe”. Lúa vụ mùa đã chín “vàng xuộm lại”, đó là thứ vàng thẫm.
Trong vườn, những chùm quả xoan “vàng lịm….lắc lư”; buồng chuối đốm quả “chín vàng” – chuối tiêu trứng cuốc thơm và ngọt lắm. Lá cây đều nhuốm vàng: lá mít “vàng ối”, tàu đu đủ, lá sắn “vàng tươi”, tàu lá chuối “vàng ối xõa xuống như những đuôi áo vạt áo”. Bụi mía “vàng xọng”. Rau và thóc “Vàng giòn” con chó, con gà “vàng mượt”.
Tô điểm trên nền vàng ấy là mấy chiếc lá lụi “đổ”, mấy quả ớt “đỏ chói”. Nhà Văn cho biết, đó là “màu vàng trù phú, đầm ấm”, chứ không phải là màu vàng tàn lụi, tàn tạ, héo tàn hanh hao như lúc sắp bước vào mùa đông.
Làng mạc ngày mùa còn có “hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ”.
Người nông dân vốn cần cù, hay lam hay làm. Giữa mùa gặt, làng quê trở nên hối hả, tất bật “hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay”.
Đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, ta cảm thấy một nông thôn mới ấm no, hạnh phúc và dào dạt sức sống. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nhất là từ chỉ màu sắc, và cách miêu tả cảnh vật là bài học thú vị, hữu ích đối với tuổi thơ học sinh chúng ta.
Cảm Thụ Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Đặc Sắc – Mẫu 2
Từ lâu đề tài miêu tả về những làng quê Việt Nam dân dã đã đi vào lòng người sáng tác cho ra những tác phẩm tuyệt vời, Nhà văn Tô Hoài cũng đã phác họa rõ hình ảnh đó qua bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
Nó đơn giản chỉ là đồng ruộng, cảnh vật qúa đỗi thân thiết, hơn hết thảy đó là sự miêu tả để nổi bật hình ảnh người dân lao động tuy vất vả nhưng luôn vui vẻ trong những ngày mùa gặt, hình ảnh đó khiến ta đọc xong vẫn đọng lại những kí ức ngọt ngào về thời tuổi thơ quý giá.
Bắt đầu bài văn, tác giả đã nhắc đến ngày mùa giữa mùa đông nắng ấm vẫn chan hòa, vụ mùa này rất bội thu với những người nông dân, tác giả có nhắc màu vàng tươi là màu chủ đạo rất trù phú, đầm ấm từ vô vàn cảnh vật tạo nên vì vậy màu vàng đó nó không hề giống nhau.
Cụ thể các màu vàng so sánh với nhau là: Với bông lúa có màu vàng xuộm của lúa chín nặng trĩu. Nắng vàng hoe là màu vàng nhạt tươi sáng đúng như miêu tả màu vàng này khiến ta có cảm giác không nắng gắt hay oi bức làm con người dễ chịu hơn.
Với quả xoan đặc trưng cho vùng quê với màu vàng bóng bao bọc vỏ ngoài thật khiến ta bị kích thích vị giác, gợi lên một cảm giác quả chín hết mức chín trên cành đến độ ngọt lịm, thật thích thú dưới con mắt con trẻ, còn lá mít, tàu lá chuối theo quan sát là màu vàng ối một màu vàng rải đều khắp bề mặt lá.
Chi tiết lá sắn héo, tàu đu đủ cũng được tác giả chú ý để miêu tả với màu vàng sáng vàng tươi chứng tỏ khoảng thời gian lá chỉ mới héo. Và chắc hẳn chẳng thể thiếu một số sản vật đặc sản của miền quê là buồng chuối với màu chín vàng ruộm rất ngon, bụi mía vàng xọng là màu vàng chứa nước đầy ắp phát triển rất tốt.
Đến lượt rơm, thóc được người dân phơi dưới nắng để giúp mau khô ta có thể dễ bắt gặp ở bất cứ nơi nào trên đường cũng như sân nhà rất nhiều với màu vàng giòn như có thể sắp gẫy ra. Tác giả miêu tả bộ lông con gà và con chó màu vàng óng ả, béo tốt và mượt mà.
Lớp lớp mái nhà phủ màu vàng rơm màu rất mới. Tác giả bên cạnh cảnh vật không quên miêu tả con người biến thành chủ đạo cho cả bức tranh sự chăm chỉ bất kể ngày đêm buông bát đũa là ra đồng, say mê đến lạ không hề xuất hiện thoáng chút mệt mỏi, có lẽ thời tiết cũng
Qua cả bài văn, ta có thể thấy tác giả là người yêu quê hương sâu đậm. Phải có con mắt tinh tế để có thể cảm giác từng thứ một từ người dân, đến cảnh vật vô tri. Khiến cho tác phẩm rất đáng quý về làng quê ấy, khiến lòng tự hào đất nước tăng lên.
Cảm Thụ Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa Tiêu Biểu – Mẫu 3
Quang cảnh làng mạc ngày mùa là một bức tranh làng quê vào ngày mùa và vẻ đẹp đặc sắc, sống động của cảnh vật, con người.
Tác giả đã miêu tả những màu vàng rất khác nhau của làng quê giữa ngày mùa mùa đông bằng những từ ngữ gợi cảm và sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế, diễn tả những sắc vàng đặc trưng: Màu trời “vàng hơn thường khi”, màu lúa chín “vàng xuộm”, nắng nhạt “vàng hoe”, quả xoan “vàng lịm”, chiếc lá mít “vàng ối”.
Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo “vàng tươi”, chuối đốm quả “chín vàng”, tàu lá chuối “vàng ối”, bụi mía “vàng xọng”, rơm và thóc “vàng giòn”, con gà và con chó “vàng mượt”, mái nhà phủ rơm “vùng mới”. Mỗi từ chỉ màu vàng đều gợi những cảm giác khác nhau: “vàng giòn” – gợi cảm giác thóc và rơm đã phơi khô, săn lại, “vàng mượt” – gợi lên bộ lông mượt mà, béo tốt của gà, chó…
Bên cạnh các chi tiết miêu tả về màu sắc, các chi tiết miêu tả về thời tiết và con người cũng góp phần làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết “ngày không nắng không mưa”. Bà con nông dân “hồ như không ai tưởng đến ngay hay đêm,chỉ mải miết đi gặt, kéo đá… Ai cũng vậy cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay”.
Với nghệ thuật miêu tả tinh tế và tài hoa, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh. Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh làng quê đẹp bình dị mà rực rỡ, có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh vật và con người, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết, nồng âm của tác giả đối với cảnh vật và con người quê hương.