Mai An Tiêm: Nội Dung Câu Chuyện + Giáo Án Kể Chuyện

Mai An Tiêm ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Giáo Án Kể Chuyện ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Giải Bài Tập, Hướng Dẫn Kể Chuyện.

Nội Dung Kể Chuyện Mai An Tiêm Lớp 2

Mai An Tiêm là một câu chuyện thú vị được đưa vào tìm hiểu trong SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 – Kết nối tri thức. Sau đây là nội dung kể chuyện Mai An Tiêm lớp 2.

Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đuổi An Tiêm ra đảo hoang.

Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.

Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chồng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”.

Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo.

Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đốt liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là dưa hấu ngày nay.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Chú thích:

  • Đảo hoang: đảo không có người ở.
  • Hối hận: lấy làm tiếc và cảm thấy day dứt khi nhận ra lỗi lầm của mình.

Mời bạn xem thêm 🍀 Em Mang Về Yêu Thương 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận

Tóm Tắt Câu Chuyện Mai An Tiêm

Đừng bỏ lỡ phần tóm tắt câu chuyện Mai An Tiêm.

Vợ chồng Mai An Tiêm khi bị đuổi ra đảo hoang mặc dù hoàn cảnh thiếu thốn nhưng chàng luôn có ý chí, nghị lực vượt qua gian khổ. Hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo. Thấy chim ăn loại trái có hạt lạ chàng bèn gieo trồng và dâng cho vua. Thứ trái lạ đó là dưa hấu ngày nay.

Giới Thiệu Truyện Cổ Tích Mai An Tiêm

Tham khảo một số thông tin giới thiệu truyện cổ tích Mai An Tiêm.

  • Truyện cổ tích Mai An Tiêm được đưa vào trong chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 93.
  • Câu chuyện kể về Mai An Tiêm là người cần cù, chăm chỉ, thông minh. Mai An Tiêm còn là một người con hiếu thảo.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌺 Kể Chuyện Hai Anh Em 🌺 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Bố Cục Câu Chuyện Mai An Tiêm

Bố cục câu chuyện Mai An Tiêm có thể được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “tết thành quần áo.”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “gieo trồng khắp đảo.”
  • Phần 3: Còn lại

Hướng Dẫn Kể Chuyện Mai An Tiêm

Khám phá thêm hướng dẫn kể chuyện Mai An Tiêm.

  • Đọc đúng các từ khó;
  • Đọc đúng lời của nhân vật; phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật để đọc với ngữ điệu phù hợp trong câu chuyện Mai An Tiêm.

Tổng hợp cho bạn đọc nội dung 💚 Sự Tích Hoa Tỉ Muội 💚 Nội Dung Truyện, Soạn Bài Kể Chuyện

Ý Nghĩa Câu Chuyện Mai An Tiêm

Bật mí về ý nghĩa câu chuyện Mai An Tiêm.

  • Câu chuyện giải thích sự xuất hiện quả dưa hấu.
  • Thấy được vợ chồng Mai An Tiêm là người cần cù, chăm chỉ, dám nghĩ dám làm, thông minh, sáng tạo cũng rất hiếu thảo với vua cha.
  • Câu chuyện ẩn chứa một thông điệp vô cùng ý nghĩa “chỉ có những người dám nghĩ dám làm mới mang lại kết quả xứng đáng”

Đọc Hiểu Truyền Thuyết Mai An Tiêm

Chia sẻ cho bạn đọc phần đọc hiểu truyền thuyết Mai An Tiêm.

👉Câu 1: Vì sao vợ chồng Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang?

A. Do Mai An Tiêm phạm lỗi

B. Do vua hiểu lầm lời nói của Mai An Tiêm

C. Do Mai An Tiêm muốn ra đảo lập nghiệp

D. Do vua muốn khám phá cuộc sống ở đảo hoang

👉Câu 2: Vợ chồng Mai An Tiêm đã không làm gì ở đảo hoang?

A. Dựng nhà

B. Phơi khô cỏ tết thành quần áo

C. Tiêu sài hoang phí của cải vua cho

D. Gieo trồng một loại hạt lạ

👉Câu 3: Em hiểu “đảo hoang” là gì?

A. Đảo có nhiều người ở

B. Đảo không có người ở

C. Đảo đã có người sinh sống lâu năm

D. Đảo có nhiều loài động vật quý hiểm.

Cập nhật cho bạn đọc 🌟 Búp Bê Biết Khóc 🌟 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài Kể Chuyện

Giải Bài Tập Mai An Tiêm Lớp 2

Đừng bỏ qua gợi ý giải bài tập Mai An Tiêm lớp 2.

👉Câu 1 trang 93 Tiếng Việt lớp 2: Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang?

Trả lời: 

Vợ chồng Mai An Tiêm đã dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống. 

👉Câu 2 trang 93 Tiếng Việt lớp 2: Mai An Tiêm nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hat do chim thả xuống?

Trả lời: 

Mai An Tiêm nghĩ thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được. 

👉Câu 3 trang 93 Tiếng Việt lớp 2: Nói tiếp các câu dưới đây để giới thiệu loại quả do Mai An Tiêm đã trồng:

– Quả có vỏ màu (…), ruột (…), hạt (…), vị (…)

– Quả có tên là (…)

Trả lời: 

– Quả có vỏ màu xanh, ruột đỏ, hạt đen nhanh, vị ngọt và mát. 

– Quả có tên là dưa hấu. 

👉Câu 4 trang 93 Tiếng Việt lớp 2: Theo em, Mai An Tiêm là người thế nào?

Trả lời: 

– Mai An Tiêm là người cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, thông minh, sáng tạo và hiếu thảo. 

Cùng xem thêm về 🔰 Chúng Mình Là Bạn 🔰 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài Kể Chuyện

Giáo Án Kể Chuyện Mai An Tiêm Lớp 2

Lưu lại nội dung giáo án kể chuyện Mai An Tiêm lớp 2.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • Đọc đúng các từ khó; đọc đúng lời của nhân vật; phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật để đọc với ngữ điệu phù hợp trong câu chuyện Mai An Tiêm.
  • Hiểu được về nguồn gốc một loại cây trái quen thuộc. Trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung câu chuyện Mai An Tiêm. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh (ví dụ: khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của HS về các chi tiết nhìn thấy trong tranh như đảo hoang, dưa hấu,…).
  • Biết viết chữ viết hoa N (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Người Việt Nam cần cù, sáng tạo.
  • Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Mai An Tiêm. Chia sẻ được những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh; biết dựa vào tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện.

2. Kĩ năng: 

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Hình thành và phát triển năng lực văn học (trí tưởng tượng, sự liên tưởng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên).

3. Phẩm chất

  • Tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
  • Ca ngợi phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên:

  • Giáo án.
  • Tranh minh họa câu chuyện phóng to.
  • 4 tranh gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện.
  • Mẫu chữ viết hoa N (kiểu 2).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

– Học sinh:

  • Vở Tập viết 2 tập hai.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV yêu cầu HS giải đổ skg trang 92:Vỏ xanh, ruột đỏ, hạt đen/Hoa vàng, lá biếc, đố em quả gì?

– GV đặt vấn đề: Kho tàng truyền thuyết Việt Nam có rất nhiều truyền thuyết mà các em đã từng đọc qua như: Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Con rồng cháu tiên,…Mỗi một truyền thuyết đều giải thích về một nguồn gốc, sự kiện hay nhân vật nào đó. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu để tìm hiểu xem câu chuyện nói về điều gì, qua truyền thuyết chúng ta được rút ra ý nghĩa bài học gì. Chúng ta cùng vào Bài 21: Mai An Tiêm.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Mai An Tiêm trang 92 sgk, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

b. Cách thức tiến hành:

– GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt giọng đúng chỗ, đọc đúng lời người kể chuyện

 – GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc những câu dài: Ngày xưa,/ có một người tên là Mai An Tiêm/ được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi./ Một lần,/ vì hiểu lâm lời nói của An Tiêm/ nên nhà vua nổi giận,/ đày An Tiêm ra đảo hoang.
+ Luyện đọc một số từ ngữ khó đọc: hiểu lầm, lời nói, nổi giận, tre nứa, nảy mầm.

– GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 93 để hiểu nghĩa những từ khó.
 
– GV mời 4 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “ra đảo hoang”.
+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “quần áo”.
+ HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “gieo trồng khắp đảo”.
+ HS4 (Đoạn 4): đoạn còn lại.

– GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

– GV mời đại diện 1-2HS đứng dậy đọc lại toàn bài.

– GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Mai An Tiêm vừa đọc.

b. Cách thức tiến hành:

–  GV yêu cầu HS đọc lướt lại văn bản một lần nữa.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang?
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Mai An Tiêm nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
+ GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Nói tiếp các câu dưới đây để giới thiệu loại quả Mai An Tiêm đã trồng?
– Quả có màu (…), ruột (…), hạt(….), vị (…).
– Quả đó có tên là (…)
+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Theo em, Mai An Tiêm là người thế nào?
+ HS thảo luận theo nhóm, đọc lại toàn văn bản, nhận xét về tính cách, đức tính của Mai An Tiêm
+ GV mời 2-3 HS trình bày câu trả lời.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Mai An Tiêm với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

b. Cách thức tiến hành

– GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Mai An Tiêm.

– GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa

Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 93 theo văn bản Mai An Tiêm.

b. Cách thức tiến hành:

– GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: An Tiêm khắc tên mình vào quả rồi thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đã đem dâng vua. Vua hối hận đã cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn.
+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

– GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.
GV hướng dẫn HS làm theo cặp, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
+ GV mời 2-3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

 

 
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Quả dưa hấu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
 
– HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu và luyện đọc.
 
 
 
 
– HS đọc chú giải:
+ Đảo hoang: đảo không có người ở.
+ Hối hận: lấy làm tiếc và cảm thấy day dứt khi nhận ra lỗi lầm của mình.
– HS đọc bài.
 
 
 
 
 
– HS luyện đọc.
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
 
 
 
 
 
 
– HS đọc thầm.
 
 
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS trả lời: Vợ chồng Mai An Tiêm đã dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS trả lời: Mai An Tiêm nghĩ thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được.
 
 
 
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS trả lời:
+ Quả có vỏ màu xanh, ruột đỏ, hạt đen nhánh, vị ngọt và mát.
+ Quả đó có tên là dưa hấu.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS trả lời: Theo em, Mai An Tiêm là người cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, thông minh, sáng tạo và hiếu thảo.
 
 
 
– HS đứng dậy đọc theo yêu cầu GV. Các HS khác trong lớp theo dõi, lắng nghe.
 HS đọc thầm theo.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS trả lời: Từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn: khắc, thả, nhờ, đưa, vớt.
 
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS trả lời: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được:Thời chưa có phương tiện in-tơ-nét, bồ câu là phương tiện dùng để đưa thư.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Chữ A Và Những Người Bạn 🌱 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài

3 Mẫu Kể Chuyện Mai An Tiêm Tiêu Biểu

Cuối cùng là 3 mẫu kể chuyện Mai An Tiêm tiêu biểu.

Kể Chuyện Mai An Tiêm Nổi Bật – Mẫu 1

Thuở xưa vào đời vua Hùng thứ 17 có một chàng trai khôi ngô tháo vát nhanh nhẹn nên được nhà vua nhận làm con nuôi đặt tên là Mai Yển (hiệu An Tiêm) và thường được vua ban cho nhiều của ngon vật lạ.

Trong một buổi thiết yến An Tiêm đã thẳng thắn nói:”Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ.”Chàng cho rằng những thứ chàng có được đều do bàn tay chàng làm ra chứ không phụ thuộc vào ai cả

Lời này truyền đến tai vua khiến vua cha rất tức giận, cho rằng An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn và ra lệnh đày vợ chồng Mai An Tiêm ra đảo hoang để xem, trông vào hai bàn tay của chàng thì chàng có sống nổi không.

Cả gia đình của Mai An Tiêm bị đày ra hòn đảo ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá). Tuy bị đày ra hoang đảo nhưng An Tiêm vẫn rất mạnh mẽ an ủi vợ con của mình:”Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”

Đây là hòn đảo hoang vu và không có người nên cả gia đình An Tiêm phải tự dùng sức lao động của mình để kiếm miếng ăn. Hằng ngày chàng đi khắp hòn đảo để kiếm rau rừng, quả dại về ăn và trồng trọt xung quanh nơi ở của mình.

Vợ chàng, nàng Ba ra biển mò ngao bắt ốc, đứa con lớn cùng chàng thường đặt bẫy săn bắn chim thú trên đảo, nhờ vào đức tính siêng năng cần cù mà cả gia đình tuy khốn khó nhưng vẫn có miếng ăn sống qua ngày.

Một hôm đang đi xung quanh tìm rau rừng chàng liền bắt gặp một con chim đang ăn một loại quả lạ có màu đỏ, thấy chàng lại gần chim bị hoảng sợ liền bay đi. Chàng nghĩ: ”Chim ăn được thì chắc người cũng sẽ ăn được” .

Sau đó chàng nếm thử thì thấy mùi vị thơm và ngon ngọt, tươi mát.An Tiềm liền cầm hạt về nhà bảo vợ và hai vợ chồng cùng nhau gieo hạt khắp nơi. Giống cây này rất dễ trồng chỉ ít lâu sau đã nảy mầm, mọc dây lá lan rộng xung quanh.

Chẳng bao lâu sau vườn dưa ngày càng sai trái, vỏ ngoài mỏng dần và thịt dưa ngày càng đỏ và ngọt hơn. An Tiêm thường khắc chữ lên dưa và thả trôi trên biển với hy vọng có thuyền buôn nào vớt được sẽ đổi được thức ăn và gạo cho gia đình.

Nhờ loại quả mới ngọt mát mà tiếng lành đồn xa, nên rất nhiều thuyền buôn ghé tới muốn mua dưa mang vào đất liền, từ đó cả gia đình An Tiêm đã có thêm thức ăn và đồ dùng, cuộc sống khấm khá hơn.

Vì chim đã mang hạt từ phương Tây đến nơi này nên chàng đặt tên loại quả này là Tây Qua, về sau người tàu ăn thấy ngon nên khen “hảo” từ đó có tên là dưa hấu.

Vào lúc này, trong đất liền vua Hùng được một thị thần dâng cho quả lạ, khi ăn rất ngọt mát nên bèn hỏi xuất xứ. Khi biết được loại quả này là của An Tiêm trồng ngoài đảo thì lúc này vua biết mình đã sai nên cho người đón vợ chồng An Tiêm trở lại đất liền. Khi trở lại vợ chồng An Tiêm mang theo rất nhiều hạt giống về phân phát cho bà con và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

Từ đó trên khắp nước ta đều có dưa hấu và trở thành một loại quả quen thuộc đối với người dân. Ngày nay người ta vẫn thường bảo nhau rằng chỉ có huyện Nga Sơn là trồng dưa hấu ngon hơn cả là vì sau nghìn năm bồi cát, hòn đảo Mai An Tiêm năm ấy đã liền vào với đất.

Kể Chuyện Mai An Tiêm Chọn Lọc – Mẫu 2

Vì hiểu lầm mà hai vợ chồng Mai An Tiêm bị nhà vua đầy ra đảo hoang. Tại nơi này, vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.

Một hôm, An Tiêm nhìn thấy đàn chim bay qua rồi thả xuống thứ hạt đen nhánh. An Tiêm thầm nghĩ “Chim ăn được thì người cũng ăn được.” Nghĩ vậy, chàng bèn nhặt thứ hạt kia rồi gieo xuống cát.

Nhờ công chăm sóc đêm ngày của hai vợ chồng, loại hạt ấy đã nảy mầm rồi mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng Mai An Tiêm vui mừng đem hạt gieo trồng khắp đảo.

Mùa quả chín, nhớ đến vua cha, An Tiêm bèn đem khắc tên mình lên quả. Sau đó, hai vợ chồng thả xuống biển, nhờ sóng đưa những quả dưa ấy vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ dâng vua. Vua thấy tên Mai An Tiêm khắc trên quả dưa, hối hận và bèn sai người đón vợ chồng Mai An Tiêm trở về.

Thứ quả lạ đó chính là quả dưa hấu ngày nay.

Kể Chuyện Mai An Tiêm Ấn Tượng – Mẫu 3

Vì hiểu lầm, hai vợ chồng Mai An Tiêm bị nhà vua đầy ra đảo hoang. Nơi này không có người sinh sống cũng chẳng có cách thức nào để kiếm ăn nhưng hai vợ chồng An Tiêm không bỏ cuộc. Họ dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.

Một hôm, An Tiêm nhìn thấy đàn chim bay qua rồi thả xuống thứ hạt đen nhánh. An Tiêm thầm nghĩ “Chim ăn được thì người cũng ăn được.” Nghĩ vậy, chàng bèn nhặt thứ hạt kia rồi gieo xuống cát.

Nhờ công chăm sóc của hai vợ chồng, hạt đã nảy mầm rồi mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng Mai An Tiêm vui  mừng đem hạt gieo trồng khắp đảo.

Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm đem khắc tên mình lên quả. Sau đó, hai vợ chồng thả xuống biển, nhờ sóng đưa những quả dưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ dâng vua. Vua thấy tên An Tiêm khắc trên quả dưa, hối hận bèn sai người đón vợ chồng Mai An Tiêm trở về.

Thứ quả lạ ấy chính là quả dưa hấu ngày nay.

Viết một bình luận