Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1 [Nội Dung + Ý Nghĩa + Giáo Án + Trả Lời Câu Hỏi]

Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án, Trả Lời Câu Hỏi ✅ ThoHay.vn Chia Sẻ Câu Chuyện Quạ Và Đàn Bồ Câu Cho Các Bạn Nhỏ Cùng Tham Khảo.

Nội Dung Truyện Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1

Thohay.vn chia sẻ nội dung bài học Quạ Và Đàn Bồ Câu cho các bạn nhỏ

Quạ thấy đàn bồ câu được nuôi ăn đầy đủ, không phải đi kiếm thức ăn, không phải ăn xác thối, nó bôi trắng lông mình rồi bay vào chuồng bồ câu.

Đàn bồ câu thoạt đầu tưởng nó cũng là bồ câu như mọi con khác, thế là cho nó vào chuồng. Nhưng quạ quên khuấy và cất tiếng kêu theo lối quạ. Bấy giờ họ nhà bồ câu xúm vào mổ và đuổi nó đi.

Quạ bay trở về với họ nhà quạ, nhưng họ nhà quạ sợ hãi nó bởi vì nó trắng toát và cũng đuổi cổ nó đi.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Kiến Và Chim Bồ Câu ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Hình Ảnh

Ý Nghĩa Câu Chuyện Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1

Quạ và đàn bồ câu là câu chuyện kể lớp 1, ngụ ý khuyên chúng ta phải sống cho chân thật, không được gian dối lừa người khác vì lợi ích của bản thân mình. Truyện cũng khuyên các bạn nhỏ hãy luôn sống là chính mình, không nên chạy theo cuộc sống của người khác.

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp.

👉 Câu hỏi 1: Quạ bôi trắng lông mình để làm gì?

Trả lời:

Quạ bôi trắng lông mình để đóng giả làm bồ câu, bay vào sống trong chuồng bồ câu.

👉 Câu hỏi 2: Vì sao đàn bồ câu cho quạ vào chuồng?

Trả lời:

Vì đàn bồ câu thấy quạ có bộ lông trắng muốt giống mình nên nghĩ nó cũng là bồ câu rồi cho vào chuồng.

👉 Câu hỏi 3: Phát hiện ra quạ, đàn bồ câu làm gì?

Trả lời:

Phát hiện ra quạ, đàn bồ câu xông vào mổ liên tục rồi đuổi nó đi.

👉 Câu hỏi 4: Vì sao họ nhà quạ cũng đuổi quạ đi?

Trả lời:

Vì lông quạ bây giờ có màu trắng toát, không giống một con quạ nên làm họ nhà quạ sợ hãi, đuổi nó đi.

Giáo Án Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1

Giáo Án Quạ Và Đàn Bồ Câu Lớp 1.

I.Mục tiêu:

Giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau :

*.Năng lực:

+ Đọc :
– Nắm vững cách đọc các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh ;cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc

+ Viết:
– Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.

+ Nói và nghe:
– Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Mật ong của gấu con, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Cầu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể biết quan tâm chia sẻ với người khác.

*.Phẩm chất :

– Hình thành phẩm chất nhân ái, trách nhiệm (Học sinh biết chia sẻ với mọi người trong cuộc sống).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

– Tranh vẽ minh họa câu chuyện: Quạ và đàn bồ câu
– Máy tính, màn hình tivi. bảng ôn.
– Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng con, phấn, vở tập viết…

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

1. Hoạt động 1 : Khởi động

– GV yêu cầu HS mở SGK đọc bài : ang, ăng, âng
– GV nhận xét, tuyên dương
– Tổ chức Trò chơi : cho HS nêu các vần đã được học.
– GV nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng.

2.Bài mới

-*. Hoạt động 2: Đọc từ ngữ

– Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng có vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh ; từ ngữ và câu có tiếng chứa ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; các dấu thanh
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh

a. Đọc tiếng:

– Yêu cầu HS nhận biết tiếng có vần đã học.
– GV yêu cầu HS cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp: đẹp, xếp, kịp, cúp, rãnh, ghềnh, đình, vách, chếch, đích, sáng, thẳng, vâng

b. Đọc từ ngữ:
– GV viết lên bảng các từ ở SGK
– Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần đã học trong tuần.
– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp) các từ ngữ .

Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.

3. Đọc đoạn

– HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.
– GV đọc mẫu : Hà rất thích…chẳng gáy.
– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng từng câu câu (theo cả nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh . Học sinh đọc cả đoạn văn.

Giải lao

*. Hoạt động 3: Viết
– Mục tiêu: Viết đúng : Em vẽ vầng trăng sáng.
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân
– GV hướng dẫn HS  viết câu: Gần hồ có ngọn tháp cao vút.
– vào vở Tập viết 1, tập một. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian.
– GV lưu ý HS cách nói nét giữa các chữ cái, vị trí của dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
– Yêu cầu học sinh viết bài.
– GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
– GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.

TIẾT 2

*. Hoạt động 4: Kể chuyện

– Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện.
– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm

a. Văn bản
QUẠ VÀ ĐÀN BỒ CÂU
Quạ thấy đàn bố cầu được nuôi ăn đầy đủ, nó bôi  trắng lông mình rồi bay vào chuồng bồ câu. Đàn bồ câu thoạt đầu tưởng nó cũng là bổ câu như mọi con khác, thế là cho nó vào chuồng. Nhưng qua quên khuẩy và cất tiếng kêu theo lối quạ. Bây giờ họ nhà bồ câu xúm vào mổ và đuổi nó đi. Quạ bay trở về với họ nhà quạ, nhưng họ nhà quạ sợ hãi nó bởi vì nó trắng toát, và cũng đuổi cổ nó đi.

b. GV kể chuyện, đặt cầu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.

Đoạn 1: Từ đầu đến vào chuồng bồ câu. GV hỏi HS:
1. Quạ bối trắng lông mình để làm gì?

Đoạn 2: Từ Đàn bồ câu thoạt đầu đến cho nó vào chuồng. GV hỏi HS:
2. Vì sao đàn bồ câu cho quạ vào chuồng.

Đoạn 3: Từ Nhưng quạ quên khuấy đến đuổi nó đi. GV hỏi HS:
3. Khi phát hiện ra quạ đàn bổ câu làm gì?

Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
4. Vì sao họ nhà quạ cũng đuối quạ đi?

– GV có thể tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể
– Giáo viên kết hợp giáo duck học sinh.

c. HS kể chuyện

– GV yêu câu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gìan để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả,

6. Củng cố

– GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
– GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kế cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Quạ và đàn bồ câu. Ở tất cả các bài, truyện kế khỏng nhất thiết phải đấy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kế lại. Xem trước bài 61: ong ông ung  ưng    
–  HS đọc : trăng sáng, nhà tầng, vâng lời

Đọc bài thơ Mèo con đi học

– Các vần: ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh
– HS: CN-N-ĐT: xinh đẹp, sạch sẽ,…
– HS đọc : CN-N-ĐT
– HS viết
– HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
– Bay vào chuồng bồ câu
– Thoạt đầu tưởng là bồ câu
– Xúm vào mổ và đuổi nó đi.
– Ví nó trắng toát..
– HS chú ý lắng nghe

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Con Quạ Và Bình Nước ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận