Quan Âm Thị Kính: Nội Dung Vở Chèo + Tóm Tắt + Phân Tích

Quan Âm Thị Kính ❤️️ Nội Dung Vở Chèo, Tóm Tắt, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Đọc Hiểu, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Quan Âm Thị Kính Là Gì

Trước khi đi vào tìm hiểu thông tin tác giả tác phẩm vở chèo Quan Âm Thị Kính, cùng Thohay.vn khám phá xem Quan Âm Thị Kính là gì nhé.

Quan Âm Thị Kính là tên thông tục một sử thi Hán Nôm ba hồi xuất hiện hậu kỳ trung đại, có sức ảnh hưởng nhất định tới nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam hiện đại. Cũng là tác phẩm có lượng tục bản và chuyển thể chỉ lớn sau Đoạn trường tân thanh.

Đây là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Vở chèo Quan Âm Thị Kính ra đời vào khoảng TK XVII – XVIII, với phương pháp sân khấu tự sự – ước lệ, nghệ thuật múa hát chỉ dừng lại ở cấp độ trang trí minh họa, đạo cụ diễn được giản lược tới mức tối đa.

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🍃 Đi Lấy Mật 🍃 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Quan Âm Thị Kính Là Ai

Quan Âm Thị Kính là ai? Quan Âm Thị Kính tức là Thị Kính.

Đây là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Tuy nhiên nàng phải mang nỗi hàm oan giết chồng. Về sau nàng cải trang thành nam giới xuất gia học đạo, song lại bị vu oan phá giới phạm trai nhưng nhờ vào công hạnh từ bi nhẫn nhục nên về sau nỗi oan ức được hoá giải, trở thành Bồ Tát Quan Thế Âm.

Thông qua Sự Tích Quan Âm Thị Kính người ta tôn vinh Thị Kính tức Kính Tâm đã thể hiện tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục.

Thị Mầu Là Ai

Cùng Thohay.vn tìm hiểu tiếp xem Thị Mầu là ai nhé.

Thị Mầu là nhân vật trong truyện thơ nôm Việt Nam Quan Âm Thị Kính do Nguyễn Cấp (hoặc Đỗ Trọng Dư?) viết từ giữa thế kỷ XIX.

Thị Màu là con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê.

Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này.

Khám phá thêm🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Oan Thị Mầu Là Gì

Vậy Oan Thị Mầu là gì? “Oan Thị Màu” là một thành ngữ phái sinh của “Oanh Thị Kính”, để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan!

Nội Dung Vở Chèo Quan Âm Thị Kính

Vở chèo Quan Âm Thị Kính là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu truyền thống. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Sau đây là nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính đầy đủ.

Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tu. Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến chín lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật.

Đến kiếp thứ mười, người này được thác sinh ở nước Cao-ly làm con gái ở một nhà họ Mãng, có tên là Thị Kính. Nàng có vẻ người đầy đặn, mặt mũi dễ coi, tính tình điềm đạm. Lớn lên, nàng thờ cha mẹ hết lòng, việc nhà việc cửa chăm lo khá đảm. Khi đến tuổi lấy chồng, nàng được bố mẹ gả cho một anh chàng học trò họ Sùng tên là Thiện Sĩ. Cũng giống như nhà vợ, bên nhà chồng cũng chẳng khá giả gì. Thấy chồng chăm học, không chơi bời, Thị Kính không ao ước gì hơn; nàng càng ra công tần tảo cho chồng dốc lòng nấu sử sôi kinh.

Một đêm, bên cạnh án thư, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, Thị Kính cũng ngồi may một bên, hai người chung nhau một ngọn đèn dầu. Chồng học mãi thấy mệt mỏi, bèn ngả lưng xuống giường, kê đầu lên đầu gối vợ chuyện trò một chốc rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính cố giữ yên lặng cho chồng yên giấc. Nàng có thì giờ ngắm nghía kỹ khuôn mặt tuấn tú của chồng. Bỗng nàng nhận ra ở cằm chồng có một cây râu mọc ngược.

– “Ồ sao lại có râu xấu xí thế này. Người ta bảo râu mọc ngược là tướng bạc ác. Ta phải lén nhổ đi cho chàng mới được!” Nghĩ vậy, sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lấy mở ra định nhổ sợi râu, không ngờ lưỡi dao sáng loáng vừa đưa đến gần thì Thiện Sĩ cũng vừa chợt tỉnh; trông thấy vợ tay cầm dao chĩa vào mặt trong lúc mình chợt ngủ quên, Thiện Sĩ nghĩ ngay đến chuyện đen tối liền vùng dậy nắm lấy cổ tay và la lên:

– Chết thật! Nàng định cầm dao giết ta lúc đang ngủ ư?

Thị Kính đáp:

– Không phải đâu. Thấy chàng có sợi râu mọc ngược thiếp định tâm nhổ nó đi kẻo trông xấu xí lắm!

Nhưng trong cơn nghi ngờ và hoảng hốt, chồng nhất định không chịu tin như vậy.

– Thôi thôi! Đừng khéo chống chế. Làm sao lại có chuyện nhổ râu khi ta đang ngủ. Muốn nhổ thì đợi ta tỉnh dậy, hoặc ban ngày ban mặt có hơn không?

Giữa lúc ấy, người mẹ Thiện Sĩ nằm ở buồng bên cạnh nghe tiếng cãi nhau cũng đẩy cửa bước vào. Vừa nghe con trai kể lại câu chuyện, bà mẹ đã mồm loa mép giải:

– Trời ôi! Con này to gan thực! Dám đang tay làm những việc tày trời. May mà con ta tỉnh dậy kịp, không thì còn gì là tính mạng.

Thị Kính nước mắt giàn giụa cố gắng phân trần:

– Mẹ nghĩ xem, con có thù vơ oán chạ gì mà phải làm như vậy. Chẳng qua con muốn làm cho chồng đẹp mặt…

– Rõ ràng mày định tâm giết chồng, bị bắt hai năm rõ mười mà còn chối leo lẻo.

Người mẹ Thiện Sĩ vốn chẳng ưa gì nàng dâu nên một mực đổ riệt. Thị Kính thấy giãi bày mãi không ăn thua, nên ngồi sụp xuống cúi đầu nức nở. Câu chuyện từ bé xé ra to. Cuối cùng gia đình họ Sùng không muốn con cháu có nòi ác nghiệt, nên Thị Kính bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ.

Buồn chán cho số phận éo le, một hôm nàng cải trang thành một chàng trai, nhân đêm tối bỏ nhà, khăn gói ra đi. Nàng đi, đi mãi, cố tìm trú ngụ một nơi cho thật xa quê hương để xóa bỏ những ký ức đau xót. Sau cùng đến một tỉnh khác, ở đây có chùa Vân, nàng tìm đến xin gọt đầu quy y. Sư cụ không biết là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt hiệu là Kính Tâm. Sự đời đã tắt lửa lòng, từ đấy nàng yên tâm bạn cùng kinh kệ.

Nhưng tu hành ở chùa Vân chưa được bao lâu thì một việc mới lại xảy đến với nàng. Tuy ăn mặc nâu sồng nhưng vẻ mặt của chú tiểu mới đã làm cho nhiều trái tim của các cô gái làng thổn thức. Trong làng có Thị Mầu, con gái của một phú ông, những ngày đi lễ chùa thấy tiểu Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm dấu thầm. Hai ba phen bị khước từ, Thị Mầu càng say mê, càng cố tìm cách quyến rũ. Sau đó, tuy cá chẳng cắn câu, nàng vẫn không sao quên được chú tiểu. Quen thói trăng hoa, Thị Mầu bèn tư thông với một người đầy tớ trai trong nhà. Qua nhiều phen đi lại, không ngờ bụng ngày một lớn. Bị làng phạt vạ, cô gái nghĩ rằng nếu thú thật thì chẳng hay ho gì, bèn đổ riệt cho tiểu Kính Tâm. Vì thế tiểu Kính Tâm cũng bị làng đòi đến khảo tra. Nhưng dù bị đánh tơi tả, nàng vẫn không dám nhận liều cũng như không để lộ mình là gái. Sư cụ chùa Vân thấy tiểu bị đòn đau thì thương tình, kêu xin với làng nộp vạ, bảo lãnh cho tiểu được tha về. Nhưng sợ miệng thế mai mỉa ô danh chốn thiền môn, nên sư cũng bắt tiểu phải chụm một cái lều cư ngụ ở phía ngoài cổng chùa. Nàng cam tâm nhận sự hành hạ này, cắn răng không hề một lời van xin hay than thở.

Thị Mầu sau đó sinh được một trai. Đã trót đổ vấy cho tiểu Kính Tâm, nên nàng lại đem đứa con bỏ liều ở cổng tam quan. Kính Tâm lại thêm một phen bối rối. Nhận lấy đứa bé thì không khác gì một hành động thú tội, mà không nhận thì làm ngơ sao đành trước một đứa bé vô tội thế kia. Nhưng những tràng khóc oa oa của đứa trẻ sơ sinh đã khiến nàng mất hết ngại ngần. Lập tức nàng bế đứa bé vào lều chăm sóc, và từ đó ngày ngày một công việc mới choán hết thì giờ và tâm trí của nàng: nàng phải bế nó đi xin sữa ở đầu làng cuối xóm. Mặc cho dân làng kẻ cười người chê đến rát cả mặt, nàng vẫn âm thầm chịu đựng, tuyệt không có lấy một lời oán thán. Cứ như thế sau sáu năm, nàng trông nom con người như con đẻ. Trong khi đứa bé ngày một sởn sơ khôn lớn, thì sức của nàng trái lại ngày một mỏi mòn kiệt quệ. Một hôm, biết mình không thể sống được nữa, tiểu Kính Tâm bèn viết một phong thư để lại cho bố mẹ đẻ, trong đó nàng thuật lại đầu đuôi nỗi mình nhẫn nhục bấy chầy. Lại dặn dò đứa bé sau khi mình chết thì trao thư lại cho sư cụ trên chùa. Khi khâm liệm, mọi người mới hay tiểu Kính Tâm là đàn bà, và ai nấy đều nhận thấy rằng sự chịu đựng của nàng từ bấy đến nay quả là cùng cực. Để tỏ lòng hối hận, sư cụ chùa Vân bên cho lập một đàn chay cầu cho nàng được siêu sinh tịnh độ. Dân làng còn bắt Thị Mầu phải để tang và bắt phải trả mọi chi phí ma chay. Hôm cử hành đàn chay, thì trên trời, giữa một đám mây năm sắc, đức Phật Thiên Tôn hiện ra phán truyền cho Kính Tâm thành Phật Quan Âm.

Ngày nay, để chỉ mối oan to lớn, người ta thường bảo “oan Thị Kính”, là từ truyện này mà ra.

Chia sẻ cho bạn đọc ✨ Gặp Lá Cơm Nếp [Thanh Thảo] ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Về Tác Giả Vở Chèo Quan Âm Thị Kính

Từ lâu Quan Âm Thị Kính được coi là của tác giả “khuyết danh”, nhưng hiện có hai giả thuyết:

  • Theo nghiên cứu của Hoa Bằng, thì tác giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp (? – ?), một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỷ 19. Ông là người ở thôn Thượng, xã Nguyên Khiết, huyện Thọ Xương; nay thuộc Hà Nội. Sau khi đỗ Giải nguyên năm Quý Dậu (1813), ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ Thiên Trường (1829). Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà vợ ông có dính líu, ông bị bắt giam, nhưng trốn được. Nhờ Nguyễn Công Trứ bấy giờ đang làm Tán tương quân vụ ở Lạng Giang che chở, nên ông đến ẩn tu tại đây.
  • Theo Gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dương Xuân Thự cung cấp, thì truyện thơ Quan Âm Thị Kính do Đỗ Trọng Dư (1786 – 1868) sáng tác. Ông là người xã Đại Mão, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc; nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Vấn đề tác giả, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nêu quan điểm:

Chưa rõ hai giả thuyết trên, thuyết nào gần chân lý hơn. Cũng có thể cả hai người, Nguyễn Cấp vả Đỗ Trọng Dư đều có liên quan đến việc cho ra đời tác phẩm Quan Âm Thị Kính… Tuy nhiên có phần chắc Đỗ Trọng Dư là người soạn sau, vì bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện còn là vào năm Tự Đức 21 (1868)

Về Tác Phẩm Quan Âm Thị Kính

Về tác phẩm Quan Âm Thị Kính, văn bản thuộc thể loại chèo dân gian. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

Căn cứ văn bản giáo sư Dương Quảng Hàm giới thiệu tại lần ấn hành duy nhất đến nay của Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội năm 1961, thì truyện gồm 786 câu lục bát.

  • Quan Âm chính văn tân truyện (觀音正文新傳): Ấn bản chưa rõ năm, chất lượng khá nhất, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Đại học Yale lưu hành bản chép lại.
  • Quan Âm chú giải tân truyện (觀音註觧新傳): Thịnh Văn Đường tàng bản năm 1886, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia Việt Nam lưu hành bản chụp vi tính.
  • Quan Âm tống tử bản hạnh (觀音送子本行): Quán Văn Đường tàng bản năm 1894, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Đại học Yale giữ một bản chép lại.
  • Tổng cộng 9 ấn bản, mấy cuốn mất trang.

Qua tác phẩm, chúng ta nhận ra được những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm: lời bênh vực cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lời đồng cảm với tình cảnh bất hạnh của học đồng thời tác phẩm gay gắt phê phán xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ oan khuất, bi thảm.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích 💚 Ngàn Sao Làm Việc [Võ Quảng] 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Quan Âm Thị Kính

Xem thêm xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Quan Âm Thị Kính.

Xuất xứ:

  • Văn bản là phần lời (kịch bản) của vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
  • Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,…

Hoàn cảnh sáng tác:

  • Theo nghiên cứu của Hoa Bằng, tác phẩm Quan Âm Thị Kính được Nguyễn Cấp sáng tác vào lúc cuối đời, đã thể hiện phần nào tâm sự u uất của ông. Ngoài ra,trong gia phả tại chùa Bổ Đà ghi, sư cụ Nguyễn Đình Cấp dựa vào phong cảnh trang Tiên Lát (chùa Bổ Đà) để mô tả ngôi chùa trong cốt truyện Quan Âm Thị Kính.
  • Theo Gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dương Xuân Thự cung cấp, Đỗ Trọng Dư đỗ Hương cống năm 1819, ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ Quốc Oai. Ở đây, ông bị kiện là thu tiền của dân không hợp lệ nên bị bãi chức (vì xin một chức vị trong phủ không được, mà một nho sinh đã làm đơn kiện ông), phải về nhà dạy học. Chán nản với thế sự, ông soạn Quan Âm Thị Kính để tỏ nỗi lòng. Năm 1876, con ông là cử nhân Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm (bản bằng chữ Quốc ngữ) được in ra (trên bản in đề rõ là của Đỗ Trọng Dư).

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Quan Âm Thị Kính

Cùng khám phá ý nghĩa nhan đề tác phẩm Quan Âm Thị Kính.

  • Quan Âm: Theo nghĩa cứu đời thì là một vị Bồ-tát coi xem cái tiếng đời kêu tên ngài mà ngài cứu cho. Tiếng kêu mà lại nói là coi xem được, là vì Bồ-tát đã tu chứng tới cõi sáu căn cùng dùng chung được, như tai có thể trông, mắt có thể nghe được vậy. Theo nghĩa tự tu, là Bồ-tát dùng cái trí tuệ sáng láng chiếu rọi vào trong, thấy rõ cái bản tính vì sao mà nghe được tiếng tâm của thế gian mà ngộ đạo vậy.
  • Thị Kính: Thị là họ, đàn bà dùng chữ Thị để phân biệt khác với lối đặt tên của đàn ông. Kính là giữ gìn nghiêm cẩn, không phóng túng buông lung. Trong kinh Phổ Môn nói: Chúng sinh tham dục quá, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ-tát, tự nhiên sạch lòng tham dục; Chúng sinh hay giận dữ, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ-tát, liền sạch lòng giận dữ; Chúng sinh ngu si, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ-tát liền hết ngu si. Ấy là cái chính nghĩa chữ KÍNH là cái công hiệu chữ KÍNH đó. Hễ hiểu được nghĩa chữ KÍNH, làm cho được hết chữ KÍNH, tức là tiến được quá nửa con đường vào đạo vậy. Khi bà Thị Kính tới chùa Vân mà sư cụ đặt tên cho là Kính Tâm, cũng một ý ấy vậy.
  • Theo nghĩa kinh điển nhà Phật, hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Do vậy, có thể gọi tên tác phẩm là “Quan Âm Thị Kính” hay “Quán Âm Thị Kính” cũng không làm thay đổi ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Xem ngay phân tích tác phẩm 🔻 Ông Giuốc – Đanh Mặc Lễ Phục 🔻 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Bố Cục Vở Chèo Quan Âm Thị Kính

Bố cục vở chèo Quan Âm Thị Kính được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
  • Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
  • Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Quan Âm Thị Kính

Tiếp theo là phần đọc hiểu tác phẩm Quan Âm Thị Kính.

1. Trước khi bị mắc oan

– Thị Kính ngồi quạt cho chồng.

– Thị kính yêu thương chồng bằng một tình cảm đằm thắm.

– Thị Kính cầm dao xén râu cho chồng.

– Tỉ mỉ, chật thật trong tình yêu.

– Thị Kính là người phụ nữ yêu thương chồng chân thật và mong muốn có hạnh phúc lứa đôi tốt đẹp.

2. Trong khi bị oan

a. Sùng bà

– Thị Kính bị khép vào tội giết chồng.

– Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?

– Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.

– Trứng rồng lại nở ra rồng.

– Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

– Mày là con nhà cua ốc.

– Con gái nỏ mồm thì về với cha.

– Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh.

→ Sùng bà tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính.

– Dúi đầu Thị Kính ngã xuống.

– Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng bà dúi tay ngã khụy xuống.

→ Xùng bà là người đàn bà độc địa, tàn nhẫn, bất nhân.

b. Thị Kính

– Lạy cha, lạy mẹ! Con xin trình cha mẹ…Giờ ơi! mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!. Oan thiếp lắm chàng ơi.

– Vật vã khóc, mặt rũ rợi, chạy theo van xin.

– Nói lời hiền dịu, cử chỉ yếu đuối nhẫn nhục.

– Thị Kính đơn độc giữa mọi sự vô tình, cực kì đau khổ và bất lực.

– Thị Kính phải chịu nhẫn nhục, oan ức nhưng vẫn thể hiện là người chân thực hiền lành, biết giữ phép tắc gia đình.

– Nhân vật nữ chính, bản chất đức hạnh, nết na, gặp nhiều oan trái.

3. Sau khi bị oan

– Quay vào nhà nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt áo trong tay.

– Thương ôi! bấy lâu …thế tình run rủi.

→ Nỗi đau nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.

– Đi tu để cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.

→ Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ và lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với những người lương thiện.

Giá Trị Tác Phẩm Quan Âm Thị Kính

Sau đây là những giá trị tác phẩm Quan Âm Thị Kính.

Giá trị nội dung

  • Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống.
  • Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến

Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
  • Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
  • Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
  • Xung đột kịch gay gắt
  • Miêu tả nhân vật độc đáo

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌻Đi Bộ Ngao Du🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính

Cùng tham khảo các sơ đồ tư duy Quan Âm Thị Kính bên dưới.

Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính Nỗi Oan Hại Chồng
Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính Nỗi Oan Hại Chồng
Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Quan Âm Thị Kính Chi Tiết

Soạn Bài Quan Âm Thị Kính Lớp 7

Cập nhật thêm gợi ý soạn bài Quan Âm Thị Kính lớp 7.

👉Câu 1 (Trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Tóm tắt

Thị Kính là con gái của Mãng ông. Thị Kính lấy Thiện Sĩ là con trai của Sùng ông, Sùng bà giàu có. Một đêm khuya, Thiện Sĩ đọc sách rồi nằm lên kỉ thiu thiu ngủ. Thị nhìn thấy một chiếc râu mọc ngược dưới cằm chồng, bèn lấy con dao khâu xén chiếc râu ấy đi. Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức, hốt hoảng túm lấy con dao hô hoán lên: “Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi làng! Đêm khuya khoắt bổng làm sao thấy bất thường!”Thị Kính bị Sùng ông Sùng bà vu cho tội định giết chồng, rồi đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ.

Đau khổ và bế tắc, Thị Kính cải dạng con trai, vào tu ở chùa Vân Tự, Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau đó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm.

Suốt ba năm trời Kính Tâm âm thầm chịu đựng và nhẫn nhục đi xin sữa nuôi con cho Thị Mầu. Trời Phật độ lòng, cho Kính Tâm được hoá thành Phật Bà Quan Âm lên toà sen (cõi Phật). Bấy giờ mọi người mới biết tiểu Kính Tâm là gái và hiểu rõ lòng nhẫn nhục, đức hi sinh cực độ của Thị Kính.

👉Câu 2 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ đoạn trích và xem chú thích.

👉Câu 3 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

– Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:

   + Sùng bà: kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị thời phong kiến

   + Thị Kính: nhân vật nữ chính, tiêu biểu cho người dân thường, vốn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ.

👉Câu 4 (Trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Cảnh đầu đoạn trích là cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách

→ Gợi lên không khí đầm ấm, hạnh phúc

– Cử chỉ và lời nói của nhân vật Thị Kính:

   + Thị Kính dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng ngủ

   + Thị Kính chăm chú nhìn chồng và phát hiện sợi râu mọc ngược

   + Thị Kính lấy dao định xén chiếc râu đó

→ Hành động của Thị Kính hết sức tự nhiên, chứng tỏ tình cảm chân thành và hết mực yêu chồng

👉Câu 5 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Hành động và ngôn ngữ Sùng bà là hiện lên là người kẻ tàn nhẫn, độc ác, coi thường người lao động hiền lành:

– Hành động:

   + Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên ( kiểu hạ nhục người khác)

   + Chửi mắng Thị Kính, không cho nàng được thanh minh

   + Hất tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống đất, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình

– Lời nói:

   + Đay nghiến, nhiếc mắng Thị Kính

   + Lời mắng nhiếc của Sùng bà luôn nhấn mạnh tới sự đối lập đến giai cấp, sự không “môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình

→ Mụ Sùng là người tàn nhẫn, độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên nên bà coi thường người khác, nhất là người lao động

👉Câu 6 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Thị Kính kêu oan 5 lần

– 4 lần kêu oan đầu tiên đến mẹ chồng và chồng (Oan con lắm mẹ ơi! Oan cho thiếp lắm chàng ơi!)

   + Lời kêu oan không được thấu tỏ do:

   + Thiện Sĩ là kẻ bạc nhược, đớn hèn còn mụ Sùng thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính

– Lần thứ năm lời kêu oan của Thị Kính nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của Mãng ông

   + Mãng ông dù biết con gái bị oan nhưng chỉ là người nông dân nghèo không thể giúp đỡ con gái

👉Câu 7 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)

– Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, mụ Sùng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề.

   + Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”

   + Gọi Mãng ông sang sau đó dúi ngã Mãng ông để cự tuyệt quan hệ thông gia và bỏ vào nhà

– Hình ảnh hai cha con ôm nhau của những người chịu oan, đau khổ hoàn toàn bất lực

→ Tình cảnh thống khổ của những người nông dân nghèo trước sự cay nghiệt của bọn thống trị.

👉Câu 8 (trang 120 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà nàng hát:

“Thương ôi… gối lẻ loi”

– Các cặp từ đối lập bấy lâu- bỗng, sắt cầm- chăn gối lẻ loi… : sắc thái ý nghĩa đối lập diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau chuyển đổi đột ngột

   + Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa

→ Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định cuộc đời.

– Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát

   + Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.

Xem thêm bài viết đầy đủ 💌 Hai Cây Phong 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Quan Âm Thị Kính Lớp 7

Đừng bỏ qua nội dung giáo án Quan Âm Thị Kính lớp 7.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khâu chèo truyền thống.

– Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm thị kính” nội dung, ý nghĩa về một số đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn chèo

Nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kinh ngôn ngữ hành động, nhân vật…) của đoạn trích lỗi oan hại chồng.

2. Kĩ năng

– Đọc phân vai, tóm tắt một tác phẩm văn học dân gian, phân tích tác phẩm chèo.

3. Thái độ

– Có tấm lòng bao dung,nhân hậu, độ lượng.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

– Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

– Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Chỉ ra sự phong phú và đa dạng của ca Huế ở một số mặt cụ thể?

H: Chỉ ra một số đặc điểm của các làn điệu ca Huế? Nguồn gốc của ca Huế?

H: Vì sao thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã?

3. Bài mới

Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN phát triển rất phong phú và độc đáo: Chèo, Tuồng, Rối nước… Trong đó vở chèo Quan Âm Thị Kính lấy sự tích về Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở chèo cổ tiêu biểu nhất, được phổ biến rộng rãi khắp cả nước. Trong điều kiện hai tiết học chúng ta chỉ có thể tìm hiểu được đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

– GV gọi HS đọc phần tóm tắt vở chèo SGK Trang 111- 112

– GV gọi HS đọc chú thích SGK T 119- 120.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Tóm tắt vở chèo:

“Quan âm Thị Kính”chia làm 3 phần:
   + Phần 1: án giết chồng
   + Phần 2: án hoang thai
   + Phần 3: oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen
? Nêu những hiểu biết của em về nghệ thuật sân khấu chèo?

CH: Nêu một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo về nội dung, về nghệ thuật ?
2.Một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống

– Khái niệm chèo: Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu, thường được biểu diễn ở sân đình làng.

– Sân khấu chèo nảy sinh và phổ biến ở Bắc Bộ.
CH:Nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát múa của sân khấu chèo có đặc điểm gì?

H: Giáo viên chọn một số học sinh có khả năng diễn đạt tốt, cho các em nhập vai các nhân vật trong đoạn trích.
* Đặc điểm của sân khấu chèo:

– Nội dung: Kể chuyện dân gian để giáo dục đạo đức.
   + Cảm thông sâu sắc với những số phận bi kịch của người lao động, đề cao phẩm chất, tài năng của họ đặc biệt là người phụ nữ.
   + Châm biếm, đả kích mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.

– Nghệ thuật:

– Là sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.
   + Kịch bản: Truyện cổ tích, truyện Nôm
   + Lời ca, âm nhạc: từ các làn diệu dân Bắc Bộ.
   + Múa dân gian.
   + Hề: từ rừng cười (tiếu lâm) dân gian.

=> Hát + nhạc + múa + diễn tích.

– Sân khấu chèo có tính chất ước lệ và cách điệu của sân khấu thể hiện qua:
   + Chèo có một số nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng.

=> Thư sinh: Nho nhã, điềm đạm

=> Nữ chính: Điềm đạm, nết na

=> Nữ lệnh: Lẳng lờ, bạo dạn

=> Mụ ác: Tàn nhẫn, độc địa

=> Hề chèo: thể hiện tiếng cười thông minh, hài hước và sâu sắc.
   + Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh, giao lưu trực tiếp với khán giả sau đó mới vào diễn.
   + Nghệ thuật hoá trang: râu, mặt, quần áo.
   + Nghệ thuật hát, múa, nói, cử chỉ của các nhân vật.
   + Đạo cụ thường gặp: cái quạt.

– Kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:
   + Thường kết thúc có hậu
   + Cái bi nhiều khi được tô đậm, đặc biệt qua các nhân vật phụ nữ.
   + Những làn diệu buồn thảm: sử râu, ba văn
   + Cái hài: tiếng cười lạc quan của các nhân vật hè chèo.
– Giáo viên dẫn truyện.

(Trước hết giáo viên hướng dẫn cách đọc)

Hs đọc theo sợ phân vai HS nhận xét.

– Giáo viên nhận xét cách đọc.

– Giáo viên hướng dẫn Hs tìm hiểu từ khó SGK.

? Đặt câu với một từ tự chọn?
3.Đọc đoạn trích và giải thích từ khó:

a.Đọc theo kiều phân vai

– Người dẫn truyện: giọng chậm rõ, bình thản ( đọc phần trong ngoặc đơn)

– Nhân vật Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi

– Nhân vật Thị Kính: Giọng hiền từ, âu yếm, ân cần => đau đớn, nghẹn tức thê thảm, rồi buồn bã chấp nhận , có phần bình tĩnh và kìm nén.

– Nhân vật Sùng Bà: Giọng nanh nọc, độc ác lấn lướt, có lúc quát tháo, có lúc đay nghiến chì chiết, có lúc bắt buộc vu hãm, có lúc hả hê, khoái trá.

– Nhận vật Sùng ông: Lèm bèm vì nghiện ngập, a dua với vợ; tàn nhẫn, thô bạo, đắc ý vì lừa được thông gia.

– Nhân vật Mãng Ông:
   + Hai câu đầu giọng vui mừng, hãnh diện vì con gái.
   + Hai câu sau ngạc nhiên, đau khổ và bất lực, cam chịu.

b. Giải thích từ khó:
H: Xác định bố cục đoạn trích?II. Tìm hiểu đoạn trích:

1.Thể loại: Chèo truyền thống.

2. Vị trí: Nằm ở nửa sau của phần 1

3. Bố cục:

a. Cảnh Thị Kính cắt râu cho chồng

b. Cảnh vợ chồng Sùng ôn,g Sùng bà vạ oán cho con dâu.

c. Cảnh Thị Kính quyết định đi ta.
CH: Trích đoạn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?

CH:Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?

– Xác định vai trò của nhân vật
a. Các nhân vật trong trích đoạn:

– Có 5 nhân vật: Thiên Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông.

– Tất cả những nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo xung đột. Nhưng cơ bản trong đoạn trích là Thị Kính và Sùng Bà.
   + Thị Kính ( vai nữ chính) đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo, người dân thường.
   + Sùng Bà ( mụ ác) đại diện cho tầng lớp địa chủ giàu có ở nông thôn.
   + Sùng Ông, Mãng Ông ( vai lão) tính cách khác nhau
   + Thiện Sĩ :vai thư sinh nhưng nhu nhược đớn hèn.
? Khung cảnh mở đầu trích đoạn là khung cảnh như thế nào?

? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây thể hiện nàng là người như thế nào?

? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai?

Kết quả như thế nào?
b. Nhân vật Thị Kính:

b1: Trong khung cảnh đầu đoạn trích

– Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, chồng đọc sách, vợ khâu áo quạt cho chồng.

– Thị Kính nổi lên là hình ảnh người vợ thương chồng với những cử chỉ ân cần, dịu dàng.. Tấm lòng tự nhiên, chân thật.

Lo lắng cho sợi râu mọc ngược ( điều xấu trên mặt chồng).
? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai?

Kết quả như thế nào?
b2; Những lần Thị Kính kêu oan

– Trong vở kịch (trích) 5 lần Thị Kính kêu oan
   + Lần 1,2,3 Kêu oan với mẹ chồng

Kết quả: Càng bị vụ thêm tội, bị sỉ vả, bị thờ ơ, bị đẩy ngã => Bà Sùng tàn nhẫn.
   + Lần 4: Kêu oan với chồng nàng nhận đc Sự thờ ơ lạnh lùng vô cảm.
   + lần 5: Kêu oan với cha đẻ: nhận được sự cảm thông nhưng đau đơn và bất lực.
H: Em có nhận xét gì về tình thế của Thị Kính trong những lần kêu oan đó?

? Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?
=> Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình nhà chồng, người phụ nữ- người con dâu – người vợ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc.

=> Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng một cách tàn nhẫn

b3:Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà.

– Cử chỉ, hành động của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:
   + Dẫn cha đi một quãng, đi theo cha mấy bước nữa rồi dừng, lại than thở, quay vào nhà nhìn từ cái chỉ đến sách, thùng thêu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.
   + Điệu sử rầu, nói thảm của T. Kính là những bộc bạch (của Thị Kính) đau đớn trước bước ngoặt cuộc đời.

Thương ôi! Bâý lâu cầm sách…

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi
? Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì?

– GV giải thích thêm về tính 2 mặt tích cực và tiêu cực trong lựa chọn của Thị Kính.
   + Tích cực: Thể hiện ước muốn được sống để tỏ rõ đoan chính.
   + Tiêu cực: Cho rằng khổ vì số phận, đó là tâm trạng bất lực, không lối thoát.

? Em có nhận xét gì về nhân vật Thị Kính Trong đoạn trích?

? Kết cục của mỗi oan trên là gì?

? Cho biết những hành động của Sùng bà và nhận xét?

– Về ngôn ngữ ?
=> Hình ảnh con người bơ vơ, đang đối cảnh trước những hồi ức (Hạnh phúc, hoà hợp – Đau khổ, chia lìa), những nỗi đau trước bước ngoặt cuộc đời, lựa chọn giằng xé: Đi đâu? Về đâu?

– Thị Kính chọn con đường “trá hình nam tử bước đi tu hành” là con đường, cửa thoát trong lúc đau khổ và bất lực (con đường này có 2 mặt vừa tích cực, vừa tiêu cực)

– Hành động của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở trách số phận mịt mù và dừng lại ở mức ước muốn nhật nguyệt sáng soi. Đó là hành động vừa thụ động vừa yếu ớt mơ hồ. Nàng chịu khuất phục trước hoàn cảnh chứ không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh.

=> Thị Kính là người phụ nữ, người vợ, người con dâu đức hạnh nhưng đã bị XHPK xô đẩy từ khổ đau nọ đến khổ đau kia.
H: Về ngôn ngữ vu hãm con dâu?C. Nhân vật Sùng bà:

– Hành động: Giúi đầu Thị Kính xuống => bắt TK ngửa mặt lên => giúi tay, đẩy TK ngã xuống.

=> Thô bạo, tàn nhẫn.

– Ngôn ngữ
   + Nói về nhà mình: Giống nhà bà đây giống phượng giống công => nhà bà đây cao môn lệnh tộc => trứng rồng lại nở ra rồng.

=> Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo.
   + Ngôn ngữ nói về nhà Thị Kính: Tuồng bay mèo mả, gà đồng lẳng lơ => liu điu lại nở ra dòng lịu địu => con nhà cua ốc => đồng nát thì về cầu Nôm

=> Coi thường, rè bỉu, khinh bỉ.
? Lời lẽ vu hãm theo tính chất như thế nào?

? Em có nhận xét gì về Sùng bà và mối quan hệ giữa Sùng bà và Thị Kính?

? Theo em vì sao Sùng bà lại độc đoán và tàn nhẫn như vậy?

=> Vì Thị Kính không môn đăng hộ đối với gia đình nhà bà ta.
+ Ngôn ngữ nói về nhà Thị Kính: Tuồng bay mèo mả, gà đồng lẳng lơ => liu điu lại nở ra dòng lịu địu => con nhà cua ốc => đồng nát thì về cầu Nôm

=> Coi thường, rè bỉu, khinh bỉ.
   + Ngôn ngữ vu hãm con dâu:

Mặt sứa gan lin => lẳng lơ, bây giờ mới lộ cái mặt ra => câm đi => cả gan say hoa đắm nguỵêt, trên dâu dưới bộc hệ hò => Dụng tình bất đắc => chém bổ… gái say trai lập chí giết chồng => mắt gái trơ như mắt thớt => ngựa bất kham……..

– Lời lẽ vu hãm ngày càng tăng tiến, lần lượt, thắt buộc, độc địa, xỉ vả.

=> Sùng bà là một người mẹ chồng rất độc đoán và tàn ác. Lời lẽ của mụ đều là sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo, đẳng cấp thấp cao.

Qua lời lẽ ta thấy mối quan hệ giữa mụ và Thị Kính vượt khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, đó là quan hệ giai cấp – quan hệ giàu nghèo.
– Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông, Sùng bà còn làm điều gì tàn ác?d.Thủ đoạn Sùng Ông, Sùng Bà – Xung đột kịch trong trích đoạn:

– Sùng ông, Sùng bà còn dựng lên một vở kịch tàn ác-> Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về.

=> Làm cho cha con Mãng ông nhục nhã ê chề.

– Sùng ông thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu: cúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà;
H: Theo em xung đột kịch cao nhất ở đoạn trích này thể hiện ở chổ nào?=> Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất: Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: Oan ức bị chồng bỏ rơi, tình vợ chồng tan vỡ, cha bị nhà chồng khinh bỉ, hành hạ.
– GV cho HS đọc ghi nhớ

– GV hướng dẫn HS cách làm BT. HS thực hiện ở nhà
4. Tổng kết:

* Ghi nhớ: SGK

4. Củng cố, luyện tập

– Giáo viên gọi một Hs tóm tắt vở chèo và tóm tắt đoạn trích.

– Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong đoạn trích?

– Khái quát một số đặc điểm của nghệ thuật sân khấu chèo.

5. Hướng dẫn về nhà

– Ôn nội dung bài học, tóm tắt cả vở chèo và đoạn trích

– Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ.

– Làm bài tập phần luyện tập

– Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

Khám phá thêm bài ⚡ Chiếc Lá Cuối Cùng ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

5 Mẫu Phân Tích Quan Âm Thị Kính Hay Nhất

Tổng hợp cho các bạn 5 mẫu phân tích Quan Âm Thị Kính hay nhất.

Phân Tích Quan Âm Thị Kính Nổi Bật – Mẫu 1

Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, chèo là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, là một thể loại kịch sân khấu mang đậm tính dân tộc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố khác nhau như kịch, múa, hát, kể chuyện,…

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, sự phát triển của nghệ thuật, chèo vẫn giữ được vị trí quan trọng, góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn những người con đất Việt với nhiều tác phẩm độc đáo, đặc sắc và vở chèo “Quan Âm Thị Kính” là một trong số những vở chèo như thế.

Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” nói chung, đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” nói riêng đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cũng như nỗi oan khuất, sự bế tắc của nhân vật Thị Kính.

Trước hết, nhân vật Thị Kính hiện lên là một người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp – dịu dàng, nết na, hết mực lo toan cho gia đình và yêu thương chồng. Thị Kính là con gái trong một gia đình nông dân nghèo nhưng đẹp người, đẹp nết và có lẽ chính vì cảm mến dung nhan, phẩm hạnh của nàng nên Thiện Sĩ đã cưới nàng về làm vợ. Kết hôn với Thiện Sĩ, Thị Kính luôn là một người phụ nữ nết na, hết mực lo cho chồng.

“Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc,
Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta.
Râu làm sao một chiếc trồi ra?
Dị hình sắc dưới cằm mọc ngược
Khi chàng thức giấc biết làm sao được.
Nay đang cơn giấc ngủ mơ màng,
Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an
Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.

Những lời nói, lời bày tỏ ấy của Thị Kính đã cho thấy nàng là một người phụ nữ chăm chỉ, chịu thương, chịu khó với công việc thêu thùa, may vá mỗi ngày. Đồng thời, nó cũng cho thấy sự chu đáo, quan tâm chồng của nàng khi nàng vừa may vá vừa quạt cho chồng ngủ.

Nhưng có lẽ không dừng lại ở đó, những lời bộc bày ấy của nàng còn cho thấy sự yêu thương, lo lắng và thương chồng của Thị Kính, bởi nàng thấy đẹp mặt chồng cũng chính là đẹp mặt mình và hơn ai hết, nàng có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm lo cho vẻ đẹp của chồng. Lòng thương chồng ấy đã khiến nàng quyết định cầm dao cắt râu cho chồng nhưng đâu ngờ rằng, chính hành động ấy đã khiến nàng phải chịu một nỗi oan, nỗi uất ức sau này.

Là một người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng ra Thị Kính phải có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc và vui vẻ, thế nhưng người phụ nữ ấy lại có một số phận đầy đau khổ và bất hạnh.

Vì muốn cắt cái râu mọc người cho chồng, Thiện Sĩ tỉnh giấc khi chưa hiểu rõ ngọn ngành đã hét lớn, cho rằng Thị Kính muốn giết mình. Trước sự việc ấy, Sùng bà – mẹ của Thiện Sĩ đã dùng những lời lẽ cay độc, tàn nhẫn để mắng chửi, sỉ nhục và thậm chí còn đẩy ngã Thị Kính.

Tuy nhiên, trước những lời nói và hành động của mẹ chồng, Thị Kính vẫn rất hòa nhã, nàng phân bua, hết lần này đến lần khác kêu oan nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa. Với Sùng bà, những lời nàng nói như chỉ thêm dầu vào lửa, như nước đổ lá khoai, bởi bà đã cho rằng Thị Kính là người có tội, là kẻ tàn ác và bất nhân. Quá bất lực trước hành động và lời nói của mẹ chồng, nàng tìm đến chồng với hi vọng Thiện Sĩ sẽ hiểu và giúp nàng minh oan.

Nhưng trái với suy nghĩ của mình, Thiện Sĩ cũng không thể giúp gì cho nàng, bởi lẽ chàng là một con người nhu nhược và hơn thế nữa, cũng vì Thiện Sĩ chưa hiểu rõ mọi chuyện đã hét toáng lên khiến Thị Kính bị mang oan. Đau đớn và bất lực, Thị Kính tìm đến Mãng Ông nhưng ông cũng không thể làm gì khác để có thể giúp cho con.

Như vậy, dù bị oan, nhưng đến cuối cùng, không ai có thể đứng ra để giúp đỡ hay minh oan cho Thị Kính, một mình nàng phải chịu nỗi oan vô lí trong sự vô tình của mọi người với nỗi đau khổ và bất lực đến tột cùng.

Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà với nỗi oan khuất không thể lí giải còn cha của nàng thì bị đẩy ngã. Chắc hẳn sẽ chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của Thị Kính lúc này – hôn nhân, gia đình tan vỡ, mất lòng tin ở chính những người thân trong gia đình và hơn thế nữa đó chính là việc nàng đã phải chứng kiến cảnh cha mình bị làm nhục. Tận cùng của nỗi đau và sự bất lực và có lẽ cũng không còn sự lựa chọn nào khác, Thị Kính quyết định ra đi.

Trước khi từ giã tổ ấm của mình, nàng vẫn không quên ngoái đầu nhìn lại thúng khâu, chiếc kỉ, thúng sách,… – những kỉ vật của một thời hạnh phúc, ấm êm nhưng nó lại cũng chính là nhân chứng cho nỗi oan ức của nàng.

Ngoái nhìn lại tất cả với một nỗi đau đớn, xót xa và cả sự luyến tiếc. Rời khỏi nhà, nàng quyết định nương nhờ nơi cửa chùa. Sự lựa chọn ấy của Thị Kính như một lẽ tất yếu, bởi lẽ nàng đã bị đuổi khỏi nhà chồng, càng không thể trở về nhà cha mẹ đẻ bởi đó là điều lễ giáo phong kiến không cho phép.

Nàng giả trai đi tu, nương nhờ cửa Phật với mong mỏi sẽ có được cuộc sống yên bình và nơi thanh tịnh ấy sẽ chứng minh cho sự trong sạch của nàng. Nhưng đồng thời, sự lựa chọn ấy của nàng cũng cho thấy sự sự bế tắc của nàng nói riêng, của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung bởi đấy là sự lựa chọn thụ động trước sự nghiệt ngã, xô đẩy của hoàn cảnh.

Tóm lại, vở chèo “Quan Âm Thị Kính” nói riêng, trích đoạn “Nỗi thương mình” nói riêng với cách xây dựng xung đột kịch gay gắt cùng cách miêu tả nhân vật độc đáo, hấp dẫn đã thể hiện được những nét đặc sắc về nhân vật Thị Kính – một người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu nỗi oan khuất bi thảm, bế tắc. Thị Kính chính là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

Phân Tích Quan Âm Thị Kính Chọn Lọc – Mẫu 2

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Các nhà văn luôn dành những trang viết để đồng cảm và trân trọng họ bởi đó là những con người đầy nỗi bất hạnh.

Nhân vật Thị Kính trong tác phẩm Quan âm Thị Kính là một nhân vật tiêu biểu như vậy, một số phận chịu nhiều oan khuất, đau đớn. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” đã cho thấy phần nào cuộc sống bế tắc, không lối thoát của người phụ nữ nói riêng và những số phận thấp cổ bé họng nói chung.

Đoạn trích nằm ở hồi một của tác phẩm “Quan âm Thị Kính”. Thị Kính là cô gái sinh ra trong gia đình nghèo, được cha mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – chàng thư sinh của gia đình giàu có trong vùng.

Một đêm khâu áo cho chồng, nàng bỗng nhìn thấy chiếc râu mọc ngược, nàng cầm dao toan xén đi. Người chồng tỉnh dậy, bất giác hô hoán lê. Cha mẹ chồng đổ mọi tội lỗi cho Thị Kính và đuổi nàng về nhà bố đẻ.Bao nỗi oan khuất chẳng thể giãi bày, dẫn tới bi kịch “Nỗi oan hại chồng”.

Là người con gái xuất thân trong gia cảnh nghèo khó nhưng Thị Kính là người con gái nết na, đoan trang, nhân hậu và rất mực yêu thương chồng. Khi chồng thức khuya học bài, nàng ngồi cạnh khâu vá, dọn kỉ rồi ngồi quạt cho chồng yên giấc trong đêm.

Tấm lòng sắc son, hi sinh vì chồng của nàng thật đáng trân trọng. Vậy rồi mà cuộc đời chẳng đáp đền tấm lòng của người con gái nết na. Vì chiếc râu mọc ngược của chồng, nàng định cắt đi để rồi dẫn đến bi kịch Thiện Sĩ nghi ngờ vợ có ý định giết mình. Mở đầu cho những sóng gió liên tiếp xảy đến với cuộc đời người con gái đáng thương, bất hạnh.

Trước bi kịch xảy ra, Sùng ông Sùng bà đã mắng nhiếc, ruồng bỏ người con dâu. Nàng bị đối xử một cách tệ bạc,bị gia đình chồng khinh thường. Ta không khỏi xót xa trước những lời van xin, khóc lóc van lậy của Thị Kính: ” Oan cho con lắm mẹ ơi”, “Mẹ xét tình con, oan cho con lắm mẹ ơi”. Tiếng khóc đau đớn từ tận đáy lòng của nàng khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm cho hoàn cảnh đầy oan trái của nàng.

Nàng càng khóc, Sùng bà càng mắng nhiếc nàng thậm tệ hơn và đuổi nàng về nhà. Người con gái đi lấy chồng chẳng thể báo đáp được công ơn sinh thành của cha mẹ, giờ lại khiến cha mẹ phải chịu nỗi oan tày trời, bị khinh bỉ và ruồng rẫy. Phận làm con có ai không đau lòng, xót xa

Hoàn cảnh của Thị Kính chẳng khác nào nỗi oan của Vũ Nương trong truyện người con gái Nam Xương. Chỉ vì chiếc bóng in trên tường mà nàng đùa nghịch cùng con khi đêm tối, đã khiến người chồng hiểu lầm nàng không chung thủy và Vũ Nương đã chọn cái chết để giải thoát.

Nỗi oan của Thị Kính nói riêng và của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung là do sự bất công, chà đạp của chế độ nam quyền khiến họ không thể giãi bày những tâm tư trong lòng. Nỗi đau đớn của Thị Kính cũng xuất phát từ từ hoàn cảnh gia đình không “môn đăng hậu đối” với gia cảnh nhà chồng. nàng bị Sùng bà sỉ nhục với bao lời lẽ cay nghiệt. Bởi vậy, nàng chỉ than thân trách phận mình sao hẩm hiu, đầy đau đớn:

Nghĩ trách mình phận hẩm duyên ôi
Cho nên nỗi thế tình run rủi

Và trong cơn bĩ cực của cuộc đời, nàng đã tìm cách để giải thoát cho mình, để cha mẹ chẳng phải đau khổ vì nàng. Đó là nàng đóng giả nam nhi, xuất gia tìm lại bình yên chốn cửa Phật. Sự ra đi của nàng hướng về chân trời chớm rạng đông như mong ước về một cuộc sống bình yên, không vương vấn bụi trần.

Nhân vật Thị Kính như tiêu biểu cho bao bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ với những bất công, oan trái. Qua đó, tác phẩm đã lên án mạnh mẽ xã hội thối nát, chà đạp lên những ước mơ, cuộc sống tốt đẹp của con người và đó cũng tiếng lòng thương cảm, xót xa của nhân dân cho số phận hồng nhan mà bạc mệnh.

Phân Tích Quan Âm Thị Kính Ấn Tượng – Mẫu 3

Quan Âm Thị Kính là một trong những vở chèo nổi tiếng của dân tộc ta. Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho sân khấu chèo mà tác phẩm còn phản ánh được những nỗi oan trái, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Quan Âm Thị Kính là vở chèo bao gồm ba phần: án giết chồng, án hoang thai và oan tình được giải – Thị Kính lên tòa sen. Trong mỗi phần đều nói lên số phận bi phẫn, cùng cực của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, bị đè nén, áp bức. Nhân vật Thị Kính có hai nỗi oan lớn nhất là: nỗi oan giết chồng và nỗi oan mang hoang thai. Đây là hai nút thắt chính của tác phẩm.

Nếu án oan giết chồng nói về số phận Thị Kính trong quan hệ gia đình, thì án hoang thai lại thể hiện số phận Thị Kính trong mối quan hệ xã hội. Như vậy, án giết chồng là khởi đầu cho những tai họa mà Thị Kính phải chịu đựng sau này, đồng thời qua biến cố này những phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính cũng được bộc lộ.

Đoạn trích bao gồm năm nhân vật chính: Thị Kính – người phụ nữ thùy mị, nết na, nữ chính trong tác phẩm. Sùng Bà – mụ ác, người mẹ chồng độc đoán, cay nghiệt. Sùng ông, Thiện Sĩ những kẻ nhu nhược, hai nhân vật phụ để làm nổi bật tính cách của các nhân vật chính. Xung đột chèo được thể hiện rõ nhất qua hai nhân vật Thị Kính và Sùng bà, đây là mối xung đột phổ biến trong xã hội: xung đột mẹ chồng nàng dâu.

Nhưng đồng thời hai nhân vật này cũng đại diện cho hai giai cấp trong xã hội: Sùng bà thuộc tầng lớp trên (địa chủ phong kiến) còn Thị Kính tiêu biểu cho số phận thường dân nghèo khổ, bất hạnh, bởi vậy xung đột của họ về bản chất là xung đột giữa giai cấp thống trị và kẻ bị trị.

Vở chèo mở đầu bằng khung cảnh êm ấm, hạnh phúc của Thiện Sĩ và Thị Kính, nàng may vá, thêu thùa, chồng dùi mài kinh sử: “Đạo vợ chông trăm năm kết tóc… Âu dao bén, thiếp xén tày một mực”. Đoạn thơ đã cho thấy những nét đẹp phẩm chất của Thị Kính, là một người vợ hiền thảo, chăm chỉ khâu vá, chăm sóc chồng chu đáo (quạt cho chồng ngủ).

Không chỉ vậy, nàng còn lại một người thương chồng, coi bổn phận của mình là làm cho chồng đẹp mặt: “Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta” cho thấy nàng quan tâm đến đạo vợ chồng, mong muốn thuận hòa để vẹn đạo phu thê.

Bởi vì thương chồng nên nàng mới băn khoăn về chiếc râu lạ và cầm dao xén chúng đi. Nhưng khi nàng chưa kịp xén thì Thiện Sĩ choàng tỉnh giấc và kêu rằng nàng định giết chồng. Bao nhiêu ý định tốt đẹp của Thị Kính đã không được chồng và nhà chồng hiểu mà còn mang trên mình tội danh giết chồng.

Nàng chưa kịp thanh minh, giải thích, Sùng bà đã lớn tiếng mắng chửi, sỉ vả không tiếc lời, không chỉ vậy, bà ta còn đẩy Thị Kính ngã khụy. Bà ta không chỉ chửi mắng Thị Kính mà còn lăng mạ cả gia đình nàng.

Sùng bà cho rằng nhà họ Sùng giống phượng giống công, cao môn lệnh tộc, trứng rồng lại nở ra rồng còn nhà Thị Kính là dòng giống mèo mả gà đồng, con nhà cua ốc, liu điu lại nở ra dòng liu điu, … Bà ta là kẻ độc đoán, tàn ác, không hề cho Thị Kính cơ hội phân trần, giải thích, đuổi nàng ra khỏi nhà một cách tàn nhẫn.

Qua những lời lẽ đó, ta thấy rằng quan hệ giữa Sùng bà và Thị Kính không dừng lại ở quan hệ mẹ chồng nàng dâu mà trở thành mối quan hệ giai cấp, mụ là chủ còn Thị Kính là kẻ hầu hạ, đồ bỏ đi.

Trước những lời mẹ chồng đay nghiến, nhục mạ, Thị Kính vẫn hết sức nhún nhường, năm lần nàng thanh minh, kêu oan với mẹ chồng, bố chồng, một lần là với chính bố của mình. Nhưng những lời kêu oan của nàng đều trở nên vô ích, nó chỉ khiến cho Sùng bà càng trở nên phẫn nộ hơn.

Sùng bà không cho nàng giải thích bởi bà không cần xem xét chuyện đúng sai, cái mà bà ta hướng tới là nhất quyết cho rằng Thị Kính là thủ phạm; thứ hai ranh giới giai cấp đã làm cho bà ta mờ mắt cùng với đó là bản chất độc ác, mất nhân tính nên không đếm xỉa những lời thanh minh của Thị Kính.

Kêu oan với chồng cũng không thể giúp nàng thoát tội vì chồng nàng là kẻ nhu nhược, trước những lời lẽ hành động quá quắt của mẹ với vợ Thiện Sĩ chưa một lần bảo vệ nàng. Chỉ có Mãng ông là tin tưởng con gái nhưng ông cũng đành bất lực.

Kịch tính được đẩy lên cao nhất khi Mãng ông bị đẩy ngã và Thị Kính ôm cha khóc. Với chi tiết này đã cho thấy Thị Kính không chỉ đau khổ vì hôn nhân tan vỡ, bị đẩy ra khỏi nhà không thương tiếc. Mà nàng còn đau đớn khi cha đẻ của mình bị làm nhục.

Trước tình cảnh đó nàng chỉ còn một lối thoát duy nhất đó là ra đi. Trước khi đi nàng nhìn lại những kỉ vật của hai vợ chồng: chiếc kỉ, thúng sách, thúng khâu,… cái nhìn của nàng trở nên đau đớn, xót xa biết bao. Nàng đã lựa chọn giả trai đi tu làm lối thoát cho mình. Hành động đó cho thấy nàng đã bị đẩy đến bước đường cùng, phải tìm đến cửa Phật để nương nhờ. Đồng thời, ở đây nàng cũng mong rằng Phật tổ sẽ soi xét mà biết cho tấm lòng trinh bạch của nàng.

Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật chèo truyền thống. Xây dựng xung đột kịch lôi cuốn, hấp dẫn, xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào. Xây dựng nhân vật tiêu biểu, đại diện cho giai cấp tầng lớp trong xã hội (Thị Kính – nông dân nghèo khổ; Sùng bà – địa chủ độc ác, bất nhân). Những làn điệu chèo phù hợp, giúp diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Nhân vật mang tính quy ước, thiện – ác phân chia làm hai tuyến rõ ràng.

Đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng và vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung đã khắc họa chân dung số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời, số phận đầy bất hạnh. Bên cạnh đó cũng lên tiếng vạch trần bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền, địa chủ phong kiến.

Phân Tích Quan Âm Thị Kính Đặc Sắc – Mẫu 4

Trước khi cách mạng tháng Tám đem lại ánh sáng cho dân tộc thì cuộc sống con người luôn lầm than, rơi vào cảnh bế tắc không lối thoát. Thật vậy, đã có biết bao tiếng kêu cứu, những van nài mong được cứu rỗi. Nhiều người bị hoàn cảnh xô bồ đánh mất đi nhân phẩm, những kẻ kém may mắn hơn thì phải chịu những bất hạnh mà họ chẳng ngờ tới. Nhiều bi kịch, nhiều đau đớn vẫn cứ diễn ra xung quanh và họ không cách nào để thoát khỏi sợi tơ định mệnh đầy bất hạnh ấy.

Những tiếng van nài kêu cứu không ai đáp trả, những khẩn cầu dường như không đến được với chúa trời, có lẽ cũng vì như vậy mà con người bắt đầu rơi vào tuyệt vọng.

Họ chọn cái chết để giải thoát cho số phận trớ trêu của mình, nhưng không phải ai cũng như vậy và Thị Kính trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính là một minh chứng cụ thể cho con người phải chịu nỗi bất hạnh nhưng vượt lên trên tất cả nàng chọn cách buông bỏ chuyện thế gian và sống trong cõi tu hành nơi cửa Phật.

Nhắc đến Thị Kính là nhắc đến một người con gái hiền lành, xinh đẹp nhưng số phận của nàng lại đối nghịch với cái vẻ đẹp ấy. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của Mãng Ông, cuộc đời nàng tưởng chừng như được sang trang mới khi lấy chồng là con nhà giàu, chàng là Thiện Sĩ con nhà họ Sùng, hơn thế nữa lại là người có ăn có học nên có lẽ sẽ hiểu chuyện và cảm thông cho vợ.

Nhưng bi kịch của cuộc đời Thị Kính mới chính thức bắt đầu khi bước chân vào cảnh cửa nhà chồng, chịu số phận con dâu đầy ngang trái, tủi nhục.

Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như bao ngày và nàng vẫn cố gắng làm tốt bổn phận của một người vợ, của phận con dâu hiền lành hiếu thảo. Thế nhưng ai đâu ngờ bi kịch lại ập xuống cuộc đời nàng, nó như một cơn lốc cuốn xô đi bao yên bình, bóp ngạt mọi thứ trên đường đi.

Và đó là một đêm yên bình khi nàng ngồi cạnh chồng khâu vá còn chồng mình thì cặm cụi đọc sách, vì học hành quá mệt mỏi nên chàng thiếp đi trong vô thức. Thị Kính ở cạnh chồng và yên lặng ngắm nhìn dáng vẻ ấy, sau một hồi quan sát kĩ nàng chợt thấy một sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, sẵn đang cầm dao trên tay nên nàng toan cắt đi để đẹp cho chồng:

“Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc
Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta
Râu làm sao một chiếc chồi ra …
Dạ thương chồng lòng thiếp sao an
Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.”

Hành động lấy dao cắt đi sợi râu mọc ngược của chồng suy cho cùng cũng xuất phát từ tấm lòng thương yêu, nàng muốn khuôn mặt chồng mình thêm gọn gàng, đẹp đẽ, thế nhưng đau đớn thay chồng nàng lại chợt tỉnh giấc, chàng hốt hoảng khi thấy vợ cầm dao kề cổ mình, ngu dốt, mù quáng chẳng hỏi rõ chuyện ra sao để hiểu cho nỗi khổ của nàng, vậy mà hắn khăng khăng là nàng hai lòng muốn giết mình.

Hắn hốt hoảng la hét gọi vợ chồng lão Sùng đến để bảo vệ, làm chứng mà đâu hay người vợ vẫn đang cố gắng hết sức để giãi bày cho hắn nghe đầu đuôi sự việc:

Thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya
Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ
Con nói đây có quỷ thần hai vai chứng tỏ
Dẫu thực hư đôi lẽ con chưa tường.”

Ngu dốt, mê muội, nhát chết đến mức đáng khinh bỉ như vậy liệu hắn có đáng được sinh ra làm đàn ông. Đau đớn thay cho thân phận người vợ bấy lâu luôn kề vai sát cánh chăm sóc cho hắn. Sống với nhau ngần ấy ngày tháng như vậy chẳng lẽ hắn còn chưa hiểu được tấm lòng của vợ mình. Nếu muốn giết hắn đến thế liệu nàng có để cho hắn kịp mở mắt mà kêu hô cha mẹ tới. Hắn cũng chẳng thèm suy nghĩ xem tại sao vợ mình lại làm như thế, tại sao nàng vẫn đang cố nói với hắn về sự thật.

Hèn nhát, yếu đuối khiến hắn hốt hoảng gọi bố mẹ, hắn mù quáng tin vào những gì mình nhìn thấy và tự suy biến ra câu chuyện kể với cha mẹ để rồi gia đình vũ phu, vô cảm ấy dồn ép không cho nàng lên tiếng. Chúng vạch tội nàng, vu khống nàng chẳng khác gì bọn thực dân hùng hổ buộc tội những người dân lương thiện, yếu đuối.

Nếu trước đây chúng ta từng đọc qua tác phẩm “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ thì sẽ không khỏi tức giận với tên chồng vì ghen tuông mù quáng mà bức ép vợ mình vào đường cùng, Vũ Nương hết mực chung thủy nhưng lại bị gán tội hai lòng và cuối cùng khi không thể thanh minh được nàng đã chọn cái chết.

Nhưng đến với bi kịch của Thị Kính thì nàng còn đáng thương hơn cả, chí ít chồng Vũ Nương còn yêu thương nàng nên mới sinh ghen tuông còn Thiện Sĩ dường như chẳng có chút tình cảm gì với Thị Kính, hắn vô cảm nhìn nàng nức nở giãi bày nhưng hắn cho rằng đó lại là những lời biện bạch cho kế hoạch giết chồng không thành của nàng. Thật phẫn nộ với những kẻ bạc tình bạc nghĩa như vậy, chẳng lẽ người phụ nữ ở bên cạnh hắn chỉ là con ở, chỉ là người mà hắn lấy về để dọn dẹp, khâu vá quần áo hay sao?

Chuyện ở trên đời thật đúng là vô lí, đôi khi nhiều viễn cảnh diễn ra trái ngang khiến con người ta chẳng thể nào ngờ tới được. Thật vậy, cái khốn nạn đen đủi lại trù ám lấy cuộc đời Thị Kính, nàng không thể kêu oan cũng chẳng thể nói được một lời, và cứ như thế nàng bị mẹ con nhà họ Sùng đay nghiến phỉ báng cay nghiệt đến đau lòng.

“Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?”

Mụ Sùng tuôn ra một tràng những lời lẽ cay độc, một mực khẳng định Thị Kính muốn giết con mình. Sự che chở mù quáng của bố mẹ với con cái đã giết chết cuộc đời của biết bao nhiêu người, mụ giày xéo cuộc đời Thị Kính và buộc tội nàng, chửi rủa nàng, hạ nhục nàng không thương tiếc.

Mụ vừa chửi rủa vừa dúi đầu Thị Kính xuống rồi lại bắt nàng phải ngửa mặt lên, ngửa cái khuôn mặt đáng thương lên để mụ đay nghiến. Mụ gào lên như một con thú hoang dã đang đánh nhau với kẻ thù. Từ mồm miệng độc ác của mụ không tiếc lời phun ra chửi rủa, mụ chửi Thị Kính là tuồng lẳng lơ, là đồ mèo mả gà đồng.

Cơn thịnh nộ khiến mụ thành con quỷ dữ, mụ chẳng thèm nghe, chẳng dừng chửi rủa. Mụ gạt phắt đi những lời kêu oan của Thị Kính, mặc cho những cố gắng giải thích của nàng. Mụ gán ngay cho nàng các mác lẳng lơ, say hoa đắm nguyệt, gái say trai lập trí giết chồng và điên cuồng đòi băm vằm Thị Kính ra, mụ cầu mong trời đất sẽ khiến cho nàng gặp báo ứng.

Mụ Sùng là “tấm gương” lớn về tình yêu thương và bênh vực con mình mù quáng. Con Mụ cũng chẳng phải thần phật quý phái gì, hắn chẳng là gì ngoài một tên hèn nhát, nhu nhược đầy tội lỗi. Vậy mà trong mắt người mẹ “đáng quý” ấy hắn thật có giá. Mụ khinh thường, cho rằng Thị Kính không xứng với con mụ rồi tuôn ra một tràng đạo lí nào là gia đình mình cao môn lệch tộc, là dòng dõi rồng phượng không thể sống cùng lũ tôm tép cua ốc liu điu.

Bị vu oan là giết chồng, bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ đó là sự tủi nhục vô cùng của người phụ nữ trong xã hội cũ và đó cũng là bi kịch của cuộc đời Thị Kính.

Trong xã hội thối nát vô nhân đạo ấy thì thân phận người phụ nữ bị coi như cỏ rác, họ chỉ là những con người nhỏ bé không thể làm chủ được cuộc đời mình, họ không có quyền lên tiếng trong xã hội mà chỉ luôn bị vùi dập đầy bất công. Vốn nghèo nàn tưởng được thoát kiếp khổ cực nhờ việc nương tựa vào gia đình chồng nhưng hóa ra đó lại là nợ đời mà nàng phải gánh chịu.

Nàng bị làm nhục, cha mẹ nàng cũng bị làm nhục. Mang tiếng thông gia với nhau nhưng cha Thị Kính vẫn không nhận được sự tôn trọng từ phía nhà chồng của nàng nhưng biết làm sao, không có tiền đồng nghĩa với không có tiếng nói trong xã hội vậy nên hai cha con chỉ còn đường đau đớn ôm nhau cùng khóc.

Cuộc đời người con gái ấy đã bị vấy bẩn, bị ô nhục vu oan nhưng vượt lên trên tất cả nàng lại chọn cho mình nương tựa nơi cửa Phật. Và đó là nơi không thị phi cuộc đời, không oan ức thảm thương. Chi ít ở đó sẽ không còn có gia đình mụ Sùng, và nàng đã từ bỏ chốn hồng trần mu muội bước vào cửa phật.

Không, không phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính
Và nàng xuống tóc đi tu.”

Tưởng rằng tu hành nơi cửa Phật sẽ không còn nhiều ngang trái, thế nhưng số phận vẫn không buông tha cho nàng, oan ức này chồng chất oan ức kia, có lẽ cuộc đời nàng đã định sẵn là phải chịu oan uổng. Nàng cũng không thanh minh nữa và sống lặng lẽ tích đức hành thiện. Mãi sau này khi nàng chút bỏ hơi thở cuối cùng rời khỏi thế gian mọi oan ức mới được sáng tỏ.

Nàng đã sống cả cuộc đời mình trong tủi nhục, không một giây một phút nào số phận cho nàng được yên ổn nhưng nàng cũng đã sống hết cuộc đời mình. Phải chăng đây cũng là thử thách của thần phật dành cho cuộc đời nàng và khi vượt qua hết các cửa ải nàng đã trở thành Phật Bà Quan Âm, nàng đã không còn nợ gì ở nơi trần thế này nữa và chốn linh thiêng đã đưa nàng trở về nơi mà lẽ ra nàng nên thuộc về.

Cuộc đời là một chuỗi các thử thách đầy khắc nghiệt và chỉ có những người thực sự vững vàng mới vượt qua được. Đừng vội nản lòng trước những khó khăn mà mình đang gặp phải và cũng đừng than trách số phận quá trớ trêu. Vì sau tất cả những khó khăn chúng ta sẽ gặt hái được thành quả, sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để bước đến tương lai.

Thất bại hôm nay có thể là bàn đạp cho thành công ngày mai, đừng thấy đời giông bão mà e sợ núp sau lưng người khác vì sau đám mây đen sẽ là những tia nắng rạng rỡ. Đến một thời điểm nào đó tất cả mọi cố gắng của chúng ta sẽ được báo đáp, khi đủ ấm chồi non sẽ bật tung ra khỏi sương giá để viết lên sự sống cho mình.

Câu chuyện về cuộc đời của Thị Kính quả thật đấy rẫy đau thương và oan ức nhưng sau cùng người ở hiền thì vẫn gặp lành, mặc dù nàng không còn trên trần thế nhưng ở một nơi nào đó chắc hẳn cuộc sống tươi đẹp đang chào đón nàng. Và không chỉ mình nàng phải gánh chịu nỗi uất nhục ấy mà là toàn bộ người phụ nữ, những người lao động nghèo trong xã hội cũ, họ luôn bị vùi dập dưới gót giày vô cảm của quân tàn bạo, những kẻ bạo chúa.

Nhiều năm ròng rã qua đi, cuối cùng con người cũng tìm thấy ánh sáng cho cuộc đời mình, họ được sống đúng nghĩa như là một con người, và đó là khi có cách mạng, cuộc đời con người được khai sáng, tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Phân Tích Quan Âm Thị Kính Tiêu Biểu – Mẫu 5

Chèo là loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Nhắc đến chèo, không thể không nhắc tới vở chèo “Quan âm Thị Kính”. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” có lẽ chính là phần đặc sắc nhất trong tác phẩm. “Nỗi oan hại chồng” đã diễn tả sinh động, cụ thể tình cảnh bi thảm bế tắc của Thị Kính, đồng thời cũng là của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.

“Nỗi oan hại chồng” nằm ở phần mở đầu của “Quan âm Thị Kính”. Đó là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời Thị Kính – một nàng dâu ngoan hiền, nết na, thùy mị. Trong đoạn trích có 5 nhân vật, Thị Kính, Thiện Sĩ – chồng nàng, Sùng ông, Sùng bà là cha mẹ chồng nàng và Mãng ông – cha ruột của Thị Kính.

Mở đầu đoạn trích, tác giả tái hiện khung cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình Thị Kính. Vốn là người vợ tần tảo, yêu thương chồng. Sau khi xong xuôi việc nhà, thấy chồng học bài thiếp đi, nàng ngồi quạt cho chồng ngủ.

Bất ngờ thấy chiếc râu mọc ngược dưới cằm chồng, nàng lo lắng điềm chẳng lành nên lấy dao định cắt đi. Đúng lúc ấy, Thiện Sĩ tỉnh dậy. Thấy con dao trên tay vợ thì tâm chí rối bời, gọi mẹ ầm ĩ. Hành động đầy yêu thương săn sóc bỗng trở thành khởi nguồn của những bi kịch trong cuộc đời Thị Kính.

Sùng ông, Sùng bà nghe tiếng chạy lên. Chẳng cần hiểu rõ ngọn nguồn, Sùng bà đã ầm ĩ kêu to, sừng sộ khép cho Thị Kính tội giết chồng “Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?” Bao nhiêu lời lẽ đay nghiến chửi rủa liên tiếp hướng vào Thị Kính. Bà ta trắng trợn vu cho nàng những tội tày đình ” Mày trót say hoa đắm nguyệt”, “Gái say trai lập chí giết chồng”, gieo rắc nỗi oan lên người Thị Kính.

Mặc cho Thị Kính kêu oan, bà ta vẫn hành động hết sức tàn nhẫn, thô bạo “dúi đầu Thị Kính xuống” rồi “bắt Thị Kính ngửa đầu lên”.

Thị Kính càng kêu thì oan càng lớn, mụ không cho Thị Kính cơ hội thanh minh, giải thích. Mụ nhẫn tâm đuổi thẳng con dâu ra khỏi nhà. Không chỉ bởi sự vu oan Thị Kính giết chồng mà còn đay nghiến Thị Kính là người đàn bà hư đốn, xấu xa, không xứng với con trai mụ:

Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha…”

Trong lời nói của Sùng bà, các tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đầy sinh động, tạo dựng một loạt hình ảnh sự vật trái ngược nhau. Từ đó nhấn mạnh sự tương phản, mâu thuẫn xung đột của câu chuyện. Sùng bà chửi rất nhiều song đều hướng tới tư tưởng phân chia giai cấp, phân biệt “cao – thấp”, “giàu – nghèo”.

Lời nói của Sùng bà không chỉ thể hiện sự lạnh lùng, vô tình mà còn có sự khắc nghiệt, kiêu căng của tầng lớp địa chủ, vừa là sự căng thẳng không thể hóa giải trong quan hệ mẹ chồng và nàng dâu. Thị Kính tuy đầy đủ đức hạnh mà lễ giáo phong kiến quy định nhưng vì là con nhà nghèo, nên không được Sùng bà chấp nhận.

Mâu thuẫn giữa Sùng bà với Thị Kính, hay giữa gia đình Sùng bà với Thị Kính và cha nàng không chỉ là mâu thuẫn hôn nhân, gia đình. Nó còn phản ánh mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội phong kiến đương thời. Sùng bà chính là đại diện cho giai cấp địa chủ tàn ác, khoe khoang, hợm của, độc đoán và tàn nhẫn.

Không dừng lại ở đó, mụ là kẻ tạo ra “luật lệ” gia đình, thậm chí bắt cả chồng cả con phải nghe theo, phải nể sợ mình. Hình tượng Sùng bà hiện lên trong đoạn trích vô cùng sống động, gây nên nỗi ghê sợ, căm ghét sâu sắc cho người đọc, người xem

Đối lập hoàn toàn với nhân vật Sùng bà là nhân vật Thị Kính. Nàng là nhân vật chính vở chèo, cũng là đại diện cho người phụ nữ nông dân, bình thường, lương thiện. Dẫu có đức có hạnh nhưng số phận lại thảm thương, bất hạnh.

Trước nỗi oan mẹ chồng vu hãm, Thị Kính kêu oan năm lần. Bốn lần, nàng hướng về mẹ chồng và chồng để kêu oan: “Giời ơi ! Mẹ ơi, oan con lắm mẹ ơi”, “Oan cho con lắm mẹ ơi”… “Oan thiếp lắm chàng ơi”… “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!”. Nhưng tất cả đều vô ích. Mỗi lần kêu oan là một lần thêm tội. Với Sùng bà, những lời ấy chỉ càng làm tăng thêm sự khinh ghét.

Còn Thiện Sĩ chỉ là một người chồng đớn hèn, bạc nhược. Hắn bỏ mặc người vợ yêu thương, gắn bó, mặc kệ mẹ mình buông lời đay nghiến, mặc kệ mẹ mình vu cho nàng những nỗi oan vô lí. Khi Thị Kính cầu cứu “Oan thiếp lắm chàng ơi”, Thiện Sĩ im lặng, giống như không chút tình cảm. Đến đây, có lẽ không ai ngăn nổi sự tức giận và xót thương Thị Kính. Một người vợ hiền dâu thảo, tần tảo, yêu thương chồng như thế chỉ vì vài câu không đầu không đuôi mà bị hàm oan, bị đuổi khỏi nhà.

Mãi đến lần thứ năm kêu oan với Mãng ông, cha của mình, người phụ nữ đáng thương ấy mới nhận được sự cảm thông. Dù chỉ là sự cảm thông trong khổ đau và bất lực. Càng về sau, cảnh ngộ của Thị Kính càng thê thảm. Hạnh phúc tan vỡ. Thị Kính vừa than vừa hờn trách:

Trách lòng ai nỡ phụ lòng
Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi…”

Và rồi, trước cảnh ngộ ấy, nàng quyết định từ biệt gia đình, xuống tóc giả trai đi tu, đến nương nhờ nơi cửa Phật. Không buông xuôi, Thị Kính mong muốn sống nơi trong sạch linh thiêng để chứng minh sự trong sạch. Tuy vậy, chúng ta cũng thấy được trong đó sự cam chịu, nhẫn nhục của nàng trước số phận. Không từ bỏ nhưng cũng không đấu tranh. Thị Kính chưa đủ dũng cảm và bản lĩnh chống lại những oan trái bất công mà mình phải chịu đựng.

Có thể nói, qua đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” và cả vở chèo “Quan âm Thị Kính”, người đọc, người xem đã thấy được cuộc đời Thị Kính. Thấy được phẩm chất tốt đẹp và nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói riêng, người lao động nói chung. Đồng thời lên án tầng lớp địa chủ phong kiến độc ác nhẫn tâm và nét nghệ thuật chèo nổi tiếng của dân tộc.

5 Mẫu Tóm Tắt Quan Âm Thị Kính Ngắn Gọn

Xem thêm 5 mẫu tóm tắt Quan Âm Thị Kính ngắn gọn nhé.

Tóm Tắt Quan Âm Thị Kính Hay Nhất – Mẫu 1

“Quan Âm Thị Kính” là một vở chèo nổi tiếng, kể về nhân vật chính là Thị Kính. Nàng vốn là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên.

Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm.

Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.

Tóm Tắt Quan Âm Thị Kính Đặc Sắc- Mẫu 2

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi.

Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.

Trong làng có Thị Mầu con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy, thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt. Thị Mầu vốn lẳng lơ đã gian díu với anh Nô rồi có thai về sau lại đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm bị oan, bị đuổi ra tam quan. Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Nuôi con ròng rã ba năm, rồi nàng “hóa” được lên đài sen trở thành Phật Bà Quan Âm. Nàng viết thư để lại cho đứa trẻ, lúc này mọi người mới hiểu rõ sự tình.

Tóm Tắt Quan Âm Thị Kính Ấn Tượng – Mẫu 3

Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.

Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hóa”, được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

Tóm Tắt Quan Âm Thị Kính Chọn Lọc – Mẫu 4

Thị Kính là con gái Mãng Ông. Chồng của Thị Kính là Thiện Sĩ. Một hôm, Thị Kính đang ngồi khâu vá. Chồng đọc sách bên cạnh vì mệt quả mà ngả lưng yên giấc. Nhìn thấy có chiếc râu mọc ngược sẵn có dao bén nàng cầm lấy định dùng để xén đi. Bỗng nhiên Thiện Sĩ tỉnh giấc, kêu lên thất thanh. Bố mẹ chồng nghi cho Thị Kính là muốn giết chồng, toan đuổi về nhà bố mẹ đẻ.

Thị Kính bị oan ức, không biết kêu vào đâu liền cải trang thành nam, tìm đến chùa Vân xin đi tu. Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau đó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm.

Suốt ba năm ròng rã phải chịu khổ cực. Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. Qua vở chèo ta cũng cảm nhận được tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo.

Tóm Tắt Quan Âm Thị Kính Ngắn Hay – Mẫu 5

Thị Kính là con gái của Mãng ông – một người nông dân nghèo. Nàng kết duyên cùng Thiện Sĩ là con trai của Sùng ông Sùng bà. Một hôm nọ, Thị Kính đang ngồi khâu. Chồng nàng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược liền cầm dao toan cắt đi. Đúng lúc đó, Thiện Sĩ tỉnh dậy, hô hoán lên. Bố mẹ chồng liền đổ cho Thị Kính là định giết chồng. Nàng hết lời giải thích nhưng không ai nghe. Sùng ông Sùng bà đuổi nàng về nhà mẹ đẻ.

Bị oan ức, Thị Kính giả trai vào tu ở chùa Vân Tự và lấy hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu là con gái của phú ông, vốn tính lẳng lơ, đem lòng say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà chòng ghẹo, ăn nằm với người ở là anh Nô, rồi có thai. Làng bắt vạ, Thị Mầu khai là của Kính Tâm. Điều đó khiến Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa.

Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm nuôi. Sau ba năm nuôi dưỡng con cho Thị Mầu, nàng được “hóa” lên tòa sen trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước đó, nàng đã viết thư để lại cho đứa trẻ thì sự tình mới được rõ ràng.

Viết một bình luận