5+ Sự Tích Trung Thu Cho Bé: Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án. Dành Tặng Các Bạn Thiếu Nhi Những Câu Chuyện Viết Về Tết Trung Thu Hay Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Sự Tích Trung Thu
Sự tích trung thu cho bé, một câu chuyện dân gian về nguồn gốc của lễ hội trung thu, một trong những lễ hội truyền thống của Việt Nam. Sự tích trung thu cho bé có nội dung, ý nghĩa như sau:
Nội dung Sự Tích Trung Thu
Câu chuyện kể về nguyên nhân tại sao mặt trăng vào đêm rằm tháng tám lại sáng nhất và đẹp nhất trong năm, và tại sao người ta lại làm bánh trung thu, rước đèn lồng và cúng trăng vào dịp này. Theo truyền thuyết, ngày xưa có một vị anh hùng tên là Hồng Hà, đã giúp nhân dân đánh tan quân xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước.
Sau khi trở về, Hồng Hà được Ngọc Hoàng ban cho một viên ngọc quý có thể giúp anh bay lên trời. Hồng Hà mang viên ngọc về nhà và giao cho vợ là Hằng Nga giữ. Hằng Nga là một người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành và rất yêu chồng. Một hôm, khi Hồng Hà đi vắng, có một tên trộm tên là Cuội đã lẻn vào nhà cướp viên ngọc.
Hằng Nga phát hiện ra, liền đuổi theo Cuội. Cuội chạy ra ngoài, nhảy lên cây đa và cắn vào viên ngọc. Ngay lập tức, viên ngọc phát sáng và kéo cả cây đa cùng Cuội bay lên trời. Hằng Nga vừa kịp bám vào cành cây. Cả hai cùng bay lên mặt trăng và không thể trở về.
Hồng Hà biết tin, rất đau lòng và mong nhớ vợ. Mỗi đêm, anh đều ngước nhìn mặt trăng và cầu nguyện cho vợ được bình an. Nhân dân cũng rất kính trọng và nhớ ơn Hồng Hà và Hằng Nga, nên cứ vào đêm rằm tháng tám, họ đều làm bánh trung thu, rước đèn lồng và cúng trăng để tưởng nhớ và tri ân hai vị anh hùng.
TẶNG BẠN: Thơ Trung Thu Mầm Non
Ý nghĩa Sự Tích Trung Thu
- Câu chuyện có ý nghĩa về tình yêu thương, lòng trung thành, sự hy sinh và lòng yêu nước. Hồng Hà và Hằng Nga là hình ảnh của người lính và người phụ nữ Việt Nam, luôn sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì đất nước, vì tự do, vì hòa bình. Câu chuyện cũng thể hiện sự gắn kết, sự đoàn kết và sự biết ơn của nhân dân đối với những người có công với đất nước. Câu chuyện còn là nguồn gốc của những phong tục truyền thống trong lễ hội trung thu, như làm bánh trung thu, rước đèn lồng, cúng trăng, v.v
Tặng bạn tuyển tập: 45+ Bài Thơ Trung Thu Ngắn Hay
Những Sự Tích Trung Thu Cho Bé Hay Nhất
Thohay.vn chia sẽ đến cho bé những mẫu sự tích viết về trung thu hay nhất.
Sự tích Đèn Trung thu
Chuyện kể rằng ở một làng nọ có một cậu bé tên là Cuội. Cuội thông minh, tốt bụng và rất hay giúp đỡ bạn bè nên được các bạn yêu quý. Và trong lúc mải chơi một bạn đã bị đuối nước, đang chăn trâu thổi sáo Cuội đã nghe thấy tiếng kêu cứu của bạn bè, không ngần ngại nguy hiểm, Cuội đã nhảy xuống cứu giúp bạn lên bờ. Thế nhưng, Cuội mãi không trở về với bạn. Cuội được lên cung trăng từ đó.
Hình ảnh Cuội tốt bụng vẫn mãi vấn vương không quên trong tâm trí của những người bạn. Thấu hiểu được tình bạn đẹp giữa Cuội và những người bạn ở trần gian cô tiên đã giúp cho các bạn nhỏ được gặp lại Cuội. Đó là cứ vào ngày Rằm tháng Tám hàng năm – ngày trăng tròn và đẹp nhất hãy rước đèn ông sao để Cuội có thể thấy được các bạn nhỏ ở trần gian.
Không những thế, các bạn nhỏ còn còn tạo ra các loại đèn hình con cá, con thỏ… để nhớ về những lần chơi đùa bắt cá, bắt thỏ … cùng nhau.
Và từ đó, cứ vào rằm tháng Tám hàng năm các bạn nhỏ lại cùng nhau quây quần làm đèn, rước đèn đêm trăng trung thu để nhớ về Cuội.
XEM CHI TIẾT: Sự Tích Đèn Trung Thu
Sự tích Đèn kéo quân
Sự tích Trung thu mẹ kể cho bé không thể thiếu câu chuyện về chiếc đèn kéo quân. Tương truyền vào gần dịp tết Trung thu, nhà vua mở hội thi khéo tay khắp cả nước. Bấy giờ, tại ngôi làng nghèo khó nhất, chàng Lục Đức nằm mơ thấy vị thần râu tóc bạc phơ xuất hiện và phán rằng:
– Thái Thượng Lão Quân ta thấy người nghèo khó nhưng rất hiếu thảo với mẹ. Cho nên, hôm nay qua đây bày cách cho nhà người làm chiếc đèn tiến vua.
Thời gian trôi mau, khi đèn làm xong thì ngày rằm cũng tới. Dân chúng khắp nơi tiến dâng vật phẩm chế tác nhưng không ai làm vua hài lòng. Chỉ đến khi thấy chiếc đèn vừa là lạ, nhiều màu sắc, nhà vua tò mò hỏi ý nghĩa. Lục Đức theo lời Thái Thượng Lão Quân tâu:
– Muôn tâu bệ hạ, thân trúc giữa đèn đại diện cho trục khôn, chong chóng quay 6 mặt chiếc đèn biểu tượng 6 cảm xúc của con người: thương, ghét, giận, hờn, buồn, vui. Con người thay đổi căn do là đạo làm người chưa tới. Bởi vậy cần ánh sáng soi tỏ để người người sống tốt lành, có đạo đức.
Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hình ảnh nhà vua, quan và ngựa nối đuôi nhau quay vòng. Vua cảm động lắm, liền thưởng mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.
XEM THÊM: Bài Thơ Trăng Rằm Tháng Tám
Sự tích Tết Trung Thu
Ngày xửa ngày xưa có một nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và rất yêu trẻ con, nàng tên là Hằng Nga. Một hôm nọ , Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” .
Nếu ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga tham dự cuộc thi làm bánh và cố gắng tìm ra công thức để làm ra loại bánh ngon nhất. Nàng tìm xuống trần gian thăm hỏi xem có ai giúp nàng không.
Và một ngày nọ, Hằng Nga đã gặp được chú Cuội – một anh chàng không thật thà.
Hằng Nga thoảng giọng nhẹ nhàng hỏi:
– Chàng ơi, liệu có công thức nào để làm ra một loại bánh ngon và lạ nhất trên đời này không?
Chú Cuội chỉ nghe thoảng câu hỏi của Hằng Nga nhưng chàng không trả lời và im lặng một lúc thật lâu. Rồi sau đó mặt dù không biết câu trả lời nhưng chú Cuội vì muốn được tiếp tục nói chuyện với Hằng Nga. Chú Cuội đã vội vàng trả lời:
– Nàng ơi, nàng cứ đem hết nguyên liệu làm bánh mà trộn thật đều lại rồi đem nướng lên. Để một lúc sau rồi lấy ra thì nàng sẽ có món bánh thật tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Hằng Nga mừng rỡ vì chàng Cuội đã chỉ cho nàng bí quyết đó. Nàng lấy lòng biết ơn và bắt đầu cùng chàng Cuội làm những chiếc bánh để có thể mang đi dự thi.
Trải qua một thời gian làm ra những chiếc bánh ngon nhất, nàng Hằng Nga cũng đã đến lúc phải mang trở về cho kịp dự thi lễ hội.
Nhưng chú Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã một tay nắm lấy nàng Hằng Nga và tay kia giữ vào cây đa nhưng sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng.
Giờ đây ngồi trên cây đa, chú Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Về đến thiên đình, thật bất ngờ món bánh của Hằng Nga lại ngon nhất và đặc biệt nhất. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Kể từ đó hằng năm vào rằm tháng tám là Hằng Nga và chú Cuội lại được gặp nhau rồi cùng xuống trần gian mang những chiếc bánh đến cho các em nhỏ để quây quần bên nhau cùng ăn với gia đình các bé.
Về sau hễ cứ đến rằm tháng tám là gia đình sum họp quây quần bên nhau cùng tất cả các thành viên ăn món bánh truyền thống mang tên “Bánh Trung Thu” ngày nay.
Đây chính là câu chuyện được dân gian kể lại về sự tích Tết Trung Thu cho đến bây giờ.
Tặng bạn: Bài Thơ Rước Đèn Tháng Tám
Sự tích chú Cuội
Theo sự tích, Cuội là một chàng trai mồ côi, thông minh, tốt bụng làm nghề đốn củi. Một lần vào rừng cuội phát hiện ra gốc đa lớn có thể chữa được bệnh. Cuội đã mang câu đa về trông gần nhà và mang những chiếc lá đi cứu chữa người bệnh trong làng.
Song vợ Cuội lại mắc bệnh đãng trí và quên mất lời chồng dặn rằng khi chăm sóc cây không được tưới nước bẩn lên cây nếu không cây sẽ biến mất. Để rồi khi Cuội đi làm vợ đã ra chỗ gốc cây và tiểu lên đó.
Khi Cuội trở về thì thấy cây đa thần đang từ từ nhổ rễ bung lên khỏi mặt đất, Cuội đã cố gắng bổ chiếc rìu vào rễ cây hòng giữ cây ở lại nhưng bất lực. Cứ thế Cuội và cây đa bay thẳng lên cung trăng.
Ngày nay, vào những ngày Rằm trăng sang mỗi khi ngước nhìn lên trăng chúng ta cũng có thể thấy được nhìn ảnh bóng tối xen lẫn vào trên trăng và theo dân gian đó là hình ảnh cây đa và chú Cuội đang ngồi nhìn xuống trần gian.
Tặng bạn: 25+ Bài Thơ Trung Thu Tán Gái Siêu Dính (Chế Hài Hước)
Sự tích chú Cuội cung trăng
Ở miền nọ có một chàng tiều phu tên Cuội. Một lần đi rừng vào nhầm hang cọp, Cuội giật bắn mình leo thoắt lên ngọn cây cao trốn. Cọp mẹ về hang thấy đàn con chết lả vì đói liền đi đến gốc cây gần chỗ Cuội ẩn đớp lấy một ít lá mang về mớm. Kỳ lạ thay, chưa đầy ăn giập miếng trầu, 4 chú cọp con quẫy đuôi sống lại. Chờ cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới tìm cây lạ đào gốc mang về.
Dọc đường đi, Cuội gặp lão ăn mày nằm chết trên bãi cỏ. Không ngần ngại, Cuội bứt ngay mấy lá cứu giúp ông lão đã thoát cửa tử. Nghe Cuội kể đầu đuôi, ông kêu lên:
– Đây là cây đa có phép “cải tử hoàn sinh”. Con chăm sóc cây đừng tưới nước bẩn kẻo cây bay lên trời đó.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người người. Ai ai cũng kính nể. Một lần, Cuội cứu sống cô con gái sảy chân chết đuối cho lão địa chủ. Nét mặt hồng hào, sự sống quay trở lại, cô xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa xứng đôi hưởng những tháng ngày hạnh phúc. Ngặt một nỗi, cô vợ có tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn “có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời” mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay.
Một chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Vừa lúc Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.
Xem thêm: Trung Thu Độc Lập Lớp 4
Giáo Án Sự Tích Trung Thu Cho Bé
Giáo Án Sự Tích Trung Thu Cho Bé.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên truyện.
– Tên các nhân vật trong truyện. hiểu nội dung, trình tự câu chuyện
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
– Ý nghĩa của câu chuyện đó.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ, rèn trẻ có khả năng nói đủ câu.
– Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, đủ ý
3. Thái độ:
– Trẻ chú ý nghe thầy kể chuyện
– tích cực tham gia vào các hoạt động.
– Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. Biết nghe lời bố mẹ, ông bà….
II. CHUẨN BỊ:
– Tranh, hình ảnh nội dung câu chuyện;
– Máy chiếu, máy tính;
– Rối tay, khung rối…
1. Đồ dùng của trẻ :
– Trang phục gọn gàng.
2. Địa điểm:
– Trong lớp
XEM THÊM: Bài Thơ Trung Thu Của Bé
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
– Trò chuyện :
– Các con vừa hát bài gì?
– Qua câu chuyện trên giúp các điều gì?
a. Giáo dục:
– giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của truyện
– dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của truyện
b. Giới thiệu bài :
– Truyện hôm nay nói về cái gì ,
– Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe câu chuyện
– Cô cho trẻ ngồi theo tổ để nghe đọc truyện
2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
a.Cô đọc câu chuyện
– Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm câu chuyện trên.
– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
b.Trích dẫn, đàm thoại trong truyện
– Cô vừa đọc , kể chuyện gì ?
– Các em sẽ trả lời tên truyện
– Truyện do ai sáng tác?
– Các em sẽ trả lời tên tác giả truyện
– Giảng nội dung truyện: câu chuyện muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong truyện
– Giải thích từ khó trong câu chuyện trên
c.Trẻ đọc truyện
– Cả lớp đọc câu chuyện trên
– Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.
– Đọc theo nội dung truyện có hình ảnh thay thế từ. Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm
d. Củng cố:
– Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
– Các con đã hiểu nội dung truyện trên nói gì không ?
3. Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
– Nhận xét
– Tuyên dương.
– Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại câu chuyện cô vừa kể cho em nghe.
– Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Sự Tích Con Khỉ ❤️️ Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa