Sự Tích Đèn Trung Thu [Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa + Giáo Án]

Sự Tích Đèn Trung Thu ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án✅ Thohay.vn Chia Sẽ Câu Chuyện Đèn Trung Thu Đầy Ý Nghĩa Cho Các Em Thiếu Nhi Nhân Dịp Tết Trung Thu Sắp Đến.

Nội Dung Truyện Sự Tích Đèn Trung Thu

Thohay.vn chia sẻ thêm câu chuyện hay cho các em thiếu nhi

Ngày xưa, ở làng nọ có một cậu bé tên là Cuội. Trong một lần chăn trâu, thấy bạn bị đuối nước, Cuội lao xuống, cứu được bạn. Nhưng dòng nước xoáy đã mang Cuội đi. Mọi người vô cùng thương tiếc Cuội.

Vào một đêm trăng sáng, các bạn của Cuội ngồi bên dòng sông bỗng nhìn thấy bóng Cuội in trên mặt nước. Chúng nhìn lên trời và nhận ra Cuội đang ngồi dưới gốc đa trên mặt trăng.

Các bạn nhỏ kiếm củi chất thành đống to rồi đốt lửa sáng rực. Chúng đồng thanh gọi Cuội. Nhưng Cuội chẳng nhìn về phía chúng. Nhiều bạn khóc nức nở. Bỗng cô Tiên hiện ra, nghe kể, cô rất cảm động và hứa sẽ giúp để Cuội nhìn thấy các bạn vào đêm rằm tháng tám.

Theo lời cô Tiên dặn, các bạn nhỏ làm đèn lồng hình ngôi sao, hình con cá, hình chú thỏ,… Đến ngày hẹn, chúng thắp đèn lồng, đánh trống, múa sư tử. Từ cung trăng, Cuội nhìn xuống và nhận ra bạn bè, quê nhà.

Từ đó, cứ đến Trung thu, các em lại làm đèn lồng và chơi rước đèn.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Câu Chuyện Xe Cứu Hỏa Tí Hon ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Sự Tích Đèn Trung Thu

Câu chuyện có ý nghĩa về lòng dũng cảm cứu bạn quên mình, sự nhớ thương về bạn. Bên cạnh đó còn giải thích cho ta biết nguồn gốc ra đời của đèn trung thu.

Trả Lời Câu Hỏi Sự Tích Đèn Trung Thu Lớp 1

Giúp bé hiểu bài hơn với những câu hỏi và câu trả lời xung quanh về sự tích Đèn Trung Thu lớp 1 bên dưới.

☛ Câu 1: Cuội đã làm gì để giúp bạn?

Trả lời câu hỏi: Cuội đã nhảy xuống nước cứu bạn.

☛ Câu 2: Vào đêm trăng, các bạn đã nhìn thấy gì?

Trả lời câu hỏi: Vào đêm trăng, các bạn đã nhìn thấy Cuội.

☛ Câu 3: Các bạn đã được ai giúp đỡ?

Trả lời câu hỏi: Các bạn đã được cô Tiên giúp đỡ.

☛ Câu 4: Các bạn làm cách gì để thấy cuội?

Trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ làm đèn lồng hình ngôi sao, hình con cá, hình chú thỏ,… Đến ngày hẹn, chúng thắp đèn lồng, đánh trống, múa sư tử. 

Giáo Án Sự Tích Rước Đèn Trung Thu

Giáo Án Kể Chuyện Sự Tích Rước Đèn Trung Thu

I MỤC TIÊU

1. Năng lực

–    Phát triển năng lực đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát ,
–    Phát triển năng lực viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện của dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn .
–    Phát triển năng lực nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

2. Phẩm chất

Phát triển ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II .CHUẨN BỊ


–  SGK, vở bài tập
–  Máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình tivi.
–  Tranh câu chuyện 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên                
Hoạt động của học sinh

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.

a. Mục tiêu: Ổn định lớp và giúp HS nhớ lại câu chuyện đã học
b.Cách tiến hành:

– Tiết kể chuyện trước, ta kể câu chuyện gì?
– Cho HS nêu lại vài chi tiết câu chuyện:
+ HS1: Khỉ con thường thấy người bạn mới làm gì?
+ HS2: Có chuyện gì xãy ra với khỉ con?
+ HS3: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
– Gv nhận xét.

2.Khởi động:

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và giới thiệu bài
b.Cách tiến hành:

– GV cho HS hát theo clip bài hát: Rước đèn tháng tám. Hỏi HS:
+ Trong bài hát con nghe có những loại đèn trung thu nào
– Dẫn vào câu chuyện: Sự tích đèn trung thu
– GV ghi tựa bài.

3. Luyện tập nghe và nói:

a. Mục tiêu: Phán đoán nội dung câu chuyện dựa
vào tên truyện Sự tích đèn trung thu
b.Cách tiến hành:
– GV giới thiệu nguyên tắc âm lượng trong khi kể chuyện ở nhóm nhỏ và trước lớp
– Hướng dẫn cách thức biểu cảm, sử dụng các từ chỉ trình tự , diễn biến câu chuyện: đầu tiên, tiếp theo, cuối cùng
– HS đọc lại tên câu chuyện
– Cho HS quan sát cả 4 bức tranh. Dựa vào tranh minh họa, dựa vào tên truyện yêu cầu học sinh hán đoán và trao đổi về nội dung câu chuyện.

( Câu hỏi gợi ý:)

+ Trong các bức tranh có những nhân vật nào?
+Nhân vật nào cuất hiện nhiều nhất?
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Chuyện gì xảy ra với nhân vật cuội?
+ Hằng năm, các bạn làm lồng đèn để làm gì?).

4. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện:

a. Mục tiêu: Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào
– Tranh minh họa và câu hỏi dưới tranh. Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện

b.Cách tiến hành:
– GV kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện
– GV kể lần 2 theo từng đoạn theo tranh kết hợp câu hỏi dưới mỗi tranh giúp HS ghi nhớ:

*Kể chuyện:

– GV chia HS theo nhóm 4 và yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, thời gian 5 phút.  Nhắc HS kể với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm. (Nếu có HS không kể được thì các bạn hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi cho bạn)
– Gọi HS lên kể chuyện
– Gọi 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

* GD HS kĩ năng sống tranh 1:

– Nếu không biết bơi con nên làm gì?
– Nhận xét, đánh giá về nhân vật và nội dung:
+ Có những nhân vật nào?
+ Các bạn nhìn thấy cuội ở đâu?
+ Nhờ đâu cuội có thể nận ra các bạn?
+ Qua câu chuyện, em biết thêm điều gì về mặt trăng và chú cuội?
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao
– GV giáo dục HS: biết yêu thương, giúp đỡ, yêu quý bạn bè.

5. Củng cố ,dặn dò:

a. Mục tiêu: Nhớ lại câu chuyện, chuẩn bị tiết sau.
b. Cách tiến hành:
– Ta vừa kể câu chuyện gì ?
– Em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao
– Nhận xét tiết học.
– Tập kể lại cho người thân nghe khi ở nhà.
– Chuẩn bị tiết học sau, bài : Lần đầu tiên đi qua cầu khỉ.
– Bạn mới của khỉ con
– Trả lời các câu hỏi.

* Dự kiến sản phẩm: HS nêu lại được vài chi tiết câu chuyện Bạn mới của khỉ con
* Tiêu chí đánh giá: HS nêu đúng  chi tiết của câu chuyện Bạn mới của khỉ con
– Lắng nghe.
– Đèn ông sao, đèn cá chép..
– HS đọc tên câu chuyện.

* Dự kiến sản phẩm: HS nhẩm theo và trả lời được câu hỏi.
* Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng các loại đèn trung thu có trong bài hát
+ Lắng nghe. Vỗ tay theo các mức âm lượng (nhóm : nhỏ, Trước lớp: to)
– Lắng nghe, đọc lại các từ
– Sự tích đèn trung thu
– Quan sát tranh, phán đoán và nêu ý kiến cá nhân, trả lời câu hỏi.
– Cuội và các bạn
– Một vùng quê
– Cứu người và bị đuối nước
– Cuội nhận ra các bạn

* Dự kiến sản phẩm: HS nêu phán đoán được câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý của GV
* Tiêu chí đánh giá: Nói được ý kiến của mình về câu chuyện
– HS lắng nghe, liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán trước đó của mình
– HS nghe và quan sát tranh minh họa theo đúng trật tự, diễn biến của câu chuyện:

+ Tranh 1: Cuội lao xuống dòng nước cứu em bé và bị nước cuốn trôi
+ Tranh 2: Các bạn thấy bóng cuội in trên mặt nước, nhìn kên trên nhận ra cuội đang ngồi dưới gốc đa
+ Tranh 3: Các bạn nhỏ đốt lửa gọi cuội. Cô tiên hứa giúp các bạn thấy cuội vào đêm trăng rằm tháng tám.
+ Tranh 4: Các bạn thắp lồng đèn,đánh trống, múa sư tử để cuội nhìn thấy.
– Chia theo nhóm 4 và thực hiện kể lại câu chuyện theo tranh. Mỗi HS kể 1 tranh.
– Đại diện 1 nhóm kể 1 tranh.
– 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện,  nhận xét .

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Viết một bình luận