Cả Nhà Đi Chơi Núi [Nội Dung + Giáo Án + Soạn Bài Tập]

Cả Nhà Đi Chơi Núi ❤️️ Nội Dung , Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Giúp Bé Soạn Bài Tập Tốt Hơn Với Những Thông Tin Chi Tiết Bên Dưới.

Nội Dung Bài Đọc Cả Nhà Đi Chơi Núi

Thohay.vn chia sẽ nội dung bài đọc tác phẩm Cả Nhà Đi Chơi Núi, mời các bạn cùng xem nhé!

Bố mẹ cho Nam và Đức đi chơi núi. Hôm trước, mẹ thức khuya để chuẩn bị quần áo, thức ăn, nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng.

Hôm sau, khi mặt trời lên, cả nhà đã tới chân núi. Nam và Đức thích thú, đuổi nhau huỳnh huỵch. Càng lên cao, đường càng dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức. Thỉnh thoảng, mẹ lau mồ hôi cho hai anh em.

Lúc lên đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Cỏ Và Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án

Hình Ảnh Bài Đọc Cả Nhà Đi Chơi Núi

Cả nhà đi chơi núi
Cả nhà đi chơi núi
Cả nhà đi chơi núi lớp 1
Cả nhà đi chơi núi lớp 1
Tác phẩm Cả nhà đi chơi núi
Tác phẩm Cả nhà đi chơi núi
Cả nhà đi chơi núi thăm quan núi
Cả nhà đi chơi núi thăm quan núi

Soạn Bài Tập Cả Nhà Đi Chơi Núi Lớp 1

Soạn Bài Tập Cả Nhà Đi Chơi Núi Lớp 1

Câu 1: (trang 30 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Quan sát tranh một gia đình đang đi biển 

a. Gia đình trong tranh gồm những ai?
b. Họ có vui không? Vì sao em biết? 

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ tranh để trả lời các câu hỏi.   

Lời giải chi tiết:

a. Gia đình trong tranh gồm bố, mẹ và hai anh em.
b. Họ đang rất vui. Vì em thấy được biểu cảm vui vẻ trên gương mặt họ. 

Câu 2: (trang 30 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Đọc “Cả nhà đi chơi núi”

Bố mẹ cho Nam và Đức đi chơi núi. Hôm trước, mẹ thức khuya để chuẩn bị quần áo, thức ăn, nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng.

Hôm sau, khi mặt trời lên, cả nhà đã tới chân núi. Nam và Đức thích thú, đuổi nhau huỳnh huỵch. Càng lên cao, đường càng dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức. Thỉnh thoảng, mẹ lau mồ hôi cho hai anh em.

Lúc lên đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.

(Lâm Anh)

– Vần: uya, uyp, uych, uyu
– Từ ngữ: tuýp thuốc, côn trùng, huỳnh huỵch, khúc khuỷu

Câu 3:  (trang 31 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Trả lời câu hỏi:

a. Nam và Đức được bố mẹ cho đi đâu?
b. Mẹ chuẩn bị những gì cho chuyến đi?
c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời các câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Nam và Đức được bố mẹ cho đi chơi núi.
b. Mẹ chuẩn bị quần áo, thức ăn, nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng cho chuyến đi.
c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức. 

Câu 4: (trang 32 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3

Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải (…). 

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức

Quảng Cáo >

Câu 5: (trang 32 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

thấp, khúc khuỷu, hào hứng
Đường lên núi quanh co, (…). 

Phương pháp giải: Em suy nghĩ và hoàn thành câu. 

Lời giải chi tiết:

Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu

Câu 6: (trang 32 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh

cảnh vật           thú vị            đi chơi 

Phương pháp giải: Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

– Bố mẹ đưa bạn nhỏ đi chơi.
– Cảnh vật xung quanh rất đẹp.
– Bạn nhỏ cảm thấy rất thú vị. 

Câu 7 (trang 33 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Nghe viết: 

Nam và Đức được đi chơi núi. Đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.

Phương pháp giải:

Em viết bài vào vở:

– Viết hoa chữ cái đầu câu.
– Viết hoa tên riêng.
– Viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm.   

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài viết vào vở. 

Câu 8  (trang 33 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông

a. uyp hay uyu? Đèn t…, Kh… tay
b. uynh hay uych?  h… tay, phụ h…

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. Đèn tuýp, Khuỷu tay
b. huých tay, phụ huynh

Câu 9 (trang 33 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)

Kể về một lần em được đi chơi cùng gia đình 

Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân và kể về chuyến đi chơi của mình cùng gia đình.

– Chuyến đi chơi cùng với ai: bố, mẹ, anh, chị…
– Địa điểm (khu vui chơi, vườn bách thú…), thời gian (cuối tuần, nghỉ hè)
– Các hoạt động diễn ra: ăn uống, chơi trò chơi, chụp ảnh…
– Cảm xúc về chuyến đi: thích thú, vui vẻ… 

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Cuối tuần, bố mẹ đưa em đi chơi. Em đã được đến vườn bách thú. Sau đó, em còn được đi xem phim. Chuyến đi rất vui vẻ. Gia đình của em đã chụp nhiều bức ảnh cùng nhau. Em mong được đi chơi cùng bố mẹ nhiều hơn.

Bài tham khảo 2:

Cuối tuần, bố đưa em đi chơi công viên. Em đã được chơi rất nhiều trò chơi hấp dẫn. Em thích nhất là trò đu quay. Sau đó, bố còn mua kem cho em nữa. Em còn chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Buổi đi chơi thật vui vẻ. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi chơi cùng bố nữa. 

Giáo Án Cả Nhà Đi Chơi Núi Lớp 1

Giáo Án Cả Nhà Đi Chơi Núi Lớp 1.

I. Mục tiêu

 Giúp HS :

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , không có lời thoại đọc đúng các vấn uya , tuyP , tuynh , tuynh , Lyu và các tiếng , từ ngữ có các vẩn này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB : quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát .

2. Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cậu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

3. Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh ,

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung quan tâm , giúp đỡ , chia sẻ niềm vui , nỗi buồn với những người thân trong gia đình ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra được những vấn đề đơn giản và đạt được câu hỏi .

II CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

– GV nắm được đặc điểm của VB tự sự , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , không có lời thoại ; nội dung của VB Cả nhà đi chơi núi ; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện. GV nắm được đặc điểm phát âm , cấu tạo các vấn Mua , tuyp , tuynh , tuynh , tuynh ; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( tuýp thuốc , côn trùng , huynh huych , khúc khuỷu ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .

2. Phương tiện dạy học

– Tranh minh hoạ trong SHS ( tranh gia đình đi biển , gia đình đi tham quan hang động , gia đình đi thăm bảo tàng , gia đình đi chơi công viên ) được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

1.Ôn và khởi động

Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó . 34 34 ..
– Khởi động :
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
a , Gia đình trong tranh gồm những ai ?
b . Họ có vui không ? Vì sao em biết ?
+ Một số ( 2 – 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời . + GV dẫn vào bài đọc Cả nhà đi chơi núi    HS nhắc lại
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

2. Đọc

– GV đọc mẫu toản VB . GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới ,
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu lần lượt từng vấn và từ ngữ chứa vần đó , HS đọc theo đồng thanh ,
– HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Bố mẹ cho Nam và Đức đi chơi núi ; Hỏi trước , mẹ thức khuya để chuẩn bị quần áo , / thức ăn , nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng ; Càng lên cao , đường càng dốc và khúc khuỷu , bố phải cõng Đức . )
HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến côn trùng , đoạn 2 : từ Hôm sat đến anh em , đoạn 3 : phần còn lại ) .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ( tuýp thuốc : ống nhỏ , dài trong có chứa thuốc ; côn trùng : chi loài động vật chân đốt , có râu , ba đôi chân và phần lớn có cánh ; huỳnh huỵch : từ mô phỏng tiếng động trầm , liên tiếp do một hoạt động nặng nhọc nào đó gây ra ( chạy huỳnh huỵch ) ; khúc khuỷu : không bằng phẳng , có nhiều đoạn gấp khúc ngắn liên tiếp nhau ( kết hợp với trực quan qua tranh ) .
– HS và GV đọc toàn BÀI
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .         + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong VB : uya ( khuya ) ; tuyp  ( tuýp thuốc ) ; uynh , uych ( huỳnh huỵch ) ; uyu ( khúc khuỷu ) .
+ Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần .
– HS đọc câu
HS đọc đoạn
HS đọc đoạn theo nhóm .

TIẾT 2

3. Trả lời câu hỏi

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
a . Nam và Đức được bố mẹ cho đi đâu ?
b . Mẹ chuẩn bị những gì cho chuyến đi ?
c . Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu , bố phải làm gì ?
– GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời . Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời ( a . Nam và Đức được bố mẹ cho đi chơi núi ; b . Mẹ chuẩn bị nhiều thứ cho chuyến đi như : quán ảo , thức ăn , nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng ; c . Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu , bố phải công Đức . ) Lưu ý : GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS ( nếu cần ) .   HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi ,

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi cở mục 3

– GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c ( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . HS viết câu trả lời vào vở ( Đển đoạn đường dốc và khúc khuỷu , bố phải công Đức . ) .

TIẾT 3

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu .
– GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất cấu hoàn thiện . ( Đường lên núi quanh co , khúc khuỷu . ) GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở .
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .    HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện HS viết câu hoàn chỉnh vào vở .

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh

– GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý .
– GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . HS và GV nhận xét .   HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý

TIẾT 4

 7. Nghe viết

– GV đọc to cả hai câu . ( Nam và Đức được đi chơi núi . Đến đỉnh núi , hai anh em vui sướng hét vang . ) GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết .
+ Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam và Đức , kết thúc câu có dấu chấm ,
+ Chữ dễ viết sai chính tả : stướng , chơi . GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách ,
– Đọc và viết chính tả :
+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Nam và Đức được đi chơi núi . Đến đỉnh núi , / hai anh em vui sướng hát vang . ) . Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .
+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần cả hai cầu và yêu cầu HS rà soát lỗi .
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
– HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

8. Chọn vấn phù hợp thay cho ô vuông

– GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu .
– GV nêu nhiệm vụ
– Một số ( 2 – 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của tử ngữ được ghi trên bảng )
– Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn .    .- HS làm việc nhóm đối để tìm những vấn phù hợp .

9. Kể về một lần em được đi chơi cùng gia đình

– GV hướng dẫn HS quan sát tranh . GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm , thảo luận về nội dung các bức tranh . GV gợi ý cho HS nội dung nói thông qua việc trả lời một số câu hỏi . ( Em cùng gia đình đi chơi ở đâu ? ( Có thể là một chuyến về thăm quê , một chuyến du lịch trong nước hoặc nước ngoài , … Gợi ý những hoạt động gần gũi với thực tế của HS ) ; Em thấy nơi gia đình đi chơi có đẹp không ? Em có thích chuyến đi này không ? ) GV cho một vài nhóm trao đổi với nhau trước lớp . GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày .      HS hoạt động nhóm , thảo luận về nội dung các bức tranh

10. Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học .

– GV tóm tắt lại những nội dung chính .

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Các Bạn Của Mèo Con ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Viết một bình luận