Cáo Và Quạ ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Câu Chuyện Ngụ Ngôn Cáo Và Quạ Ý Nghĩa Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Truyện Ngụ Ngôn Cáo Và Quạ
Nội Dung Truyện Ngụ Ngôn Cáo Và Quạ.
Một con Quạ đang đứng trên một cành cây, mỏ ngậm miếng pho mát. Trong khi đó, có một con Cáo đang theo dõi, nó lập kế hoạch để chiếm miếng pho mát đó.
Tiến lại gần chỗ con Quạ và đứng ngay dưới cành cây, con Cáo ngước lên trên và nói rằng:
– Tôi đang nhìn thấy ngay trên đầu mình một công nương thật quý phái. Vẻ đẹp của nàng không gì có thể so sánh được, còn màu bộ lông mới đẹp làm sao. Nếu như giọng hát của nàng cũng tuyệt vời như vẻ ngoài thì không còn nghi ngờ gì nữa, nàng chắc chắn là nữ hoàng của loài chim.
Con Quạ sung sướng khi nghe những lời phỉnh nịnh này và cũng muốn chứng tỏ cho cáo thấy là cô nàng có thể hát được nên nó đã kêu rất to. Và thế là miếng pho mát rơi ra khỏi miệng con Quạ.
Con Cáo chỉ chờ có thế, vồ ngay lấy nó, rồi nói:
– Cô có một giọng ca đấy, nhưng cái cô cần lại là trí thông minh cơ.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Thần Lúa ❤️️Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt
Ý Nghĩa Câu Chuyện Cáo Và Quạ
Cáo và Quạ là câu chuyện ngụ ngôn nhắc nhở chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận trước mọi việc, không nên vội tin vào những lời đường mật, xu nịnh của kẻ khác.
☛ Bài học ý nghĩa từ con Quạ
Thông qua câu chuyện ngụ ngôn này, nhà văn Hy Lạp cổ đại Aesop muốn nhắc nhở chúng ta chớ nên vội vàng cả tin vào những lời nói đường mật của kẻ khác. Hãy suy nghĩ và cân nhắc thật cẩn thận trước mỗi quyết định của mình.
☛ Bài học ý nghĩa từ con Cáo
Cáo tuy là con vật mang vai phản diện, nhưng rất biết cách tận dụng sự mưu mẹo của mình để đạt được mục đích. Vì vậy, nếu chúng ta biết vận dụng trí thông minh, áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày, thì khả năng thành công chiếm tỉ lệ rất cao.
Trả Lời Câu Hỏi Truyện Cáo Và Quạ
Thohay.vn chia sẻ một số câu trả lời về truyện cáo và quạ, bạn cùng tham khảo ngay bên dưới.
☛ Câu 1: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Trả lời: Khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cần phải suy nghĩ thấu đáo, không nên bị đánh lừa bởi những lời đường mật của kẻ khác.
☛ Câu 2: Đặt một câu nói về một con vật, trong câu sử dụng từ ngữ chỉ đặc điểm.
Trả lời: Chó là con vật nuôi trong nhà vô cùng thông minh, dễ thương, giúp chúng ta trông nhà,…
☛ Câu 3: Chỉ ra công dụng của dấu hai chấm trong câu sau:
Cáo lại vẫy vẫy đuôi nói: “Bạn Quạ thân mến ơi, tiếng hát của bạn mới hay làm sao, cảm động làm sao, ai cũng thích nghe bạn hát, bạn hãy hát một bài đi nào.”
Trả lời: Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp.
☛ Câu 4: Câu “Bạn Quạ thân mến ơi, bạn có khỏe không?” thuộc kiểu câu nào?
Trả lời: Câu “Bạn Quạ thân mến ơi, bạn có khỏe không?” thuộc kiểu câu hỏi.
☛ Câu 5: Cáo đã bày ra mưu kế gì để có được miếng pho mát?
Trả lời: Cáo đã giả vờ hỏi thăm, khen giọng Quạ hay, tranh thủ chớp lấy cơ hội lúc Quạ kêu cướp lấy miếng pho mát.
☛ Câu 6: Cáo mò ra khỏi cửa hang để làm gì?
Trả lời: Cáo đi tìm thức ăn.
☛ Câu 7: Kết thúc câu chuyện đã cho em thấy Cáo là con vật như thế nào?
Trả lời: Thông minh, xảo quyệt.
☛ Câu 8: Vì sao Quạ lại kêu lên một tiếng “quạ” sau lời khen của Cáo?
Trả lời: Vì thích chí với lời khen của Cáo nên muốn chứng tỏ mình có giọng hát hay.
Giáo Án Kể Chuyện Cáo Và Quạ Lớp 1, 3
Giáo Án Kể Chuyện Cáo Và Quạ Lớp 1, 3.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
– Nhớ tên nhân vật, các tình tiết trong câu chuyện
2. Kĩ năng
– Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ (nhắc lại được 1 số lời thoại của nhân vật)
– Kể được 1 đoạn truyện sáng tạo dựa trên cố truyện đã được nghe.
3. Thái độ
– Giáo dục tính cần cù, chịu khó ở trẻ.
– Giáo dục tính thật thà ở trẻ
II. Chuẩn bị
1. Cho cô
– Đàn nhạc bài hát “ đàn gà con”
– Giáo án điện tử
– Thẻ bài có hình các nhân vật trong câu chuyện: Cáo và Quạ
2. Cho trẻ
– Mũ múa hình các con vật Cáo và Quạ
– Tranh nền và tranh các con vật để trẻ chọn và dán lên.
3. Phương pháp
– Phương pháp dùng lời
– Phương pháp sử dụng trực quan
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: ổn định lớp, giới thiệu bài
– Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát
“đàn gà con”
– Trò chuyện với trẻ
+ Chúng mình vùa hát bài hát gì?
+ Đàn gà con trong bài hát này đang làm gì?
(đi theo mẹ tìm ăn trong vườn)
+ À các bạn gà con trong bài hát này rất chăm chỉ, chịu khó đi theo mẹ kiếm ăn. Hôm nay cô Huệ sẽ kể cho chúng mình nghe câu chuyện “Cáo và Quạ”. Các con hãy chú ý lắng nghe và xem 2 bạn ấy có ngoan như các bạn gà con trong bài hát này không nhé!
* Hoạt động 2: kể chuyện cho trẻ nghe
– Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ và nét mặt.
– Lần 2: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp trình chiếu power point
* Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
– Sau khi kể lần 1
+ Chúng mình vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (2 – 3 trẻ trả lời)
+ Cô gắn thẻ hình ảnh của các nhân vật trong chuyện và cho cả lớp cùng đọc lại thật to tên các con vật.
– Sau khi kể lần 2
+ Câu chuyện cô vừa kể có 2 nhân vật là Cáo và Quạ. Vậy bạn nào có thể cho cả lớp biết là Quạ sống ở đâu? ( Quạ làm tổ trên một cây đa cổ thụ)
+ Cáo sống ở đâu? (Cáo sống trong hang dước gốc đa)
+ Một hôm, Quạ đi kiếm thức ăn cho đàn con. Quạ đã tìm được gì? (một miếng thịt khá to và ngon lành)
+ Khi tha miếng thịt về, Quạ dừng chân ở một cành nhỏ cạnh tổ thì gặp ai? (gặp Cáo chạy đi kiếm ăn)
+ Khi Cáo thấy Quạ có miếng thịt ngon, Cáo đã như thế nào nhỉ? ( Cáo thèm nhỏ dãi và nghĩ kế)
+ Cáo đã nghĩ ra kế gì? (nó đến chỗ Quạ và nói với giọng thân thiện)
+ Cáo và Quạ đã nói chuyện với nhau như thế nào? (trẻ nhắc lại lời thoại của Cáo và Quạ)
+ Cuối cùng miếng thịt rơi vào tay ai? Vì sao? (miếng thịt rơi vào tay Cáo, vì Quạ đã làm rơi nó xuống đất)
+ Qua câu chuyện này các con thấy Cáo là nhân vật như thế nào? (không thật thà, không chịu đi kiếm ăn mà lại lừa bạn Quạ)
+ Thế còn Quạ? (chăm chỉ đi kiếm ăn nhưng lại bị Cáo lừa)
– Qua câu chuyện này các con thấy Cáo là một nhân vật rất không ngoan nhưng lại lười biếng, còn Quạ tuy đã chăm chỉ đi kiếm ăn nhưng lại chưa khôn ngoan nên đã bị Cáo lừa làm mất cả miếng mồi ngon phải không nào. Vậy qua câu chuyện này chùng mình phải học tập đức tính chăm chỉ của Quạ và phải thật thà đừng như Cáo các con nhớ chưa nào.
– À vậy bây giờ các con có muốn kể lại câu chuyện này thật sáng tạo theo ý của mình không?
* Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo
– Cô chia lớp ra thành 2 nhóm trẻ
+ Nhóm 1: Cô phát cho trẻ mũ múa hình các nhân vật trong chuyện. Hướng dẫn trẻ kể sáng tạo câu chuyện cùng mũ múa và trò chơi đóng vai.
+ Nhóm 2: Cô phát cho trẻ tranh nền và hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện. Hướng trẻ kể sáng tạo câu chuyện cùng tranh.
– Cho trẻ kể lại chuyện sáng tạo theo ý của trẻ.
– Nhận xét, khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 5: Tích hợp, kết thúc tiết học
– Cho trẻ chơi trò chơi “ô tô và chim sẻ”
– Tổng kết hết bài: Qua bài học ngày hôm nay chúng mình đã học tập thêm một đức tính nữa đó là sự cần cù và chịu khó đấy. Và chúng mình cũng hãy nhớ là luôn phải thật thà nữa nhé
* Kết thúc tiết học, chuyển sang hoạt động khác
– Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát.
– Trẻ trò chuyện cùng cô.
– Trẻ nghe cô kể chuyện
– Trẻ trả lời
– Trẻ đọc to tên các nhân vật trong truyện.
– Trẻ kể sáng tạo câu chuyện dựa theo cốt truyện và sự hướng dẫn của cô.
– Trẻ chơi trò chơi
– Trẻ lắng nghe
IV. Nhận xét, đánh giá.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Cả Nhà Đi Chơi Núi ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập