Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1 [Nội Dung Bài Thơ + Giáo Án + Soạn Bài Tập]

Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Chia Sẽ Những Thông Tin Hữu Ích Về Câu Chuyện Của Rễ Cho Bạn Đọc Tham Khảo.

Nội Dung Bài Thơ Câu Chuyện Của Rễ

Thohay.vn chia sẽ thêm nội dung bài thơ Câu chuyện của rễ cho các bạn nhỏ lớp 1.

Hoa nở trên cành
Khoe muôn sắc thắm
Giữa vòm lá xanh
Tỏa hương trong nắng.

Để hoa nở đẹp
Để quả trĩu cành
Để lá biếc xanh
Rễ chìm trong đất.

Nếu không có rễ
Cây chẳng đâm chồi
Chẳng ra trái ngọt
Chẳng nở hoa tươi.

Rễ chẳng nhiều lời
Âm thầm, nhỏ bé
Làm đẹp cho đời
Khiêm nhường, lặng lẽ.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Giải Thưởng Tình Bạn ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Hình Ảnh Bài Đọc Câu Chuyện Của Rễ

Bài đọc câu chuyện của rể
Bài đọc câu chuyện của rể
Vâu chuyện của rể lớp 1
Vâu chuyện của rể lớp 1

Soạn Bài Tập Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1

Soạn Bài Tập Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1.

Câu 1. (trang 88, Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)

Quan sát cây trong tranh:

a. Cây có những bộ phận nào?
b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a. Cây gồm có những bộ phận: thân, cành, lá, hoa, quả, rễ.
b. Bộ phận của cây khó nhìn nhất là rễ cây. Vì rễ cây vùi dưới mặt đất, bị lớp đất dày che lại rồi.

Câu 2. (trang 88, Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)

Đọc:

Câu chuyện của rễ

Hoa nở trên cành
Khoe muôn sắc thắm
Giữa vòm lá xanh
Tỏa hương trong nắng.

Để hoa nở đẹp
Để quả trĩu cành
Để lá biếc xanh
Rễ chìm trong đất.

Nếu không có rễ
Cây chẳng đâm chồi
Chẳng ra trái ngọt
Chẳng nở hoa tươi.

Rễ chẳng nhiều lời
Âm thầm, nhỏ bé
Làm đẹp cho đời
Khiêm nhường, lặng lẽ.

(Phương Dung)Từ ngữ: sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường

Câu 3. (trang 89, Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)

Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau.

Ví dụ: cành – xanh

Hướng dẫn trả lời:

cành – xanh ; lời – đời ; bé – lẽ

Câu 4. (trang 89, Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)

Trả lời câu hỏi:

a. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào?
b. Cây sẽ thế nào nếu không có rễ?
c. Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ?

Hướng dẫn trả lời:

a. Nhờ có rễ mà hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh.
b. Nếu không có rễ cây sẽ chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi.
c. Những từ ngữ chỉ sự đáng quý của rễ là: khiêm nhường, lặng lẽ

Câu 5. (trang 89, Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)

Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối:

Nếu không có rễ
Cây chẳng đâm chồi
Chẳng ra trái ngọt
Chẳng nở hoa tươi.

Rễ chẳng nhiều lời
Âm thầm, nhỏ bé
Làm đẹp cho đời
Khiêm nhường, lặng lẽ.

Câu 6. (trang 89, Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)

Nói về một đức tính mà em cho là đáng quý.

Hướng dẫn trả lời:

  1. Mẫu 1: Theo em, trung thực là một đức tính đáng quý. Vì khi mình trung thực, không nói dối, lừa gạt mọi người thì sẽ được mọi người yêu quý.
  2. Mẫu 2: Theo em, chăm chỉ là một đức tính đáng quý. Vì khi em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt được kết quả cao.
  3. Mẫu 3: Theo em, kiên nhẫn là một đức tính đáng quý. Vì khi em kiên nhẫn, thì em sẽ làm hết bài tập về nhà, sẽ đọc hết những quyển truyện dài, lúc đó em sẽ có nhiều kiến thức hơn.

Giáo Án Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1

Giáo Án Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:


  – Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp đoạn văn câu tư trong tác phẩm
  – Trả lời được các câu hỏi của trong sách giáo khoa  
  – Hiểu nội dung tác phẩm nói gì hàm ý ra sao 

2.Phát triển năng lực và phẩm chất:

  – Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học:
     + phát triển vốn từ chỉ người,
     + chỉ vật;
     + kỹ năng đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  – GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học
– GV treo tranh lên bảng.
  – GV giới thiệu tác phẩm rồi ghi tên bài lên bảng.
  – HS mở SGK chuẩn bị học bài.
  – HS: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:
  – Gọi HS đọc tác phẩm SKG
  – GV hỏi nội dung trong tác phẩm HS vừa đọc xong
  – Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

 a. Khởi động:


  – Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
  – GV dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm mới

 b. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

  – GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
  – Hoạt động HS chia đoạn ra để đọc
  – Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ trong SGK
  – Luyện đọc từng đoạn : GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn từng trong tác phẩm . Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

  – GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk
  – GV cho HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa
  – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
  – Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3:

Luyện phát âm.

– Gv cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
– Chú ý theo dõi Hs đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi.
 – Các từ đó có thể là 
– Hướng dẫn Hs ngắt nhịp câu văn, đoạn văn
 – Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu này.

Luyện đọc lại: 

  – Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
  – Nhận xét, khen ngợi.
  – Nhận xét, cho điểm.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
   – Cho HS trả lời câu hỏi
   – Tuyên dương, nhận xét.
   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.
   – Yêu cầu HS viết câu vào bài
   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì tác phẩm gì?
   – GV nhận xét giờ học.
   – Dặn dò HS về nhà học bài củ  và chuẩn bị bài mới cho tiết sau nhé

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Tôi Là Học Sinh Lớp 1 ❤️️Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Viết một bình luận