Câu Hỏi Của Sói Lớp 1 ❤️️ Nội Dung , Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Bạn Nhỏ Đầy Đủ Nội Dung Giải Bài Tập Câu Hỏi Của Sói Dưới Đây Nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đọc Câu Hỏi Của Sói
Thohay.vn chia sẽ thêm nội dung Bài Đọc Câu Hỏi Của Sói.
Một chú sóc đang chuyền trên cành cây bỗng trượt chân, rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy, túm lấy sóc. Sóc van nài:
– Xin ngài hãy thả tôi ra!
Sói nói:
– Được, ta sẽ thả, nhưng ngươi hãy nói cho ta biết: Vì sao bọn sóc các ngươi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta lúc nào cũng thấy buồn bực?
Sóc bảo:
– Thả tôi ra, rồi tôi sẽ nói.
Sói thả sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây cao, rồi đáp vọng xuống:
– Mỗi khi nhìn thấy anh, chúng tôi đều bỏ chạy vì anh hay gây gổ. Anh hay buồn bực vì anh không có bạn bè. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi có nhiều bạn tốt.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Giải Thưởng Tình Bạn ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập
Hình Ảnh Bài Câu Hỏi Của Sói Lớp 1
Soạn Bài Tập Câu Hỏi Của Sói Lớp 1
Soạn Bài Tập Câu Hỏi Của Sói Lớp 1.
Câu 1 trang 90 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Quan sát các con vật trong tranh:
a. Các con vật trong tranh đang làm gì?
b. Em thấy các con vật này như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a. Các con vật trong tranh đang cùng nhau vui vẻ nhảy múa thành hình vòng tròn.
b. Em thấy các con vật trong tranh đều rất đáng yêu và dễ thương, hiền lành.
Câu 2 trang 90 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Đọc:
Câu hỏi của sói
Một chú sóc đang chuyền trên cành cây bỗng trượt chân, rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy, túm lấy sóc. Sóc van nài:
– Xin ngài hãy thả tôi ra!
Sói nói:
– Được, ta sẽ thả, nhưng ngươi hãy nói cho ta biết: Vì sao bọn sóc các ngươi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta lúc nào cũng thấy buồn bực?
Sóc bảo:
– Thả tôi ra, rồi tôi sẽ nói.
Sói thả sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây cao, rồi đáp vọng xuống:
– Mỗi khi nhìn thấy anh, chúng tôi đều bỏ chạy vì anh hay gây gổ. Anh hay buồn bực vì anh không có bạn bè. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi có nhiều bạn tốt.
(Theo Truyện cổ Grim)
Từ ngữ: ngái ngủ, van nài, nhảy tót, gây gổ
Câu 3 trang 91 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi:
a. Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây?
b. Sói hỏi sóc điều gì?
c. Vì sao sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực?
Hướng dẫn trả lời:
a. Khi đang chuyền trên cành cây, sóc trượt chân rơi trúng đầu lão sói.
b. Sói hỏi sóc: Vì sao nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn sói thì lúc nào cũng thấy buồn bực.
c. Lúc nào sói cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.
Câu 4 trang 92 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì (…)
Hướng dẫn trả lời:
Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè
Câu 5 trang 92 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:
nhảy nhót | gây gổ | hát | tốt bụng | chăm chỉ |
Hướng dẫn trả lời:
Giải bài tập Tiếng Việt 1 trang 90, 91, 92, 93 Bài 3: Câu hỏi của sói
Câu 6 trang 92 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh:
gây gổ | bạn bè | chơi |
a. mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây.
b. Người nào hay gây gỗ thì sẽ không có bạn bè
Hướng dẫn trả lời:
Các bạn nhỏ đang chơi trò xếp thành vòng tròn bạn bè.
Câu 7 trang 92 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Nghe viết:
Sói luôn cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè. Còn sóc lúc nào cũng vui vẻ vì sóc có nhiều bạn tốt.
Hướng dẫn trả lời:
Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè
Còn sóc lúc nào cũng vui vẻ, vì sóc có rất nhiều bạn
Câu 8 trang 93 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá:
Dấu hỏi hay dấu ngã?
sợ hai | xấu hô | gây gô |
buồn ba | bay nhay | co cây |
Hướng dẫn trả lời:
sợ hãi | xấu hổ | gây gổ |
buồn bã | bay nhảy | cỏ cây |
Câu 9 trang 93 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Giải ô chữ Đi tìm nhân vật
a. Giải câu đố ở bên dưới, tìm ô chữ hàng ngang. Đọc tên nhân vật ở hàng dọc màu hồng.
b. Nói về nhân vật đó.
(1) Sớm sớm lích rích, Rất thích bắt sâu Sâu trốn ở đâu, Cũng tìm ra được.(Là con gì?) | (2) Ngày ngày ngồi đợi Mái hiên ngoài hè Mỗi khi chủ về Vẫy đuôi mừng rỡ.(Là con gì?) | (3) Trông xa tưởng là mèo Lại gần hóa ra chim Ban ngày ngủ lim dim Đêm đêm đi lùng chuột.(Là con gì?) |
Hướng dẫn trả lời:
a. Trả lời câu đố:
(1) Sớm sớm lích rích, Rất thích bắt sâu Sâu trốn ở đâu, Cũng tìm ra được. (CHIM SÂU) | (2) Ngày ngày ngồi đợi Mái hiên ngoài hè Mỗi khi chủ về Vẫy đuôi mừng rỡ. (CHÓ) | (3) Trông xa tưởng là mèo Lại gần hóa ra chim Ban ngày ngủ lim dim Đêm đêm đi lùng chuột. (CÚ MÈO) |
Điền vào bảng như sau
b. Sóc là nhân vật trong truyện Câu hỏi của sói. Sóc lúc nào cũng vui vẻ vì có nhiều bạn tốt.
Giáo Án Câu Hỏi Của Sói Lớp 1
Giáo Án Câu Hỏi Của Sói Lớp 1.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức, kĩ năng:
– Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp đoạn văn câu tư trong tác phẩm
– Trả lời được các câu hỏi của trong sách giáo khoa
– Hiểu nội dung tác phẩm nói gì hàm ý ra sao
2.Phát triển năng lực và phẩm chất:
– Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học:
+ phát triển vốn từ chỉ người,
+ chỉ vật;
+ kỹ năng đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học
– GV treo tranh lên bảng.
– GV giới thiệu tác phẩm rồi ghi tên bài lên bảng.
– HS mở SGK chuẩn bị học bài.
– HS: Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
– Gọi HS đọc tác phẩm SKG
– GV hỏi nội dung trong tác phẩm HS vừa đọc xong
– Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới:
a. Khởi động:
– Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
– GV dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm mới
b. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
– GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
– Hoạt động HS chia đoạn ra để đọc
– Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ trong SGK
– Luyện đọc từng đoạn : GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn từng trong tác phẩm . Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
– GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk
– GV cho HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa
– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
– Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3:
Luyện phát âm.
– Gv cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
– Chú ý theo dõi Hs đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi.
– Các từ đó có thể là
– Hướng dẫn Hs ngắt nhịp câu văn, đoạn văn
– Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu này.
Luyện đọc lại:
– Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
– Nhận xét, khen ngợi.
– Nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
– Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
– Cho HS trả lời câu hỏi
– Tuyên dương, nhận xét.
– Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
– GV sửa cho HS cách diễn đạt.
– Yêu cầu HS viết câu vào bài
– Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
– Hôm nay em học bài gì tác phẩm gì?
– GV nhận xét giờ học.
– Dặn dò HS về nhà học bài củ và chuẩn bị bài mới cho tiết sau nhé
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Tôi Là Học Sinh Lớp 1 ❤️️Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập