Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1 [Nội Dung + Giáo Án + Soạn Bài Tập]

Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Nếu Bạn Chưa Biết Soạn Bài Tập Thế Nào Cho Đầy Đủ Vậy Thì Có Thể Tham Khảo Các Thông Tin Chi Tiết Bên Dưới.

Nội Dung Bài Đọc Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1

Thohay.vn chia sẽ thêm nội dung bài đọc tiếng vọng của núi lớp 1 bên dưới.

Đang đi chơi trong núi, gấu con chợt nhìn thấy một hạt dẻ. Gấu con vui mừng reo lên: “A!”. Ngay lập tức, có tiếng “A!” vọng lại. Gấu con ngạc nhiên kêu to: “Bạn là ai?”. Lại có tiếng vọng ra từ vách núi: “Bạn là ai?”. Gấu con hét lên: “Sao không nói cho tôi biết?”. Núi cũng đáp lại như vậy. Gấu con bực tức: “Tôi ghét bạn.”.Khắp nơi có tiếng vọng: “Tôi ghét bạn.”. Gấu con tủi thân, òa khóc.

Về nhà, gấu con kể cho mẹ nghe. Gấu mẹ cười bảo: “Con hay quay lại và nói với núi: Tôi yêu bạn.” Gấu con làm theo lời mẹ. Quả nhiên, có tiếng vọng lại: “Tôi yêu bạn.” Gấu con bật cười vui vẻ.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Giải Thưởng Tình Bạn ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Hình Ảnh Bài Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1

Tiếng vọng của núi lớp 1
Tiếng vọng của núi lớp 1
Bài tập Tiếng vọng của núi lớp 1
Bài tập Tiếng vọng của núi lớp 1
Bài đọc Tiếng vọng của núi lớp 1
Bài đọc Tiếng vọng của núi lớp 1
Bài đọc Tiếng vọng của núi
Bài đọc Tiếng vọng của núi

Soạn Bài Tập Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1

Soạn Bài Tập Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1.

Câu 1 trang 98 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Quan sát tranh:

a. Em thấy gì trong bức tranh?
b. Hai phần của bức tranh có gì khác nhau?

Hướng dẫn trả lời:

a. Em nhìn thấy một chú gấu con đang đứng trước ngọn núi lớn và nói chuyện.
b. Hai phần của bức tranh khác nhau như sau:

  • Bức tranh bên trái: chú gấu con buồn bã, ủ rũ và rơm rớm nước mắt vưới dòng chữ Tôi ghét bạn.
  • Bức tranh bên phải: chú gấu con vui vẻ, tươi cười với dòng chữ Tôi yêu bạn.

Câu 2 trang 99 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Đọc:

Tiếng vọng của núi

Đang đi chơi trong núi, gấu con chợt nhìn thấy một hạt dẻ. Gấu con vui mừng reo lên: “A!”. Ngay lập tức, có tiếng “A!” vọng lại. Gấu con ngạc nhiên kêu to: “Bạn là ai?”. Lại có tiếng vọng từ vách núi: “Bạn là ai?”. Gấu con hét lên: “Sao không nói cho tôi biết?”. Núi cũng đáp lại như vậy. Gấu con bực tức: “Tôi ghét bạn”. Khắp nơi có tiếng vọng: “Tôi ghét bạn”. Gấu con tủi thân, òa khóc.
Về nhà, gấu con kể cho mẹ nghe. Gấu mẹ cười bảo: “Con hãy quay lại và nói với núi: “Tôi yêu bạn”. Gấu con làm theo lời mẹ. Quả nhiên có tiếng vọng lại: “Tôi yêu bạn”. Gấu con bật cười vui vẻ.

(Theo 365 truyện kể hằng đêm)

Từ ngữ: tiếng vọng, bực tức, tủi thân, quả nhiên

Câu 3 trang 99 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi:

a. Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên “A!”?
b. Gấu mẹ nói gì với gấu con?
c. Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a. Khi gấu con vui mừng reo lên “A!” thì vách núi cũng đáp lại “A!”.
b. Gấu mẹ khuyên gấu con hãy quay lại vách núi và nói với núi “Tôi yêu bạn”.
c. Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy vui vẻ.

Câu 4 trang 100 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3:
Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy (…)

Hướng dẫn trả lời:

Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy vui vẽ

Câu 5 trang 100 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:

vui mừng
yêu mến
nhìn thấy
tủi thân
reo lên

a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp (…)
b. Gấu con (…) vì các bạn không chơi cùng.

Hướng dẫn trả lời:

a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp ( yêu mến )
b. Gấu con ( tủi thân ) vì các bạn không chơi cùng.

Câu 6 trang 100 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh:

chào bạn
không chơi với bạn

Hướng dẫn trả lời:

HS tham khảo các câu sau:

  • Em vẫy tay chào bạn ở trước cổng trường
  • Khi gặp bạn ở trước cổng trường, em vẫy tay chào bạn.
  • Gặp bạn trước cổng trường, em vui vẻ chào bạn.
  • Hai bạn nhỏ ngồi cùng bàn nhưng không chơi với nhau.
  • Hai bạn nhỏ tỏ ra khó chịu vì họ không chơi với nhau.

Câu 7 trang 101 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Nghe – viết:

Theo lời mẹ, gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu núi. Quả nhiên, khắp núi vọng lại lời yêu thương. Gấu con bật cười vui vẻ.

Hướng dẫn trả lời:

Theo lời mẹ, gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu núi. Quả nhiên, khắp núi vọng lại lời yêu thương. Gấu con bật cười vui vẻ.

Câu 8 trang 101 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Tìm trong bài hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt iêp, ưc, uc.

Hướng dẫn trả lời:

iêtiêpưcuc
Trong bài đọcbiếtxbực, tứcx
Ngoài bài đọctiết học, tập viết, Việt Nam, xiết, thiết tha…tiếp tế, hiệp sĩ, diếp cá, liếp sữa…sức khỏe, rạo rực, thơm phức, nức nở…cúc áo, thể dục, phúc đức, tục ngữ, bục giảng…

Câu 9 trang 101 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Trò chơi: Ghép từ ngữ
Tìm từ ngữ có mối liên hệ với nhau. (Mẫu: bật đèn – sáng)

Hướng dẫn trả lời:

  • tắt đèn – tối
  • mưa – đường ướt
  • chăm học – được khen
  • tập thể dục – khỏe mạnh

Giáo Án Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1

Giáo Án Tiếng Vọng Của Núi Lớp 1.


I. MỤC TIÊU

*Năng lực:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.
2. Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện  nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

* Phẩm chất:
– Học sinh biết ý thức ý thức ý biết chia sẻ với bạn bè, biết nói lời hay, làm việc tốt
– Học sinh biết ý thức ý thức ý nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ.

II. CHUẨN BỊ

– GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh phục vụ bài dạy, ti vi, máy tính,…
– HS: Sách giáo khoa, Vở bài tập Tiếng Việt tập 2, vở 5 ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

TIẾT 3

1. Khởi động.

Gọi học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài: Tiếng vọng của núi

– Câu chuyện khuyên các con điều gì?
– Giáo viên nhận xét chung.

2. Bài mới:

Tiếng vọng của núi (Tiết 3+4)

Hoạt động 1: Viết

Mục tiêu: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức:  cá nhân

– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để chọn từ ngữ  phù hợp và hoàn thiện câu vào vở: vui mừng, yêu mến, nhìn thấy, tủi thân, reo lên.

a. Hà luôn giúp đỡ bạn bè nên được cả lớp (…).
b  Gấu con (…) vì các bạn không chơi cùng.

– GV yêu cầu cá nhân trình bày kết quả.
– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .Hoạt động 2: Nói

Mục tiêu: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức:  cá nhân.

– GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh .
– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. Các em đóng vai các nhân vật trong tranh, dùng các từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh.
– GV có thể yêu cầu HS đóng vai theo những tình huống trong tranh nhưng dùng những lời chào” khác
– GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp . Các HS khác nhận xét, đánh giá.
– GV nhận xét.

TIẾT 4

. Hoạt động 3: Nghe viết

Mục tiêu: Học sinh viết được đầy đủ nội dung bài viết, tìm được tiếng trong bài hoặc ngoài bài có vần ô.
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức:  cá nhân

*.Nghe viết

– GV đọc to cả ba câu: Theo…vui vẻ.
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết

+ Chữ dễ viết sai chính tả: quả nhiên, bật cười.
+ Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả.
+ GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết.  + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS rà soát lỗi .
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

– Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt,iêc, ươc, uc
– Yêu cầu học sinh làm vào vở
– Gọi học sinh đọc lại nội dung bài làm.
– Giáo viên nhận xét

Hoạt động 4: Trò chơi

Mục tiêu: Học sinh tham gia trò chơi và tìm được từ ngữ có mối liên hệ với nhau.
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức:  cá nhân

– Mục đích: rèn luyện tư duy logic, khả năng tim và nhận biết mối liên hệ giữa các từ ngữ có mối liên hệ với nhau.
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 HS
– Cách chơi:
+ Mỗi nhóm trao đổi kín và tìm trong những từ ngữ đã cho những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau trong khoảng 5 phút, ghim từng cặp lại với nhau rồi bỏ vào giỏ của nhóm mình.
+ Khi hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm dừng lại.
+ Đại diện các nhóm mang giả của nhóm mình lên đứng trước lớp quay mặt xuống các bạn.
+ GV đi từng giỏ và cùng cả lớp kiểm tra từng giỏ một, giỏ nào có số cặp từ ngữ có mối liên hệ nhiều nhất thì thắng cuộc. GV có thể bổ sung thêm những cặp từ ngữ khác để trò chơi thêm phần thú vị. 10. Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính

HS và GV nhận xét.

3. Củng cố:

– Bài học vừa rồi chúng ta học bài gì?
– GV kết hợp giáo dục học sinh.
– Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học.
– GV nhận xét tiết học.  
– Học sinh đọc và trả lời câu hỏi:

a. Hà luôn giúp đỡ bạn bè nên được cả lớp yêu mến.
b  Gấu con tủi thân vì các bạn không chơi cùng.

– Học sinh trình bày kết quả.
– Học sinh viết vào vở.

HS làm việc theo nhóm đôi. Các em đóng vai các nhân vật trong tranh, dùng các từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh.

Tranh 1: Tớ chào bạn tớ về trước nhé.
Tranh 2: Tớ không chơi với bạn.

– Học sinh nghe viết bài vào vở.
– học sinh soát lỗi.
– Học sinh làm vào vở
– HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng .
– Một số ( 2 – 3 ) đọc trơn ; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Tôi Là Học Sinh Lớp 1 ❤️️Nội Dung Bài Đọc, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Viết một bình luận