Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Khám Phá Cuộc Đời, Sự Nghiệp Làm Thơ Của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937) là một nhà văn của Việt Nam. Ông được đông đảo các bạn học sinh biết đến với việc là tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về tác giả này thì đừng nên bỏ qua phần khái quát tiểu sử cuộc đời Hoàng Phủ Ngọc Tường sau đây.

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/ 1937, tại thành phố Huế nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
  • Thời niên thiếu ông sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học, ông di chuyển vào TP HCM để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.
  • Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
  • Sau đó ông quay trở lại Huế và tiếp tục sự nghiệp học hành của mình tại trường Đại học Văn khoa Huế. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân triết.
  • Từ năm 1960 – 1966,ông dạy tại trường Quốc Học Huế và tham gia rất tích cực vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mĩ – Ngụy đòi độc lập, thống nhất Tổ quốc.
  • Năm 1966 – 1975, ông tình nguyện thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
  • Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
  • – Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên – Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
  • Vợ của ông là Lâm Thị Mỹ Dạ – bà cũng là một nhà thơ khá nổi tiếng và có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.
  • Từ năm 2012 đến nay, gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu thêm về❤️️ Thơ Xuân Quỳnh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường:

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường viết văn và viết báo từ khi còn rất trẻ nhưng đến năm 1978 ông mới kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. 
  • Có thể nói Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn vô cùng tài hoa, đặc biệt là về thể loại bút kí. Mỗi một tác phẩm của ông đều có một phong cách viết rất độc đáo.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986); Bản di chúc của cỏ lau (1984);….
  • Ngoài thể loại bút kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ. Thơ của ông cũng được rất nhiều yêu thích nhờ có nhiều nét đặc sắc trong sáng tác. Ba bài thơ ấn tượng nhất của ông là: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1992) và Dạ khúc.
  • Ngoài ra, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thuộc thể loại nhàn đàm.
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến như là một nhà văn của những dòng sông và sự nghiệp văn chương của ông cũng giống như là một dòng sông vậy, luôn chăm chỉ , miệt mài sáng tác không nghỉ ngơi để đóng góp cho đời những áng văn thơ hay.

Giải thưởng:

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1980.
  • Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008
  • Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế (1998-2003).
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2007.[5].
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015)

Phong Cách Thơ Của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phong cách thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… tất cả được diễn đạt trong lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.
  • Những sáng tác của ông hấp dẫn người đọc ở lối hành văn hướng nội, súc tích và tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác cùng chất Huế quyến rũ.
  • Các tập thơ của ông đều mang vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm cùng những suy ngẫm về lẽ sống, cái chết,… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tâm hồn người đọc.

Đừng bỏ lỡ tuyển tập ❤️️Thơ Lưu Quang Vũ ❤️️Hay nhất

Những Nhận Định Về Hoàng Phủ Ngọc Tường

Dưới đây là những nhận định về nhà thơ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đọc để có thêm nhiều góc nhìn về tác giả này nhé!

  • Nhà văn Nguyễn Tuân: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có “rất nhiều ánh lửa”.
  • Nhà văn Nguyên Ngọc: “Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là “người ham chơi”. Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ…”
  • Nhà thơ Hoàng Cát: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được…”
  • Nhà thơ Ngô Minh: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình…Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc…thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. “
  • Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm “triết học về cái chết…thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột…Đấy là thơ của cõi âm”… Đó là một nhận xét xác đáng.
  • Trên báo mạng Vnexpress nhận xét rằng: “Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông…Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung. “

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, đón đọc ngay nhé!

Bút Ký

  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
  • Rất nhiều ánh lửa (1979)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
  • Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
  • Hoa trái quanh tôi (1995)
  • Huế – di tích và con người (1995)
  • Ngọn núi ảo ảnh (2000)
  • Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
  • Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
  • Miền cỏ thơm (2007)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2010
  • Lời tạ từ gửi từ một dòng sông (2011)

Tuyển Tập Thơ

  • Biệt Tiền Giang
  • Bói hoa
  • Bồng bềnh cho tới mai sau
  • Chiều xuân
  • Cỏ, chim sẻ và châu chấu
  • Dạ khúc
  • Dù năm dù tháng
  • Địa chỉ buồn
  • Đường phố ấy
  • Gửi cho người
  • Hoa cúc xanh
  • Hoa hồng ở làng Cáclôpherơ
  • Hoa ngô đồng
  • Hoa thuỷ tiên
  • Không đề
  • Kinh cầu trong mưa
  • Kỷ niệm dành cho hoa Violet
  • Lời ngu ngơ của một gã mù chữ
  • Một chút sương mù trên bàn tay
  • Một ngày bỗng nhớ một ngày
  • Nhớ lá
  • Nhớ một người
  • Nói với bóng mình in trên vách
  • Sinh nhật
  • Ta lại hát như thời trai trẻ
  • Thiền định
  • Tôi biết nơi kia có một chỗ ngồi
  • Tôi đi trên những con đường rừng cũ
  • Tôi sẽ là mùa thu
  • Trái tim hồng
  • Trên dấu rêu mờ
  • Trở lại đất Hùng
  • Vẽ tôi
  • Về chơi với cỏ
  • Về nụ hồng em đã cho anh
  • Những dấu chân qua thành phố (tập thơ, 1976)
  • Người hái phù dung (tập thơ, 1992)

Nhàn Đàm

  • Nhàn đàm, Nhà xuất bản Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2001

Tuyển Tập

  • Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập, NXB Trẻ, 2002)

Đừng bỏ lỡ thông tin thú vị về 🍀Thơ Trần Đăng Khoa 🍀Tuyển tập thơ hay

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Mời bạn đọc thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường được Thohay.vn chia sẻ dưới đây.

Bói Hoa

Hoa mai
Năm cánh vàng mơ
Ngón tay thiếu nữ thêu thùa trên cây

Hoa mai
Sáu cánh hoa gầy
Tương tư là bệnh của ngày nhắn nhe

Hoa mai
Bảy cánh tròn xoe
Hỏi trăng mượn mảnh gương thề thử soi

Hoa mai
Bốn cánh tròn môi
Nhớ ai đứng hát trên đồi gió đông

Hoa mai tám cánh đầu sân
Nửa đêm xiêm áo đứng gần mé hiên

Dạ Khúc

Có một buổi chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng
Đường dài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như một cơn mưa

Có buổi chiều nào như chiều qua
Lòng tràn đầy thương mến
Mang cả xuân thì em đến
Thắm nồng như một bông hoa

Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
Cho tôi chiếc hôn nồng cháy
Nỗi đau bắt đầu từ đấy
Ngọt ngào như trái nho tươi

Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
Nửa vành mi cong hờn dỗi
Em xoã muộn sầu trên gối
Rối bời như mớ tơ xanh

Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
Em có lời thề dâng hiến
Cho anh trọn một đời người

Có buổi nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là cái bóng
Hoa tàn một mình mà em không hay.

Chiều Xuân

Chiều xuân màu nắng như mơ
Mặt trời lắng đục giăng mờ núi non

Thu đi, tiếng nhạn hãy còn
Mà trên ghềnh đá đã mòn dấu chân

Em từ trở bến thanh xuân
Hồn ta đã trải một phần phụ nhau

Em về xứ bạn đã lâu
Vầng trăng cố cựu bên lầu vắng không

Ai sang nhắn hộ hoa hồng
Ngoài kia lúa đã ngậm đòng thanh xuân

Xin em khoác áo tứ thân
Cho dài tiếng hát cho bồng tóc mây

Chiều xuân như tỉnh như say
Nhớ em uống cả bóng cây ngô đồng.

Bồng Bềnh Cho Tới Mai Sau

Có con thuyền trong sương trắng
Bềnh bồng như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn như tìm
Có vầng mặt trời rựng sáng
Bồi hồi như một trái tim

Em chèo thuyền về phía hừng đông
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng
Anh mãi nghe từ đáy
màu sương mỏng
Bài hát tình yêu dậy một phương hồng

Từ thuở nào vũ trụ đã sinh ra
Mà sao mặt trời mối ngày vẫn trẻ
Mà sao anh đã từ vạn kỷ
Bên sông này anh đứng hát
mặt trời lên

Vẫn đi hoài trong cõi vô biên
Mặt trăng là mảnh gương
riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tinh cầu

Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau.

Đường Phố Ấy

Đường phố ấy ngày xưa em đã chọn
Để đi về trong những tháng năm xanh
Đường đưa em đến những ngày khôn lớn
Niềm tin yêu hoa cỏ vẫn nguyên lành

Đường qua phố như dòng sông áo trắng
Tiếng guốc nào vang động tuổi thơ qua
Và phượng ơi! Những cánh hoa thầm lặng
Mỗi sắc hồng gọi những ước mơ xa

Hai hàng cây cứ xanh hoài như tuổi
Mùa xuân, mùa thu lá đẹp như hoa
Những chuyến buýt chiều mưa em đứng đợi
Đón những khoang đời náo nức ghé qua

Yêu tuổi trẻ từ một màu lá biếc
Yêu đồng bào từ bát nước lòng dân
Yêu đất nước từ con đường phố hẹp
Tâm hồn em mở rộng muôn lần

Đường phố ấy bây giờ giặc chiếm
Ngã ba ngã tư quỉ sứ đứng giăng bầy
Từng hơi thở của mái trường uất nghẹn
Trong khói mù lựu đạn hơi cay

Không thể mặc cho loài bán nước
Vung bàn tay cướp đoạt những thiêng liêng
Không thể mặc cho quân xâm lược
Dẫm gót giày lên thành phố yêu thương

Lời đất nước giương trùng trùng biểu ngữ
Người đi lên, tóc lộng nắng như cờ
Đường áo trắng hôm nay thành sông lửa
Nổi đuốc thiêng nhìn rõ mặt quân thù

Có bao giờ ta sống đầy tuổi trẻ
Như hôm nay cùng đất nước đứng lên
Nên dòng máu trên ngực em tươi đỏ
Nở hoa hồng trên màu áo trinh nguyên

Đường phố ấy ngày xưa em đã chọn
Tháng năm xanh cầm tay bạn đến trường
Với thành phố bỗng bây giờ lớn rộng
Thành chiến hào em giữ quê hương.

Hoa Ngô Đồng

Lạ quá! Sao lòng cứ nhớ nhung
Dáng ai đứng tựa cội ngô đồng
Nụ cười phơi phới theo màu áo
Còn lại cho tôi những cánh hồng.

Thoáng chốc đời người cũng vội qua
Chìm trong ký ức của màu hoa
Nụ cười phơi phới ngày xuân trước
Còn lại trong tôi chút nhạt nhoà.

Tháng năm theo con nước lênh đênh
Hoa ngô rơi từng đám bồng bềnh
Xa rồi hình bóng thanh xuân ấy
Sông vẫn trôi dài trong khói xanh.

Sống ở quê người em biết không?
Tôi thường tìm đến cội ngô đồng
Hỏi cây còn nhớ người xưa ấy
Đứng hát xuân thì trên bến sông.

Gửi Cho Người

Thôi xem em là bông hoa,
Một ngày qua – một ngày qua – một ngày
Thôi xem anh là đám mây
Một đường bay – một đường bay – một đời

Tài hoa cũng chuyện đùa chơi
Làm sao thưa hết một lời yêu thương
Anh đi tìm khắp thiên đường
Chỉ còn một đoá vô thường gởi em

Gửi em một nét sông mềm
Con đò áo trắng đã chìm trong mưa,
Rằng sông buồn tự thuở xưa
Vầng trăng mộng mị bây giờ là anh

Về trong huyền sử cũng đành
Gửi em hương phấn kinh thành chưa nguôi
Mùa thu anh góp tơ trời
Dệt vàng lụa gửi cho người Huyền Trân

Gửi hoa hồng cho mùa xuân
Môi hồng riêng gửi thiên thần đắm say
Anh cầm ngọn gió trên tay
Gửi cho trần thế những ngày rong chơi

Gửi nghìn năm cho mây trời
Gửi cơn mê đắm cho đời phù du
Gửi thêm một chút sương mù
Vào trong đôi mắt hồ thu của người

Dù Năm Dù Tháng

Anh hái cành phù dung trắng
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Nhìn hoa bâng khuâng anh nói
Mới thôi mà đã một ngày.

Ruộng cấy ta mong cơn mưa
Ruộng gặt ta mong ngọn nắng
Chăm lo cánh đồng tình yêu
Anh đếm từng vầng trăng sáng
Thiết tha anh nói cùng trăng
Mới thôi đã tròn một tháng.

Mùa xuân lên đồi cỏ thơm
Mùa hạ nhìn trời mây khói
Mây tím chân cầu tím núi
Đông xa ngày trắng mưa dầm
Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói
Mới thôi mà đã một năm.

Sẽ đến một ngày trắng tóc
Nhưng lòng anh vẫn không nguôi
Thời gian sao mà xuẩn ngốc
Mới thôi đã một đời người.

Dù năm dù tháng em ơi
Tim anh chỉ đập một đời
Nhưng trái tim mang vĩnh cửu
Trong từng giọt máu đỏ tươi.

Kinh Cầu Trong Mưa

Mưa một trời hư không
Buồn đau sao muôn trùng
Mưa bay ngoài muôn trùng
Lòng sao như rỗng không

Hai hàng cây âm thầm
Nhớ một làn môi đỏ
Một cung mưa rất trầm
Nhớ hai người qua phố

Trôi trên hai nấm mộ
Một nghìn năm mông lung
Một nỗi khát vô cùng
Khô trên hai phiến đá

Gõ hai đầu âm dương
Một kinh cầu vô vọng
Gửi hai cành hoa trắng
Về một màu khói hương

Hai cánh chim bay về
Một tinh cầu đã tắt
Hai ánh sao sa mạc
Tan thành một cơn mưa

Trên tài hoa nhầu nát
Trên trần gian khói sương
Trên mặt người biến sắc
Mưa in dấu vô thường

Một Ngày Bỗng Nhớ Một Ngày

Em xõa tóc chờ mong
Thuở lên đồi hái trái
Từ đó giữa đời anh
Có mùi hoa cỏ dại

Hái cành hoa thạch thảo
Của những ngày thu xưa
Còn chút gì giữ lại
Của cơn gió đầu mùa

Nơi ấy hoa chạc chìu
Nở trên đồi bom lửa
Từ một lần thương yêu
Trắng ngần trong nỗi nhớ

Chiều năm nọ anh đi
Chào em trên đồi gió
Người về đôi môi đỏ
Bài hát xa muôn trùng

Nhiều lần anh hỏi Dạ
Em có được vui lòng
Bên đời anh rất nhỏ
Giữa cuộc đời riêng chung

Nhiều khi anh chợt nghe
Dù không còn trẻ mãi
Một nỗi lòng say mê
Của tình yêu thơ dại

Hỡi mùi tóc chiêm bao
Ta nhớ người như thế
Hỡi ngọn đồi trăng sao
Ta xa người đến thế

Còn đấy không, vầng tóc xanh bối rối
Dấu môi nào cắn trái trên đồi kia
Mà anh nghe xôn xao chiều gió nổi
Hương của loài hoa núi ấy bay về.

Ta Lại Hát Như Thời Trai Trẻ

Năm xưa thời tuổi trẻ ngang tàng
Ta hát vang bài tình ca trong gió
Gửi trời đất giữ riêng ta nỗi nhớ
Ta khắc tên em trên gốc cây thông

Rồi ta đi mê mải phong trần
Qua tháng năm mịt mờ đạn khói
Giấc ngủ rừng nơi đầu sông cuối núi
Lại hiện về gương mặt đẹp như hoa

Lại hiện về những núi non xa
Trái táo hồng in dấu môi để lại
Mái tóc bồng của một thời con gái
Gió thổi tung trong màu nắng thông vàng

Mới thôi mà, dòng sông thời gian
Đưa ta về giữa hai bờ lau trắng
Một mình ta với mùa thu im lặng
Ta lang thang tìm lại gốc thông già

Có ngờ đâu, rừng vẫn giữ giùm ta
Nét tên em dưới mũi dao ngày nọ
Và những gì em cho ta năm tháng cũ
Chìm trong cây thành một vết thương sâu

Gió cuồng lên hoang dại thuở ban đầu
Ta lại hát như thời trai trẻ
Bài tình ca qua một đời dâu bể
Bay tìm em không biết tận phương nào.

Về Nụ Hồng Em Đã Cho Anh

Sao cháy bỏng – có phải là nỗi khát
Sao thèm ăn – có phải là nho tươi
Sao sâu thẳm – có phải là kiếp trước
Hỡi hoa hồng, ngươi có phải là Môi?

Sao thơm hoài – có phải là hương phấn
Sao vội vàng – có phải là hôm qua
Sao lặng im – có phải là vô vọng
Hỡi môi hồng, ngươi có phải là Hoa?

Tôi Sẽ Là Mùa Thu

Nếu tên em là Mai
Hãy gọi tôi là Trúc
Nếu em là hoa cúc
Tôi sẽ là mùa thu

Dẫu biệt dấu giang hồ
Chút lòng còn ở lại
Dù thu đi tuyệt mù
Chút sương chiều còn mãi

Niềm vui nào em khóc
Bằng giọt lệ thủy tinh
Tôi cất giấu trong tim
Một vết thương bằng ngọc

Tôi ném vào chân tóc
Mùi hương da thịt em
Tôi dồn tận đáy tim
Chút hồng làm hương phấn

Tôi gửi vào số phận
Niềm khát vọng mong manh
Tôi gửi vào cao xanh
Một chiều hôn xa thẳm

Cho tôi hồng lộc sắn
Cho tôi biếc đồi khoai
Để em làm đóa Mai
Chào mùa xuân vừa tới.

Trở Lại Đất Hùng

Nước đi vẫn nhớ nguồn sông
Đưa tôi về lại đất Hùng ngàn năm
Đường về trận địa miền Nam
Lòng tôi lại giục âm vang trống đồng

Nước đi vẫn nhớ nguồn sông
Qua trăm sông vẫn nhớ dòng sông Thao
Ngàn xưa không ngoái nhìn sau
Nhìn lên Nghĩa Lĩnh ngẩng cao mái đầu

Vẽ Tôi

Vẽ tôi một nửa mặt người
Nửa kia mê muội của thời hoang sơ

Vẽ tôi nghe tiếng mơ hồ
Bàn tay em vỗ bên bờ hư không

Vẽ tôi một đóa bông hồng
Tàn phai từ bữa em cầm trên tay

Vẽ tôi một nét môi cười
Một dòng nước mắt một đời phù du

Giới thiệu cho bạn đọc các thông tin về 🌿Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Viết một bình luận