Nguyễn Tuân: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Nguyễn Tuân ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Cùng Tìm Hiểu Chi Tiết Về Sự Nghiệp Và Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Tuân.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt. Hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết hơn về tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Tuân sau đây nhé!

  • Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. 
  • Nhà văn Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh khác để sáng tác như: Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật.
  • Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Cha của ông tên Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa và yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến.
  • Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.
  •  Ngay từ lúc nhỏ Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha của mình. Thời niên thiếu cuộc sống gia đình của Nguyễn Tuân rất vất vả thế nên ông phải di cư đi nhiều tỉnh khác nhau và nơi ông sống lâu nhất là Thanh Hóa.
  • Năm 1929, khi đang học năm cuối tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay, thì Nguyễn Tuân bị nhà trường đuổi học, vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt.
  • Không lâu sau, ông bị tù vì vượt biên tới Thái Lan mà không có giấy phép. Ông được thả ra nhưng lại bị bắt vào năm 1941.
  • Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
  • Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
  • Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987, thọ 77 tuổi.

Tìm hiểu thêm về 🔰Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Tuân

Khái quát về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Tuân, mời bạn cùng tham khảo.

  • Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1935, tuy nhiên các tác phẩm của ông chưa được đánh giá cao.
  • Cho đến năm 1938, Nguyễn Tuân mới gây ấn tượng với một số tác phẩm xuất sắc, điển hình là Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi.
  • Nguyễn Tuân sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện.
  • Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965–1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.
  • Ông là một trong 9 tác giả tiêu biểu được đưa vào Sách giáo khoa văn học Việt Nam. Ngày nay, tên ông còn được đặt tên cho con đường ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Tuân

Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân như thế nào? Xem ngay gợi ý dưới đây để biết chi tiết nhé!

  • Trước cách mạng tháng Tám phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân vỏn vẹn một chữ “ngông”. Xoay quanh ba đề tài chính: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”,…
  • Sau cách mạng tháng Tám phong cách sáng tác của ông có nhiều chuyển biến khác nhau. Các tác phẩm lúc này tập trung xoay quanh những chủ đề về quê hương đất nước, ông viết về tinh thần chiến đấu và lao động của nhân dân ta. Ông chỉ ra những mặt tiêu cực của xã hội, ném đá vào kẻ thù của dân tộc.
  • Là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân ông luôn có phát hiện vô cùng độc đáo về cảnh vật núi sông cây cỏ trên chính mảnh đất quê hương. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi khiến ông tìm đến thể loại tùy bút như một điều tất yếu.

Đọc thêm ❤️️ Thơ Xuân Quỳnh ❤️️Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nguyễn Tuân

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Tuân. Cùng đón đọc nhé!

Tùy Bút Và Kí

  • Một chuyến đi (1938), tùy bút – du kí
  • Ngọn đèn dầu lạc (1939), phóng sự
  • Thiếu quê hương (1940), tập tùy bút
  • Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tập tùy bút
  • Tàn đèn dầu lạc (1941), tập tùy bút
  • Tùy bút (1941), tập tùy bút
  • Tóc chị Hoài (1943), tập tùy bút
  • Tùy bút II (1943), tập tùy bút
  • Đường vui (1949), tập tùy bút
  • Tình chiến dịch (1950), tập bút kí
  • Đi thăm Trung Hoa (1955), tập bút kí
  • Tùy bút kháng chiến (1955), tập tùy bút
  • Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), tập tùy bút
  • Sông Đà (1960), tập tùy bút
  • Cô Tô (1986), ký
  • Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), tập tùy bút
  • Ký (1976)
  • Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
  • Tú Xương
  • Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988), tập tùy bút
  • Yêu ngôn (2000, sau khi mất), tập tiểu luận
  • Truyện Kiều (tiểu luận văn học)

Truyện Ngắn, Tiểu Thuyết

  • Vang bóng một thời (1940), tập truyện ngắn
  • Chữ người tử tù, 1940, truyện ngắn
  • Nguyễn (1945), tập truyện ngắn
  • Chùa Đàn (1946), tiểu thuyết
  • Thắng càn (1953), tiểu thuyết
  • Chú Giao làng Seo (1953), truyện thiếu nhi
  • Truyện một cái thuyền đất (1958), truyện thiếu nhi

Thơ

  • Say
  • Giăng liềm

Giới thiệu thêm cho bạn đọc tuyển tập ❤️️Thơ Lưu Quang Vũ ❤️️Hay nhất

2 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là nhà văn chuyên về thể loại tùy bút và ký, vì vậy ông không có nhiều bài thơ trong sự nghiệp của mình. Hiện nay theo ghi chép thì Nguyễn Tuân có sáng tác hai bài thơ như sau:

Giăng Liềm

Cát xuân cuốn lốc như năm nao
Bao la một giời chiến hào
Dài ngân trong gió Lào
Rụng cánh từng cánh hoa ban
Ngoài bến cỏ gianh lút đầu người
Nấc lên những hơi mìn gỡ sót
Vỡ hoang Cò Mỵ đánh gộc rừng
Âm âm động xích chiến xa hòa bình
Bãi xưa đèn hiệu thả dù
Đèn pha nay chạy máy cày đêm
Sân bay đất lật ngửa lên
Hầm pháo nặng thành hố phân xanh
Con chim bạt ngàn ngày xuân nọ
Trở về nở trứng giữa chân ruộng mạ
Khu trục gỉ cánh quạt chìm dần
Sóng lúa Hồng Cúm vồng ngọn cao
Nông trang khắc thâu
Mõ trâu
Đui đạn đồng
Lanh canh nhạc lạnh sương lồng giọt mơ
Hơi may ngọt nhờ nhờ
Đêm cỏ đầm đầm sữa vắt
Loang khắp cánh rừng Mường Theng
Trong nắng mai bừng lên
Như sôi hơi một nồi cơm khổng lồ
Chào reo lúa tẻ vụ đầu
Phía cầu Nậm Rốm
Có anh bộ đội yên tâm sản xuất
Thả nhẹ vào lòng sông chiều
Một chiếc liềm vàng

Nghiêng nghiêng giăng liềm
Vàng thiếp lên vàng
Trên lúa rỗ đồng Mường Thanh
Một mùa thu lao động hòa bình
Treo lên một giời xanh
Điện Biên chiều về nguyệt bạch
Kim tuyến thêu hình liềm vàng
Láng đi láng lại hào quang
Trên lúa đỏ nông trường

Ngợp trong bụi lửa
Bốn năm xưa Điện Biên
Giăng liềm gác lên nòng súng khói
Đất cũ rưng rưng chiều sa trường
Mênh mông tiếng lúa nông trang
Cánh đồng lịch sử
Biên tuyến xanh ngắt xanh
Lồ lộ chiếc liềm vàng.

Say

Mưỡu:
Hạnh Hoa thôn đã đây rồi,
Chơi đi cho thoả một đời thông minh.
Nợ men gấp mấy nợ tình,
Cõi trần ướm hỏi Lưu Linh mấy chàng?

Hát nói:
Hung trung hữu Lý Bạch,
Đã say sưa mặc quách thế nhân cười.
Mượn màu men giả dạng làng chơi,
Cơn chuếnh choáng coi ra trời đất nhỏ.
Ai muốn lấp sầu thiên vạn cổ,
Cùng ta hãy cạn một hồ đầy.
Doành nước mây, một tớ một thầy,
Vành gió bụi, ai tỉnh? Ai say? Ai ngất ngưởng?
Đảo phá sầu thành thi thị tướng,
Trường truy cùng tặc tửu vi binh.
Rượu ngà say quên lẫn cả mình,
Khi tuý luý thoát hình hài cõi tục.
Mặc ai đàm tiếu ai trong đục,
Tỉnh mà chi cho nhọc chẳng khề khà.
Nợ nần gỡ mãi không ra.

Nhất định đừng bỏ lỡ 🍀Thơ Trần Đăng Khoa 🍀Tuyển tập thơ hay

Viết một bình luận