Thơ Trần Mạnh Hảo: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Trần Mạnh Hảo ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Chia Sẻ Các Thông Tin Về Cuộc Đời, Phong Cách Làm Thơ Của Trần Mạnh Hảo.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Trần Mạnh Hảo

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Trần Mạnh Hảo nhé!

  • Trần Mạnh Hảo (sinh năm 1947) là một nhà thơ, nhà văn kiêm nhà báo Việt Nam.
  • Quê gốc: xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
  • Nơi ở hiện nay: quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
  • Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo, từng là cậu giúp lễ trong một giáo xứ thuộc Bùi Chu. Khi mới 14 tuổi, thơ của ông đã được đăng báo.
  • Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, ông chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.
  • Từ năm 1973, ông về làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ quân giải phóng miền Nam và làm nghề viết văn, viết báo chuyên nghiệp cho đến nay.
  • Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1975, Ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam khóa VI (1996 – 2000).
  • Hiện nay là một người viết văn tự do (ngoài biên chế), không tham gia tổ chức chính trị nào trừ là Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam.

Giới thiệu tác giả🔰 Nguyễn Tuân 🔰Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Trần Mạnh Hảo

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Mạnh Hảo được tóm gọn như sau:

  • Trần Mạnh Hảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực: thơ, văn, báo chí nhưng được biết đến nhiều nhất như một nhà thơ. Ông đã định nghĩa thơ như sau: “Thơ chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại”
  • Trần Mạnh Hảo từ năm 1974 đến 2004 đã xuất bản 15 tập thơ, 4 cuốn tiểu thuyết, 5 tập lý luận phê bình văn học, 3 tập truyện thiếu nhi. Từng được nhiều giải thưởng văn học.
  • Tác phẩm đã xuất bản : Trường Sơn của bé (thơ viết cho thiếu nhi – 1974), Tiếng chim gõ cửa (thơ – 1976), Hoa vừa đi vừa nở (thơ cho thiếu nhi – 1981), Mặt trời trong lòng đất (trường ca – 1981), Bư cặp núi và một hòn núi lẻ (thơ – 1986),….
  • Ông còn là một nhà báo, nhà phê bình văn học nổi tiếng với những bài viết nói thẳng nói thật, với lập luận rất sắc sảo, đã làm cho nhiều đối tượng tranh luận với mình “khó chịu”.

Giải thưởng:

  • Năm 1976, giải thưởng văn học về thơ của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
  • Giải thưởng thơ hay báo Văn nghệ và báo Nhân Dân 1978.
  • Năm 1995 và 1996 đã được bốn giải thưởng văn học và tặng thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam cho ba tập thơ và một tập tiểu luận phê bình văn học sau: Ðất nước hình tia chớp, Mặt trời trong lòng đất, Chuồn chuồn cắn rốn và Thơ phản thơ.

Phong Cách Sáng Tác Của Trần Mạnh Hảo

Điểm qua các nét chính trong phong cách sáng tác của Trần Mạnh Hảo.

  • Thơ của Trần Mạnh Hảo giàu tính triết luận vì nó hàm chứa những kiến thức sâu rộng, những dằn vặt thôi thúc, để làm nên vẻ đẹp uyên bác của thi ca. Thơ ông luôn đau đáu nỗi buồn thế sự ẩn kín từ trong các lớp ngôn từ đa tầng, đa nghĩa.
  • Trần Mạnh Hảo không chỉ viết bằng cảm xúc tự nhiên mà ngôn ngữ trong thơ ông là chiều sâu, là nỗi lòng sâu nặng. Thơ ông rành mạch là Người, là bản lĩnh, tâm can của một người yêu nước mình.
  • Trần Mạnh Hảo viết theo dòng cảm xúc chân thực, không chịu gò ép vào một thể thơ, một xu hướng thơ thời thượng nào, đặc biệt là không bao giờ giả trá.

Khám phá các thông tin thú vị về 🔰Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Trần Mạnh Hảo

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tuyển Tập Thơ

*Tứ tuyệt (1995)

  • Anh và cuội
  • Áo xưa
  • Bài ca con xiến tóc
  • Bạn hàng xóm
  • Bất lực
  • Bé đá bóng
  • Bị thương
  • Buộc
  • Bút vẽ
  • Bức tranh
  • Cầm
  • Chém
  • Chiêm bao
  • Có một chiếc lá vàng
  • Con bổ củi
  • Con cò
  • Con mèo
  • Con ong
  • Con ốc
  • Dấu chân
  • Dầu vậy
  • Đãi cát
  • Đàn
  • Đắc đạo
  • Đêm mơ rượu bèn dậy uống
  • Đến
  • Đi đến
  • Đi tới
  • Đích thực
  • Đỉnh núi
  • Đối thoại với quả mận
  • Đồng loại1
  • Đời và thơ
  • Đừng sợ mất ngủ
  • Giật mình
  • Gió và suối
  • Giữa biển màu hoàng thảo
  • Gởi về Đồng Tháp
  • Gương
  • Hái lộc
  • Hình bóng
  • Hoa dại
  • Hoa thêu
  • Hoán vị
  • Hoàng hôn
  • Hỏi
  • Hỏi em
  • Hỏi gấu
  • Hỏi Phật Di Lặc
  • Kết tóc
  • Khi ấy
  • Khi yêu
  • Khóc
  • Không
  • Kiếm tìm
  • Kiến và trăng
  • Làm mình
  • Lắng trưa
  • Lịch blốc
  • Lọ mực trên bàn viết
  • Lời tu hú
  • Mắt gió cung tên
  • Mật và gấu
  • Mèo
  • Mình
  • Mọt lửa
  • Một lần
  • Mơ lạ
  • Mơ tóc tóc mơ
  • Mượn thơ Trần Tử Ngang
  • Ngọn lửa
  • Ngọt ngào
  • Ngựa gỗ
  • Nhà thơ
  • Nhai lại
  • Nhại thơ con cóc
  • Nhập vai
  • Nhớ
  • Nhớ Hàn Mặc Tử
  • Nhớ Nam Cao
  • Nhớ Ngô Tất Tố
  • Nhớ Nguyễn Bính
  • Nhớ Nguyễn Trọng Oánh
  • Nhớ Nguyễn Tuân
  • Nỗi khổ của con cóc
  • Ôi trời xanh trời xanh
  • Quả roi
  • Quanh em cây cỏ
  • Rơi
  • Sao
  • Song song
  • Sợ
  • Tết
  • Theo chim đà điểu
  • Thơ vui đề trên đuôi bác Tôn Ngộ Không
  • Thú buồn
  • Thuốc tễ – dê
  • Thức hoa
  • Tiếng vạc
  • Trách
  • Trái bắp
  • Trái điều
  • Trái rụng
  • Trâu thơ
  • Tu hú thơ
  • Tuổi
  • Tuổi xuân
  • Tự ru
  • Tự tại
  • Tượng đài ở Matxcơva
  • Về sợi lông tơ
  • Vịnh cái thớt
  • Vợ chồng diễn viên
  • Vơ vẩn

*Một số tác phẩm khác

  • Bài thơ áo trắng
  • Bé nhìn biển
  • Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần
  • Bữa ăn của cây
  • Cây bưởi
  • Cây cau
  • Cây hoa quỳ vườn em
  • Cây trầu
  • Chiều sinh ra
  • Chuồn chuồn cắn rốn
  • Con dã tràng, nhà thơ và biển cả
  • Cưỡi trâu về niên thiếu
  • Đêm viết Kiều
  • Đỗ Phủ
  • Được chơi với kiến
  • Gặp bạn ở Kà Tum
  • Giấc mơ
  • Gió Ngàn Hống
  • Gửi Lai Châu
  • Gương mặt em rất thánh
  • Khi chưa có mùa thu
  • Lời con hổ năm Mậu Dần
  • Mãi mãi tuổi học trò
  • Mao Trạch Đông
  • Mùa hạ
  • Nguyễn Trãi trước giờ tru di
  • Những đồ chơi của con
  • Ru người trăm năm
  • Sông Hồng
  • Ta ở đâu?
  • Tập đi
  • Tổ quốc
  • Tôi mang Hồ Gươm đi
  • Tôi yêu tổ quốc mà tôi bị bắt
  • Trái bắp
  • Trốn tìm
  • Vạc
  • Vi mô và vĩ mô
  • Xin lỗi ngọn lửa
  • Trái tim mắc cạn
  • Đất nước hình tia chớp (tập thơ, 1994-1995)
  • Mặt trời trong lòng đất (tập thơ, 1981)
  • Thơ lục bát Trần Mạnh Hảo (tập thơ, 2003)
  • Trường Sơn của bé (tập thơ, 1974)
  • Tiếng chim gõ cửa (tập thơ, 1976)
  • Hoa vừa đi vừa nở (tập thơ, 1981)
  • Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (tập thơ, 1986);
  • Từ chiếc ô trời của mẹ (tập thơ, 1989);
  • Mình anh trong một thế giới (tập thơ, 1991);
  • Cuộc chiến tranh khôn nguôi (tập thơ, 1998);

Tiểu Thuyết

  • Chìa khóa của mỗi người (tiểu thuyết, 1987);
  • Sinh ra để yêu nhau (tiểu thuyết, 1989);
  • Trăng mật (tiểu thuyết, 1989);
  • Ly Thân (tiểu thuyết, 1989);

Lý Luận Phê Bình

  • Thơ phản thơ (lý luận phê bình, 1995);
  • Phê bình phản phê bình (lý luận phê bình, 1996);
  • Hầu chuyện các giáo sư (lý luận phê bình, 1999);
  • Văn học phê bình tranh luận (lý luận phê bình, 2004);
  • Những vì sao văn học (lý luận văn học, 2004)…

10 Bài Thơ Hay Của Trần Mạnh Hảo

Mời bạn đọc cùng thưởng thức 10 bài thơ hay nhất của tác giả Trần Mạnh Hảo.

Cứ ngỡ là cổ tích
Mà chính đấy là bà
Bao thần tiên thuở trước
Nhờ bà lại hiện ra

Cái cơi trầu biết nói
Chiếc dao cau biết cười
Bà ngồi bên cạnh cháu
Mà ngỡ trăm năm rồi

Bà vẫn ngồi như thế
Tóc bạc cả bình vôi
Cháu muốn làm cây gậy
Để dắt bà đi chơi…

Bé Nhìn Biển

Nghỉ hè với bố
Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời.

Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co.

Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung
Còng giơ gọng vó
Định khiêng sóng lừng.

Nghìn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton
Biển to lớn thế
Vẫn là trẻ con.

Bữa Ăn Của Cây

Cây cà bát mang bát
Luống cải thìa dọn thìa
Dàn đậu đũa so đũa
Cây vào bữa ăn, kìa!

Có đủ thìa đũa bát
Mà sao cây không ăn?
Cây ăn thầm trong đất
Bằng rễ mình siêng năng!

Trốn Tìm

Số phận cùng ta chơi trốn tìm
Trời không chứa nổi dấu chân chim
Mỵ Châu bị đuổi tình yêu chạy?
Ta chỉ còn chui qua lỗ kim

Em nhỏ hơn nhiều cả giọt sương
Nghìn xưa gió vướng bụi ven đường
Còn em như sắp tan thành nắng
Mắt phớt ngang đời một chấm hương

Muốn trốn vào nhau sợ có còn
Mái đầu chưa lợp nổi môi son
Thi xin mắt ấy đừng truy nã
Dẫu chết tình yêu vẫn bị đòn

Sông Hồng

Khi vừa rời lòng mẹ
Con đỏ hoe như một cục bùn non
Có phải mẹ vừa nhặt con lên từ đáy sông Hồng.
Mà hạt phù sa bật khóc?

Con mới hiểu biển vì sao khát nước
Triệu năm còn ừng ực uống dòng sông
Vì sao Lạc Long Quân lấy sông Hồng làm đuốc
Soi nước Văn Lang từng bước Tiên Rồng
Con mới hiểu vì sao hạt thóc
Lại mang hình con mắt mỏi mòn trông.

Mẹ ru hạt phù sa khó nhọc
Ngủ đi mà hoá cánh đồng
Mẹ đi mót lúa, lúa không hạt nào
Sông Hồng lụt cả ca dao
Con cò bị bão giạt vào lời ru
Tuổi thơ nằm cạnh sông Hồng tôi ngủ
Cỏ chân đê làm gió cứ ong ong
Trong mơ tôi thành Chử Đồng Tử
Thức dậy ra bờ sông vùi người trong cát
Không thấy nàng Tiên Dung
Nhưng tôi đã lấy được sông Hồng
Lấy lại tình yêu chàng Trương Chi đánh mất
Lấy được tiếng đàn có nước mắt cha ông.

Đêm tôi học sử trong nhà
Nghe sóng sông Hồng như tay lật sách
Như thể Hai Bà Trưng
Nhảy từ đê tuẫn tiễn
Đến nay còn chưa rơi xuống lòng sông…

Chuồn Chuồn Cắn Rốn

Có một người đã lớn
Xui bé bắt chuồn ngô
– Cứ cho nó cắn rốn
Xuống nước bơi tha hồ!

Ôi chuồn chuồn cắn rốn
Đau phát khóc bạn ơi
Bé tìm ao nhảy xuống
Tưởng mình là rái bơi

Bé chìm uống no nước
May có người vớt lên
Từ nay au tin được
Bùa phép răng chuồn chuồn?

Muốn bơi thì phải tập
Con chuồn chuồn kia ơi
Suốt đời bay trên cạn
Sao dạy người ta bơi?

Tôi Mang Hồ Gươm Đi

Sao Hồ Gươm biết tôi chia xa?
Mà run cho mọi bóng cây nhòa
Mà im im hết nghìn tăm cá
Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa?

Gó níu hoàng hôn xuống đáy tranh
Lá rụng, trời xao động cổ thành
Đổi dòng, sông gửi hồn ngưng đọng
Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh

Tôi muốn mang hồ đi trú đông
Mà không khiêng vác được sông Hồng
Mà không gói nổi heo may rét
Đành để hồ cho gió bấc trông!

Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây?
Mà thương ôm bóng kẻ lưu đầy
Mà lau đôi mắt tôi bằng sóng
Mà cả trời kia xuống hết cây…

Anh Và Cuội

Hòn cuội nghĩ suy gì
Cuội sống hoài không chết?
Cái anh gọi vô tri
Chính là điều chưa biết

Nhớ Hàn Mặc Tử

Hàn sỹ mặc nhiên cõi tử sinh
Phong sương thôn Vĩ Dạ phong tình
Hồn thơ nằm sóng xoài dương thế
Đợi gái quê về thử tiết trinh

Đời Và Thơ

Em là thi ca còn nằm trong sách
Câu thơ chưa bụi bặm nỗi đau đời
Anh là trang thơ đời vừa xê rách
Thơ bỗng là hai vệt máu trên môi

Đừng nên bỏ qua tập ❤️️ Thơ Xuân Quỳnh ❤️️Tuyển Tập Thơ Hay

Những Bài Thơ Lục Bát Trần Mạnh Hảo Hay

Sưu tầm những bài thơ lục bát của Trần Mạnh Hao hay nhất gửi đến bạn đọc của Thohay.vn.

Con Ốc

Lấy cái lưỡi làm bàn chân
Đi bằng đầu ốc chẳng cần ngược xuôi
Đầu cắm xuống, đít ngó trời
Một đời con ốc bao đời người ta?

Gương Mặt Em Rất Thánh

Mặt em chẳng giống mặt trăng
Cũng không mang dáng chói chang mặt trời
Vậy mà sao lúc em cười
Hai vầng nhật nguyệt trên môi em hồng

Soi vào em mắt say nồng
Vật vô tri cũng mang hồn thế nhân
Em nhìn cái ác hóa thân
Cái phần thánh thiện lấn phần loanh quanh

Em nhìn tôi luyện lại anh
Dửng dưng nào cũng cháy thành tình yêu
Cám ơn em, cám ơn nhiều
Khơi trong anh biết bao điều chưa hay

Anh đi khắp trái đất này
Cũng không đi khỏi chân mày mắt em

Có Một Chiếc Lá Vàng

Suốt ngày sao lá không rơi
Ngỡ anh đã ngủ khẽ rời cành êm
Vì sao lá níu cây thêm?
Sợ anh buồn, lá chọn đêm lìa cành

Gió Và Suối

Em là cơn gió qua rừng
Anh là dòng suối trập trùng phóng theo
Gió qua rừng, gió bay vèo
Anh còn bị mấy con đèo vướng chân

Ru Người Trăm Năm

Ngủ đi người của anh ơi
Xin nhờ ngọn gió ru nơi em nằm
Anh ngồi thức với xa xăm
Tới em phải vượt hàng trăm tinh cầu

Lời ru nào sợ xa đâu
À ơi vũ trụ chìm sau mi dài
Bay bay hai cánh tơ ngài
Ngủ đi cặp mắt thức hoài chờ trông

Anh ru từng búp tay hồng
Xin nhờ ngọn gió bế bồng trên tay
Nâng niu mười nhánh sông gầy
Khép vơi thành nụ, xoè đầy thành hoa

Từng đi nghìn dặm sơn hà
Hai bàn chân của em là mùi hương
Cái hôn trên gót còn vương
Lời ru em hoá con đường em đi

Ngủ ngon khoé miệng thầm thì
Cháy tan trời đất cũng vì vành môi
Vuốt ve khe suối núi đồi
Ngủ đi da thịt ngời ngời thương yêu.

Tóc em anh đến trăm chiều
Bao nhiêu sợi tóc bấy nhiêu nỗi niềm
Tay anh em gối trăng liềm
Giấc mơ chớ hiện ra điềm bể dâu

À ơi cái ngủ đi đâu
Tình yêu ru đến bạc đầu chưa thôi
Cách xa như đất với trời
Đêm đêm anh lặng ru người trăm năm.

Kiến Và Trăng

Kiến con đi đón trăng rằm
Trăng chui vào mắt kiến nằm trăng chơi
Trăng to giữa biển giữa trời
Vẫn tìm mắt kiến làm nơi ẩn mình

Song Song

Sao hai đường thẳng song song
Tự dưng lại nhập vào trong cuộc tình
Trong nhau tự đánh đắm mình
Để hai đường thẳng lại hình song song?

Trái Tim Mắc Cạn

Dòng đời – con nước vèo qua
Trai tim mắc cạn trong tà áo bay
Cỏn con một sợi lông mày
Mà đem cột trái đất này vào anh.

Được Chơi Với Kiến

Bạn ta bảy chục tuổi xuân
Giờ ngồi xem kiến hành quân thay người
May còn con kiến để chơi
Có khi vạn sự ở đời con con

Dễ từng lấp biển dời non
Lưng còng mới được lon ton tuổi già
Góc vườn đàn kiến bò ra
Kéo đi hàng dọc như là Trường Sơn.

Nhớ ơi đồng đội chập chờn
Chiến tranh bỏ lại cô đơn hoà bình
Ngồi chơi với kiến giật mình
Một ta mà cả đội hình ngày xưa.

Tiếng rừng gọi bạn không thưa
Hoá thân thành kiến như vừa đâu đâu
Tuổi già thơ thẩn lâu lâu
Ngồi chơi với kiến bạc đầu không hay…

Cây Trầu

Leo từ cổ tích về đây
Là cây trầu mấy đời nay của bà
Thương trầu chẳng biết nở hoa
Quấn vào nhau mở màu ra lá mềm
Dẫu leo trầu chỉ leo lên
Chẳng như bầu bí tay quen vịn người
Chẳng như mấy chị mồng tơi
Leo trèo mà ngọn còn bơi rối giàn
Chẳng như anh mướp ngang tàng
Đầu không chí hướng bò quàng, bò xiên
Trầu như bà ngoại rất hiền
Biết mình sức yếu cuốn liền vào nhau
Chị trầu em của bác cau
Ở đâu có đất, ở đâu có nhà?
Dây trầu leo đến la đà
Đón trăm khách quý cũng là trầu cay

Cây Cau

Cau nhà em cao nhất làng
Lá xoè như nón, chỏm bằng đọt xanh
Gọi cây mà chẳng có cành
Hoa rơi như gạo lừa anh gà dò
Lá rơi thành chiếc quạt mo
Cho thơm cơm nắm trước giờ ra quân
Lạ đời râu mọc dưới chân
Gốc già để ngọn trẻ dần lá loe
Lá mời chim sẻ chích choè
Về làm tổ đẻ hoa xoè tháng Giêng
Đi xa ngoảnh lại làng em
Thấy cau là thấy bà bên cơi trầu

Bút Đào Huyệt Giấy Mà Chôn Mình Dần

Cái thời Nguyễn Bính nguồn cơn
Vẫn đôi bướm ấy đến vờn mùng tơi
Mượn mưa phùn xỉa tăm chơi
Nửa đêm gió bấc rít hơi thuốc lào

“Trăm hoa” dễ được hoa nào
Về xem bướm hoá thi hào vườn dâu
Về xem cái kén mọc đầu
Ruột gan rút hết từng câu nhân tình

Tài cao đẩy thấp phận mình
Vỉa nồi niêu vẫn còn kinh hề mồi
Thơ không thể đổ vào nồi
Ngắm mình trong “nước giếng thơi” hết hồn

“Đêm sao sáng” cạn hoàng hôn
Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần
Một đoàn bươm bướm đưa chân
Hai hàng lục bát khiêng phần mộ thơ…

Tập Đi

Tập đi từ lúc bò nhoài
Để con người thoát khỏi loài bốn chân
Vịn vào mọi thứ xa gần
Đứng lên vụt chạy qua thân phận người

Tập đi tám chục tuổi rồi
Đôi chân lại trở về thời chưa đi
Lại bò như vật hài nhi
Với tay cỏ đã xanh rì gậy ơi

Tập đi suốt cả một đời
Mà chân chưa chắc là đôi chân mình.

Cây Hoa Quỳ Vườn Em

Vườn em cây đứng suốt ngày
Sao người lại gọi là cây hoa quỳ
Dõi nhìn hướng mặt trời đi
Mặt hoa như mặt người khi mai về

Bao nhiêu ánh nắng mùa hè
Đi từ hoa lại trở về cùng hoa
Sắc vàng sáng cả gần xa
Bướm ong tìm đến trú mưa tháng ngày

Ngọn cây mập mạp no đầy
Dẫu mềm mại vẫn thẳng ngay thân mình
Từ hoàng hôn tới bình minh
Âm thầm nụ nở ra hình dáng hoa

Đêm đêm em ngủ trong nhà
Cây quỳ đứng giữa vườn mà uống sương

Đừng bỏ lỡ các thông tin về ❤️️Thơ Lưu Quang Vũ ❤️️Tác giả, tác phẩm

Viết một bình luận