Mới Ra Tù Tập Leo Núi [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]

Mới Ra Tù Tập Leo Núi ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Gửi Bạn Thông Tin Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh

Sau những năm tháng đọa đày trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, cuối cùng Hồ Chí Minh cũng ra tù. Bầu trời tự do lồng lộng, con đường cách mạng phía trước vẫn đầy chông gai. Vậy mà “chân yếu, mắt mờ, tóc bạc”. Bác quyết tâm tập leo núi để rèn luyện đôi chân cho thêm vững. Lần đầu tiên lên được đến đỉnh núi, Bác đã viết nên bài thơ Mới ra tù tập leo núi:

Mới ra tù tập leo núi
Tác giả: Hồ Chí Minh

新出獄學登山

雲擁重山山擁雲
江心如鏡淨無塵
徘徊獨步西峰岭
遙望南天憶故人

Phiên âm:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính, tịnh vô trần.
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.

Dịch nghĩa:

Mây ôm dẫy núi, núi ôm mây,
Lòng sông như gương, không chút bụi;
Một mình bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Phong
Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ.

Dịch thơ:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

Cập nhật đầy đủ❤️️Nhật Ký Trong Tù ❤️️ Trọn Bộ 133 Bài Thơ Nhật Kí Trong Tù

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi

Bài thơ Mới ra tù tập leo núi tuy thường được in trong Nhật kí trong tù nhưng lại không thuộc tập thơ này mà có hoàn cảnh sáng tác đặc biệt. Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về hoàn cảnh sáng tác bài thơ ngay sau đây.

Bài thơ Mới ra tù tập leo núi được Bác viết vào khoảng thời gian năm 1943, sau hơn một năm thoát cảnh tù đày. Khi lần đầu tiên Hồ Chí Minh được đặt chân đến đỉnh núi Tây Phong Lĩnh. Cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ đó, bằng nét bút sắc sảo và những cảm nhận tinh tế, Người đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và lòng không nguôi nhớ về quê hương tổ quốc.

Ý Nghĩa Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi

Bài thơ Mới ra tù tập leo núi là một tác phẩm văn chương toàn bích thể hiện cốt cách thi sĩ Hồ Chí Minh: tâm hồn trong sáng, thiết tha yêu thiên nhiên, nặng tình đối với đất nước và bạn bè yêu quý. Cảnh sắc thiên nhiên và bức tranh tâm cảnh đều rất đẹp, rất đậm đà. Một tinh thần thép vĩ đại ở con người Bác được thể hiện trong hồn thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.

Đọc thêm 🔰Bài Thơ Không Đề Của Bác🔰Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi

Hướng dẫn các em học sinh cách đọc hiểu bài thơ Mới ra tù tập leo núi như sau:

1. Cảnh thiên nhiên (câu 1,2)

  • Bức tranh sơn thủy hữu tình với thiên nhiên cao rộng hùng vĩ, núi và mây hòa quyện với nhau, tạo cmar giác ấm áp, tươi vui. Lòng sông phẳng lặng thanh khiết qua vẻ đẹp phẳng, sáng như gương, không chút bụi.
  • Phải đứng ở vị trí cao mới quan sát được cảnh ấy. Qua đó cũng biểu hiện tâm hồn trong sáng, thanh cao của Bác, dù bị giam cầm, đày ãi nhưng vẫn giữ được phẩm chất, lương tâm cách mạng.

2. Tâm trạng nhà thơ (câu 3 và 4)

  • Vừa vui sướng vừa nôn nao, mong đợi ngày về nước (bồi hồi). Tuy đi bộ một mình nhưng Người không hề cô đơn vì trong tâm hồn Người đang hiện diện hình ảnh quê nhà.
  • Luôn nhớ về trời Nam tổ quốc và đồng bào, đồng chí.

=> Cả bài thơ chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc. Tuy đang ở xứ người những tâm hồn Bác đã sống giữa Tổ quốc, người thân, bạn bè, đồng bào, đồng chí. Bài thơ làm nổi bật tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ.

Nghệ Thuật Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi

Chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về nghệ thuật bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Bác Hồ:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  • Đậm đà màu sắc cổ điển và tỏa sáng tinh thần hiện đại
    • Màu sắc cổ điển: Bút pháp chấm phá: suối, mây, sông, nước với tứ thơ, đề tài ước lệ. Nhân vật trữ tình yêu thiên nhiên, tâm hồn khoáng đạt, phong thái ung dung.
    • Tinh thần hiện đại: Nghị lực phi thường của người chiến sĩ, rèn luyện gian khổ để được tiếp tục làm cách mạng đó cũng là ý chí mạnh mẽ vượt mọi thử thách.

Chia sẻ đến bạn tác phẩm🌿Lai Tân [Hồ Chí Minh]🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật

5 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Hay Nhất

Đừng bỏ qua 5 mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi hay nhất vừa được Thohay.vn sưu tầm dưới đây nhé!

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Hay – Mẫu 1

Tố Hữu viết:

“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay… cánh hạc ung dung”.
(Theo chân Bác)

Đoạn thơ cảm động trên đã làm hiện lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh Bác Hồ sau khi thoát khỏi nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch tại Liễu Châu, Trung Quốc, đồng thời giúp chúng ta cảm nhận “Ngục trung nhật kí” của Người.

Ngay sau khi giành được tự do, để phục hồi thể lực, Bác Hồ kiên trì tập luyện: tập khí công, tập bơi, tập leo núi,… tích cực chuẩn bị ngày lên đường trở về Tổ quốc thân yêu. Ngày Bác được tự do là ngày 10-9-1943; dự đoán bài thơ “Mới ra tù, tập leo núi” được Bác viết vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 1943. Chữ “tân” trong nhan đề hài thơ cho ta niềm tin khẳng định đó.

Tác giả hồi kí “Vừa đi đường vừa kể chuyện” có ghi rõ là khi Bác đã trèo lên tận đỉnh ngọn núi cao. Bác đã xúc động viết bài thơ này:

“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dao vọng Nam thiên, ức cố nhân”.

Bác đã ghi bài thơ vào rìa một tờ báo Trung Quốc, kèm theo dòng chừ sau: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”. Bài thơ không chỉ mang tính chất “đưa tin” một cách bí mật mà còn mang ý nghĩa của một văn kiện lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Theo hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, hồi ấy các yếu nhân của Tổng bộ Việt Minh tại căn cứ địa Cách mạng Cao -Bắc – Lạng vô cùng phấn khởi khi nhận được bài thơ này và đã phái người đi đón Bác.

“ Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần”

Cảnh mây núi nhấp nhô trập trùng. Mây, núi được nhân hóa, trở nên hữu tình: núi ấp ôm mây, mây ấp núi. Mây núi quấn quýt, bao bọc lấy nhau. Một câu thơ bảy chữ mà chữ “vân”, chữ “ửng”, chữ “sơn” được điệp lại hai lần gợi tả cảnh mây núi tầng tầng lớp lớp, ngắm nhìn không chán mắt. Hình ảnh “trùng sơn” làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ cảnh núi mây và cảm xúc dào dạt của nhà thơ lúc leo núi.

Câu thứ hai tả lòng sông (giang tâm). Mặt sông trong vắt, phẳng lặng được ví với tấm gương không một chút bụi mờ. Bầu trời có trong sáng thì người đứng trên núi cao mới cảm nhận gương sông đẹp như thế. Hai câu đầu bài thơ đã vẽ nên một bức tranh sơn thủy hùng vĩ, hữu tình.

Với tâm trạng sảng khoái của nhà thơ chiến sĩ mới thoát cảnh tù ngục thì mới có cái nhìn say mê, nồng nàn, thú vị như vậy. Người xưa có nói: “Văn vô sơn thủy phi kì khí”, nghĩa là văn chương không nói đến sông núi (không mang tình đất nước) thì không có khí chất kì lạ. Qua đó, ta cảm thấy thơ Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp “kì khí” đáng yêu.

Cảnh mây núi, sông nước ở đây là cảnh thực ở Liễu Châu về cuối thu hơn nửa thế kỉ trước. Đồng thời nó mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng người, cho tình người. Ngoại cảnh thì hùng vĩ, hữu tình. Tâm cảnh thì trong sáng, yêu đời. Thi nhân vừa leo núi vừa ngắm nhìn vẻ đẹp sông núi, mây trời với phong thái ung dung và tâm hồn thanh cao tuyệt đẹp. Mây, núi, gương sông ấy là ba ẩn dụ mà nhà thơ Hồ Chí Minh gửi gắm tâm hồn mình, trạng thái mình:

“Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước sông trong dưới chân Tây Phong Lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người” (Đặng Thai Mai)

Chỉ với ba nét vẽ (vân, trùng sơn, giang tâm) mà tác giả đã gợi lên cái hồn vũ trụ. Mượn cảnh để tả tình, ngôn ngữ hàm súc, hình tượng – đó là vẻ đẹp cổ điển đầy thi vị trong bài thơ này của Bác. Câu thơ dịch khá hay:

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng bụi không mờ”

Đã 2 mùa thu li hương, nếm trải đủ mùi cay đắng, thế mà tấm lòng nhà thơ vẫn đêm ngày nhớ nước khôn nguôi. Hai câu thơ 3, 4 nói lên tâm tình ấy:

“Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dao vọng Nam thiên, ức cố nhân”.

Tây Phong Lĩnh là dãy núi trập trùng ở Liễu Châu, Trung Quốc. Nam thiên là trời Nam hai địa danh ở 2 phía chân trời. Chữ “bồi hồi”, chữ “dao vọng” và ba tiếng “ức cố nhân” diễn tả tâm trạng của Bác Hồ lúc leo núi.

“Bồi hồi” nghĩa là bồn chồn, không yên dạ. “Độc bộ” nghĩa là một mình bước đi; trong văn cảnh gợi lên sự lẻ loi, đơn độc. Càng leo núi lên cao càng hồi hồi, càng cảm thấy mình lẻ loi, đơn độc, mà dõi nhìn về phía chân trời xa.

Người xưa khi đứng trên lầu cao mà man mác buồn, bởi lẽ “Nhật mộ hương quan hà xứ thị” người con gái lưu lạc ngậm ngùi xót xa: “Lòng quê đi một bước đường một đau”… Tình cố hương, tình cố quốc là một trong những tình cảm sâu sắc thắm thiết của con người xưa nay:

“Quê hương nghĩa nặng tình sâu,
Bể dâu biến đối biết đâu là nhà”.

Bác Hồ đã trải qua những năm dài bôn ba hải ngoại, đi tìm đường cứu nước, canh cánh trong lòng nỗi thương, nỗi nhớ vơi đầy: “Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước…” (“Người đi tìm hình của nước”). “Giờ đây” mỗi bước leo núi lên cao, Người lại hồi hồi thương nhớ: “Dao vọng Nam thiên, ức cố nhân”.

Dao vọng là trông vời, trông xa, ức cố nhân nghĩa là nhớ người xưa, nhớ bạn cũ, ở đây là Bác nhớ đồng chí thân yêu. Câu thơ 7 chữ nói lên được 2 nỗi nhớ: nhớ nước và nhớ bạn. Thơ hàm súc và biểu cảm là vậy.

Nhớ nước, nhớ bạn là tình cảm thường trực, thiết tha của Bác. Nhớ nước cả lúc thức và cả trong lúc mơ: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” (“Không ngủ được”). Nhớ nước, nhớ quê suốt ngày suốt đêm, suốt cả năm tháng: “Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng – Tin tức bên nhà bữa bữa trông” (“Tức cảnh”). Càng xa nước, Bác càng nhớ nước:

“Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ,
Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay”.
( Đêm thơ)

 “Ức hữu” (Nhớ bạn) là một trong những chủ đề nổi bật trong “Nhật kí trong tù”. Nhớ bạn với bao kỉ niệm, với bao nỗi khắc khoải chờ mong. Trong cảnh tù đày, Bác càng nhớ bạn:

“Ngày đi bạn tiễn đến bên sông,
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng.
Nay gặt đã xong, cày đã khắp,
Quê người tôi vẫn chốn lao lung”
(Nhớ bạn)

Tình yêu nước là tình yêu sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất của Hồ Chí Minh. Bác có nhiều bài thơ hay nói lên một cách chân thành, cảm động tình yêu nước ấy. Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” đã thể hiện rất đẹp cảm hứng thiên nhiên trữ tình và cảm hứng yêu nước. Mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều dạt dào tình yêu tạo vật sông núi mây trời, tình nhớ nước, nhớ bạn.

Một cái ngóng nhìn xa, một nỗi bồi hồi lúc leo núi, một niềm mong nhớ Tổ quốc, nhớ bạn bè – được diễn tả và thể hiện qua một bài tứ tuyệt mang màu sắc cổ điển, một bút pháp lả cảnh ngụ tình đặc sắc. Người chiến sĩ cách mạng “Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh” ấy có một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, và có một hồn thơ đẹp được nhân dân ta kính yêu và nhớ mãi.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Ngắn Hay – Mẫu 2

Là một con người thì quyền tối thiểu là được sống và được tự do, thế nhưng trong một số trường hợp thì họ lại bị tước đi quyền tự do một cách vô lí. Đó là Bác Hồ- vị cha già đã dành cả cuộc đời để đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Người phải chịu những ngày tháng bỏ tù khổ sở, chịu đói chịu lạnh đến thấu xương. Thế nhưng càng khó khăn gian khổ, sự tự do của Bác càng bị vùi dập thì Người lại càng ung dung không chút nao núng.

Thật vậy dù sống trong lao ngục gông kìm Bác vẫn cho ra đời những áng thơ văn với ý chí, tinh thần bất khuất đến không tưởng. Hơn thế nữa trong Bác vẫn sáng ngời niềm tin nghị lực sống, lòng yêu thiên nhiên đến vô hạn.

Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng với bao tâm sự của Bác đã được gửi gắm qua tác phẩm “Mới ra tù tập leo núi” được viết khi Người mới thoát khỏi mười bốn tháng bị giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Nhắc đến Bác là nhắc đến một con người vĩ đại tự đặt trên vai mình trọng trách to lớn của cả dân tộc, nhưng nhắc đến Bác cũng là nhắc đến một nhà thơ lớn với kho tàng thơ văn đồ sộ ẩn chứa bao tư tưởng nhân văn cùng với tinh thần bất khuất, lòng yêu thiên nhiên vô hạn.

Bị cầm tù hơn một năm trời dài đằng đẵng bởi vậy dù có tinh thần thép đến đâu đi chăng nữa thì Bác cũng không tránh khỏi đôi lúc thấy cô đơn, đôi khi thèm khát được trở về quê hương yêu dấu. Thật vậy khi vừa thoát khỏi cảnh gông cùm Bác lại ngay lập tức đắm chìm vào thiên nhiên, hòa mình vào thưởng thức dư vị đất trời.

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.

Từ những sự vật vô tri vô giác không có tâm hồn mà nay dưới đôi mắt của Bác chúng trở nên tinh tế, sống động và thật có hồn. Cảnh vật vốn chỉ là những thứ diễn ra hằng ngày dưới mắt chúng ta, trên đỉnh núi cao sẽ có những gợn mây trắng phủ quanh, đó là một sự thật hiển nhiên. Thế nhưng dưới con mắt của một kẻ si tình, một người hết lòng yêu thiên nhiên thì cái sự thật tầm thường đó lại trở nên có hồn đến lạ.

Mây và núi cũng biết gắn bó với nhau như những con người vậy, chúng ôm ấp nhau với những cái ôm thật chặt đầy ấm áp. Tầm nhìn của Bác thay đổi từ cao xa trở về gần và thấp hơn. Trong đôi mắt Người lúc ấy hiện lên khung cảnh mê hoặc đầy cuốn hút của dòng sông. Có lẽ cảnh vật đang phô ra vẻ đẹp huyền bí nhất của nó để quyến rũ người chiến sĩ cách mạng vừa được trả lại tự do ít lâu trước đó.

Dòng sông mang một vẻ đẹp dịu dàng trong suốt như một chiếc gương khổng lồ đang phản chiếu vạn vật xung quanh. Vẻ đẹp của dòng sông như gột rửa tâm hồn con người, sự thuần khiết ấy như tấm lòng của Bác, một lòng vẫn luôn hướng về Đảng về dân.

Sau những giây phút đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên thì dường như Bác cũng bị cảnh vật tác động lại, những tâm sự cùng bao ưu tư của một người lính bấy lâu nay bị tách khỏi đồng bào, đồng chí dội về từ tiềm thức một cách dữ dội:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

Âm điệu của bài thơ biến đổi trở nên trầm lắng, thiết tha. Sau giây phút say đắm với thiên nhiên thì nay đứng một mình trước cái thiên nhiên rộng lớn ấy Bác lại thấy cô quạnh, nhỏ bé hơn bởi nỗi nhớ bạn, nhớ đồng bào đồng chí mà mình đã từng gắn bó. Cảm xúc của Người giờ đây có vui, có buồn đan xen khó tả, bao thứ xúc cảm ấy khiến Người thêm bồn chồn bởi nỗi nhớ nhà, niềm khao khát được trở về quê hương yêu dấu của mình.

Thật vậy, bài thơ khép lại với không khí cổ kính tràn ngập trong vẻ đẹp thiên nhiên nơi xứ lạ. Đây quả thực là một khúc ca tráng lệ đánh dấu sự kết thúc cho một chặng đường đầy khó khăn trắc trở và mở đường cho một chặng đường hoạt động cách mạng gian khổ hơn.

Từ đỉnh núi mù mịt khói mây, Người hướng về quê hương yêu dấu nơi những người bạn, người đồng chí đồng bào đang ngày đêm chuẩn bị cho cuộc cách mạng Tháng Tám đầy vẻ vang huy hoàng của dân tộc. Chiến thắng đang vẫy gọi và Người sẽ không chùn bước, đó sẽ là động lực để Bác cùng với nhân dân phá tan xiềng xích nô lệ, khai sinh ra một nước Việt Nam hoàn toàn dân chủ và đầy tự do, no ấm cho chúng ta sau này.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Chọn Lọc – Mẫu 3

Hồ Chí Minh là nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, Bác đã phải trải qua “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, qua rất nhiều nhà lao, chịu cảnh gông cùm gian nan, nhiều cay đắng. Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” được sáng tác sau 14 tháng chịu cảnh tù đày, lần đầu tiên Người được đặt chân đến đỉnh núi Tây Phong Lĩnh.

Hồ Chí Minh viết bài này khi đã được giải thoát khỏi cảnh tù đày. Cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ đó, bằng nét bút và bằng cảm nhận tinh tế, Bác đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và lòng không nguôi nhớ về quê hương tổ quốc.

Bài thơ Mới ra tù tập leo núi được viết bên rìa tờ báo cũng với mấy hàng chữ “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”, và gửi về cho các đồng chí ở nhà đang ngày ngày chờ mong tin tức và lại được tin Hồ Chí Minh đã mất trong ngục. Bài thơ mang đến cho các đồng chí niềm vui lớn: Người vẫn còn sống, đã ra tù và lại chuẩn bị bước vào chặng đường hoạt động mới.

Sau khi ở tù ra, sức khỏe của Người bị giảm sút hẳn. Tác giả Vừa đi đường vừa kể chuyện đã viết: Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được. Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày mười bước, dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải được 10 bước mới thôi.

Cuối cùng, Bác chẳng những đi vững, mà còn trèo được cả núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi. Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán. Bài thơ Mới ra tù tập leo núi đã được làm trong hoàn cảnh đó.

Chuyện leo núi của Bác nhằm mục đích rèn luyện ý chí và thân thể để tiếp tục hoạt động. Chủ đề của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi không nhằm hướng vào chủ đề vượt khó như một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu là bộc lộ tình cảm nhớ thương với đất nước, với đồng chí bạn bè.

Mở đầu bài thơ Bác viết:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Hình tượng mây núi được biểu hiện qua hai hình ảnh gắn bó: núi ấp ôm mây, mây ôm ấp núi như tình cảm đồng chí, bạn bè yêu thương nhau. Hình tượng mây núi ở đây không hàm ý ám chỉ cục diện chính trị tối tăm mù mịt ở Trung Quốc vào những năm 40 nhưng có ý giải thích.

Sau gần 14 tháng xa đất nước, Người rất nóng lòng chờ tin tức bên nhà:

Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,
Tin tức bên nhà bữa bữa trông. (Tức cảnh).

Hình ảnh “núi ấp mây, mây ấp núi” hiện lên giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình, nặng lòng du khách. Có lẽ những năm tháng bị gông cùm, người đã thấy thiên nhiên bên ngoài vẫn luôn tươi đẹp một cách lạ kỳ, gần gũi và chan hòa.

Hẳn là Hồ Chí Minh phải rất tinh tế và nhạy cảm mới có thể nhận ra hiện tượng mây núi ôm ấp nhau, thực ra đó là sự liên tưởng thú vị của người. Bởi núi Tây Phong Lĩnh cao ngất, cảm giác như chạm vào mây trên trời. Có thể vì lòng người, vì Bác quá yêu thiên nhiên đất trời nên mới có thể viết được tứ thơ hay như thế.

Cảnh sắc thiên nhiên khiến cho lòng Bác đắm say. Sự quấn quýt, hòa quyện của thiên nhiên dường như cũng tạo nên sự hòa quyện với con người một cách lạ kỳ nhất. Với phép lặp Người đã giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên.

Nhớ đất nước, bạn bè, Người cũng muốn giãi bày kín đáo phần nào tấm lòng của mình.

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.

Đứng trên đỉnh núi cao nhìn suống dòng sông, lòng sông như gương nước trong, không chút bụi mờ. Thiên nhiên cũng có những khoảnh khắc, trạng thái thanh khiết như chính tấm lòng của Người trong cảnh ngộ đó. Tình cảm của người vẫn trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân.

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “ Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người.

Thiên nhiên ở đây đã góp phần biểu hiện tình cảm sâu kín của con người:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh

Cả địa điểm lẫn người du khách đã bắt được bước ra, có lẽ vì Người không cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên nên “đanh lòng” lộ diện. Từ láy “bồi hồi” được đặt ngay ở đầu câu thơ đã gợi tả lên tâm trạng, cảm xúc của một người đa sầu, đa cảm, luôn cánh cánh nhiều nỗi niềm trong tâm hồn. Núi Tây Phong Lĩnh thực sự rất đẹp, rất nên thơ, rất huyền ảo, mặn mà chữ tình. Người đọc có cảm giác Hồ Chí Minh như một tiên nhiên dạo bước xuống trần gian, mọi thứ đều thoát tục không hề vướng bận bất cứ lo âu, nhọc nhằn nào hết.

Câu thơ cuối có thể nói là “chốt điểm” cảm xúc và nỗi lòng của tác giả:

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

Tình bạn vẫn là một hình ảnh cao đẹp nằm trong chủ đề quen thuộc: nhớ bạn (ức hữu) được biểu hiện trong Nhật ký trong tù:

Ngày đi bạn tiễn đến bến sông,
Hẹn về khi lúa đã đỏ đồng:
Nay đã gặt xong, cày đã khắp,
Quê người, tôi vẫn chốn lao lung. (Nhớ bạn)

Tình cảm nhớ bạn trong bài thơ Mới ra tù, tập leo núi được bộc lộ trong hoàn cảnh tác giả đã được tự do. Trong lòng Hồ Chí Minh lúc này có cả niềm vui, nỗi buồn.

Niềm vui của một người chiến sĩ cách mạng giữ lòng trung kiên qua những thử thách của cảnh tù đày, niềm vui và hy vọng được gặp lại bạn bè. Nhưng dù sao Người cũng đang còn trong cảnh ngộ xa đất nước, xa bạn bè nên không tránh khỏi cảnh buồn vắng, cô đơn. Trước mắt, là một chặng đường hoạt động mới mà Người chuẩn bị tinh thần để tham gia với lòng quyết tâm. Bao nhiêu cảm xúc bồi hồi xao xuyến trong lòng người chiến sĩ cách mạng.

Có ai ngờ giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ và trong trẻo ấy con người đương một mình dạo bước trên đỉnh núi kia với một phong thái rất tiên phong đạo cốt lại là một chiến sĩ cộng sản của thời đại chúng ta đang chuẩn bị để bước vào một cuộc chiến đấu sống chết với kẻ thù.

“Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh thực sự là tuyệt bút khiến người đọc ngưỡng mộ trước một tấm lòng trung kiên ái quốc nhưng vẫn nặng lòng với thiên nhiên. Yêu thiên nhiên chính là cách để Bác thêm yêu quê hương đất nước hơn.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Tiêu Biểu – Mẫu 4

Trong tập thơ dịch Ngục trung nhật ký của Hồ Chi Minh, có một bài thơ viết sau khi Bác ra tù được xếp vào cuối tập thơ như lời kết của cuốn sách. Đó là bài Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù tập leo núi) Bài thơ được dịch như sau:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.

Bài thơ lấp lánh một vẻ đẹp cổ điển, vừa ghi lại được những xúc động trong tâm hồn tác giả lúc mới ra tù, vừa như một lời báo tin, nhắn nhủ với đồng chí, bạn bè về bản thân mình sau bao ngày bị đày ải giam cầm giữa chốn ngục tù nơi đất khách.

Như chúng ta đều biết, sau mười bốn tháng bị gông cùm với bao vất vả, khó khăn, Bác Hồ đã được trả lại tự do. Những ngày đầu, do bị giam quá lâu làm Người ” chân yếu, mắt mờ, tóc bạc” (Tố Hữu), đi lại không vững, vì thế Bác phải tập leo núi để tự rèn luyện thêm sức lực. Bài thơ được viết khi leo núi Tây Phong Lĩnh và được gửi về nước một cách bí mật.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn Tư nhân dân mà ra có kể lại rằng: “Từ khi Bác bị báứt, Trung ương Đảng ta mất hẳn liên lạc, thậm chí do tin tức sai tưởng Bác đã mất trong tù. Mãi hơn một năm sau, một hôm cơ quan Trung ương nhận đươc mội tớ báo Trung Quốc bên lề có ghi một câu: “Chúc chư huynh ở bên nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. Ở bên này vẫn bình yên” Và bên dưới có ghi bài thơ chữ Hán này.

Mở đầu bài thơ là hai câu miêu tả, hai nét chấm phá về núi và sông mà như thu gọn vào tầm mắt tất cả mây trời, non nước:

“Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần”

Câu thơ dịch khá sát: “Núi ấp ôm mây mây ấp núi – Lòng sông gương sáng bụi không mờ”. Trên những ngọn núi cao, mây thường bao phủ bốn mùa. Mây ở lưng chừng núi, núi vượt lên trên mây. Mây và núi hoà quyện với nhau lẩn quất trong nhau. Và từ ở trên cao, nhìn xuống, một dòng sòng lấp lánh như mặt gương trong và sáng.

Hai câu thơ tạo nên một bức tranh tả thực sinh động, chỉ bằng một vài nét như phóng bút mà ghi lại được linh hồn tạo vật. Trong bức tranh ấy vừa có cái hùng vĩ của mây của núi, lại vừa có vé đẹp mềm mại trong sáng dịu dàng của dòng sông; có cả cao sơn và lưu thuỷ và hơn nữa sơn thuỷ ở đây còn rất hữu tình.

Đối cảnh sinh tình, lấy cảnh ngụ tình vốn là những thủ pháp quen thuộc của thơ ca phương Đông xưa nay. Hình ảnh một dòng sông lấp lánh, sáng trong không chút bụi mờ trong bài thơ vừa là cảnh đấy và cũng chính là tình đấy; vừa là tả thực, vừa như một biểu trưng về sự sáng trong của tâm hồn người viết.

Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, phải chăng đó cỏn là một ẩn dụ, một lời nhắn gửi sâu kín cho đồng chí, đồng bào trong nước về phẩm chất tâm hồn của chính nhà thơ: sau bao nhiêu thử thách gian nan, vất vả, đắng cay, Hồ Chí Minh vẫn giữ trọn được tấm lòng sáng trong, thuỷ chung với cách mạng, với Tổ quốc, với nhân dân.

Câu thơ ngắt nhịp 4/3 như một lời khẳng định vang lên quả quyết và dứt khoát, chứa chất một niềm kiêu hãnh tự hào “tịnh vô trần” (không một hạt bụi). Đứng giữa đất trời, mây núi mịt mùng, Người vẫn thấy mình trong trẻo, thanh khiết, không hề vẩn đục. Một lời tự kiểm điểm, tự đánh giá về bàn thân mình sau một chuỗi ngày bị kẻ thù giam cầm đày đọạ chăng?

Nếu như hai câu thơ đầu tạo nên trong lòng người đọc cảm giác mạnh mẽ, cương quyết… thi hai câu sau lại như trầm lắng, thiết tha bởi tình cảm của người viết:

Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân.

Lời thơ dịch hoàn toàn chính xác: “Bồi hôi dạo bước Tây phomg Lĩnh – trông lại trời Nam nhớ bạn Xưa” Mấy chừ “bồi hồi” “dao vọng” “cố nhân” trong nguyên bản, đọc lên nghe da diết và nặng trĩu một nỗi nhớ khôn nguôi.

Hai câu cuối tiếp nối hai câu đầu một cách tự nhiên mà cũng hết sức chặt chẽ hợp với logíc phát triển của tâm trạng trữ tình. Từ xa xưa, leo núi nhớ bạn, nhớ quê hương (đăng sơn, ức hữu) là chuyện thường thấy trong thơ. Nhưng đây không phải là chuyện đăng sơn, ức hữu chung chung mà là nỗi lòng canh cánh ngóng trông về Tổ quốc, nóng lòng được bay về với đồng bào, đồng chi ở phía trời Nam. Đây không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ.

Sau sự “rà soát” tự kiểm điểm, tự đánh giá tư tưởng và tấm lòng của mình, Người thấy thanh thản vì vẫn giữ trọn được sự sáng trong, không nhuốm bụi trần, bỗng cảm thấy “bồi hồi” và da diết nhớ “bạn cũ”, nhớ những người đồng chí phía Nam quê nhà. Phải giữ được tấm lòng trong sạch, kiên trung không phải hổ thẹn với Tổ quốc, với nhân dân, với chính mình, mới có thể náo nức một nỗi nhớ da diết đến thế.

Con người leo núi ấy là một con người vừa thoát cảnh ngục tù với thân hình tiều tuy “chân yếu, mắt mờ” thế mà lời thơ, hình ảnh thơ thật sang trọng, ung dung. Đấy chính là chất thép, là nghị lực phi thường, là tinh thần Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong gian nan của cuộc đời cách mạng và đó cũng là tình cảm đậm đà và hồn thơ bay bổng của Người hướng về Tổ quốc, về đống chí, đồng bào.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông chắc cũng nhận thấy như thế khi đọc các bài thơ trong Nhật ký trong tù:

Tôi đọc trăm bài trăm ỷ đẹp
Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
(Đọc thơ Bác)

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Sâu Sắc – Mẫu 5

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, một nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc ta. Người là một anh hùng cứu quốc được toàn thể nhân dân Việt Nam tôn trọng, bên cạnh đó người còn là một nhà văn, nhà thơ để lại nhiều tác phẩm tên tuổi.

Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” ghi lại những tâm sự, nỗi niềm của Bác trong những ngày bị bắt giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Tập thơ Nhật ký trong tù của tác giả thể hiện tinh thần kiên định, yêu nước, kiên cường với con đường cách mạng giải phóng dân tộc của tác giả.

Bài thơ Mới ra tù tập leo núi thể hiện sự kiên cường của tác giả, khi muốn khôi phục thể trọng nhanh nhất để hòa nhập cuộc sống, bởi những tháng ngày bị gông cùm xiềng xích.

“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dao vọng Nam thiên, ức cố nhân”.

Bài dịch:

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa”

Trong bài thơ này hai câu đầu tiên tác giả ghi lại cảnh núi non trùng điệp. Núi mây được nhân cách hóa giống như con người có tình cảm, che chở, ôm ấp nhau tạo nên sự quấn quýt, quây quần bao bọc cho nhau, thể hiện tình cảm gắn bó thắm thiết keo sơn.

Tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng đẹp về thiên nhiên nơi đây, với hình ảnh núi non tầng tầng lớp lớp, những đám mây vẩn vơ bao bọc quanh núi. Một cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, khiến cho người đọc cảm thấy bị mê hoặc bởi thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.

Lòng sông gương sáng bụi không mờ. Hình ảnh mặt sông trong vắt như gương, nhìn vào trong đó cảm thấy trong suốt không vướng bụi mờ thể hiện cho tình cảm cả tác giả.

Tấm lòng thủy chung son sắc với quê hương đất nước của tác giả không có gì vướng bụi, phai mờ. Câu thơ cũng gợi tả lên một hình ảnh bức tranh thiên nhiên có mây, núi, gió sông thể hiện một sự nguyên thủy, hoang sơ, hữu tình chưa từng thấy.

Trong tâm trạng tự do, khi được thả ra khỏi nhà tù, tác giả Hồ Chí Minh cảm thấy tâm hồn thật bay bổng lãng mạn khi được về lại với chính mình, tay chân không còn bị gông cùm xiềng xích bởi những sợ xích, không còn tiếng leng keng của mỗi bước chân nặng nề.

Bồi hồi dạo bức Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa

Nếu như hai câu đầu tác giả thể hiện bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, cảnh thiên nhiên với núi non, sông nước vô cùng nên thơ trữ tình. Lòng sông sáng tựa một tấm gương như tấm lòng của người cách mạng dù trong gian lao tù tội, vẫn không thay đổi ý chí kiên cường. Thì hai câu thơ tiếp theo, tâm trạng nhớ cố hương, nhớ những người đồng chí, đồng đội càng làm cho tác giả càng nhớ quê nhà nhiều hơn.

Trong bài thơ ‘Mới ra tù tập leo núi” thể hiện tinh thần lạc quan của Bác, khi vừa ngắm vẻ đẹp của núi non, sông nước, mây trời với phong thái ung dung, vừa thể hiện tinh thần kiên cường của Bác với con đường cách mạng.

Thông qua bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất của Hồ Chí Minh. Ngôn ngữ bài thơ thể hiện sự chân thành, tấm lòng chung thủy sắc son của tác giả với con đường cách mạng, với sự nghiệp giải phóng quê hương, nước nhà.

Đón đọc và phân tích bài thơ🌷Chiều Tối [Hồ Chí Minh] 🌷Hay đặc sắc

Viết một bình luận