Bài Thơ Không Đề Của Bác [Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Bài Thơ Không Đề Của Bác ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Gợi Ý Cách Đọc Hiểu Tác Phẩm, Chia Sẻ Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Không Đề Của Bác

Trong những ngày Bác ở chiến khu Việt Bắc, tuy hoàn cảnh sống khó khăn nhưng Bác vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Tinh thần đó đã được thể hiện phần nào trong bài thơ Không đề dưới đây.

Không đề
Tác giả: Hồ Chí Minh

無題

山徑客來花滿地,
叢林軍到鳥衝天。
軍機國計商談了,
攜桶皆童灌菜園。

Phiên âm:

Sơn kính khách lai hoa mãn địa,
Tùng lâm quân đáo điểu xung thiên.
Quân cơ quốc kế thương đàm liễu,
Huề dũng giai đồng quán thái viên.

Dịch nghĩa:

Lúc khách lại, trên đường mòn bên núi, hoa nở đầy mặt đất,
Khi bộ đội đến, trong rừng rậm, đàn chim bay vút lên trời.
Việc nước, việc quân bàn bạc xong,
Xách thùng cùng chú bé ra vườn tưới rau.

Dịch thơ:

Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau

Tìm hiểu chi tiết về ❤️️Nhật Ký Trong Tù ❤️️ Trọn Bộ 133 Bài Thơ Nhật Kí Trong Tù

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Không Đề

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Không đề đó chính là vào giai đoạn 1946 – 1954, đây là khoảng thời gian Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.

Ý Nghĩa Bài Thơ Không Đề

Không đề là bài thơ của Bác viết về cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, có hoa đón khách, chim bay đón cán bộ. Việc nước bàn xong, Bác lại làm công việc bình dị như tưới rau, chơi đùa với trẻ nhỏ. Thông qua bài thơ, ta thấy được tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Đón đọc thêm 🌿Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc [Hồ Chí Minh]🌿Nội Dung, Phân Tích

Đọc Hiểu Bài Thơ Không Đề

Gợi ý cho các em học sinh cách đọc hiểu bài thơ Không đề của Bác Hồ.

👉Câu 1. Bài thơ Không đề được Bác sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong thời gian bác bị tù ở Trung Quốc

B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Trong lúc gửi thư chúc tế Trung Thu cho thiếu nhi

👉Câu 2. Câu thơ nào cho thấy Bác luôn bận rộn và lo cho cuộc kháng chiến của đất nước?

A. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn

B. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

C. Đường non khách tới hoa đầy

D. Việc quân việc nước đã bàn

👉Câu 3. Câu thơ nào cho thấy: Tuy bận việc nước nhưng Bác vẫn có những giây phút gần gũi với trẻ thơ, cuộc sống bình dị, thư giãn, ung dung, lạc quan?

A. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

B. Đường non khách tới hoa đầy

C. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn

D. Việc quân việc nước đã bàn.

👉Câu 4: Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ?

A. Đường non khách tới hoa đầy

B. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.

B. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Nghệ Thuật Bài Thơ Không Đề

Chia sẻ thêm cho bạn đọc các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Không đề của Bác.

  • Sử dụng thể thơ thất ngôn Đường luật.
  • Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.
  • Bác sử dụng ngôn từ giản dị, môc mạc, vô cùng đời thường.

Hướng dẫn đọc hiểu🌿Lai Tân [Hồ Chí Minh]🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Không Đề Hay Nhất

Đọc ngay mẫu cảm nhận về bài thơ Không đề của Bác hay nhất dưới đây để hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa tác phẩm nhé!

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh của chính mình – người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến, Bác đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn, khía cạnh vô cùng lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ qua bài thơ Không đề.

Có lẽ Việt Bắc là nơi đất mang trong mình không chỉ những huyền thoại trong lịch sử, là nơi Bác từng sinh sống và làm việc trong những năm tháng cách mạng khó khăn mà nơi đây còn được miêu tả đẹp hút hồn nhiều thi nhân bằng sự dung dị, chân chất, để Bác chúng ta khi gắn bó cất lên được những tiếng lòng tự hào, yêu thương, để gửi lại nơi đây qua bài thơ thất ngôn bát cú cổ điển mà vẫn giàu cảm xúc.

Những câu thơ mở đầu của bài thơ vừa như gợi lên một vẻ thiên nhiên khiến người viết khó cưỡng, nó hiện lên qua con mắt đầy mới mẻ, say mê của thi nhân. Qua lăng kính ấy, dường như hồn thơ ấy mới toanh, bắt đầu bằng những câu thơ mang đậm tính chất tả thực như một vị du khách mới đặt chân để có thể khám phá hết những vẻ đẹp bất tận của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, đem gửi gắm, giới thiệu với bạn đọc.

Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn

Hình ảnh Việt Bắc với phong cảnh núi non hùng vĩ, chim ca hoa nở, tiếng suối reo, vầng trăng vàng… luôn luôn hoà quyện trong mỗi vần thơ Bác. Chỉ đọc những vần thơ ấy thôi ta cũng đã thấy hình ảnh một Việt Bắc, một chiến khu kháng chiến hiện lên vô cùng hùng vĩ, lung linh, sinh động rồi.

Rừng Việt Bắc cũng thật nhiều chim. Tiếng chim hót rộn suốt ngày làm cho những cánh rừng bằng lặng thêm vui, làm cho tâm hồn Bác càng thêm tràn đầy cảm xúc thơ.

Chiến khu Việt Bắc không những chỉ đẹp với phong cảnh núi sông hùng vĩ, với chim ca hoa nở như vậy, mà còn đẹp với những hoạt cảnh của con người. Đó là nơi các chiến sỹ cách mạng, bộ đội, dân công, đồng bào và các lãnh tụ gắn bó suốt những năm dài kháng chiến. Tuy cuộc sống ấy còn vô cùng thiếu thốn, gian khổ, nhưng lúc nào cũng vui, cũng tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng: “Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn”.

Cực khổ từ miếng cơm manh áo, nơi ăn chốn ngủ nhưng Hồ Chí Minh vẫn vô cùng lạc quan và vui vẻ:

Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau

Sự bình dị, lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó khăn như năm 1950 giữa núi rừng Việt Bắc thật đáng ngưỡng mộ và noi theo biết chừng nào.

Ấy là tâm trạng lạc quan trước gian khổ của những người chấp nhận dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là con đường đầy nước mắt, đầy máu; là cái giá phải trả để có được độc lập và tự do. Không mang tâm trạng lạc quan trước gian khổ, nguy hiểm thì ít ai thành công, thành danh được.

Cũng là vui thú lâm tuyền nhưng cái vui của Hồ Chí Minh khác xa cái vui của Nguyễn Trãi. Khái quát về sự khác biệt ấy là: với Nguyễn Trãi, vui thú lâm tuyền sau khi đã hoàn thành sự nghiệp khởi nghĩa chống quân nhà Minh, sau đó làm quan, và rồi xa lánh đời “lầm tục”; còn với Hồ Chí Minh thì vui thú lâm tuyền lúc mới khởi nghĩa chống Pháp, đang trực tiếp lãnh đạo các lực lượng chống lại chủ nghĩa thực dân.

Bài thơ Không đề – một bài thơ lục bát có ngôn ngữ giản dị; dễ hiểu và gợi những hình ảnh rõ ràng về sự lạc quan trong sự khó khăn, gian khổ trong những ngày đầu cách mạng của một lãnh tụ.

Âm điệu của bài thơ, nhất là những từ cuối của mỗi câu kết hợp với ngữ nghĩa của toàn bài khiến người đọc cảm nhận được sự thỏa mái, chấp nhận cảnh sống khó khăn lúc bấy giờ vì lý tưởng cao quý mà nhà thơ đang cố thực hiện. Hẳn nhiều người đọc cũng học được bài học lạc quan ở bài thơ này.

Sau ngày hòa bình (1954), trở về Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ thương Việt Bắc. Đó là nơi Bác đã được sống trong tình kính yêu, đùm bọc của bà con đồng bào với biết bao kỷ niệm nghĩa tình sâu nặng.

Chiến khu Việt Bắc, Chiến khu Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái mãi mãi ngời sáng hình ảnh Bác Hồ và những vần thơ của Bác. Việt Bắc sống mãi trong mỗi trái tim người dân Việt Nam. Chắc chắn mỗi lần đọc lại những vần thơ ấy của Bác, mỗi người chúng ta lại càng nhớ thương Việt Bắc, càng tự hào với Việt Bắc và yêu những vần thơ của Bác hơn.

Xem thêm phân tích 🌷Chiều Tối [Hồ Chí Minh] 🌷Hay đặc sắc

Viết một bình luận