Thơ Hồ Chí Minh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Đến Bạn Thông Tin Đầy Đủ Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Bác.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời của Bác gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bên cạnh đó Bác còn là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Dưới đây là phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo:
- Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam
- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
- Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
- Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Người là lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh, tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946.
- Bác là Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Chủ tịch nước từ năm 1951 đến khi qua đời.
- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
- Hồ Chí Minh rời khỏi chính trường vào năm 1965 vì lý do sức khỏe. Ngày 2-9-1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
=>Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng.
Xem tuyển tập🔰Những Bài Thơ Về Trăng Của Bác🔰
Sự Nghiệp Thơ Ca Hồ Chí Minh
Tổng quan những ý chính về sự nghiệp sáng tác thơ ca của Hồ Chí Minh:
- Sinh thời, Bác Hồ không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và Người cũng không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ hay nghệ sỹ mặc dù Bác rất yêu văn thơ và cũng rất đỗi tài hoa.
- Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với lòng yêu nước cháy bỏng, Bác đã quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc và trên con đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy, Người nhận ra rằng, văn chương cũng có thể là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Người đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngoài ý muốn của mình.
- Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Theo Bác, văn chương là phải phản ánh chân thực cuộc sống và hiện thực cách mạng, noi gương người tốt việc tốt và lên án, phê bình cái xấu. Người cầm bút cần phải chú ý đến hình thức thể hiện, không viết quá cầu kì, xa lạ, quan trọng là hình thức và nội dung phải đảm bảo cả hai yếu tốt là hấp dẫn người đọc. Ngôn từ cần được chọn lọc kĩ càng, bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Di sản văn học
- Văn chính luận
- Từ những thập niên đầu thế kỉ XX, các bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ.
- Một số văn bản như Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… được viết trong giờ phút lịch sử của dân tộc
- Truyện và kí hiện đại
- Một số truyện kí viết bằng tiếng Pháp: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923)…
- Những tác phẩm này đều nhằm tố cáo tội ác dã mạn, bản chất xảo trá của bọn thực dân phong kiến và tay sai…
- Thơ ca
- Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn với tập Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
- Ngoài ra, Người còn một số chùm thơ viết ở Việt Bắc (1941 – 1945): Tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt…
- Văn chính luận
- Có thể khẳng định rằng, sự nghiệp sáng tác văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản vô giá, có những tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của mỗi con người Việt Nam. Những tác phẩm văn học của Người cũng có sự gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân.
- Văn thơ, dù chỉ là thể hiện phần nào phong cách, con người Bác nhưng đối với dân tộc Việt Nam, đó lại chính là kho tàng quý giá, chứa đựng giá trị truyền thống và hiện đại, không chỉ là kết tinh của dân tộc mà còn cả của nhân loại.
Xem thêm 👉 Những Bài Thơ Của Bác Về Thiên Nhiên
Phong Cách Sáng Tác Của Bác
Bác nhận ra văn chương cũng chính là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Bác đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng. Ở sự nghiệp sáng tác, Bác thành công ở ba thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Cùng tìm hiểu về phong cách sáng tác của Bác thông qua ba thể loại đó nhé!
Quan điểm nghệ thuật của Bác rất đặc biệt. Bác cho rằng văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Thế nên những câu chữ của Bác đều để phục vụ chiến đấu, phục vụ nhân dân, Người kêu gọi, vận động quần chúng tham gia cách mạng.
Phong cách nghệ thuật cụ thể:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
- Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
- Thơ ca:
- Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
- Thơ ca của Bác có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Nét cổ điển thể hiện ở ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi, nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung, đề tài thiên nhiên chấm phá, nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nét hiện đại thể hiện ở đề tài dân chủ gắn với chính trị, thời sự và cách mạng, chất lãng mạn bay bổng, giọng điệu thâm trầm.
=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.
Xem bài thơ nổi tiếng của bác Hồ 🍀Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta🍀
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hồ Chí Minh
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hồ Chí Minh, mời bạn cùng đón đọc.
Tuyển Tập Thơ
*Thơ chữ Hán của Bác
- Báo tiệp
- Cách mệnh tiên cách tâm
- Cận Long Châu
- Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ
- Đăng sơn
- Đề Ba Mông động
- Đề Đức Môn động kỳ 1
- Đề Đức Môn động kỳ 2
- Đề Tống gia tướng quân miếu thi
- Đối nguyệt
- Hoàng Sơn nhật ký kỳ 1
- Hoàng Sơn nhật ký kỳ 2
- Hoàng Sơn nhật ký kỳ 3
- Hoàng Sơn nhật ký kỳ 4
- Hoàng Sơn nhật ký kỳ 5
- Hoàng Sơn nhật ký kỳ 6
- Ký Mao chủ tịch
- Ly Bắc Kinh
- Mậu Thân xuân tiết
- Ngọ quá Thiên Giang
- Nguyên tiêu
- Nhị vật
- Phỏng Khúc Phụ
- Quá Hồ Bắc
- Quế Lâm phong cảnh
- Tặng Bùi công
- Tặng Trần Canh đồng chí
- Tặng Võ công
- Tầm hữu vị ngộ
- Tân xuất ngục học đăng sơn
- Thập tam tảo quá Trường Sa
- Thất cửu
- Thu dạ
- Thướng sơn
- Toàn dân cảo dược tiến
- Tư chiến sĩ
- Vịnh Thái Hồ
- Vịnh Vạn Lý Trường Thành
- Vọng Thiên San
- Vô đề (II)
- Vô đề (III)
- Xuân tiết tặng đậu cấp La Quý Ba
- Xuân tiết tặng ngư cấp Trung Quốc cố vấn đoàn
- Xuân tiết tặng tửu cấp Trung Quốc cố vấn đoàn
Bạn xem trọn bộ tại đây 👉 Thơ Chữ Hán Của Hồ Chí Minh
+ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)
- Vô đề (I)
- Khai quyển
- Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu
- Nhập Tĩnh Tây huyện ngục
- Thế lộ nan
- Tảo
- Ngọ
- Vấn thoại
- Ngọ hậu
- Vãn
- Tù lương
- Nạn hữu xuy địch
- Cước áp
- Học dịch kỳ
- Vọng nguyệt
- Phân thuỷ
- Trung thu
- Đổ
- Đổ phạm
- Nạn hữu Mạc mỗ
- Nạn hữu nguyên chủ nhiệm
- Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo
- Tẩu lộ
- Mộ (Chiều tối)
- Dạ túc Long Tuyền
- Điền Đông
- Sơ đáo Thiên Bảo ngục
- Nạn hữu chi thê thám giam
- Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội
- Tự miễn (Tự khuyên mình)
- Dã cảnh
- Chúc than
- Quả Đức ngục
- Long An Lưu Sở trưởng
- Tảo giải
- Đồng Chính (thập nhất nguyệt nhị nhật)
- Nạn hữu đích chỉ bị
- Dạ lãnh
- Bang
- Lạc liễu nhất chích nha
- Long An – Đồng Chính
- Nhai thượng
- Lộ thượng
- Trưng binh gia quyến
- Giải trào
- Vãng Nam Ninh
- Cảnh binh đảm trư đồng hành
- Điệt lạc
- Bán lộ đáp thuyền phó Ung
- Nam Ninh ngục
- Nạp muộn
- Thính kê minh
- Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu
- Hựu nhất cá
- Cấm yên (Chỉ yên đích)
- Dạ bán văn khốc phu
- Hoàng hôn
- Công kim
- Thuỵ bất trước (Không ngủ được)
- Ức hữu
- Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo
- Lại sang
- Văn thung mễ thanh
- Song thập nhất
- Cảnh báo (Thập nhất nguyệt thập nhị nhật)
- Chiết tự
- Lữ quán
- Tảo tình
- Việt hữu tao động (Ung báo, Xích đạo tấn 14-11)
- Anh phóng Hoa đoàn
- Giải vãng Vũ Minh
- Bào Hương cẩu nhục
- Trúc lộ phu
- Ngục đinh thiết ngã chi sĩ-đích
- Công lý bi
- Tân Dương ngục trung hài
- Ký Nê Lỗ
- Đăng quang phí
- Ngục trung sinh hoạt
- Quách tiên sinh
- Mạc ban trưởng
- Thiên Giang ngục
- Tháp hoả xa vãng Lai Tân
- Tha tưởng đào
- Lai Tân
- Đáo Liễu Châu
- Cửu bất đệ giải
- Dạ bán
- Đáo trưởng quan bộ
- Tứ cá nguyệt liễu
- Bệnh trọng
- Đáo Quế Lâm
- Nhập lung tiền
- ?!
- ?
- Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ
- Chính trị bộ cấm bế thất
- Mông ưu đãi
- Triêu cảnh
- Thanh minh
- Vãn cảnh
- Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên
- Hạn chế
- Dương Đào bệnh trọng
- Bất miên dạ
- Cửu vũ
- Tích quang âm
- Độc Tưởng công huấn từ
- Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh
- Tặng Tiểu Hầu (Hải)
- Thu cảm
- Nhân đỗ ngã
- Trần khoa viên lai thám
- Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư
- Mông thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động
- Thu dạ (I)
- Tình thiên
- Khán “Thiên gia thi” hữu cảm
- Tức cảnh
- Kết luận
*Thơ tiếng Việt
- “Chinh phụ ngâm” mới
- 6.T của Mỹ Diệm
- Ai sang Niu Yoóc mà coi
- Bài ca du kích
- Bài ca Trần Hưng Đạo
- Bài thơ cổ động
- Bảy mươi tư tuổi vẫn không già
- Bấy lâu mơ ngủ mãi chưa thôi
- Ca binh lính
- Ca đội tự vệ
- Ca sợi chỉ
- Cảm hứng
- Cảm ơn người tặng cam
- Cảnh khuya
- Tức Cảnh Pác Bó
- Cảnh rừng Việt Bắc
- Cháu Bác Hồ là cháu oanh liệt
- Chết vì ốm đòn
- Chơi giăng
- Con cáo và tổ ong
- Cô Vượng khuyên chồng
- Công nhân
- Công nhân quốc tế
- Công nông binh thi đua
- Cụ già 120 tuổi
- Dân cày
- Đã làm cách mệnh chớ lôi thôi
- Đảng ta
- Đi thuyền trên sông Đáy
- Địa dư nước ta
- Được tin thắng lợi cả hai miền
- Đường số 5 anh dũng
- Gửi Bộ chính trị
- Gửi các cháu miền Nam
- Gửi đồng chí Trần Canh
- Gửi nông dân
- Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết
- Hoa nghênh thanh niên học quân sự
- Hoạ thơ Nguyễn Hải Thần
- Hòn đá to
- Hữu nghị Việt – Lào
- Kế hoạch Nava, đầu voi đuôi chó
- Khen 11 cháu dân quân gái thành phố Huế
- Không đề (I)
- Không đề (II)
- Không đề (III)
- Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam độc lập
- Khuyên thanh niên
- Kiều bào yêu nước
- Kinh nghiệm du kích Pháp
- Lịch sử nước ta
- Lời điếu cụ Nguyễn Văn Tố
- Mở mang thuỷ lợi
- Mừng báo Quốc gia
- Mừng Đại hội những người sản xuất trẻ thủ đô
- Mừng kênh Vôn-ga Đông hoàn thành (27-7-1952)
- Mừng xuân nguyên đán thế nào
- Mười chính sách của Việt Minh
- Nhiều, nhanh, tốt, rẻ
- Nhóm lửa
- Những vần thơ cổ động
- Nông dân đoàn kết
- Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bươi
- Nước ta
- Pác Bó hùng vĩ
- Phân công hợp lý
- Phụ nữ
- Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ
- Quê đâu cho bằng quê nhà, nhà ta ta ở, việc ta ta làm
- Quốc tế ca
- Sáu mươi tuổi
- Tám điều cần thiết
- Tặng áo
- Tặng báo Xung phong
- Tặng các cụ phụ lão
- Tặng cháu Nông Thị Trưng
- Tặng công an nhân dân vũ trang
- Tặng cụ Đinh Chương Dương
- Tặng Sư đoàn 316
- Tặng thống chế Pê-tanh
- Tặng toàn quyền Đờ-cu
- Tập trèo núi
- Thăm lại hang Pác Bó
- Thơ chúc tết các đồng chí cán bộ đang công tác tại Pari
- Thơ chúc Tết năm 1942 (Nhâm Ngọ)
- Thơ chúc Tết năm 1943 (Quý Mùi)
- Thơ chúc Tết năm 1944 (Giáp Thân)
- Thơ chúc Tết năm 1945 (Ất Dậu)
- Thơ chúc Tết năm 1946 (Bính Tuất)
- Thơ chúc Tết năm 1947 (Đinh Hợi)
- Thơ chúc Tết năm 1948 (Mậu Tí)
- Thơ chúc Tết năm 1949 (Kỷ Sửu)
- Thơ chúc Tết năm 1950 (Canh Dần)
- Thơ chúc Tết năm 1951 (Tân Mão)
- Thơ chúc Tết năm 1952 (Nhâm Thìn)
- Thơ chúc Tết năm 1953 (Quý Tị) bài 1
- Thơ chúc Tết năm 1953 (Quý Tị) bài 2
- Thơ chúc Tết năm 1954 (Giáp Ngọ)
- Thơ chúc Tết năm 1956 (Bính Thân)
- Thơ chúc Tết năm 1959 (Kỷ Hợi)
- Thơ chúc Tết năm 1960 (Canh Tý)
- Thơ chúc Tết năm 1961 (Tân Sửu)
- Thơ chúc Tết năm 1962 (Nhâm Dần)
- Thơ chúc Tết năm 1963 (Quý Mão)
- Thơ chúc Tết năm 1964 (Giáp Thìn)
- Thơ chúc Tết năm 1965 (Ất Tị)
- Thơ chúc Tết năm 1966 (Bính Ngọ)
- Thơ chúc Tết năm 1967 (Đinh Mùi)
- Thơ chúc Tết năm 1968 (Mậu Thân)
- Thơ chúc Tết năm 1969 (Kỷ Dậu)
- Thơ du kích
- Thơ khen tặng hai em nhi đồng liên lạc trong bộ đội chiến khu II
- Thơ tặng ba cụ lão du kích ở Cao Bằng
- Thơ tặng báo Độc lập
- Thơ tặng các cháu nhi đồng
- Thơ tặng cán bộ chiến sĩ công an nhân dân vũ trang
- Thơ trong nhật ký
- Thơ vợ gửi chồng đi làm cách mạng
- Thư gửi đồng chí Vương Đàm
- Thư gửi Hy Mã Nghi Bá đại nhân
- Thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp xuân Bính Tuất
- Thư trung thu 1951
- Thư trung thu 1952
- Thư trung thu 1953
- Thư trung thu 1956
- Thư vợ gửi chồng
- Tình hình Trung Đông
- Trẻ chăn trâu
- Trẻ con
- Trồng cây
- Tư cách một người cách mệnh
- Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
- Việt Nam độc lập
- Việt Nam yêu cầu ca
- Bài sớ ứng khẩu ở Chỉ Thôn
- Những câu thơ cuối các chương trong ‘’Nhật ký chìm tàu’’
Truyện, Kí
- Pa-ri (1922)
- Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
- Vi hành (1923)
- Con rùa (1925)
- Con rồng tre (1922)
- Con người biết mùi hun khói (1922)
- Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)
- Vừa đi đường vừa kể chuyện
- Nhật ký chìm tàu
Văn Chính Luận
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Tuyên ngôn độc lập
- Người cùng khổ
- Sửa đổi lối làm việc
- Nhân đạo
- Đời sống thợ thuyền
- Đường kách mệnh
- Lời hiệu triệu “Không có gì quí hơn độc lập tự do” (1966)
- Di chúc (1969)
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Hồ Chí Minh
Mời bạn đọc cùng thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của Hồ Chí Minh sau đây.
Tức Cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Thăm Lại Hang Pác Bó
Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Giải Đi Sớm (Tảo Giải)
早解
一次雞啼夜未闌,
群星擁月上秋山。
征人已在征途上,
迎面秋風陣陣寒。
東方白色已成紅,
幽暗殘餘早一空。
暖氣包羅全宇宙,
行人詩興忽加濃。
Phiên âm:
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không.
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch thơ:
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đến tàn, quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Gửi Bộ Chính Trị
Thời giờ đi chóng tựa đưa thoi,
Thấm thoắt xa nhà một tháng rồi.
Nghìn dặm vui nghe tin thắng lợi,
Một mình nằm tính việc xa xôi
Bài Thơ Cổ Động
Bảy mươi tư tuổi vẫn không già
Cố gắng làm tròn nhiệm vụ ta
Bao giờ Nam Bắc một nhà
Dân giàu nước mạnh thì ta vui lòng.
Cảm Hứng
Kìa bãi cát, nọ rừng thông
Nước nước, non non, khéo một vùng
Đang đợi nàng thơ cùng bạn vẽ
Đến chơi cảnh núi với tình sông
Tay đàn, cặp sách, ông đầu bạc
Hồ rượu, xâu nem, ả má hồng
Được phép ngao du cùng tuế nguyệt
Vì rằng kháng chiến đã thành công
Cảnh Khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vọng Nguyệt (Ngắm Trăng)
望月
獄中無酒亦無花,
對此良宵奈若何。
人向窗前看明月,
月從窗隙看詩家。
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)
元宵
今夜元宵月正圓,
春江春水接春天。
煙波深處談軍事,
夜半歸來月滿船。
Phiên âm:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cảnh Rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
Mộ (Chiều Tối)
暮
倦鳥歸林尋宿樹,
孤雲慢慢度天空。
山村少女磨包粟,
包粟磨完爐已烘。
Phiên âm:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây nhè nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Lai Tân
來賓
監房班長天天賭,
警長貪吞解犯錢。
縣長燒燈辨公事,
來賓依舊太平天。
Phiên âm:
Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch thơ:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Không Ngủ Được
睡不著
一更二更又三更,
輾轉徘徊睡不成。
四五更時才合眼,
夢魂環繞五尖星。
Phiên âm:
Nhất canh… nhị canh… hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thuỵ bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
Dịch thơ:
Một canh hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Mới Ra Tù Học Leo Núi
新出獄學登山
雲擁重山山擁雲
江心如鏡淨無塵
徘徊獨步西峰岭
遙望南天憶故人
Phiên âm:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính, tịnh vô trần.
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Dạ Lãnh (Đêm Lạnh)
夜冷
秋深無褥亦無氈,
縮脛弓腰不可眠。
月照庭蕉增冷氣,
窺窗北斗已橫天。
Phiên âm:
Thu thâm vô nhục diệc vô chiên,
Súc hĩnh cung yêu bất khả miên.
Nguyệt chiếu đình tiêu tăng lãnh khí,
Khuy song Bắc Đẩu dĩ hoành thiên.
Dịch thơ:
Đêm thu không đệm cũng không chăn,
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.
Đón đọc chùm 🍀Thơ Của Bác Hồ Sáng Tác 🍀 Tuyển Tập 45+ Bài Hay Nhất
Những Đánh Giá, Nhận Định Về Hồ Chí Minh
Tổng hợp những đánh giá, nhận định về Hồ Chí Minh của những nhân vật nổi tiếng, có tiếng nói.
- Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, theo Clark D. Neher, Hồ Chí Minh đã kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Tư tưởng chủ đạo trong các cuộc đấu tranh của Hồ Chí Minh là kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản.
- Vua Thành Thái: “Cụ Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc nhiệt thành và sáng suốt.”
- Vua Thành Thái đã nói: “Tôi già rồi, tôi không có ý định trở lại cuộc đời chính trị. Vả lại cụ Hồ Chí Minh đã là người tiêu biểu của phong trào cách mạng của dân tộc Việt Nam.”
- Vua Bảo Đại đã nói: “Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là “Thánh Nguyễn Ái Quốc” thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay”.
- Cụ Phan Chu Trinh: Nguyễn Ái Quốc “như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông”.
- Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: “Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chủ tịch đã sớm đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác-Lênin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước… Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”.
- Nhà báo nổi tiếng người Xô Viết O.Mandenxtam đã đánh giá Nguyễn Ái Quốc là một người phương Đông lịch sự, là biểu hiện cho một nền văn hóa của tương lai: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai. Từ trong giọng nói đầm ấm, thanh cao của Người, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái bao la toàn thế giới mênh mang như nước đại dương”.
- Lãnh tụ Cu Ba Fidel Castro đánh giá: “Cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói, những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất… Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống đời đời bất diệt”.
- Tiến sĩ sử học E.Cobelep, tác giả Đồng chí Hồ Chí Minh đánh giá: “Hồ Chí Minh là nhân tài sáng tạo – một nhà chính luận, nhà thơ, nhà văn”.
- A.Vladimirovna – Đại học quốc gia Viễn Đông của Nga viết: “Hồ Chủ tịch – Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác đều gọi Người là Bác Hồ”.
Đừng bỏ lỡ❤️️Bài Thơ Nhẫn Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ❤️️ Ý Nghĩa