Ca Sợi Chỉ Của Hồ Chí Minh [Nội Dung + Ý Nghĩa + Phân Tích]

Ca Sợi Chỉ [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Bài Thơ Viết Vào Năm 1942, Bác Đã Dùng Một Loạt Ẩn Dụ Chân Thực Để Miêu Tả Sự Đoàn Kết.

Nội Dung Bài Thơ  Ca Sợi Chỉ

Bài thơ: Ca Sợi Chỉ
Tác giả: Hồ Chí Minh

Mẹ tôi là một đóa hoa,
Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.
Xưa tôi yếu ớt vô cùng,
Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.
Khi tôi đã thành chỉ rồi,
Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không ngon,
Mạnh gì sợi chỉ con con,
Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng!
Càng dài lại càng mỏng manh,
Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!
Nhờ tôi có nhiều đồng bằng,
Hợp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.
Dệt nên tấm vải mỹ miều,
Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.
Đố ai bứt xé cho ra,
Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Yêu nhau xin nhớ lời nhau,
Việt Minh hội ấy mau mau phải vào.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Ca Du Kích [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Bài Thơ Ca Sợi Chỉ

Bài thơ Ca Sợi Chỉ nói về ý nghĩa lớn lao của sự đoàn kết.

Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ca Sợi Chỉ Hay Nhất

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ca Sợi Chỉ.

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này là tập hợp, đoàn kết toàn dân, đồng tâm hiệp lực, thống nhất ý chí, xây dựng lực lượng tạo nên sức mạnh để tiến tới tổng khởi nghĩa. Đó cũng là bối cảnh ra đời “Bài ca sợi chỉ”.

Sự đoàn kết của cả dân tộc theo tinh thần “Bài ca sợi chỉ” đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Bài ca được viết như một chuyện kể. Sợi chỉ tự kể về cuộc đời mình: từ cội nguồn là đóa hoa đến cái bông, đến sợi chỉ và thành tấm vải mỹ miều:

Mẹ tôi là một đóa hoa,
Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.
Xưa kia yếu ớt vô cùng,
Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.
Khi tôi đã thành chỉ rồi,
Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không an.
Mạnh gì sợi chỉ con con,
Khuôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng?
Càng dài lại càng mong manh,
Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng?

Sự tự ý thức: Mong manh, yếu ớt, có con là sự tự ý thức tỉnh táo khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, vào bản chất mạnh gì sợi chỉ con con. Quả là sợi chỉ ngắn đã yêu, đã mỏng manh, thì sợi chỉ dài lại càng yếu, càng mỏng manh hơn. Sự tự ý thức được đã không phải là dễ, lại ý thức về sự non yếu của mình, mà nói ra được thì càng khó.

Chỉ thực sự có sức mạnh, thực sự bền vững khi những sợi ngang sợi dọc hợp lại, như lời sợi chỉ kể:

Nhờ tôi có lắm đồng bằng,
Hợp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.
Dệt nên tấm vải mỹ miều,
Đã bền hơn lụa lại điều hơn da.
Đố ai bứt xé cho ra,
Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

Lời kể tự chủ. Vẫn là sự tự ý thức – ý thức về mặt mạnh. Làm thế nào để chuyển yếu thành mạnh. Như câu chuyện kể dân gian về những chiếc đũa, nếu để riêng lẻ, bẻ gãy ngay. Nhưng khi thành bó thì đố ai bẻ được. 

Những sợi chỉ để riêng, ai cũng bứt được, đứt ngay. Nhưng khi đã dệt thành tấm vải thì khuôn thiêng đã vuông tròn, đố ai? Biết tập hợp, biết đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Đoàn kết là sức mạnh. Đoàn kết trong một tổ chức có lý tưởng, có mục đích thì sức mạnh được nhân lên. 

Vấn đề đặt ra nhẹ nhàng, hiển nhiên mà sâu sắc, thân thiết với mỗi người, với mọi người, với giai cấp, với dân tộc, với nhân loại. Bài học về sự tự ý thức, về sức mạnh đoàn kết là những bài học lớn, bài học cho muôn đời, nó thực sự thấm vào lòng người và biến thành hành động thực tế, thành hiện thực sinh động của cách mạng.

Bài ca kết thúc bằng lời kêu gọi:

Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.

Tư tưởng đoàn kết, sức mạnh đoàn kết rất đậm trở thành chủ đề tập trung trong những bài ca của Bác ở giai đoạn này, nó xuyên suốt tất cả các bài ca như một sợi chỉ đỏ. Chữ đồng được nhắc đi nhắc lại. Trong một bài thơ, sau khi trình bày rành mạch “Mười chính sách của Việt Minh”, Bác khuyên:

Khuyên ai xin nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Ở bài “Hòn đá”, Bác chỉ rõ:
Biết đồng sức,
Biết đồng lòng,
Việc gì khó,
Làm cũng xong.
Và Bác khẳng định trong bài “Hỏi trăng”:
Nước nhà giành lại nhờ gan sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.

Tư tưởng đoàn kết nhất quán trong thơ văn cũng như trong cuộc đời Bác. Những năm hai mươi đầu thế kỷ XX, khi ở Paris Bác đã viết hai truyện ngắn “Đoàn kết giai cấp” và “Đồng tâm nhất trí”. Giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầy gian khổ, hy sinh vang lên lời nói Bác Hồ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

Và trước lúc vào cõi trường sinh, Bác căn dặn: Phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Bác Hồ là niềm tin, là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Đọc thơ ca của Bác ta càng thấm công ơn Người chỉ đường dẫn lối cho mỗi chúng ta, cho dân tộc, cho cách mạng. Cách mạng Việt Nam đang chuyển giai đoạn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Thuận lợi có những khó khăn không phải ít, phải đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. Đã yêu nhau xin nhớ lời nhau, đó là câu kết “Bài ca sợi chỉ” – Bài ca đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Cảm Tưởng Đọc Thiên Gia Thi ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận

Viết một bình luận