Bài Thơ Đi Đường (Tẩu Lộ) – Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Bài Thơ Đi Đường [Tẩu Lộ] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Cảm Nhận, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa Nhan Đề, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Giá Trị Tác Phẩm.

Bài Thơ Tẩu Lộ Chữ Hán

Bài thơ “Tẩu lộ” là một trong những bài thơ thể hiện đúng phẩm chất, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Dưới đây là nội dung bài thơ dưới dạng chữ Hán, mời bạn tham khảo.

走路 ( Tẩu lộ)
Tác giả: Hồ Chí Minh

走路才知走路難,
重山之外又重山。
重山登到高峰後,
萬里與圖顧盼間。

Phiên âm

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Dịch nghĩa

Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

Đón đọc thêm 🔰Bài Thơ Ngắm Trăng [Vọng Nguyệt] 🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Nội Dung Bài Thơ Đi Đường

Đi đường là tên phiên dịch ra tiếng Việt của bài thơ Tẩu lộ của Hồ Chí Minh, dưới đây là nội dung bài thơ Đi đường do Nam Trân dịch thơ

Đi đường
Tác giả: Hồ Chí Minh
Dịch thơ: Nam Trân

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Về Tác Giả

Chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin quan trọng về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh:

  • Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.
  • Trước khi tham gia hoạt động cách mạng, Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
  • Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
  • Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực đời sống, và phải giữ tình cảm chân thật; nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
  • Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. 

Xem đầy đủ ❤️️ Thơ Hồ Chí Minh: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ❤️️

Về Tác Phẩm Đi Đường

Về tác phẩm Đi đường, đây là bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật, được sáng tác trong quá trình Bác di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác.

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng ta không nhìn thấy cái vất vả, khó khăn trong từng câu chữ, thay vào đó ta lại thấy được một chân lí, khi trải qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được vinh quang. Ý nghĩa sâu sắc tạo nên giá trị của bài thơ chính là ở chỗ đó.

Chia sẻ thêm ❤️️Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó ❤️️ Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đi Đường

Cùng Thohay.vn tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đi đường ngay sau đây.

  • Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ ( từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943) tại Quảng Tây -TQ.
  • Đi đường là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây.

Đọc hiểu tác phẩm❤️️Lai Tân [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích Bài Thơ

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đi Đường

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đi đường có hai lớp nghĩa cụ thể như sau:

  • Nghĩa đen: Chuyện đi đường và những khó khăn, gian khổ của việc đi đường núi.
  • Nghĩa bóng: Con đường đời, con đường Cách mạng có muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền bỉ thì nhất định sẽ thành công.

Bố Cục Bài Thơ Đi Đường

Bố cục của bài thơ Đi đường được chia làm 4 phần: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp:

  • Câu 1: Khai (mở đầu, khai triển ý)
  • Câu 2: Thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)
  • Câu 3: Chuyển (chuyển ý)
  • Câu 4: Hợp (tổng hợp lại)

Xem thêm bài thơ🌷Chiều Tối [Hồ Chí Minh] 🌷 đầy đủ nhất

Giá Trị Tác Phẩm Đi Đường

Hay ghi nhớ giá trị tác phẩm Đi đường thông qua hai khía cạnh sau đây nhé!

Giá trị nội dung

  • Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Kết cấu chặt chẽ
  • Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
  • Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.

Dàn Ý Đi Đường

Các em học sinh có thể tham khảo cách lập dàn ý phân tích bài thơ Đi đường theo gợi ý dưới đây.

I/ Mở bài

  • Khái quát vài nét tiêu biểu về cuộc đời và tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Khái quát về bài thơ Đi đường: khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả.

II/ Thân bài

1. Câu 1

  • “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây không phải sự miêu tả con đường đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc
  • Điệp từ “tẩu lộ” nhấn mạnh việc đi đường rất gian khổ, chỉ có người từng trải mới cảm nhận được hết sự vất vả đó

⇒ Đó chính là ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách

2. Câu 2

  • Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai mà người tù phải trải qua “trùng san chi ngoại hựu trùng san”
  • Câu thơ mang nghĩa có rất nhiều núi cao, hết núi cao này lại đến núi cao khác, khó khăn không giảm, không ngớt
  • “hựu trùng san”: khẳng định khó khăn không những không giảm đi mà còn có sự tăng cấp

=> Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện lên trước mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời

3. Câu 3

  • “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hoàn cảnh vượt mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ để “lên đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc,mọi khó khăn sẽ lùi về sau
  • Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hòa mình vào vũ trụ bao la, rộng lớn
  • Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta không thấy ở đó bóng dáng của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự do chiếm lĩnh

=> Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn

4. Câu 4

  • “Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm ngại những gì mình đã trai qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời

⇒ Từ việc đi đường, bài thê mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công

III/ Kết bài

  • Khái quát những nét chủ yếu về giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của văn bản
  • Tài năng và khí chất của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo

Xem các mẫu phân tích tác phẩm🌱 Từ Ấy [Tố Hữu]🌱hay nhất

Soạn Bài Đi Đường

Hướng dẫn cách soạn bài Đi đường theo các câu hỏi trong sách một cách chi tiết.

👉Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2) : Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ để hiểu rõ ý nghĩa các câu thơ.

Học sinh tự thực hiện.

👉Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Tìm hiểu kết cấu bài thơ (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba.)

Đáp án:

Bài thơ biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

  • Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.
  • Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp, hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.
  • Câu chuyển – chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.
  • Câu hợp – gắn kết với câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

👉Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Đáp án:

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

  • Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.
  • Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.
  • Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

👉Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Đáp án:

  • Câu thơ thứ hai cho thấy sự khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Điệp ngữ “trùng san” (lớp núi) và chữ “hựu” (lại) càng nhấn mạnh được điều đó.
  • Câu thơ cuối: người tù đang trong cuộc chuyển lao, phải vượt qua khó khăn nay lại giống như một du khách ung dung say đắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kỳ công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

=> Hai câu thơ ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý khác: Con đường núi gian nan, hiểm trở cũng giống như con người cách mạng khó khăn, nguy hiểm. Niềm vui ở câu thơ của không chỉ của người đi đường khi vượt qua núi cao, mà đó chính là niềm vui của người chiến sĩ cách mạng vì sau nhiều khó khăn thì sự nghiệp cách mạng có được thành công.

👉Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2):Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Đáp án:

Bài thơ “Đi đường” không phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện. Tác phẩm thiên về suy nghĩ, triết lý. Nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

Giáo Án Đi Đường

Hy vọng mẫu giáo án bài thơ Đi đường mà Thohay.vn chia sẻ sau đây sẽ giúp đỡ các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy được thuận lợi hơn.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • HS cảm nhận được tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minhtrong hoàn cảnh thử thách trên đường.
  • Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
  • Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
  • Thấy được sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ( biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau).

2. Kĩ năng

  • Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.
  • Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, ý chí kiên trì, bền bỉ trước khó khăn gian khổ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Đọc thuộc bài thơ ” Ngắm trăng” của HCM? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới

Trong suốt thời gian bị bắt, giam cầm khổ ải ở nhà lao Bác đã làm hơn một trăm bài thơ, có trị như một cuốn nhật kí ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, được trải qua trong 14 tháng lao tù ấy.

Bên cạnh đó Bác còn thể hiện một con người HCM với một tinh thần cách mạng lớn lao, cao cả, một tâm hồn rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tinh thần nhân đạo và người còn sáng tác bài thơ như lời tự khuyên mình có thêm ý chí và nghị lực vượt lên khó khăn gian khổ . Tất cả những điều đó đã tạo nên một sức mạnh tinh thần lớn lao để Bác vượt qua thử thách về lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Đi đường là một trong những bài thơ như thế.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1.HDHSđọc chú và tìm hiểu thích
– GV hướng dẫn cách đọc- Câu 1 giọng suy ngẫm về việc đi đường.
– Câu 2 :Giọng nhấn mạnh sự vất vả của chặng đường đi.
– Câu 3,4 vui, sảng khoái khi vượt qua gian khổ tới đích.
– HD học sinh đọc phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
H: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
– Y/c hs giải nghĩa từ khó sgk.
a. Tác phẩm:
– Bài thơ ra đời trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ ( từ tháng 8/1942 → tháng 9/1943) tại Quảng Tây -TQ
b. Từ khó:
HĐ2.HDHS đọc hiểu văn bản:
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
H: Bài thơ có bố cục như thế nào?
H: So sánh bản chữ Hán & bản dịch thơ?
– Bản dịch không giữ được điệp ngữ ở câu đầu “Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan”, trùng san là dãy núi bản dịch thơ dịch là núi cao là chưa sát. Nhưng vẫn giữ được điệp ngữ ở câu 2 và câu 3.
⇒ Nhìn chung bản dịch tương đối tốt vẫn giữ được cái thần của t/p. Tuy nhien dịch thơ là một việc khó nên không tránh khỏi một số chỗ chưa trung thành với bản nguyên tác.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Thể thơ: Bản phiên âm chữ Hán được t/g làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
– Bản dịch thơ, dịch giả Nam Trân dịch theo thể thơ lục bát.
2. Bố cục:
+ Câu 1: Khai → mở ra
+ Câu 2:Thừa → nâng cao, triển khai ý câu khai.
+ Câu 3 :chuyển → chuyển ý.
+Câu 4 : Hợp → Tổng hợp.
– Gọi hs đọc hai câu đầu:
H: giải nghia câu thơ thứ nhất?
H: Câu thơ đầu Bác đã suy ngẫm đúc kết gì từ việc đi đường ?
3. Phân tích:
a. Hai câu thơ đầu:
– Câu 1 → khai:
” Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”
( Có đi đường mới biết đi đường khó)
– Suy ngẫm thấm thía của Bác rút ra từ bao cuộc “đi đường”chuyển lao triền miên đầy khổ ải. Chỉ có người nào đã từng trải qua thì mới hiểu đầy đủ cái sự thật hiển nhiên đó.
H: Giải nghĩa câu thơ thứ hai?
H: Sự khó khăn, gian lao của việc đi đường được Bác miêu tả như thế nào?
H: Cả hai câu thơ nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
H: Từ đó em cảm nhận như thế nào về nội dung hai câu thơ đầu?
– Câu 2 → thừa:
“Trùng san chi ngoại hựu trùng san”
( Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)
– Núi tiếp núi trùng điệp, khó khăn, gian lao triền miên như bất tận
⇒ Điệp từ : Tẩu lộ, trùng san → nhấn mạnh sự gian lao của đường đi.
⇒ Hai câu thơ là suy ngẫm về nỗi gian lao của người đi đường.
– Gọi HS đọc 2 câu cuốiH: Nghĩa của câu thơ thứ ba là gì?H: Mạch thơ ở câu thơ đã chuyển như thế nào?b. Hai câu thơ sau:
– Câu 3 → chuyển:”Trùng san đăng đáo cao phong hậu”(Khi đã vượt qua các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót)- Mạch thơ chuyển, mọi gian lao đều kết thúc khi người đi đường leo lên đến đỉnh núi cao chót, đi đến đích.
H: Giải nghĩa câu thơ cuối.
H: Người đi đường khổ cực cảm nhận như thế nào khi lên tới đích?
H: Tâm trạng của người đi đường đc diễn tả như thế nào ở câu thơ thứ tư ?
– Câu 4 → hợp:
” Vạn lí dư đồ cố miện gian”
( Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)
– Người đi đường khổ cực trở thành người khách ung dung say sưa ngắm cảnh đẹp ( muôn trùng nước non).
– Câu thơ diễn tả niềm vui sướng đặc biệt bất ngờ, phần thưởng bất ngờ cho người đã trèo qua bao dãy núi vô cùng gian lao.
H: Ngụ ý của câu thơ thứ tư là gì?
H: Theo em bài thơ này có phải Bác chỉ nói về việc đi đường không? Sau khi phân tích em thấy bài thơ mang mấy tầng ý nghĩa? Lớp nghĩa thứ hai của bài thơ là gì?
– Ngụ ý: Niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sỹ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hy sinh.
⇒ Bài thơ có hai lớp nghĩa , nghĩa đen nói về việc đi đường núi . Nghĩa bóng ngụ ý nói về đường cách mạng, đường đời . Bác nêu lên một trân lí : Con đường cách mạng là lâu dài và vô cùng gian khổ , nhưng nếu kiên trì, bền chí vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.
HĐ3.HDHS tổng kết:
H:Nêu giá trị nội dung và nghẹ thuật của bài thơ?
– Gọi HS đọc ghi nhớ
H: Em học tập được gì từ Bác qua bài thơ ” Đi đường”?
⇒ NT: Bài thơ tức cảnh, ý tại ngôn ngoại, những vần thơ giống như kể chuyện để thuyết phục một chân lí đạo lí lớn, có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/ 40

4. Củng cố, luyện tập

H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài cũ, chuẩn bị : Chiếu rời đô.

Sưu tầm các mẫu phân tích bài 💌 Tràng Giang [Huy Cận] 💌Hay nhất

Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường

Chia sẻ cho bạn các mẫu sơ đồ tư duy bài thơ Đi đường, qua đó giúp bạn nhanh nắm bắt bài học hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Đi Đường
Sơ Đồ Tư Duy Bài Đi Đường
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Đi Đường Đơn Giản

5 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Đi Đường Hay Nhất

Thohay.vn chia sẽ 5 mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Đi đường hay nhất, xem ngay đừng bỏ lỡ nhé!

Phân Tích Bài Thơ Đi Đường (Tẩu Lộ)

Bị bắt vì bị tình nghi là gián điệp, những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác Hồ đã bị giải đi rất nhiều những nhà lao qua nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc. Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” được lấy cảm hứng từ đề tài đi đường mà “Tẩu lộ” mà một bài thơ như vậy.Mở đầu bài thơ, Người đưa ra một lời triết lí vô cùng giản dị, tự nhiên mà chân xác:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)

Đúng là chỉ có đi đường mới biết đường gập ghềnh, khó đi, phải là người trực tiếp đi thì mới biết gian lao của nó. Hơn nữa tuyến đường mà Hồ Chủ Tịch đang bị áp giải không hề dễ đi mà vô cùng lắm ổ voi, ổ chuột, Người lại đi chân đất, đầu trần trong tư thế bị trói, bị canh giữ. Một cung đường không hề dễ đi chút nào. Điệp lại từ “tẩu lộ” ở cũng một dòng thơ khiến cho câu thơ in sâu hơn ấn tượng về sự đi đường với người đọc. Những câu tiếp theo, Người đặc tả về sự khó khăn ấy một cách cụ thể:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng)

Đến đây ta hiểu rằng, những con đường mà thi nhân đang phải vượt đâu chỉ là những con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, hết dãy này đến dãy khác, cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác đòi hỏi ta lại phải vượt qua.

Nếu ở câu trên, núi được mở ra theo chiều rộng thì câu dưới núi mở ra theo chiều cao. Núi không chỉ nhiều, trùng điệp giăng khắp nơi mà còn cao, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Trong hoàn cảnh của người tù cách mạng bấy giờ thì đúng là nỗi khó khăn tăng lên gấp bội.

Ba câu trên đều nói tới khó khăn vất vả của việc đi đường, có phải ta sẽ lầm hiểu rằng nhà thơ đang mệt mỏi, kiệt sức, thoái chí nản lòng trên con đường gian nan cực khổ ấy nhưng nếu là vậy thì đó đã không phải là phong thái của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Mọi ánh sáng dường như hội tụ hết chính là ở câu thơ cuối bài:

Vạn lý dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

Tuy rằng ở ba câu thơ trên, ta cảm nhận được biết bao gian nan khó nhọc của việc đi đường, xuống đến câu dưới, hình như mọi gian nan, hiểm trở tan biến đâu hết mà chỉ còn là khung cảnh thiên nhiên đẹp của muôn trùng nước non. Không còn hình bóng của một người tù bị áp giải mà chỉ còn hình ảnh của một du khách đang đứng giữa đất trời, sảng khoái mà tận hưởng thành quả sau khi đã vượt qua tất cả những cung đường khó khăn kia.

Ở ba câu thơ đầu, hình ảnh thiên nhiên bao la rợn ngợp đến đâu thì câu thơ cuối con người không còn nhỏ bé bị thiên nhiên làm cho khiếp sợ mà trở nên cao lớn, hào sảng, hiên ngang vô cùng. Và đây cũng là tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên nơi người chiến sĩ cách mạng vĩ đại không bao giờ mất niềm tin vào cuộc đời.

Cả bài thơ đã gợi ra một triết lí sâu sắc đó là đi đường tuy có gian lao nhưng nếu ta có bản lĩnh vượt qua thì ta sẽ gặt hái được vẻ đẹp cuối con đường. Suy rộng ra, đây là con đường cách mạng, con đường đời, con đường nào cũng nhiều gian nan hiểm trở nhưng khi ta đã vượt qua thì ta sẽ đạt được những thành quả như mong đợi.

Chỉ với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng mà gợi ra cả một triết lí sâu sắc, và trên tất cả, ta thấy kính phục biết bao khí chất ngời sáng vĩ đại của Bác Hồ. Chính tinh thần thép ấy đã giúp Bác trở nên rắn rỏi hơn kể cả trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào.

Tuyển tập 🍀Thơ Của Bác Hồ Sáng Tác 🍀 Tuyển Tập 45+ Bài Hay Nhất

Phân Tích Bài Thơ Đi Đường Học Sinh Giỏi

M.Goóc-ki từng nói “Kì lạ thay con người!”. Con người đến với cuộc đời và khẳng định sự tồn tại của mình bằng chính ý chí, nghị lực và một trái tim bao la. Đường đời với biết bao thử thách chính là lửa thử vàng để vàng càng sáng. Trong tập thơ Nhật kí trong tù, ta luôn bắt gặp một con người như thế.

Bài thơ Đi đường cũng giống như những bài thơ chuyển lao khác như: Đi Nam Ninh, Chiều tối, Giải đi sớm,… không chỉ diễn tả nỗi gian nan của người tù trên bước đường chuyển lao mà hơn hết thể hiện một thái độ mang tính chất triết lí trước những chặng đường đời đầy thử thách và phong thái của một con người có tầm vóc cao cả.

Câu thơ đầu tiên Bác dành để nói về việc đi đường. Nhưng không phải là lời kêu than của một người đã trải qua biết bao chặng đường chuyển lao mà nó như một lời khẳng định, suy ngẫm bằng sự trải nghiệm thấm thía của chính người đi đường:

“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.”

Câu thơ như một triết lí của con người từng trải. Có đi đường, có trải qua những khó khăn vất vả trên những chặng đường mới thấm thía được nỗi gian nan, mới biết gian khổ là gì. Bài học này không có gì là mới lạ nhưng phải bằng chính những thử thách, trải nghiệm của bản thân mới có sự nhận thức sâu sắc được như vậy.

Câu thơ giản dị mà chứa đựng cả một chân lí hiển nhiên. “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. Điệp từ “trùng san” như mở ra trước mắt người đọc cả một con đường gập ghềnh những núi, càng nhấn mạnh sự trải dài như vô tận, không dứt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Con đường đó dường như đối lập với sức người, vắt cạn sức lực của con người. Phải vượt qua con đường như thế mới có thể thấu hiểu được cái chân lí tưởng chừng như giản đơn: “Đi đường mới biết gian lao” mà Bác đã nói ở trong câu thơ đầu.

Hai câu thơ chỉ đơn giản nói chuyện đi đường vất vả, không hề trực tiếp miêu tả hình ảnh người đi đường. Nhưng ta vẫn thấy hình ảnh người đi đường xuất hiện. Con người ở đây không phải xuất hiện trong trạng thái thảnh thơi ngồi ngắm quãng đường với trập trùng những núi, không phải lữ khách du ngoạn để ngắm cảnh non sông, mây trời mà là một người tù đang phải trên đường chuyển lao.

Vai đeo gông, chân mang xiềng xích, đói khát phải vượt qua bao đèo cao, dốc sâu, vực thẳm, qua những con đường núi non hiểm trở.

Chữ “hựu” đứng giữa hai câu thơ dịch không chỉ diễn tả sự nối tiếp của núi non mà còn diễn tả sự vất vả của người tù. Chưa hết con đường này thì con đường núi khác đã hiện ra trước mắt, chưa hết khó khăn này thì một khó khăn khác lại ngáng trở phía trước. Thế nhưng, câu thơ không phải là tiếng thở dài, là lời than thở của người đi đường, mà chỉ là chân lí của người chiến sĩ cách mạng đúc rút được trên con đường chuyển lao, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.

Hai câu thơ tiếp theo làm người đọc sửng sốt. Nếu như hai câu thơ đầu là chân lí, thì hai câu thơ sau bỗng vút lên nhẹ nhàng:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

Câu thơ thứ ba tiếp tục tả núi. Không chỉ dừng lại ở việc núi cao rồi lại núi cao trập trùng mà con đường đi đã được đẩy lên đến tột cùng khó khăn, hiểm trở “lên đến tận cùng”. Câu thơ dường như là một sự reo vui của người tù khi đã vượt qua được hàng ngàn núi cao, dốc sâu để lên được tới đỉnh núi cao nhất, tận cùng nhất.

Ta như bắt gặp ở đây một chủ đề quen thuộc: đăng cao và một phong thái mang cảm giác vũ trụ của con người: Đăng cao, viễn vọng. Khi lên đến đỉnh núi cao rồi, cũng là lúc con người ta có thể phóng tầm mắt bao quát và chiếm lĩnh cả một khoảng không bao la, như làm chủ vũ trụ, đất trời.

Con người khi đó như trong tư thế của một người chiến thắng. Con người tự nhiên như được tạo một dáng vẻ hiên ngang, ngạo nghễ giữa một vũ trụ bao la như một du khách dạo chơi nhàn tản giữa non nước mây trời. Trong tư thế đó, con người như một “tiên ông đạo cốt”. Những khó khăn của đường đi không thể cầm tù, giam hãm được con người trong những dãy núi. Con người như đang cố gắng vươn lên làm chủ chặng đường của mình.

“Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc. Có niềm vui khôn xiết của một con người đã vượt qua được bao khó khăn, khổ ải để có thể tận hưởng được cảnh nước non mây trời. Tưởng chừng như mọi khó khăn đều lùi xa, chỉ còn lại một con người làm chủ thiên nhiên, đất trời với phong thái ung dung, tự tại đầy lạc quan. Đến đây đất trời và con người như hòa làm một. Bài thơ vút lên trong một niềm cảm hứng lãng mạn.

Đi đường là một bài thơ ngắn nhưng chứa đựng một bài học lớn lao, nói về con đường có thực trong những năm tháng tù đày, chuyển lao hết nhà lao này đến nhà lao khác. Nhưng hơn hết, nó không chỉ đơn giản chỉ là con đường thật với núi non hiểm trở. Đó còn là con đường với biết bao chông gai thử thách. Những khó khăn đó không thể làm cho con người lùi bước.

Bài thơ như một niềm tin sắt đá. Đường đời dù có gian nan, vất vả đến đâu nhưng chỉ cần con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua cuối cùng sẽ đến đích. Khi đó con người sẽ lên được tới đỉnh cao của vinh quang, trí tuệ và làm chủ được những giá trị đích thực của cuộc sống.

Bài thơ Đi đường – Tẩu lộ không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ Đi đường cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ Nhật kí trong tù thực sự là một đóa hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.

Bên cạnh cảm nhận về bài thơ đi đường, xem tuyển tập🔰Những Bài Thơ Về Trăng Của Bác🔰

Phân tích bài thơ tẩu lộ hay

Trong những ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh bị áp giải qua nhiều nhà lao. Theo Trần Dân Tiên trong những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch thì Người bị giam giữ trong gần ba mươi nhà lao huyện và xã. Chuyện đi đường là việc xảy ra hằng ngày.

Có chặng đường mà người đi thật dễ chịu trong khung cảnh chim ca rộn núi hương bay ngát rừng (Trên đường đi) nhưng phổ biến hơn là những chặng đường vất vả, đi đường giữa những ngày giá lạnh, đi đường núi non hiểm trở. Bài thơ Đi đường mở đầu cho hành trình bị áp giải: Đi đường mới biết gian lao.

Đây là kinh nghiệm của người đã nhiều lần lên đường, ra đi. Có đi đường mới có những kinh nghiệm về chuyện đi đường. Đây lại không phải là con đường bằng phẳng mà là một chặng đường núi non hiểm trở: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Với Đi đường, tác giả hiểu rõ đường đời khó khăn. Đường đời đây cũng là con đường đấu tranh cách mạng và người chiến sĩ cách mạng là người đi đường, không mệt mỏi. Chấp nhận và vượt lên những khó khăn, người đi đường bao giờ cũng hướng tới đích:

Giày rách đường lầy chân lấm láp
Vẫn còn dấn bước dặm đường xa

Trong bài thơ Đi đường, những khó khăn thật chồng chất, càng ngày càng nhiều và nâng lên đến cao điểm. Câu thơ như một thử thách: Núi cao lên đến tận cùng. Người chiến sĩ cách mạng đã vượt qua được thử thách và chiến thắng. Trên cao điểm thắng lợi, biết bao tình cảm vui mừng được biểu hiện. Mừng vui vì đã chiến thắng được khó khăn, vì Người đã làm tròn trách nhiệm được giao phó.

Trên đỉnh cao, con người có những cảm xúc đặc biệt: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. Có thể quan sát và bao quát nhiều phạm vi của đời sống. Đôi mắt không còn bị hạn chế trong tầm nhìn mà đã được mở rộng, thâu tóm được biết bao cảnh vật.

Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh.

Đường đời gian khổ, đường cách mạng và đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.

Ngoài phân tích bài thơ tẩu lộ, xem bài thơ nổi tiếng của bác Hồ 🍀Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta🍀

Phân Tích Bài Thơ Đi Đường Súc Tích

Đi đường là bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác trong quá trình Bác di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác, nhưng ta không nhìn thấy cái vất vả, khó khăn trong từng câu chữ mà thấy được một chân lí, khi trải qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được vinh quang. Ý nghĩa sâu sắc tạo nên giá trị của bài thơ chính là ở chỗ đó.

Trong thời gian bị giam giữ ở Trung Quốc, Bác đã phải di chuyển hơn 30 nhà lao khác nhau, khi trèo đèo, lối sống, khi băng rừng vượt sông, nhưng trong con người Bác vẫn ngời lên tinh thần lạc quan. Bài thơ này cùng rất nhiều bài thơ khác nằm trong chùm đề tài tự nhắc nhở, động viên mình vượt qua những thách thức, gian khổ.

Mở đầu bài thơ, Người nói lên nỗi gian lao của kẻ bộ hành: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan. Câu thơ nguyên tác chữ tẩu lộ được lặp lại hai lần, nhấn mạnh vào những khó khăn, gian nan trong hành trình đi đường. Những khó khăn ấy được bật lên thành ý thơ thật giản dị, mộc mạc.

Có lẽ trong những năm tháng kháng chiến, đọc câu thơ của Bác ta sẽ cảm nhận đầy đủ và chân thực nhất những khó khăn mà người phải nếm trải nơi đất khách quê người. “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” những dãy núi nhấp nhô, liên tiếp hiện ra, như không có điểm bắt đầu và kết thúc, tạo nên những thử thách liên tiếp thách thức sự dẻo dai, kiên gan của người tù cách mạng.

Đi một hành trình dài, không có phương tiện mà chỉ có duy nhất đôi chân liên tục di chuyển, đường đi khó khăn, đầy nguy hiểm đã cho thấy hết những gian lao, khổ ải mà người chiến sĩ cách mạng phải có lòng quyết tâm, ý chí kiên cường để vượt qua. Trải qua những khó khăn, khổ ải đó, ta sẽ thu lại được những gì đẹp đẽ, tình túy nhất:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian

Nếu như trong hai câu thơ đầu tiên, Bác tập trung làm nổi bật những gian lao, vất vả mà người tù phải đối mặt thì đến câu thơ thứ ba người tù đã chinh phục được đỉnh cao ấy. Trong hành trình chinh phục thử thách thì đây chính là giây phút sung sướng và hạnh phúc nhất của người tù.

Trải qua bao khó khăn, Bác đã được đền đáp xứng đáng đó chính là muôn trùng nước non thu trọn vào tầm mắt. Cả một không gian mênh mông khoáng đạt hiện ra trước mặt người tù, đồng thời mở ra những chiều ý nghĩa sâu sắc: hoạt động cách mạng chắc chắn sẽ gặp nhiều gian lao thử thách, nhưng chỉ cần kiên gan, bền ý chí, không chịu lùi một bước chắc chắn sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng cùng hai tầng ý nghĩa sâu sắc, Bác đã đem đến những triết lí sâu sắc cho những người đọc. Quá trình hoạt động cách mạng hay con đường đời sẽ vấp phải rất nhiều chông gai, sóng gió bởi vậy chúng ta không được mềm yếu, nản lòng mà phải dũng cảm, kiên cường vượt qua những thách thức đó. Và ánh sáng, niềm vinh quanh chắc chắn đang đợi ta nơi cuối con đường.

Ngoài phân tích bài thơ đi đường, xem thêm 👉 Những Bài Thơ Của Bác Về Thiên Nhiên

Cảm Nhận Bài Thơ Đi Đường Ngắn Hay

Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là tác phẩm văn học có giá trị lớn, là một tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù thể hiện quan niệm sống đúng đắn, trở thành bài học quý cho tất cả mọi người. Bài thơ Đi đường là một dẫn chứng tiêu biểu. Đọc bài thơ Đi đường của Bác ta lại có thêm một bài học quý giá trong đường đời.

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Trước hết, hình ảnh con đường trong bài thơ là con đường đi lại. Con đường lên núi thật khó khăn vất vả, nhiều gian nan, khó nhọc. Vượt qua ngọn núi này, phải trèo lên ngọn núi khác cao hơn, núi non trập trùng nối tiếp nhau. Thế nhưng, khi đã đặt chân lên đỉnh núi cao nhất, ta sẽ thấy được mọi thứ ở xung quanh, khi đó mọi khó khăn sẽ trở thành nhỏ bé.

Hình ảnh con đường trong bài thơ chứa đựng một ẩn ý sâu sắc. Con đường ấy chính là cuộc đời. Cuộc đời người có lắm gian nan, vất vả. Nếu có quyết tâm và lòng kiên trì vượt qua thử thách thì nhất định sẽ có được thành quả cao.

Bài thơ nêu ra một chân lý tuy bình thường nhưng rất sâu sắc và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những khó khăn trong cuộc sống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết. Đó là thước đo cho lòng kiên trì và quyết tâm của mỗi con người. Chỉ khi có sự phấn đấu, rèn luyện thì mới mong đạt được kết quả cuối cùng.

Bác Hồ cũng đã có một số câu thơ nói lên những thử thách trong cuộc sống, qua đó đề cao ý chí quyết tâm của con người:

Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Bài thơ Đi đường đã cho thấy khí phách và ý chí của Bác Hồ. Quả thật bài thơ Đi đường không còn là chuyến đi riêng của Bác mà là chuyến đi cho tất cả mọi người.

Chia sẻ tác phẩm🌻Lưu Biệt Khi Xuất Dương🌻 Sơ Đồ Tư Duy, Các Bài Phân Tích Hay

Viết một bình luận