Bài Thơ Vô Đề Của Bác ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Ý Nghĩa, Nghệ Thuật, Gợi Ý Cách Đọc Hiểu Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Vô Đề Của Bác
Cùng Thohay.vn tìm hiểu nội dung bài thơ Vô đề của Bác, đây là bài thơ chữ Hán cuối cùng được Bác sáng tác, cùng đón đọc nhé!
Vô đề
Tác giả: Hồ Chí Minh
無題
三年不吃酒吹煙,
人生無病是真仙。
喜見南方連大勝,
一年四季都春天。
Phiên âm:
Tam niên bất ngật tửu xuy yên,
Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên.
Hỷ kiến Nam phương liên đại thắng,
Nhất niên tứ quý đổ xuân thiên.
Dịch thơ:
Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên, sướng tuyệt trần,
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân.
Đọc thêm bài 🔰Giải Đi Sớm [Tảo Giải]🔰 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
Bài Thơ Vô Đề 1
Bài thơ Vô đề 1 chính là bài thơ mở đầu cho tập thơ Nhật ký trong tù nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vô đề 1
Tác giả: Hồ Chí Minh
無題
身体在獄中,
精神在獄外。
欲成大事業,
精神更要大。
Phiên âm:
Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại.
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.
Dịch thơ:
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
Bài Thơ Vô Đề 2
Tiếp tục là bài thơ Vô đề 2 nằm trong chuỗi các bài thơ không có tên được Bác sáng tác vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Vô đề 2
Tác giả: Hồ Chí Minh
無題
山徑客來花滿地,
叢林軍到鳥衝天。
軍機國計商談了,
攜桶皆童灌菜園。
Phiên âm:
Sơn kính khách lai hoa mãn địa,
Tùng lâm quân đáo điểu xung thiên.
Quân cơ quốc kế thương đàm liễu,
Huề dũng giai đồng quán thái viên.
Dịch thơ:
Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn
Xách bương dắt trẻ ra vườn hái rau.
Đừng bỏ lỡ ❤️️Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Vô Đề
Chuỗi 3 bài thơ Vô đề của Bác được sáng tác vào 3 thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Hoàn cảnh sáng tác của ba bài thơ cụ thể như sau:
- Bài thơ Vô đề đầu tiên được Bác viết vào khoảng đầu năm 1968, lúc này sức khỏe của Bác đã yếu đi và Bác sĩ khuyên Bác không nên hút thuốc và uống rượu. Và Bác đã tự mình đề thơ làm chứng. Đấy là sự trân trọng của bậc đại nhân với mọi người.
- Bài thơ Vô đề 1 được Bác viết vào giai đoạn bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943. Tuy bị đầy ải vô cùng cực khổ những Hồ Chí Minh vẫn giữ phong thái hết sức ung dung tự tại và vẫn làm thơ.
- Bài thơ Vô đề 2 được Bác sáng tác vào giai đoạn 1946 – 1954, đây là khoảng thời gian Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
Ý Nghĩa Bài Thơ Vô Đề
Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa chuỗi bài thơ Vô đề của Bác nhé!
- Bài thơ Vô đề: Bác Hồ không có gia đình riêng, lúc thường chỉ có điếu thuốc làm vui. Thế mà Bác kiêng rượu, kiêng thuốc lá đã ba năm. Niềm vui nhỏ ấy Bác cũng hy sinh để sống những ngày có ích cho dân cho nước. Bài thơ tuy chỉ là tâm sự riêng nhưng thể hiện sự nhất quán về tấm lòng của Bác Hồ trước cái riêng và cái chung.
- Hai bài thơ Vô đề 1 và 2 đều mang ý nghĩa thể hiện sự lạc quan, yêu đời của Bác trong những hoàn cảnh khó khăn. Một bên là tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại mặc dù đang bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, một bên là sự lạc quan trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc với hoàn cảnh sống khó khăn, cực khổ.
Đọc hiểu bài thơ ➡️Tự Khuyên Mình [Hồ Chí Minh] ⬅️ Nội Dung, Phân Tích
Đọc Hiểu Bài Thơ Vô Đề
Hướng dẫn đọc hiểu các bài thơ Vô đề của Bác theo bộ câu hỏi chi tiết sau:
👉Câu 1. Bài thơ Vô đề 2 được Bác sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong thời gian bác bị tù ở Trung Quốc
B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mỹ
D. Trong lúc gửi thư chúc tế Trung Thu cho thiếu nhi
👉Câu 2. Câu thơ nào cho thấy Bác luôn bận rộn và lo cho cuộc kháng chiến của đất nước?
A. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
B. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
C. Đường non khách tới hoa đầy
D. Việc quân việc nước đã bàn
👉Câu 3. Câu thơ nào cho thấy: Tuy bận việc nước nhưng Bác vẫn có những giây phút gần gũi với trẻ thơ, cuộc sống bình dị, thư giãn, ung dung, lạc quan?
A. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
B. Đường non khách tới hoa đầy
C. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
D. Việc quân việc nước đã bàn.
👉Câu 4: Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ trong bài thơ Vô đề 2?
A. Đường non khách tới hoa đầy
B. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
B. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
👉Câu 5: Bài thơ Vô đề 1 được Bác sáng tác vào khoảng thời gian nào?
A. Khi bị bắt giam tại nhà lao Tưởng Giới Thạch
B. Khi Bác trở về nước sau khi bị bắt
C. Khi Bác đang ở chiến khu Việt Bắc
D. Tất cả đều sai
👉Câu 6. Câu thơ nào trong bài thơ Vô đề 1 thể hiện sự lạc quan của Bác.
A. Tinh thần phải càng cao
B. Tinh thần ở ngoài lao
C. Thân thể ở trong lao
D. Câu nào cũng thể hiện sự lạc quan của Bác.
👉Câu 7. Xác định biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ: Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao.
A. Đối “trong lao” và “ngoài lao”
B. Biện pháp điệp ngữ
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai
Nghệ Thuật Bài Thơ Vô Đề
Dưới đây là các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong chùm thơ Vô đề của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Giọng thơ trong sáng nhưng sâu sắc, thể hiện tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.
- Sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị, vô cùng đời thường.
Phân tích tác phẩm 🔰Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta🔰Chi tiết nhất
2 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Vô Đề Hay Nhất
Tham khảo ngay các mẫu văn cảm nhận, phân tích bài thơ Vô đề của Bác hay nhất được Thohay.vn chia sẻ sau đây bạn nhé!
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Vô Đề 1 Ngắn Hay – Mẫu 1
Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới và còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đặt nền tảng cho thơ ca cách mạng vô sản Việt Nam. Một trong những tập thơ nổi tiếng nhất của Bác phải kể đến là Nhật ký trong tù.
“Nhật kí trong tù” là một tập thơ bằng chữ Hán đã được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, trên những chặng đường bị tù đày từ tây nam lên đông bắc Tỉnh Quảng Tây khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Qua nhiều nhà giam nhưng gong cùm của kẻ thù không giam được tinh thần và nghị lực phi thường của Người. Ngay trang đầu của nhật kí đã khẳng định:
“Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao”
Ý chí và nghị lực cao cả ấy được thể hiện rất rõ qua cuộc đời và thơ ca của Bác. Trước hết trên đường chuyển lao gian khổ “năm mươi ba cây số một ngày” và cuộc sống “bốn tháng phi nhân loại”, Bác vẫn coi gian khổ là điều kiện rèn luyện tinh thần. Chính điều này khiến Bác vượt qua tất cả:
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Ngục tù đày đọa, trói buộc thân xác nhưng tinh thần Bác vẫn vượt qua ra khỏi sự trói buộc ấy để hòa mình cùng cuộc sống của nhân dân. Thậm chí, trên những chặng đường chuyển lao xa xôi, nhọc nhằn, Bác đã quên đi những nổi đau thể xác để tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
(Trên đường đi)
Trước gian khổ của cảnh tù đày, Bác không hề nao núng, Bác vẫn thản nhiên rút ra bài học kiên trì từ tiếng giã gạo:
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Phải có một nghị lực phi thường, một ý chí kiên định, một trí tuệ sáng suốt thì Bác mới có nhận định:
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao”
Và Bác đã thay thế bao nhiêu đau khổ, bệnh tật thành bấy nhiêu hành động cách mạng. Trên bước đường lưu đày gian khổ, gió lạnh sương sớm không làm nao núng tinh thần, Bác vẫn sẵn sàng đương đầu với thửuthách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh:
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn kiên cường chịu đựng mọi thử thách với một tâm hồn, một trái tim vĩ đại tỏa sáng. Bài thơ Vô đề nói riêng và tập Nhật ký trong tù nói chung đều thể hiện rõ tinh thần ở ngoài lao giống như Bác khẳng định.
Thơ văn, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người luôn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn nghị lực cho những ai đang trong bước gian nan.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Vô Đề 2 Hay – Mẫu 2
Bác đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng được cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành”. Chính bởi hoài bão ấy mà trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng, cho dù gian khổ đến đâu Bác cũng vượt qua. Bài thơ “Vô đề 2” chính là một minh chứng như vậy.
Tác phẩm không chỉ nói lên cuộc sống khó khăn vất vả mà còn cho người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan, yêu đời. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng tin vào tương lai tươi sáng.
Có lẽ Việt Bắc là nơi đất mang trong mình không chỉ những huyền thoại trong lịch sử, là nơi Bác từng sinh sống và làm việc trong những năm tháng cách mạng khó khăn mà nơi đây còn được miêu tả đẹp hút hồn bằng sự dung dị, chân chất, để Bác chúng ta khi gắn bó cất lên được những tiếng lòng tự hào, yêu thương, để gửi lại nơi đây qua bài thơ không đề thất ngôn tứ tuyệt cổ điển mà vẫn giàu cảm xúc.
Thơ Bác Hồ làm những năm ở Chiến khu Việt Bắc, trước và sau Cách mạng Tháng Tám (1945), hầu như bài nào người đọc cũng gặp cảnh sắc thiên nhiên rừng xanh, núi cao, suối ngàn, đẹp một cách tự nhiên, kỳ ảo.
Những câu thơ mở đầu của bài thơ vừa như gợi lên một vẻ thiên nhiên khiến người viết khó cưỡng, nó hiện lên qua con mắt đầy mới mẻ, say mê của thi nhân. Qua lăng kính ấy, dường như hồn thơ ấy mới toanh, bắt đầu bằng những câu thơ mang đậm tính chất tả thực như một vị du khách mới đặt chân để có thể khám phá hết những vẻ đẹp bất tận của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, đem gửi gắm, giới thiệu với bạn đọc.
Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Hình ảnh Việt Bắc với phong cảnh núi non hùng vĩ, chim ca hoa nở, tiếng suối reo, vầng trăng vàng… luôn luôn hoà quyện trong mỗi vần thơ Bác. Chỉ đọc những vần thơ ấy thôi ta cũng đã thấy hình ảnh một Việt Bắc, một chiến khu kháng chiến hiện lên vô cùng hùng vĩ, lung linh, sinh động rồi.
Rừng Việt Bắc cũng thật nhiều chim. Tiếng chim hót rộn suốt ngày làm cho những cánh rừng bằng lặng thêm vui, làm cho tâm hồn Bác càng thêm tràn đầy cảm xúc thơ.
Chiến khu Việt Bắc không những chỉ đẹp với phong cảnh núi sông hùng vĩ, với chim ca hoa nở như vậy, mà còn đẹp với những hoạt cảnh của con người. Đó là nơi các chiến sỹ cách mạng, bộ đội, dân công, đồng bào và các lãnh tụ gắn bó suốt những năm dài kháng chiến. Tuy cuộc sống ấy còn vô cùng thiếu thốn, gian khổ, nhưng lúc nào cũng vui, cũng tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng: “Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn”.
Cực khổ từ miếng cơm manh áo, nơi ăn chốn ngủ nhưng Hồ Chí Minh vẫn vô cùng lạc quan và vui vẻ:
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau
Sự bình dị, lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó khăn như năm 1950 giữa núi rừng Việt Bắc thật đáng ngưỡng mộ và noi theo biết chừng nào.
Ấy là tâm trạng lạc quan trước gian khổ của những người chấp nhận dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là con đường đầy nước mắt, đầy máu; là cái giá phải trả để có được độc lập và tự do. Không mang tâm trạng lạc quan trước gian khổ, nguy hiểm thì ít ai thành công, thành danh được.
Cũng là vui thú lâm tuyền nhưng cái vui của Hồ Chí Minh khác xa cái vui của Nguyễn Trãi. Khái quát về sự khác biệt ấy là: với Nguyễn Trãi, vui thú lâm tuyền sau khi đã hoàn thành sự nghiệp khởi nghĩa chống quân nhà Minh, sau đó làm quan, và rồi xa lánh đời “lầm tục”; còn với Hồ Chí Minh thì vui thú lâm tuyền lúc mới khởi nghĩa chống Pháp, đang trực tiếp lãnh đạo các lực lượng chống lại chủ nghĩa thực dân.
Bài thơ Vô đề – một bài thơ có ngôn ngữ giản dị; dễ hiểu và gợi những hình ảnh rõ ràng về sự lạc quan trong sự khó khăn, gian khổ trong những ngày đầu cách mạng của một lãnh tụ.
Âm điệu của bài thơ, nhất là những từ cuối của mỗi câu kết hợp với ngữ nghĩa của toàn bài khiến người đọc cảm nhận được sự thỏa mái, chấp nhận cảnh sống khó khăn lúc bấy giờ vì lý tưởng cao quý mà nhà thơ đang cố thực hiện. Hẳn nhiều người đọc cũng học được bài học lạc quan ở bài thơ này.
Sau ngày hòa bình (1954), trở về Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ thương Việt Bắc. Đó là nơi Bác đã được sống trong tình kính yêu, đùm bọc của bà con đồng bào với biết bao kỷ niệm nghĩa tình sâu nặng.
Chiến khu Việt Bắc, Chiến khu Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái mãi mãi ngời sáng hình ảnh Bác Hồ và những vần thơ của Bác. Việt Bắc sống mãi trong mỗi trái tim người dân Việt Nam. Chắc chắn mỗi lần đọc lại những vần thơ ấy của Bác, mỗi người chúng ta lại càng nhớ thương Việt Bắc, càng tự hào với Việt Bắc và yêu những vần thơ của Bác hơn.
Chia sẻ cảm nhận về 🔰Bài Thơ Không Ngủ Được Của Bác🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật